VanVN.Net - Tôi quen biết Nguyễn Kim Huy trong một trường hợp khá lý thú. Vào năm 1987, Nhà xuất bản Đà Nẵng in tập truyện dài Rừng trụi của tôi. Nhà xuất bản cho in số lượng lớn (4 vạn quyển) nhưng giấy rất xấu, đã đen lại còn một mặt láng một mặt nhám.
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy
Các trang ở mặt nhám chữ câu bị mất, nhòe nhoẹt không đọc được. Cầm quyển sách trên tay, tôi uất đến phát khóc. Tôi đến nhà xuất bản để gặp các anh lãnh đạo đề nghị in lại. Các anh lãnh đạo cùng biên tập viên biết tình hình này nên rút êm, chỉ để lại một biên tập viên mới toanh, mặt non choẹt, người mảnh khảnh dáng thư sinh ra tiếp tôi.
- Ban Giám đốc đâu? Tôi hỏi.
- Dạ các ảnh đi họp hết rồi anh ạ.
- Thế ai làm việc với tôi về quyển sách này?
- Dạ, anh cứ bảo, em sẽ báo cáo lại.
Tôi trút ra một tràng bực tức. Người biên tập viên nhẫn nại, điềm tĩnh lắng nghe, vẻ thông cảm với những bực tức của tôi, làm tôi dịu đi phần nào. Người biên tập viên đó là nhà thơ Nguyễn Kim Huy sau này.
Từ đó tôi và Huy hay gặp gỡ nhau. Có điều, chúng tôi chỉ ngồi uống bia, nói chuyện phiếm chứ tuyệt nhiên không nói gì đến văn học, nghệ thuật. Tôi cũng không hề nghe Huy nói có ý định sáng tác văn học dù biết anh đã từng học Ngữ văn ở Đại học sư phạm Qui Nhơn, tốt nghiệp loại xuất sắc, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Hay tạng anh phù hợp với công việc của một biên tập viên và anh đã yên vị với chiếc ghế đó ở nhà xuất bản? Không ngờ, vào cuối năm 1989, một hôm, Nguyễn Kim Huy ngần ngại nói với tôi:
- Em có làm bài thơ, anh xem thử, có gì anh góp ý cho em sửa chữa.
Đó là bài Điều gì muốn nói. Bài thơ có tứ hay, câu hay và cả bài hoàn chỉnh, không có gì phải sửa chữa. Dạo đó tôi làm Tổng biên tập tạp chí Đất Quảng của Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng. Tôi đưa bài thơ ấy vào in tạp chí. Bài thơ ra đời, được các nhà thơ khen, các bạn trẻ khen. Huy vui lắm, nói:
- Cám ơn anh, nếu bài này không được in, có lẽ em sẽ không làm thơ nữa. Em đưa tiếp cho anh mấy bài nữa nhé.
Thì ra, lâu nay Nguyễn Kim Huy vẫn lặng lẽ làm thơ. Những người chỉ im im lặng lặng khi đã “bùng nổ” thì có sức công phá lớn lắm…
Từ đó, thơ Nguyễn Kim Huy xuất hiện trên các báo, tạp chí Đất Quảng, Quảng Nam Đà Nẵng, Sông Hương, Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ… được tuyển chọn vào các tuyển tập thơ Trung ương và địa phương, được tạp chí Đất Quảng và báo Tiền Phong trao giải. Được bạn bè khích lệ, các nhà thơ tên tuổi ở Trung ương chú ý, Nguyễn Kim Huy vẫn khiêm tốn lặng lẽ viết. Năm 1995, anh cho xuất bản tập thơ đầu tay Thơ từ yên lặng. Tập thơ mới ra đã nhận được nhiều lời khen ngợi của các nhà thơ và bạn đọc, có nhiều bài giới thiệu trên báo địa phương và Trung ương, rồi được trao Giải thưởng VHNT 1985 - 1995 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nguyễn Kim Huy vẫn túc tắc viết, viết rất chậm, nhưng chắc. Đến năm 2004, tập thơ thứ hai Nỗi lan tỏa của ngày được xuất bản, được trao Giải A của Liên hiệp các Hội VHNT TP Đà Nẵng năm 2004 và Giải thưởng VHNT của UBND TP Đà Nẵng lần thứ hai 1997-2005; sau này, vào năm 2010, tập thơ ấy được trao Giải B (không có Giải A về Thơ) của Giải thưởng VHNT Đất Quảng của ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất 1997 - 2010. Nguyễn Kim Huy được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 ngay sau khi xuất bản tập thơ thứ hai, cũng là một trường hợp ít có trong giai đoạn đó.
*
Nguyễn Kim Huy làm thơ về nhiều đề tài, nhưng có lẽ chủ yếu tập trung vào ba đề tài chính: Tình yêu, quê hương gia đình và văn học, nghệ thuật. Dù viết về đề tài nào thơ Nguyễn Kim Huy cũng hiện lên nỗi buồn trong trẻo - “Nỗi buồn tinh khiết, nỗi buồn dịu êm” như trong một bài thơ anh đã viết. Nỗi buồn là một chủ đề mà các nhà thơ hay viết xưa nay. Có thi sĩ với nỗi buồn tan nát, có thi sĩ với nỗi buồn hiu hắt. Còn nỗi buồn trong trẻo của Huy, đọc kỹ lại thấy có gì đó sâu lắng, khắc khoải như nỗi mong chờ, như ước vọng khôn khuây.
Nguyễn Kim Huy viết về tình yêu rất hay có lẽ chính vì trong cuộc sống anh vốn là người luôn trân trọng tình yêu và biết yêu thương đến hết mình. Tình yêu trong thơ anh có đủ mọi trạng thái: nhớ thương, trách cứ, giận hờn, dang dở, buồn khổ và ám ảnh khôn nguôi. Những bài thơ Điều gì muốn nói, Những trái quả đời mình, Chuyện kể của Mặt trời và Mặt trăng, Gió xoáy, Những que diêm trong đời người đàn bà… là những bài thơ hay của anh trong đề tài này.
Nguyễn Kim Huy sinh ra ở một vùng quê giáp kề chân núi: xã Tam Mỹ, Núi Thành - Quảng Nam. Đó là môt vùng quê nghèo, ruộng lúa ít, trồng nhiều khoai sắn, đồi núi lòi còi sim mua để anh thường ví tâm hồn mình như “hoa dẻ hoa mua”. Anh có những kỷ niệm câu cá bắt cua trên dòng “sông nhỏ”, hít thở mùi rơm rạ nồng say, có những bữa cơm no sau rất nhiều ngày đói, có những đêm giao thừa cùng mẹ ngồi bên nồi bánh tét, có những cơn mưa tháng Mười trên con đường đi học. Và lớn lên, anh ở thành phố với “Em, đôi mắt tròn xoe giữa bốn bề phố xá/ Đường đầy bụi, những con đường tất tả/ Những người quen hóa lạ ở nơi này” (Tâm hồn anh hoa dẻ hoa mua). Vì thế, anh luôn buồn nhớ, ngong ngóng về “vùng núi non xa lắc”. Khi bồng con nhìn cơn mưa tháng Mười, lòng anh khắc khoải thương mẹ già một mình vất vả với ruộng lúa vồng khoai nơi quê nhà.
Và anh thấy suốt cuộc đời của mẹ “mặt quay về phía nào cũng gió”! Giọng thơ anh đầy buồn thương:
Gió xót như chạm cây tầm ma
Gió bỏng thịt da như đốt
Gió ngột như vừa rời ra từ phía mặt trời
Thổi vào cõi thế
Gió quẩn quanh như chiếc cối xay tre
Mấy đời nhà ta kẽo kẹt
Thân mẹ là hạt lúa
Đã qua xay lại còn giã mấy lần
Chúng con lớn lên từ hạt gạo trắng ngần
Vắt qua kiệt cùng đời mẹ…
(Phía nào cũng gió)
Có lẽ, bài thơ Phía nào cũng gió là bài thơ xuất sắc của Nguyễn Kim Huy. Nó hay từ tứ thơ, lời thơ đến sự xúc động khôn cùng của lòng con yêu mẹ. Nếu được làm một tuyển tập thơ hay về Người Mẹ, thế nào tôi cũng chọn bài này.
Cùng với mẹ, hình ảnh người chị trong thơ Huy thật cảm động:
Nắng hoi bờ cát bóng xiêu
Mưa dầm mé biển chắc nhiều khúc nôi
(Gửi chị)
Những bài thơ anh viết về vợ, con cũng là những bài thơ hay (Bế con, Mưa tháng Mười, Anh chợt nhớ). Với vợ, hình như được Huy phát hiện lại, anh tiếc bao lâu nay chạy theo đâu đâu mà không gặp được “mạch nước trong đầu nguồn” sớm hơn:
Ngoảnh lại bao thời gian đã mất
Anh tiếc mình không gặp em sớm hơn
Mạch nước trong đầu nguồn
Phải lặn lội bao dốc đèo mới đến.
(Anh chợt nhớ)
Nguyễn Kim Huy còn có những bài thơ thành công về đề tài văn học, nghệ thuật. Anh viết về những họa sĩ, nhà thơ, về việc làm thơ với niềm khắc khoải “Ước gì có giây phút thần kỳ. Sút được một từ thần vào thơ” (Thơ và bóng đá) để bù vào bao năm tháng lặng lẽ kiếm tìm. Bài thơ Van Gogh là một bài thơ hay, có cách suy nghĩ mới, làm nhiều người phải giật mình. Bài thơ Pasternak gọn chắc và giàu suy tưởng.
Bên cạnh ba mảng đề tài trên, Nguyễn Kim Huy còn viết về những cuộc đời thường mà anh gặp với Người điên, Những đứa bé làng tôi, Những nông dân ra phố, với cô bé “Mười sáu tuổi”… thường là những người có số phận không may mắn và những con người trong ký ức, trong hoài niệm. ở đây ta cũng gặp nỗi buồn thương cảm của một tấm lòng nhân ái đối với bao cuộc đời gieo neo vất vả. Những lúc đó, anh lại khắc khoải nhớ về quê hương tuổi nhỏ nghèo khổ đã xa biền biệt phía chân trời.
Nỗi buồn thương khắc khoải là một trạng thái tâm hồn con người nhưng cũng là một chủ đề của thơ ca. Tôi thấy dù viết về đề tài nào, hình như cái nỗi niềm này, cái tâm trạng này cũng bao trùm lên thơ Nguyễn Kim Huy, nhất là khi viết về tình yêu và quê hương, gia đình xa cách, vì tình yêu và tình cảm quê hương, gia đình khi xa cách bao giờ cũng tạo ra cho con người nỗi buồn thương khắc khoải. Điều đó tạo cho thơ Nguyễn Kim Huy có một nét cảm riêng, một giọng riêng. Bên cạnh đó, Nguyễn Kim Huy còn rất chú ý đến việc cấu tứ thơ để nâng cao chủ đề bài thơ. Thơ anh tinh tế, chắt lọc, có chiều sâu chứ không kể lể dài dòng. Nhìn thơ anh có vẻ “Tây” nhưng lại không viết như thơ dịch ở một số người. Thơ anh vẫn giữ phong vị phương Đông với đôi nét chấm phá, gợi mở chứ không triết lý suông dù anh đọc thơ phương Tây rất nhiều. Anh viết những điều anh cảm nghĩ một cách chân thành và người đọc tin anh, cảm thông với anh chính là nhờ sự chân thành ấy.
*
Có một lần, tôi đến nhà xuất bản Đà Nẵng tặng cho Huy một tập truyện. Huy cầm tập sách chăm chú xem rồi bỗng nói:
- Sách dày dặn nhỉ? Anh đi hai chân thơ văn, em cũng muốn đi theo hướng đó.
Tôi nghĩ Huy nói chơi vậy thôi, ai ngờ, một hôm anh mang đến cho tôi xem tập bản thảo văn xuôi dày cộp, tập “Mắt phố”:
- Anh xem giúp, em tự lựa cho mình khó quá. Em muốn in một tập truyện và tản văn.
Thú thật ban đầu tôi cũng không tin tưởng lắm ở sự thành công của Huy vì nghĩ hồi giờ có thấy Huy viết văn xuôi đâu. Nhưng càng đọc càng thấy Huy có tay nghề viết văn. Cái tay nghề ấy có lẽ được rèn luyện qua sự miệt mài đọc sách và làm biên tập trong nhiều năm tháng của anh.
Văn của Nguyễn Kim Huy là văn của một nhà thơ. Anh cấu tứ truyện và tản văn như cấu tứ một bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh như thơ và đoạn kết bao giờ cũng là chỗ gây bất ngờ, tạo nên sự cuốn hút, sức gợi mở và lan tỏa cho người đọc như thơ vậy.
Tập truyện và tản văn Mắt phố là thế giới hoài niệm của Huy về tuổi nhỏ (Tôi đi học, Triền sông thơ ấu, Ma đồng bộng…); về tình yêu, quê hương và người thân ở quê nhà (Mối tình đầu, Những người muôn năm cũ, Mây bay về phía Hòn Rơm, Xóm nhỏ trong vòng tay sông Trầu…). Mảng viết về cuộc sống đời thường hiện nay cũng đậm chất hoài niệm hoặc nhờ hoài niệm cùng thực tế hiện tại mà tạo nên (Chất xúc tác, Con bò, Người nổi tiếng, Mắt phố trong veo, Mảng trời xanh lấp lánh, Thật là lãng mạn…)
Có thể thấy truyện và tản văn của Nguyễn Kim Huy giản dị, chân thành, giàu cảm xúc. Anh đã mang đến cho độc giả một tập truyện và tản văn giàu chất thơ. Và cũng như thơ Huy, phần nhiều truyện và tản văn của Huy trong tập này cũng mang một nỗi buồn man mác, cái buồn khi nhớ lại những kỷ niệm một thời tuổi thơ đã xa, xa thăm thẳm…
Bên cạnh đó, Nguyễn Kim Huy còn đưa được vào truyện và tản văn của mình chất hóm hỉnh hài hước, gây nên sự hứng thú cho người đọc, làm cho họ dễ tiếp nhận. Đây cũng là một nét riêng của văn Nguyễn Kim Huy. Ai cũng biết trong đời thường, bạn bè hay bảo Huy “lợi khẩu” và thông minh một cách hóm hỉnh!
Mắt phố đã được trao tặng Giải C - Giải thưởng VHNT lần thứ nhất (1997 – 2010) của UBND TP Đà Nẵng.
Tôi nghĩ, với những gì đã viết qua tập truyện và tản văn “Mắt phố”, Nguyễn Kim Huy chỉ “xài” phần nào sự hiểu biết của anh về quê hương Núi Thành, vốn hiểu biết của anh về nơi này còn phong phú lắm. Nếu Huy tiếp tục khơi gợi thêm những hiểu biết, những kỷ niệm về vùng quê anh cùng với những hiện thực mới (nơi hiện nay đang sôi động với những dự án về khu công nghiệp) thì đó sẽ là đề tài thật cần thiết về cuộc sống hiện nay và là thế mạnh để anh sáng tạo thêm những tác phẩm mới.
Nguyễn Kim Huy chưa tới tuổi “tri thiên mệnh”, anh còn có điều kiện để đi lại nhiều nơi, đi và viết. Chắc chắn thơ, văn Nguyễn Kim Huy sẽ càng thêm phong phú về đề tài và những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Với vốn văn hóa của anh, tay nghề vững chãi của anh, chúng ta tin anh đang nung nấu những tác phẩm mới đầy hứa hẹn cả thơ lẫn văn.
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy sinh năm 1962. Quê quán: Đông An, Tam Mỹ, Núi Thành Quảng Nam. Hiện thường trú tại Thành phố Đà Nẵng. Làm cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Qui Nhơn (1984-1986); Trưởng phòng Văn học Nxb Đà Nẵng (1986 đến nay). Giải thưởng văn học: Giải thơ báo Tiền phong (1992); Giải thơ tạp chí Đất Quảng (1992); Giải thưởng VHNT của UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1985-1995); Giải A của Hội Liên hiệp VHNT Tp. Đà Nẵng cho tập Nỗi lan tỏa của ngày (1997-2005); Giải B của Hội VHNT Đà Nẵng tập Mắt phố (2006) cùng nhiều giải thưởng khác. |
VanVN.Net - Tôi quen biết Nguyễn Kim Huy trong một trường hợp khá lý thú. Vào năm 1987, Nhà xuất bản Đà Nẵng in tập truyện dài Rừng trụi của tôi. Nhà xuất bản cho in số lượng lớn (4 vạn quyển) nhưng giấy rất xấu, đã đen lại còn một mặt láng một mặt nhám.
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy
Các trang ở mặt nhám chữ câu bị mất, nhòe nhoẹt không đọc được. Cầm quyển sách trên tay, tôi uất đến phát khóc. Tôi đến nhà xuất bản để gặp các anh lãnh đạo đề nghị in lại. Các anh lãnh đạo cùng biên tập viên biết tình hình này nên rút êm, chỉ để lại một biên tập viên mới toanh, mặt non choẹt, người mảnh khảnh dáng thư sinh ra tiếp tôi.
- Ban Giám đốc đâu? Tôi hỏi.
- Dạ các ảnh đi họp hết rồi anh ạ.
- Thế ai làm việc với tôi về quyển sách này?
- Dạ, anh cứ bảo, em sẽ báo cáo lại.
Tôi trút ra một tràng bực tức. Người biên tập viên nhẫn nại, điềm tĩnh lắng nghe, vẻ thông cảm với những bực tức của tôi, làm tôi dịu đi phần nào. Người biên tập viên đó là nhà thơ Nguyễn Kim Huy sau này.
Từ đó tôi và Huy hay gặp gỡ nhau. Có điều, chúng tôi chỉ ngồi uống bia, nói chuyện phiếm chứ tuyệt nhiên không nói gì đến văn học, nghệ thuật. Tôi cũng không hề nghe Huy nói có ý định sáng tác văn học dù biết anh đã từng học Ngữ văn ở Đại học sư phạm Qui Nhơn, tốt nghiệp loại xuất sắc, được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Hay tạng anh phù hợp với công việc của một biên tập viên và anh đã yên vị với chiếc ghế đó ở nhà xuất bản? Không ngờ, vào cuối năm 1989, một hôm, Nguyễn Kim Huy ngần ngại nói với tôi:
- Em có làm bài thơ, anh xem thử, có gì anh góp ý cho em sửa chữa.
Đó là bài Điều gì muốn nói. Bài thơ có tứ hay, câu hay và cả bài hoàn chỉnh, không có gì phải sửa chữa. Dạo đó tôi làm Tổng biên tập tạp chí Đất Quảng của Hội Văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng. Tôi đưa bài thơ ấy vào in tạp chí. Bài thơ ra đời, được các nhà thơ khen, các bạn trẻ khen. Huy vui lắm, nói:
- Cám ơn anh, nếu bài này không được in, có lẽ em sẽ không làm thơ nữa. Em đưa tiếp cho anh mấy bài nữa nhé.
Thì ra, lâu nay Nguyễn Kim Huy vẫn lặng lẽ làm thơ. Những người chỉ im im lặng lặng khi đã “bùng nổ” thì có sức công phá lớn lắm…
Từ đó, thơ Nguyễn Kim Huy xuất hiện trên các báo, tạp chí Đất Quảng, Quảng Nam Đà Nẵng, Sông Hương, Tiền phong, Thanh niên, Tuổi trẻ, Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ… được tuyển chọn vào các tuyển tập thơ Trung ương và địa phương, được tạp chí Đất Quảng và báo Tiền Phong trao giải. Được bạn bè khích lệ, các nhà thơ tên tuổi ở Trung ương chú ý, Nguyễn Kim Huy vẫn khiêm tốn lặng lẽ viết. Năm 1995, anh cho xuất bản tập thơ đầu tay Thơ từ yên lặng. Tập thơ mới ra đã nhận được nhiều lời khen ngợi của các nhà thơ và bạn đọc, có nhiều bài giới thiệu trên báo địa phương và Trung ương, rồi được trao Giải thưởng VHNT 1985 - 1995 của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nguyễn Kim Huy vẫn túc tắc viết, viết rất chậm, nhưng chắc. Đến năm 2004, tập thơ thứ hai Nỗi lan tỏa của ngày được xuất bản, được trao Giải A của Liên hiệp các Hội VHNT TP Đà Nẵng năm 2004 và Giải thưởng VHNT của UBND TP Đà Nẵng lần thứ hai 1997-2005; sau này, vào năm 2010, tập thơ ấy được trao Giải B (không có Giải A về Thơ) của Giải thưởng VHNT Đất Quảng của ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất 1997 - 2010. Nguyễn Kim Huy được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 2004 ngay sau khi xuất bản tập thơ thứ hai, cũng là một trường hợp ít có trong giai đoạn đó.
*
Nguyễn Kim Huy làm thơ về nhiều đề tài, nhưng có lẽ chủ yếu tập trung vào ba đề tài chính: Tình yêu, quê hương gia đình và văn học, nghệ thuật. Dù viết về đề tài nào thơ Nguyễn Kim Huy cũng hiện lên nỗi buồn trong trẻo - “Nỗi buồn tinh khiết, nỗi buồn dịu êm” như trong một bài thơ anh đã viết. Nỗi buồn là một chủ đề mà các nhà thơ hay viết xưa nay. Có thi sĩ với nỗi buồn tan nát, có thi sĩ với nỗi buồn hiu hắt. Còn nỗi buồn trong trẻo của Huy, đọc kỹ lại thấy có gì đó sâu lắng, khắc khoải như nỗi mong chờ, như ước vọng khôn khuây.
Nguyễn Kim Huy viết về tình yêu rất hay có lẽ chính vì trong cuộc sống anh vốn là người luôn trân trọng tình yêu và biết yêu thương đến hết mình. Tình yêu trong thơ anh có đủ mọi trạng thái: nhớ thương, trách cứ, giận hờn, dang dở, buồn khổ và ám ảnh khôn nguôi. Những bài thơ Điều gì muốn nói, Những trái quả đời mình, Chuyện kể của Mặt trời và Mặt trăng, Gió xoáy, Những que diêm trong đời người đàn bà… là những bài thơ hay của anh trong đề tài này.
Nguyễn Kim Huy sinh ra ở một vùng quê giáp kề chân núi: xã Tam Mỹ, Núi Thành - Quảng Nam. Đó là môt vùng quê nghèo, ruộng lúa ít, trồng nhiều khoai sắn, đồi núi lòi còi sim mua để anh thường ví tâm hồn mình như “hoa dẻ hoa mua”. Anh có những kỷ niệm câu cá bắt cua trên dòng “sông nhỏ”, hít thở mùi rơm rạ nồng say, có những bữa cơm no sau rất nhiều ngày đói, có những đêm giao thừa cùng mẹ ngồi bên nồi bánh tét, có những cơn mưa tháng Mười trên con đường đi học. Và lớn lên, anh ở thành phố với “Em, đôi mắt tròn xoe giữa bốn bề phố xá/ Đường đầy bụi, những con đường tất tả/ Những người quen hóa lạ ở nơi này” (Tâm hồn anh hoa dẻ hoa mua). Vì thế, anh luôn buồn nhớ, ngong ngóng về “vùng núi non xa lắc”. Khi bồng con nhìn cơn mưa tháng Mười, lòng anh khắc khoải thương mẹ già một mình vất vả với ruộng lúa vồng khoai nơi quê nhà.
Và anh thấy suốt cuộc đời của mẹ “mặt quay về phía nào cũng gió”! Giọng thơ anh đầy buồn thương:
Gió xót như chạm cây tầm ma
Gió bỏng thịt da như đốt
Gió ngột như vừa rời ra từ phía mặt trời
Thổi vào cõi thế
Gió quẩn quanh như chiếc cối xay tre
Mấy đời nhà ta kẽo kẹt
Thân mẹ là hạt lúa
Đã qua xay lại còn giã mấy lần
Chúng con lớn lên từ hạt gạo trắng ngần
Vắt qua kiệt cùng đời mẹ…
(Phía nào cũng gió)
Có lẽ, bài thơ Phía nào cũng gió là bài thơ xuất sắc của Nguyễn Kim Huy. Nó hay từ tứ thơ, lời thơ đến sự xúc động khôn cùng của lòng con yêu mẹ. Nếu được làm một tuyển tập thơ hay về Người Mẹ, thế nào tôi cũng chọn bài này.
Cùng với mẹ, hình ảnh người chị trong thơ Huy thật cảm động:
Nắng hoi bờ cát bóng xiêu
Mưa dầm mé biển chắc nhiều khúc nôi
(Gửi chị)
Những bài thơ anh viết về vợ, con cũng là những bài thơ hay (Bế con, Mưa tháng Mười, Anh chợt nhớ). Với vợ, hình như được Huy phát hiện lại, anh tiếc bao lâu nay chạy theo đâu đâu mà không gặp được “mạch nước trong đầu nguồn” sớm hơn:
Ngoảnh lại bao thời gian đã mất
Anh tiếc mình không gặp em sớm hơn
Mạch nước trong đầu nguồn
Phải lặn lội bao dốc đèo mới đến.
(Anh chợt nhớ)
Nguyễn Kim Huy còn có những bài thơ thành công về đề tài văn học, nghệ thuật. Anh viết về những họa sĩ, nhà thơ, về việc làm thơ với niềm khắc khoải “Ước gì có giây phút thần kỳ. Sút được một từ thần vào thơ” (Thơ và bóng đá) để bù vào bao năm tháng lặng lẽ kiếm tìm. Bài thơ Van Gogh là một bài thơ hay, có cách suy nghĩ mới, làm nhiều người phải giật mình. Bài thơ Pasternak gọn chắc và giàu suy tưởng.
Bên cạnh ba mảng đề tài trên, Nguyễn Kim Huy còn viết về những cuộc đời thường mà anh gặp với Người điên, Những đứa bé làng tôi, Những nông dân ra phố, với cô bé “Mười sáu tuổi”… thường là những người có số phận không may mắn và những con người trong ký ức, trong hoài niệm. ở đây ta cũng gặp nỗi buồn thương cảm của một tấm lòng nhân ái đối với bao cuộc đời gieo neo vất vả. Những lúc đó, anh lại khắc khoải nhớ về quê hương tuổi nhỏ nghèo khổ đã xa biền biệt phía chân trời.
Nỗi buồn thương khắc khoải là một trạng thái tâm hồn con người nhưng cũng là một chủ đề của thơ ca. Tôi thấy dù viết về đề tài nào, hình như cái nỗi niềm này, cái tâm trạng này cũng bao trùm lên thơ Nguyễn Kim Huy, nhất là khi viết về tình yêu và quê hương, gia đình xa cách, vì tình yêu và tình cảm quê hương, gia đình khi xa cách bao giờ cũng tạo ra cho con người nỗi buồn thương khắc khoải. Điều đó tạo cho thơ Nguyễn Kim Huy có một nét cảm riêng, một giọng riêng. Bên cạnh đó, Nguyễn Kim Huy còn rất chú ý đến việc cấu tứ thơ để nâng cao chủ đề bài thơ. Thơ anh tinh tế, chắt lọc, có chiều sâu chứ không kể lể dài dòng. Nhìn thơ anh có vẻ “Tây” nhưng lại không viết như thơ dịch ở một số người. Thơ anh vẫn giữ phong vị phương Đông với đôi nét chấm phá, gợi mở chứ không triết lý suông dù anh đọc thơ phương Tây rất nhiều. Anh viết những điều anh cảm nghĩ một cách chân thành và người đọc tin anh, cảm thông với anh chính là nhờ sự chân thành ấy.
*
Có một lần, tôi đến nhà xuất bản Đà Nẵng tặng cho Huy một tập truyện. Huy cầm tập sách chăm chú xem rồi bỗng nói:
- Sách dày dặn nhỉ? Anh đi hai chân thơ văn, em cũng muốn đi theo hướng đó.
Tôi nghĩ Huy nói chơi vậy thôi, ai ngờ, một hôm anh mang đến cho tôi xem tập bản thảo văn xuôi dày cộp, tập “Mắt phố”:
- Anh xem giúp, em tự lựa cho mình khó quá. Em muốn in một tập truyện và tản văn.
Thú thật ban đầu tôi cũng không tin tưởng lắm ở sự thành công của Huy vì nghĩ hồi giờ có thấy Huy viết văn xuôi đâu. Nhưng càng đọc càng thấy Huy có tay nghề viết văn. Cái tay nghề ấy có lẽ được rèn luyện qua sự miệt mài đọc sách và làm biên tập trong nhiều năm tháng của anh.
Văn của Nguyễn Kim Huy là văn của một nhà thơ. Anh cấu tứ truyện và tản văn như cấu tứ một bài thơ với ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh như thơ và đoạn kết bao giờ cũng là chỗ gây bất ngờ, tạo nên sự cuốn hút, sức gợi mở và lan tỏa cho người đọc như thơ vậy.
Tập truyện và tản văn Mắt phố là thế giới hoài niệm của Huy về tuổi nhỏ (Tôi đi học, Triền sông thơ ấu, Ma đồng bộng…); về tình yêu, quê hương và người thân ở quê nhà (Mối tình đầu, Những người muôn năm cũ, Mây bay về phía Hòn Rơm, Xóm nhỏ trong vòng tay sông Trầu…). Mảng viết về cuộc sống đời thường hiện nay cũng đậm chất hoài niệm hoặc nhờ hoài niệm cùng thực tế hiện tại mà tạo nên (Chất xúc tác, Con bò, Người nổi tiếng, Mắt phố trong veo, Mảng trời xanh lấp lánh, Thật là lãng mạn…)
Có thể thấy truyện và tản văn của Nguyễn Kim Huy giản dị, chân thành, giàu cảm xúc. Anh đã mang đến cho độc giả một tập truyện và tản văn giàu chất thơ. Và cũng như thơ Huy, phần nhiều truyện và tản văn của Huy trong tập này cũng mang một nỗi buồn man mác, cái buồn khi nhớ lại những kỷ niệm một thời tuổi thơ đã xa, xa thăm thẳm…
Bên cạnh đó, Nguyễn Kim Huy còn đưa được vào truyện và tản văn của mình chất hóm hỉnh hài hước, gây nên sự hứng thú cho người đọc, làm cho họ dễ tiếp nhận. Đây cũng là một nét riêng của văn Nguyễn Kim Huy. Ai cũng biết trong đời thường, bạn bè hay bảo Huy “lợi khẩu” và thông minh một cách hóm hỉnh!
Mắt phố đã được trao tặng Giải C - Giải thưởng VHNT lần thứ nhất (1997 – 2010) của UBND TP Đà Nẵng.
Tôi nghĩ, với những gì đã viết qua tập truyện và tản văn “Mắt phố”, Nguyễn Kim Huy chỉ “xài” phần nào sự hiểu biết của anh về quê hương Núi Thành, vốn hiểu biết của anh về nơi này còn phong phú lắm. Nếu Huy tiếp tục khơi gợi thêm những hiểu biết, những kỷ niệm về vùng quê anh cùng với những hiện thực mới (nơi hiện nay đang sôi động với những dự án về khu công nghiệp) thì đó sẽ là đề tài thật cần thiết về cuộc sống hiện nay và là thế mạnh để anh sáng tạo thêm những tác phẩm mới.
Nguyễn Kim Huy chưa tới tuổi “tri thiên mệnh”, anh còn có điều kiện để đi lại nhiều nơi, đi và viết. Chắc chắn thơ, văn Nguyễn Kim Huy sẽ càng thêm phong phú về đề tài và những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Với vốn văn hóa của anh, tay nghề vững chãi của anh, chúng ta tin anh đang nung nấu những tác phẩm mới đầy hứa hẹn cả thơ lẫn văn.
Nhà thơ Nguyễn Kim Huy sinh năm 1962. Quê quán: Đông An, Tam Mỹ, Núi Thành Quảng Nam. Hiện thường trú tại Thành phố Đà Nẵng. Làm cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Qui Nhơn (1984-1986); Trưởng phòng Văn học Nxb Đà Nẵng (1986 đến nay). Giải thưởng văn học: Giải thơ báo Tiền phong (1992); Giải thơ tạp chí Đất Quảng (1992); Giải thưởng VHNT của UBND tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (1985-1995); Giải A của Hội Liên hiệp VHNT Tp. Đà Nẵng cho tập Nỗi lan tỏa của ngày (1997-2005); Giải B của Hội VHNT Đà Nẵng tập Mắt phố (2006) cùng nhiều giải thưởng khác. |
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn