TIẾNG NÓI NHÀ VĂN:MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ THƯƠNG MẠI NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY
Có một thực tế trớ trêu khi chúng ta luôn luôn tự mãn với thành tích lượng hoá: Xuất khẩu hạt tiêu VN đứng đầu thế giới chiếm 50% sản lượng thế giới, ''Việt Nam sắp soán ngôi xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới của Brazil'', ''sản lượng cà phê Việt Nam đã chiếm gần 20% thế giới'' ....và nhiều nhiều câu chuyện huyền thoại trong thống kê thành tích nhưng thu nhập của người nông dân lại hết sức bấp bênh, trong cái vòng loanh quanh luẩn quẩn vấn đề chặt cây tiêu trồng ca fe, chặt ca fe trồng cao su....và ngược lại do giá biến động tăng giảm theo cấp số nhân...
Chuyện khá phổ cập là được mùa, nhưng giá bán nông sản thường là không trúng, hàng hoá bán cho thương lái quá rẻ, nhiều khi vẫn khó tìm người mua. Lợi tức nông dân ngày càng giảm khi sản lượng ngày càng tăng. Cả nông dân và nhà nước đều thấy rõ làm tăng sản lượng thì dễ nhưng làm tăng lợi tức thì rất lúng túng. Có thể nhận thấy hiệp hội hạt tiêu Việt Nam có mấy chục doanh nghiệp nhưng đa phần làm thương mại chuyên buôn đi bán lại tiêu thô hoặc sơ chế cho công ty ngoại, nên mất đi phần giá trị gia tăng của thành phẩm. Như trường hợp của Công ty Mật ong Xuân Nguyên (Bến Tre). Thương hiệu doanh nghiệp không bao giờ nổi lên được. Trong khi đó gần như toàn bộ các đơn vị chế biến tinh thuộc về khối nước ngoài có thể kể tên như: Olam, Ned Spice, Sơn Hà, Kaneska đều có công nghệ thiết bị chế biến hiện đại nhất nhập từ G7.
Thực tế trên không chỉ với ngành hồ tiêu mà là căn bệnh trầm kha của nền công nghiệp chế biến ngoại xâm ở Việt Nam (Với FDI đang đóng góp khoảng 70% tổng kim ngạch XK)
Năm năm qua (2012-2016), trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, bình quân 12,8%/năm, thì xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản đã giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, theo báo cáo về xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2012-2016 của của Tổng cục Hải quan. (TBKTSG Online ngày 2/3/2017)
Theo tôi tình trạng trên đây một phần do xu thế giá cánh kéo (Price Scissors)* theo lý thuyết của Raul Prebisch & Hans Singer: Để khắc phục tình trạng “giá cánh kéo” thì các nước buộc phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, không thể xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế mãi được, phải tăng dần hàm lượng chế biến trong sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu.
Như vậy trên phương diện tổng thể ngành công nghiệp sau thu hoạch của chúng ta vừa yếu, vừa thiếu, vừa chưa được chú trọng. Do vậy trước khi nói đến thị trường(hay thương mại nông nghiệp) chúng ta cần phải nói đến vấn đề ''TẠO SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG''. Đó chính là công nghiệp hóa nông nghiệp đảm bảo cung cấp thành phẩm (chứ không chỉ nguyên liệu hay bán thành phẩm), tạo nên giá trị gia tăng cao trên một đơn vị nông sản. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các nhà máy chuyên tinh chế nông sản sau thu hoạch tại các khu công nghiệp tập trung ngay hoặc gần vùng nguyên liệu, điều này tạo nên tai mắt cho doanh nghiệp ở chính vùng sản xuất nông sản giúp kiểm soát chất lượng đầu vào, nắm càng chính xác càng tốt khối lượng mặt hàng đang & sắp sản xuất, thời điểm thu hoạch, chiều hướng giá cả lên xuống để tiên liệu kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình... đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân lực địa phương, tạo điều kiện cho nông dân tham gia vào quy trình sản xuất (cũng như phân chia lợi nhuận nâng cao trong chuỗi giá trị gia tăng nhờ góp cổ phần vào khâu chế biến), khi đó doanh nghiệp sẽ đồng hành với nông dân hay doanh nghiệp trực tiếp làm nông nghiệp.
Về chất lượng, nhờ triển khai công nghệ sau thu hoạch mà sản phẩm sẽ giành vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế do đã là thành phẩm chứ không ở dạng nguyên liệu, mang thương hiệu và tự doanh nghiệp làm ra xuất khẩu( Không qua thương lái) tới người sử dụng. Nông sản Việt sẽ có những mặt hàng chiến lược truyền thống như cà phê, cacao, hạt điều, vải thiều, nhãn lồng... được chế biến thành những sản phẩm có độ “tinh” cao, chất lượng tốt, sẽ thành biểu tượng của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cũng từ các khu chế biến sau thu hoạch, sẽ hình thành các trung tâm R&D (Research & Development) để nghiên cứu, phát triển các loại lương thực, thực phẩm. Hình thành các bộ tiêu chuẩn trong nước & quốc tế như VietGAP hoặc GlobalGAP. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào để vượt qua rào cản kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật để kiểm soát truy nguồn gốc vật nuôi, cây trồng kỹ càng theo quy định của hàng xuất khẩu. Khi và chỉ khi đạt các tiêu chuẩn quốc tế, lọt qua hệ thống kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm thì cơ hội xúc tiến thương mại quốc tế mới hiện thực.
“điểm khác biệt lớn nhất giữa hàng nông sản của Việt Nam và Thái Lan chính là tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế là sản phẩm của Thái Lan luôn được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn, từ đó sẽ có được hợp đồng với các vùng nguyên liệu hoặc với các tổ chức có nguồn nguyên liệu có chất lượng”. (Giáo sư Võ Tòng Xuân). Vì Thái Lan có chính sách chỉ mua luá theo tiêu chuẩn. Hàng của họ phải được đảm bảo từ khâu trồng trọt theo tiêu chuẩn, đến khâu đóng gói phải tuân thủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các trung tâm R & D cần thu hút nhân tài, phát huy sức mạnh trí tuệ, nguồn lực con người như là yếu tố căn bản mấu chốt, lợi thế so sánh số một của Việt Nam để phát triển công nghệ sáng tạo bền vững. Tất nhiên trong khả năng cho phép các doanh nghiệp và tổ chức có thể thuê chuyên gia ngoại quốc để tận dụng tri thức công nghệ, khả năng quản trị, tầm nhìn chiến lược, linh cảm dự báo thị trường, mối quan hệ, năng suất cao, phẩm chất minh bạch.
Cơ giới hóa nông nghiệp là chủ đề không bao giờ cũ (làm đất, gieo hạt, làm cỏ, tưới nước, thu hoạch... đều có máy móc), tuy nhiên để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại hiệu quả thì cần phải triển khai trên cánh đồng mẫu lớn. Nhà nước cần có một chủ trương xuyên suốt giao vào tay các chủ trang trại. Vì đã tham gia thị trường với tính chất hàng hoá nông sản thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lượng lớn, duy trì cung ứng đầu vào ổn định cho các nhà máy chế biến chất lượng cao, cung cấp đúng thời điểm, giá phải cạnh tranh.
Với xu thế tất yếu của cách mạng 4.0, chúng ta cần tăng cường tối đa khả năng tận dụng CNTT, tin học hóa nông nghiệp từ mức thấp biết truy cập, sử dụng máy tính, điện thoại di động, tới mức tự động hoá cao sử dụng Ro bôt...
Để đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế thì chúng ta cần đảo ngược quan niệm truyên thống ''nhất nước nhì phân, tam cần tứ giống'' nghĩa là cần chú trọng tới nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi để đưa về Việt Nam sản xuất vì vấn đề này được dự đoán là sẽ “hot” trên thị trường thế giới. Vấn đề tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng luôn đe doạ nông sản Việt Nam, chừng nào chúng ta còn quan niệm nông nghiệp sạch (với bẩn) thì sẽ không bao giờ vươn ra thị trường quốc tế được vì ở phương Tây đã thực phẩm thì đương nhiên sạch (Chẳng lẽ thứ cho vào mồm lại bẩn sao!!!)
Khi nói thương mại nông sản chính là xem xét khía cạnh hàng hoá của nông sản. Đã là hàng hoá thì phải xuất phát từ nhu cầu thị trường mới sản xuất, do vậy để bán được nông sản thì nghiên cứu thị trường, điều này tối cần thiết, phải được triển khai một cách khoa học và thấu đáo. Cần có các trung tâm cần nghiên cứu thị trường nông sản (ở các mức độ khác nhau: DN, TP, TW) phân tích lợi thế, nhược điểm, cơ hội, thách thức (SWOT ) cũng như thị hiếu của khách hàng (để biết chất lượng cỡ nào, bao bì đóng gói thế nào, v.v.) để tổ chức sản xuất theo chất lượng mà khách hàng thị trường đó mong muốn, với giá thành cạnh tranh hợp lý. Các trung tâm cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường. Bên cạnh đó thành lập các hiệp hội, nông hội để hợp lực tăng sức mạnh cạnh tranh quốc tế.
TRADE MARK/ THƯƠNG HIỆU : Có thể nói hương hiệu nông sản Việt Nam gần như không có & sản phẩm nông sản không đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế
Nông sản Việt Nam dù được đánh giá rất tốt nhưng khi xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài đều phải dán tên theo các đối tác nhập khẩu để bán được hàng, do người bản địa không tin tưởng các nhãn mác “xa lạ”. Trước mắt, đây là việc tốt, vì nó gián tiếp là chứng nhận chất lượng, nếu hàng của chúng ta không đảm bảo, họ (trader) sẽ không cho chúng ta “mặc áo” của họ, và chúng ta cũng sẽ không bán được hàng. Tuy nhiên, về lâu dài, việc “hàng của mình dán mác của người” sẽ làm thui chột thương hiệu của ta.
Ông Huỳnh Kỳ Trân (CTHĐQT Công ty Thorakao) so sánh một cách ngậm ngùi, rằng trong khi sản phẩm của Công ty Thorakao có giá chỉ 4 đô la Mỹ thì sản phẩm tương tự của nước ngoài có thương hiệu thường có giá ít nhất là 50 đô la Mỹ.
Ở Việt Nam dừa ở ngon nhất sẽ là ở Bến Tre. Nhưng nếu hỏi trên thế giới, dừa ở đâu ngon nhất, người ta sẽ trả lời là ở Philippines. Đó là do dừa Bến Tre vẫn chưa tạo dựng được hình ảnh trên thế giới. Trong trường hợp này khi giới thiệu với một người Nga rằng sản phẩm dừa này xuất xứ từ Bến Tre, họ sẽ không mua. Nhưng nếu quảng cáo với họ là uống nước dừa này rất có lợi cho sức khỏe, dù họ chỉ có hai đô la Mỹ trong túi thôi, họ sẽ chọn mua sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Do đó, Bến Tre cần phải có hẳn một chiến lược thị tiếp thị rõ ràng, phải theo sát thị trường. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng nên hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, và khuyến khích các hợp tác xã phát huy vai trò quảng bá sản phẩm, bằng các hội chợ triển lãm quốc tế hoặc các kênh truyền thông. Bến Tre có thể nhờ những người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm, hoặc làm các đoạn phim quảng cáo ngắn hấp dẫn để dễ tác động đến người tiêu dùng hơn.''
Chúng ta quen ăn xổi bán lúa non nên không tạo được uy tín thương hiệu như dẫn chứng trong ngành hồ tiêu trên đây, hầu hết sản lượng xuất khẩu của chúng ta qua thương nhân trung gian, ở nước thứ ba chứ không phải là người sử dụng cuối cùng. Lực lượng kinh doanh Việt Nam săn nhu cầu(hunting inquiries) trên mạng, nên chỉ gặp lực lượng môi giới, thương mại chuyên buôn nước bọt, và ép giá để thu lợi nhuận qua tay và lấy hớt tay trên thương hiệu của Việt Nam
Mở rộng thị trường
Có thể nói hiện trạng phân phối, xuất khẩu nông sản của nước ta còn quá kém, nguyên nhân chính ở khâu thị trường.
Cần phải đầu tư lớn ở khâu tiếp thị, chuyên môn hoá tăng đầu tư hơn nữa cho hoạt động tiếp thị (VD về chi phí tiếp thị cho mặt hàng Vừng ở Sudan từ 12 tới 49% ). Đầy mạnh các sự kiện hỗ trợ: Seminar, trình diễn (demotration), triễn lãm, hàng mẫu.. Phải có chính sách đồng bộ để tạo thị trường, kể cả qua kênh ngoại giao với việc các nguyên thủ quốc gia đi công du các nước bạn cũng là để mở thị trường, quà biếu, thương vụ các sứ quán phải đóng vài trò như cơ quan xúc tiến thương mại của VN trên khắp thế giới ( đặc biệt là những nước tiêu thụ nông sản lớn), phải là trung tâm cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp nông sản
DN XK nông sản tạo việc buôn bán thông thoáng hơn, giống như hàu hết các doanh nghiệp Trung Quốc luôn có nhân viên trực 24/24 giờ để nhận đơn hàng từ các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ (có múi giờ lệch với nước ta).
Chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất chính là thông qua chất lượng sản phẩm, có tính đồng nhất, ổn định (Cần vùng nguyên liệu ổn định) Sản phẩm đồng bộ VD: mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên phài gắn với thiến nhiên
- Các doanh nghiệp bán nông sản cần trực tiếp tiếp thị tới người sử dung cuối cùng. Cần nhắm thẳng tới những nhà tiêu thụ lớn( nghia là phải cạnh tranh với các hãng lớn trên thế giới) tạo nhưng chân hàngtruyền thống lớn bền vững. Giảm thiểu các thương vụ thông qua thương nhân trung gian vừa bị mất thương hiệu vừa bị ép giá, không điều phối được chất lượng sản phẩm, phải sẵn sàng tham dự các gói thầu cung cấp lớn với nhiều điều kiện ràng buộc
Trong trường hơp lượng sức không thể trực tiếp đấu thầu được cần Ăn theo các hãng lớn, ví dụ unifarm ăn theo Dole
Đào tạo:
Để đảm bảo hội nhập toàn cầu chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành, đặc biệt ngành quản lý, kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học liên kết với nhau để mở các trung tâm đào tạo nông dân, thậm chí các cử nhân, thạc sĩ muốn tham gia hiện đại hóa nông nghiệp gửi nông dân, kỹ sư sang các nước có nền nông nghiệp phát triển như Israel, Úc, Nhật, các nước Tây Âu... để học tập những tiến bộ nhất của họ, rồi sau đó quay trở về tùy theo điều kiện của Việt Nam mà áp dụng.
Giống như Singapore hoặc Hồng Kông, đã nhập nguyên liệu nông thủy sản của nước khác về chế biến lại theo tiêu chuẩn cao để tái xuất hay như ngành dầu khí chúng ta có thể mua dâu thô để chế biến. Chế biến điều là 1 ví dụ tốt, năm 2017 là năm thứ 13 liên tiếp (kể từ năm 2006), ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. “năm 2017, cả nước chế biến hơn 1,6 triệu tấn nguyên liệu nhưng nguồn cung nội địa chỉ có 220.000 tấn(13%), còn lại phải nhập khẩu hết!”.
Tôi có bạn hãng chuyên chế biến cá ngừ xuất khẩu cô đã nhập khẩu cá chất lượng cao về nhà máy chế biến rồi xuất đi Âu Mỹ
Một kế hoạch tổng thể
Nhà nước cần xác định chiến lược cho nông sản là gì ?
Là loại ta có lợi thế tuyệt đối (không chỉ tương đối), sau đó nhà nước ra chính sách, lên kế hoạch, đầu tư cho nganh hàng đó về mọi mặt: GIỐNG tốt nhất, phương thức canh tác, phát triển thích hợp nhất, chính sách thuế ưu đãi (miễn thuế). Nếu chưa thể đinh dạng cho một sản phẩm chủ lực, chúng ta có thể thiết lập một gói (TOP 3) các mặt hàng có thể mạnh nhất hiện nay, VD: Hạt tiêu, hạt điều, cafe
Vốn: lập dự án vay vốn ( ưu đãi của các chế định tài chính quốc tê: Ngân hàng Thế giới (NHTG), IMF, ODA, ADB/hoặc nhà nước hỗ trợ lãi xuất) để xây dựng những nông trường (là công thức kế hơp giữa IZ + khu đô thị mới- Đây cũng là biện pháp đô thị hoá nông thôn) : Nghĩa là vốn này được dùng vào việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất, xây nhà ở cho nông trường viên, xây đường xá giao thông trong nông trường, xây chợ, trạm xá, nhà trẻ, trường học, bưu điện, và nhà máy sơ chế nông sản này. Người dân nào nhận nuôi trồng nông sản này sẽ được nhận nợ để lãnh một cái nhà ở, một lô đất, giống, phân bón/TAGS. Nợ này phải trả trong vòng 20 năm theo qui định của NHTG bắt đầu khi thu hoạch nông sản và chủ hợp đồng bắt đầu giao nông sản cho nhà máy chế biến
Tạo môi trường pháp lý nêu trên đây để kích thích nông dân và các công ty, xí nghiệp hăng say sản xuất. Khung chính sách đồng bộ về chiến lược phát triển thị trường, bắt đầu từ xác định các mặt hàng có lợi thế của vùng nhiệt đới, tổ chức nghiên cứu toàn diện về sản xuất, chế biến và bảo quản mặt hàng, chính sách thuế hấp dẫn các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất mặt hàng, tổ chức tìm thị trường và giữ thị trường, cung cấp thông tin thị trường, tổ chức sản xuất qui mô lớn bằng các trang trại
Chú thích: *Giá cánh kéo (Price Scissors): 'Giá hàng công nghiệp cao tương đối, giá nông sản thấp tương đối, giữa hai loại sản phẩm hình thành một mức chênh lệch giá. Do tính co dãn của giá sản phẩm nông nghiệp ít, nên giá không tăng nhanh như sản phẩm công nghiệp mà giá co dãn nhiều hơn. Nông dân thường buộc phải mua hàng công nghiệp với giá tương đối cao, còn bán nông sản với giá tương đối thấp, do đó chênh lệch giữa giá hàng công nghiệp và giá nông sản có xu hướng ngày càng mở rộng gây thiệt hại cho giá nông sản và cho nông dân..
Hiện tượng giá cánh kéo chỉ có lợi cho các nước tham gia vào thị trường thế giới khi họ thực hiện xuất khẩu nhóm hàng 1 và nhập khẩu nhóm hàng 2, và không có lợi cho những nước xuất khẩu nhóm hàng 2 và nhập khẩu nhóm hàng 1.
Thực tế:
– Gây thua thiệt cho các nước đang phát triển.
– Mang lại lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển
Để khắc phục tình trạng “giá cánh kéo” thì các nước buộc phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, không thể xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế mãi được, phải tăng dần hàm lượng chế biến trong sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu.
Tai hại: Theo Raul Prebisch & Hans Singer( Phản biên David Ricardo) bằng quan sát thực nghiệm chỉ ra rằng : nếu nền KT TG chuyên môn hoa theo lợi thế so sánh , về dài hạn lợi ích của các nc ĐPT sẽ giảm dần & thậm chí có thể bằng 0.Các ông chứng minh bằng xu thế biến động giá cả của 2 loai măt hàng nông nghiệp và công nghiệp và thấy rằng giá măt hàng nông nghiệp có xu thế giảm đối nghich với nó là giá măt hàng công nghiệp có xu thế tăng, tốc độ tăng giá của các măt hàng nông nghiệp nhỏ hơn tốc độ tăng giá của măt hàng công nghiệp. Chính xu thế giá cánh kéo này làm cho lơi ích thương mại của các nc ĐPT giam so với lơi ích thương mại của các nc PT. Việc giá hàng hoá nông sản liê tục giảm sẽ làm cho lợi thế so sánh( Theo David Ricardo) ban đầu của các nc ĐPT trong dài hạn mât đi. Xuất phát từ sự phân tích đó 2 ông cho rằng các nc ĐPT chỉ có thể cải thiện được cánh kéo giá cả có lợi cho mình khi tập trung một phần nguồn lực để phát triển các ngành công nghiêp trong nước với sự trợ giúp tich cực tư chính phủ. Đó là tiền đề lý thuyết của chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu(ISI - Import Substitution Insdustrilization)
Theo Britsh council : https://toc.123doc.org/document/1914559-giai-thich-ve-gia-canh-keo.htm
** Price and Market-Structure Analysis for Some Selected Agricultural Commodities: Marketing Costs and Margins
Trang 36 : Table 3.6: Marketing Costs and Margins for Exporting One Ton of Sesame Originating from Different States (SDG/ton)
http://www.fao.org/fileadmin/user_upload/sifsia/docs/Marketing%20Cost%20Margin%20Final%20May%202011%20(2).pdf