VanVN.Net - Nhà văn Trần Quốc Toàn gửi đến VanVN.Net bài phỏng vấn của Đàm Lan, với lời dẫn như sau: “Đây là cuộc phỏng vấn của một phóng viên với một nhà văn. Nhưng đãng trí thế nào, phóng viên quên béng bút danh của nhà văn. Bản thảo lại mơ màng đánh đu bên lưng chừng bàn giấy, một bàn tay tò mò lật ra, vậy nhà văn nào thấy mình trong cuộc phỏng vấn này thì tự điền tên vào nhé.” Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc...
PV: Xin chào nhà văn. Rất vui khi được tiếp chuyện cùng nhà văn hôm nay. Và lời đầu tiên xin chúc nhà văn sức khoẻ, niềm vui và sự may mắn.
NV: Vâng, xin cảm ơn những lời chúc của bạn, và cũng thật may vì có lẽ hôm nay tôi được trao đổi với bạn những điều thú vị.
PV: Dạ vâng. Không phải là có lẽ mà hy vọng là thế ạ. Câu đầu tiên xin được hỏi nhà văn rằng nguyên cớ nào để nhà văn chọn con đường chinh phục độc giả?
NV: Nguyên cớ ư? Theo tôi thì để đi vào một công việc gì đó thường là do khả năng tự nhiên chủ động dẫn dắt, việc viết văn là một minh chứng rõ nhất cho điều này. Bởi ý muốn, sự ham thích, khả năng tư duy và chuyển tải, không phải từ bên ngoài cấy cắm được vào, mà phải bắt nguồn từ chính khả năng nội tại, có đầu tư đào tạo hay bồi dưỡng thì cũng chỉ là sự phù trợ. Nói tóm lại phải có cái gọi là thiên tư hay tố chất tự nhiên từ chính mình.
PV: Có câu “ Nhà văn đi tìm danh tiếng”, vậy xin nhà văn cho biết cảm nghĩ về sự nổi tiếng?
NV: Trước hết tôi muốn nói theo quan điểm của cá nhân tôi, rằng nhà văn thực sự thì không phải đi tìm danh tiếng, mà sự nổi tiếng, nếu có, là được nhiều người biết đến qua những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, sự nổi tiếng là con dao hai lưỡi. Nếu nổi tiếng bằng tài năng thật sự thì cũng không tránh khỏi những lời xảo nghị bởi lòng đố kỵ, ganh tị, vì dư luận luôn hoài nghi sự thành công của một người, để thuyết phục được lòng tin của họ là điều không tưởng. Còn nếu nổi tiếng bởi sự vay mượn hay lên gân chốc lát, lại càng là điều tệ hại hơn. Mặt trái của vấn đề thường đem lại cho đương sự những phiền toái, rầy rà và mệt mỏi. Tôi rất sợ khi tuổi còn trẻ nhỡ viết cái gì đó tạm gọi là được được, và nhận những ngôn ngữ hào phóng của công luận, thì đó rất dễ trở thành một cái hố sâu.
PV: Nói vậy thì nhà văn không mong muốn mình là người nổi tiếng?
NV: Nói một cách chân thực thì không phải là không mong. Bất kỳ ai trên đời cũng đều muốn được nhiều người biết đến mình qua thành quả của sự lao động, những người làm nghệ thuật lại càng mong muốn nhiều hơn. Không chỉ bởi sự thoả mãn tính hư vinh, mà còn có cảm giác vui sướng vì mình đã đóng góp được một phần hữu ích vào cuộc sống. Và sự hữu ích ấy sẽ cấp số nhân nếu số lượng thụ hưởng không chỉ bó hẹp trong một phạm vi. Vì vậy, nếu ai đó bảo rằng ”tôi không cần sự nổi tiếng” thì hoàn toàn không thật lòng. Chỉ có điều nên biết xử sự thế nào với sự nổi tiếng ấy.
PV: Nếu nói rằng sự nổi tiếng là được nhiều người biết đến, vậy nhà văn có nghĩ mình nhanh chân không so với một số khác?
NV: Phải nói ngay là tôi chưa từng nghĩ mình được nhiều người biết đến, có chăng là đâu đó trong những cuộc bạn bè, may ra chợt ai nhắc đến một cái tên. Hơn nữa, tôi không phải là người thích chạy nhanh, mà có thích chắc cũng không chạy được, vì văn chương không phải là một cuộc điền kinh việt dã, nên đúng hơn là cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa là người nổi tiếng. Việc tác phẩm của mình dược một số ít bạn bè và độc giả yêu mến, cũng chỉ có thể gọi là một niềm vui và là động lực cho tôi đi tiếp con đường phía trước. Thế đã là tốt lắm rồi. Vả lại, nên hiểu thế nào là sự nhanh chân?
PV: Ồ, hình như vừa có sự đổi vai. Vậy nhà văn nghĩ gì về một số cây viết trẻ đã sớm được công luận chú ý?
NV: Bạn rất thông minh khi biến một câu trả lời thành một câu hỏi. Vậy tôi có thể nói về vấn đề bạn vừa nêu thế này nhé. Đã có câu “tài không đợi tuổi”. Người trẻ nhưng có những tư duy vượt trội, những biểu hiện xuất sắc, những thành quả cụ thể có sức thuyết phục, được sự chú ý và đề cao của công luận là điều đáng mừng. Nhưng chính sự hào phóng của công luận, với những từ ngữ tán thưởng quá mức lại trở thành một cơn gió to. Cơn gió to này ban đầu thì có vẻ cất người trẻ lên cao, làm người trẻ thấy mình bay bổng, lâng lâng hạnh phúc, nhưng cũng chính là lúc người trẻ rơi vào trạng thái mất trọng lượng, lơ lơ lửng lửng, và rồi khi đôi chân không đứng vững trên mặt đất, thí chính cơn gió to ấy sẽ làm người trẻ nghiêng ngả ngã dúi dụi, sưng trán tều môi, và đầy thương tích khi va vập phải những chướng ngại. đó là sự thật của một số người trẻ chìm mất tăm, hoặc trở thành một loại kênh kiệu ngạo mạn dở hơi lố bịch, sau một thời làm tâm điểm của công luận. đó là nói về một số trường hợp có tí tài, một số khác thì trở thành nạn nhân gần như ngay lập tức từ những chiêu thức lăng xê vì nhiều mục đích, mà phần lớn là sự vay mượn hay gán đặt. Số này thì hiểm hoạ cao hơn rất nhiều lần, cay đắng hơn là chỉ vì muốn nổi tiếng bằng mọi giá trong nhất thời mà đánh rơi cả một cuộc đời đẹp đẽ. Những sự nổi tiếng đó, với tôi thật là vô giá trị.
PV: Có vẻ như nhà văn không quá nhiều tham vọng với sự nghiệp của mình?
NV: Không hẳn. Chỉ là tham vọng theo ý nghĩa nào thôi. Bởi tham vọng trong lĩnh vực này một cách quá lố có thể đồng nghĩa với sự ảo tưởng. Mà ảo tưởng là điều hết sức tối kỵ với người làm nghệ thuật. Nếu tôi viết mà không có tham vọng đến với độc giả thì tôi viết để làm gì. Nên tham vọng của tôi chỉ là được đưa những điều tâm niệm của mình đến với nhiều người, và trong chừng mực nào đó, góp thêm chút phần tham kiến đã là tốt lắm rồi.
PV: Xin phép nhà văn, chúng ta chuyển sang một đề tài khác nhé. Nhà văn nghĩ gì về cái gọi là cũ-mới trong văn học hiện nay?
NV: Sự đổi mới luôn là sự cần thiết trong tất cả mọi lĩnh vực. Có đổi mới, có sáng tạo, có đột phá thì mới có phát triển. Thế nhưng có điều nên lưu ý một chút rằng: mọi sự đổi mới đều mang tính thử nghiệm, và khi sự thử nghiệm được trải qua một thời gian thẩm sát tính hiệu quả tích cực của nó vào đời sống, thì sự đổi mới đó mới nên được công nhận. Không ít những cuộc thử nghiệm thất bại, để lại những hệ luỵ đáng kể, khi người ta ào ào chạy theo phong trào chỉ với một ý nghĩ vội vã rằng mình là người tiên phong, là người hiện đại, là người dũng cảm, lôi kéo không ít những thanh thiếu niên chưa đủ trí lực để phân định dở hay. Không những bản thân người đó tự chuốc lấy những hậu quả, mà còn gieo hiểm họa cho nhiều người. Trong lĩnh vực văn chương thì tính hệ luỵ của nó sẽ lâu dài, bởi trong một chừng mực nào đó thì người viết sách được xã hội xem như một thành phần trí thức, là người dẫn đường, nên vô hình chung một số độc giả ngộ nhận thang giá trị trong văn phẩm ấy, dẫn đến những góc nhìn và hành xử lệch lạc. Chưa hết, khi những người trẻ đang độ cao trào ấy, thì sự tự thị của họ là vô cùng, họ bác bỏ hết những giá trị được xây dựng từ hàng trăm có khi là hàng nghìn năm, chỉ thừa nhận giá trị mà bản thân họ đề ra. Đó là một sự ngông cuồng đến ngu xuẩn.
PV: Có vẻ như nhà văn đang rất bức xúc trước một hiện trạng?
NV: Không bức xúc làm sao được, khi bên cạnh những người trẻ ngông cuồng ấy cũng lại có một số tên tuổi đàn anh hô hào ủng hộ, phong cho cặp từ “dám nói”, là vì trong thời của họ, hoặc trong vốn liếng của họ, họ không tìm được những từ vựng thich hợp cho sự diễn trải những vấn đề, hoặc họ bị đóng khung trong một phạm vi chuẩn mực nào đó, nên khi họ thấy có những người nói ra những điều mà họ bức ách bấy lâu, thì họ lấy làm thoả mãn. Chính những người này lại càng làm hỏng thêm, méo mó thêm những giá trị văn hoá, tạo thành một xu hướng văn chương của một thời đoạn, và họ gọi đó là đổi mới, là hiện đại. Thực sự ra, những cái mà họ cho là đổi mới ấy nó đã xuất hiện đây đó trước nhiều năm rồi, và nó cũng đã bị đào thải khi quá trình song hành cùng cuộc sống dần không còn chỗ đứng. Hoặc đâu đó trên thế giới đã đào nhẵn đến tận cùng sâu thẳm vấn đề rồi, giờ họ mới xới lại, mà xới lại một cách thô thiển, rồi tự cho là mình tài giỏi. Bởi dù có thế thời nào, thì các vấn đề chính của đời sống con người cũng bấy nhiêu thôi, có khác chăng là cái cách nó diễn ra và một số nảy sinh theo từng hình thức của mỗi thời đoạn. Vì vậy. với quan điểm của tôi, không có mới, không có cũ, chỉ là có nói lên được điều gì tốt đẹp không thôi.
PV: Có phải vì thế mà nhà văn chọn cho mình một văn phong khá khác biệt?
NV: Thực ra không thể nói có sự chọn lựa ở đây. Tôi nghĩ “tư tưởng nào thì phong cách ấy”. Trong tư duy của bạn đã có sẵn một định hướng con đường bạn sẽ tiếp bước. Trong mọi lĩnh vực đều như thế, trong việc viết lách này lại càng phải là như thế. Bạn sẽ không viết ra nếu bạn không suy tư trăn trở chiêm ngẫm về đề tài bằng chính góc nhìn của bạn, và cách diễn trải lại càng không thể vay mượn, bạn phải nói ra bằng một cách tự nhiên nhất mà bạn có thể. Và đó là cái người ta gọi là văn phong, thể cách, là cái mà người ta có thể nhận diện người viết mà chưa cần nhìn đến bút danh.
PV: Xin hỏi nhà văn một câu hỏi khá nhạy cảm.
NV: Sẽ không là nhạy cảm nếu người ta không cố tình tránh né.
PV: Vâng, đúng là như vậy. Có nghĩa nhà văn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi cho dù ở góc độ nào? lĩnh vực nào?
NV: Tất nhiên. Chỉ cần trong phạm vi của khả năng tôi.
PV: Vâng. Vậy hình như nhà văn không mấy quan tâm đến giải thưởng? Vì sao ạ?
NV: Đây đúng là một câu hỏi hơi nhạy cảm một chút rồi. Nhưng không sao. Thật ra, nói không quan tâm thì cũng không đúng, bởi bất kỳ công việc nào đều được sự đánh giá năng lực và giá trị hữu ích thông qua các giải thưởng. Ở những lĩnh vực khác, sản phẩm có hình khối sắc màu cụ thể, có tính công dụng rõ rệt thì sự đánh giá dễ chính xác hơn. Còn trong lĩnh vực nghệ thuật, thì phần lớn người ta thẩm định theo cảm quan cá nhân là chính, thang bậc thì tuỳ vào phạm vi rộng hẹp của cảm quan ấy. Và như thế thì độ tin cậy và chuẩn xác của giá trị một tác phẩm gần như hoàn toàn không có cơ sở định lượng.
PV: Nhưng khi thẩm xét giải thưởng thì luôn có một hội đồng, không chỉ một vài cá nhân, nếu nói vậy thì những giải thưởng đều có vấn đề cả sao?
NV: Tôi không có ý nói như thế, điều tôi muốn dẫn giải chính là vì không có cơ sở định luợng căn cốt, mà sự thẩm định nhiều khi không thể công bằng một cách đầy thuyết phục. Nếu không phải vậy thì hãy nhìn vào các giải thưởng mà xem, nếu nó đủ độ thuyết phục thì làm gì còn có dư luận đa chiều như thế. Mà nói thật, chê vẫn nhiều hơn khen. Nên với tôi, giải thưởng thật sự có giá trị là ở công chúng. Một tác phẩm bao giờ đối tượng phục vụ của nó cũng là cộng đồng, nên nếu nó được tiếp nhận một cách rộng rãi thì đó đã có thể xem như một giải thưởng. Mặt khác, yêu cầu chuyên sâu của tác phẩm thì hẳn cần phải có sự thẩm định bậc cao, xong với quan niệm riêng của mình, tôi không cho đó là điều quan trọng. Bởi không ít những tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng đương thời của nó thì gần như không được nói đến nhiều, có khi còn bị công kích, đánh đập lên bờ xuống ruộng nữa. Vậy nên giải thưởng có hay không cũng không nói lên được điều gì cả.
PV: Vâng, vậy ta bỏ qua chuyện giải thưởng, xin hỏi nhà văn một câu nữa cũng không kém phần nhạy cảm.
NV: Ồ, hình như bạn cố tình dồn tôi vào chỗ khó thì phải.
PV: Không, không đâu ạ. Cũng như nhà văn đã nói: sẽ không là nhạy cảm nếu người ta không tránh né. Vậy xin nhà văn cho biết: có thông tin là nhà văn với một trình độ văn hoá khá khiêm tốn, vậy có trở ngại gì cho công việc của nhà văn không ạ?
NV: “Trình độ văn hoá”. Ý bạn muốn nói…
PV: Dạ, là nói về học lực.
NV: Thế thì trước khi trả lời câu hỏi chính, tôi xin đưa ra quan điểm của mình về cụm từ này đã nhé. Theo tôi, nếu nói về học lực, thì phải dùng cụm từ “trình độ học vấn” mới chính xác. Vì cái gọi là “văn hoá” đó là cách sống xử của con người với đời sống chung quanh mình. Và tôi nghĩ “Trình độ không đông nghĩa với bằng cấp, và bằng cấp lại càng không đồng nghĩa với văn hoá”.
PV: Ồ nhà văn nói rất chính xác. Xin cảm ơn nhà văn, tôi sẽ rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau ạ.
NV: Hơi ngoài lề một chút, nhưng tôi muốn nói thêm rằng: trong sự phong phú của kho tàng ngôn ngữ Việt, người ta luôn sử dụng nó một cách tuỳ tiện có khi là thái quá và bất cập, có thể nói một cách cụ thể là người Việt nhưng chưa chắc ai cũng hiểu và dùng cho chính xác ngữ nghĩa tiếng Việt, vì vậy mà rất nhiều khi những ý nghĩa, tính chất của các khái niệm thường chung chung và mập mờ, dẫn đến cách hiểu đa chiều, và nói thật, rất nhiều người khá khôn ngoan trong việc chơi chữ này. Bây giờ tôi sẽ trả lời vào câu hỏi chính của bạn. “Trình độ học vấn khiêm tốn”. Chính xác. So với phạm vi của “bằng cấp” thì tôi chỉ là kẻ đứng ngoài bờ rào mà ngó vào. Nhưng không phải cứ đến trường thì mới gọi là học. Bằng cấp chưa chắc đã biểu thị đúng cái gọi là sự hiểu biết tương ứng với bằng cấp ấy. Nhiều khi bằng cấp còn phản chủ đến tội nghiệp. Có rất nhiều cách cho con người ta thu nạp kiến thức. Với tính đặc thù công việc của mình, thì sự tích luỹ của tôi trên rất nhiều phương diện, rất trực quan qua đời sống hàng ngày. Rồi bằng vào khả năng tư duy tự nhiên của mình mà tôi có được một chút hiểu biết tàm tạm để sống và làm việc. Vì vậy mà cái sự học của tôi sẽ không có điểm dừng, cho dù không đạt được yêu cầu của xã hội về mặt bằng cấp, thì trong một phạm vi nào đó tôi cũng đã có được chút vốn liếng rất thiết thực.
PV: Hình như nhà văn rất tự tin vào chính mình?
NV: Không phải là hình như mà chính xác là tôi rất tự tin. Nhưng không tự tin đến mức chủ quan và ảo tưởng. Có câu “Phải biết mình là ai chứ”. Đúng. Trong đời quan trọng nhất là “phải biết mình là ai”? những ưu khuyết của bản thân, khả năng và tham vọng cũng phải tương đồng, không ai có thể vững vàng bước chân mình nếu chưa đi đã chạy.
PV: Vâng. Một câu hỏi nữa: nhà văn quan niệm thế nào là Hạnh Phúc ạ?
NV: Hạnh phúc là một cảm giác vui sướng khi người ta đạt được một mong cầu nào đó. Hình như đã từ rất lâu, người ta quen gói gém ý nghĩa của hai từ Hạnh Phúc chỉ trong phạm vi hôn nhân, tình cảm gia đình, và người ta chỉ mải miết theo đuổi những định hình hạnh phúc to tát hoặc chưa dễ có được ngay, mà không hề biết rằng vẫn luôn có những niềm vui nho nhỏ mà hiện hữu bên ta hàng ngày. Thêm nữa là mỗi người có một hoặc nhiều ước nguyện khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, và khi đạt được một mong mỏi nào đó người ta gọi đó là hạnh phúc. Vì vậy mà giá trị của cặp từ Hạnh Phúc không có một định chuẩn, nên có rất nhiều người xét trong một phạm vi tương đối họ thực sự đang nắm giữ hạnh phúc trong tay, nhưng nếu được hỏi, họ vẫn cho rằng họ đang đau khổ chứ không sung sướng như người ta tưỏng, để rồi một ngày nào đó, một nguyên do nào đó, họ vấp phải sự mất mát thì họ mới chợt hiểu ra. Bởi vậy mà thông thường ta vẫn phải nghe những tiếng thở than phiền muộn, càng nhiều tham vọng lại càng ít thấy mình hạnh phúc.
PV: Nói vậy là những người sống đơn giản là những người hạnh phúc.
NV: Không tuyệt đối nhưng có thể tạm cho là như vậy, khi biết hài lòng, biết sự giới hạn của cuộc sống, biết những gì có thể và không có thể với mình, thì người ta có một tâm thế an nhiên tự tại, dễ chịu, và đó thật sự là một niềm hạnh phúc lâu dài.
PV: Thật là nhẹ nhõm, mong sao mỗi người đều có thể tìm thấy hạnh phúc theo cách mà nhà văn đã nói. Cuộc trò chuyện của chúng ta đã khá dài. Vậy xin nhà văn trả lời cho một câu hỏi cuối cùng. Nhà văn có ý định thay đổi hoàn cảnh sống của mình không ạ? nếu có thì khi nào ạ?
NV: (cười một cách thoải mái) Hình như đây là một câu hỏi không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn. Có vẻ câu hỏi trước đóng vai trò môi giới cho câu hỏi này thì phải. Tôi chắc câu trả lời của mình sẽ không được xuôi tai nhiều người cho lắm. Nhưng tôi không thể nói khác với quan điểm của mình. Theo tôi, mỗi người có một sự thích nghi với mỗi hoàn cảnh sống khác nhau. Không có một mô hình chuẩn cho cuộc sống. Chỉ là đa số hay thiểu số. Và cũng như mọi vấn đề, luôn luôn có tính hai mặt. Quan trọng là người ta thấy thoải mái, vui vẻ, bằng an với chính mình mà không gây thiệt hại gì cho những người chung quanh là được. Độc thân không có nghĩa là cô đơn hay bất hạnh, và hôn nhân cũng không có nghĩa đã thật sự hạnh phúc. Bởi nếu hôn nhân là hạnh phúc thì tại sao người ta lại ly hôn nhiều đến thế? Tôi muốn là một kẻ rong chơi chứ không muốn trói mình đằng sau một cánh cửa, để rồi thấy cuộc đời mình cứ lẳng lặng chìm đi mỗi ngày. Có một số người bảo đó là cách sống ích kỷ, tôi không nghĩ thế. Cuộc sống, suy cho cùng chỉ là để con người ta đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vì vậy, tôi cho rằng hãy sống với những gì mình mong ước chứ đừng nên sống trên môi người, để rồi cuối cùng chỉ thấy mình là một thứ robot không hơn. Như thế thì phí quá.
PV: Rất cảm ơn nhà văn về buổi trò chuyện này. Xin chúc nhà văn sức khoẻ và sự bình an, và xin hẹn gặp lại nhà văn trong một dịp khác.
NV: Vâng, cảm ơn bạn.
VanVN.Net - Nhà văn Trần Quốc Toàn gửi đến VanVN.Net bài phỏng vấn của Đàm Lan, với lời dẫn như sau: “Đây là cuộc phỏng vấn của một phóng viên với một nhà văn. Nhưng đãng trí thế nào, phóng viên quên béng bút danh của nhà văn. Bản thảo lại mơ màng đánh đu bên lưng chừng bàn giấy, một bàn tay tò mò lật ra, vậy nhà văn nào thấy mình trong cuộc phỏng vấn này thì tự điền tên vào nhé.” Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc...
PV: Xin chào nhà văn. Rất vui khi được tiếp chuyện cùng nhà văn hôm nay. Và lời đầu tiên xin chúc nhà văn sức khoẻ, niềm vui và sự may mắn.
NV: Vâng, xin cảm ơn những lời chúc của bạn, và cũng thật may vì có lẽ hôm nay tôi được trao đổi với bạn những điều thú vị.
PV: Dạ vâng. Không phải là có lẽ mà hy vọng là thế ạ. Câu đầu tiên xin được hỏi nhà văn rằng nguyên cớ nào để nhà văn chọn con đường chinh phục độc giả?
NV: Nguyên cớ ư? Theo tôi thì để đi vào một công việc gì đó thường là do khả năng tự nhiên chủ động dẫn dắt, việc viết văn là một minh chứng rõ nhất cho điều này. Bởi ý muốn, sự ham thích, khả năng tư duy và chuyển tải, không phải từ bên ngoài cấy cắm được vào, mà phải bắt nguồn từ chính khả năng nội tại, có đầu tư đào tạo hay bồi dưỡng thì cũng chỉ là sự phù trợ. Nói tóm lại phải có cái gọi là thiên tư hay tố chất tự nhiên từ chính mình.
PV: Có câu “ Nhà văn đi tìm danh tiếng”, vậy xin nhà văn cho biết cảm nghĩ về sự nổi tiếng?
NV: Trước hết tôi muốn nói theo quan điểm của cá nhân tôi, rằng nhà văn thực sự thì không phải đi tìm danh tiếng, mà sự nổi tiếng, nếu có, là được nhiều người biết đến qua những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, sự nổi tiếng là con dao hai lưỡi. Nếu nổi tiếng bằng tài năng thật sự thì cũng không tránh khỏi những lời xảo nghị bởi lòng đố kỵ, ganh tị, vì dư luận luôn hoài nghi sự thành công của một người, để thuyết phục được lòng tin của họ là điều không tưởng. Còn nếu nổi tiếng bởi sự vay mượn hay lên gân chốc lát, lại càng là điều tệ hại hơn. Mặt trái của vấn đề thường đem lại cho đương sự những phiền toái, rầy rà và mệt mỏi. Tôi rất sợ khi tuổi còn trẻ nhỡ viết cái gì đó tạm gọi là được được, và nhận những ngôn ngữ hào phóng của công luận, thì đó rất dễ trở thành một cái hố sâu.
PV: Nói vậy thì nhà văn không mong muốn mình là người nổi tiếng?
NV: Nói một cách chân thực thì không phải là không mong. Bất kỳ ai trên đời cũng đều muốn được nhiều người biết đến mình qua thành quả của sự lao động, những người làm nghệ thuật lại càng mong muốn nhiều hơn. Không chỉ bởi sự thoả mãn tính hư vinh, mà còn có cảm giác vui sướng vì mình đã đóng góp được một phần hữu ích vào cuộc sống. Và sự hữu ích ấy sẽ cấp số nhân nếu số lượng thụ hưởng không chỉ bó hẹp trong một phạm vi. Vì vậy, nếu ai đó bảo rằng ”tôi không cần sự nổi tiếng” thì hoàn toàn không thật lòng. Chỉ có điều nên biết xử sự thế nào với sự nổi tiếng ấy.
PV: Nếu nói rằng sự nổi tiếng là được nhiều người biết đến, vậy nhà văn có nghĩ mình nhanh chân không so với một số khác?
NV: Phải nói ngay là tôi chưa từng nghĩ mình được nhiều người biết đến, có chăng là đâu đó trong những cuộc bạn bè, may ra chợt ai nhắc đến một cái tên. Hơn nữa, tôi không phải là người thích chạy nhanh, mà có thích chắc cũng không chạy được, vì văn chương không phải là một cuộc điền kinh việt dã, nên đúng hơn là cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa là người nổi tiếng. Việc tác phẩm của mình dược một số ít bạn bè và độc giả yêu mến, cũng chỉ có thể gọi là một niềm vui và là động lực cho tôi đi tiếp con đường phía trước. Thế đã là tốt lắm rồi. Vả lại, nên hiểu thế nào là sự nhanh chân?
PV: Ồ, hình như vừa có sự đổi vai. Vậy nhà văn nghĩ gì về một số cây viết trẻ đã sớm được công luận chú ý?
NV: Bạn rất thông minh khi biến một câu trả lời thành một câu hỏi. Vậy tôi có thể nói về vấn đề bạn vừa nêu thế này nhé. Đã có câu “tài không đợi tuổi”. Người trẻ nhưng có những tư duy vượt trội, những biểu hiện xuất sắc, những thành quả cụ thể có sức thuyết phục, được sự chú ý và đề cao của công luận là điều đáng mừng. Nhưng chính sự hào phóng của công luận, với những từ ngữ tán thưởng quá mức lại trở thành một cơn gió to. Cơn gió to này ban đầu thì có vẻ cất người trẻ lên cao, làm người trẻ thấy mình bay bổng, lâng lâng hạnh phúc, nhưng cũng chính là lúc người trẻ rơi vào trạng thái mất trọng lượng, lơ lơ lửng lửng, và rồi khi đôi chân không đứng vững trên mặt đất, thí chính cơn gió to ấy sẽ làm người trẻ nghiêng ngả ngã dúi dụi, sưng trán tều môi, và đầy thương tích khi va vập phải những chướng ngại. đó là sự thật của một số người trẻ chìm mất tăm, hoặc trở thành một loại kênh kiệu ngạo mạn dở hơi lố bịch, sau một thời làm tâm điểm của công luận. đó là nói về một số trường hợp có tí tài, một số khác thì trở thành nạn nhân gần như ngay lập tức từ những chiêu thức lăng xê vì nhiều mục đích, mà phần lớn là sự vay mượn hay gán đặt. Số này thì hiểm hoạ cao hơn rất nhiều lần, cay đắng hơn là chỉ vì muốn nổi tiếng bằng mọi giá trong nhất thời mà đánh rơi cả một cuộc đời đẹp đẽ. Những sự nổi tiếng đó, với tôi thật là vô giá trị.
PV: Có vẻ như nhà văn không quá nhiều tham vọng với sự nghiệp của mình?
NV: Không hẳn. Chỉ là tham vọng theo ý nghĩa nào thôi. Bởi tham vọng trong lĩnh vực này một cách quá lố có thể đồng nghĩa với sự ảo tưởng. Mà ảo tưởng là điều hết sức tối kỵ với người làm nghệ thuật. Nếu tôi viết mà không có tham vọng đến với độc giả thì tôi viết để làm gì. Nên tham vọng của tôi chỉ là được đưa những điều tâm niệm của mình đến với nhiều người, và trong chừng mực nào đó, góp thêm chút phần tham kiến đã là tốt lắm rồi.
PV: Xin phép nhà văn, chúng ta chuyển sang một đề tài khác nhé. Nhà văn nghĩ gì về cái gọi là cũ-mới trong văn học hiện nay?
NV: Sự đổi mới luôn là sự cần thiết trong tất cả mọi lĩnh vực. Có đổi mới, có sáng tạo, có đột phá thì mới có phát triển. Thế nhưng có điều nên lưu ý một chút rằng: mọi sự đổi mới đều mang tính thử nghiệm, và khi sự thử nghiệm được trải qua một thời gian thẩm sát tính hiệu quả tích cực của nó vào đời sống, thì sự đổi mới đó mới nên được công nhận. Không ít những cuộc thử nghiệm thất bại, để lại những hệ luỵ đáng kể, khi người ta ào ào chạy theo phong trào chỉ với một ý nghĩ vội vã rằng mình là người tiên phong, là người hiện đại, là người dũng cảm, lôi kéo không ít những thanh thiếu niên chưa đủ trí lực để phân định dở hay. Không những bản thân người đó tự chuốc lấy những hậu quả, mà còn gieo hiểm họa cho nhiều người. Trong lĩnh vực văn chương thì tính hệ luỵ của nó sẽ lâu dài, bởi trong một chừng mực nào đó thì người viết sách được xã hội xem như một thành phần trí thức, là người dẫn đường, nên vô hình chung một số độc giả ngộ nhận thang giá trị trong văn phẩm ấy, dẫn đến những góc nhìn và hành xử lệch lạc. Chưa hết, khi những người trẻ đang độ cao trào ấy, thì sự tự thị của họ là vô cùng, họ bác bỏ hết những giá trị được xây dựng từ hàng trăm có khi là hàng nghìn năm, chỉ thừa nhận giá trị mà bản thân họ đề ra. Đó là một sự ngông cuồng đến ngu xuẩn.
PV: Có vẻ như nhà văn đang rất bức xúc trước một hiện trạng?
NV: Không bức xúc làm sao được, khi bên cạnh những người trẻ ngông cuồng ấy cũng lại có một số tên tuổi đàn anh hô hào ủng hộ, phong cho cặp từ “dám nói”, là vì trong thời của họ, hoặc trong vốn liếng của họ, họ không tìm được những từ vựng thich hợp cho sự diễn trải những vấn đề, hoặc họ bị đóng khung trong một phạm vi chuẩn mực nào đó, nên khi họ thấy có những người nói ra những điều mà họ bức ách bấy lâu, thì họ lấy làm thoả mãn. Chính những người này lại càng làm hỏng thêm, méo mó thêm những giá trị văn hoá, tạo thành một xu hướng văn chương của một thời đoạn, và họ gọi đó là đổi mới, là hiện đại. Thực sự ra, những cái mà họ cho là đổi mới ấy nó đã xuất hiện đây đó trước nhiều năm rồi, và nó cũng đã bị đào thải khi quá trình song hành cùng cuộc sống dần không còn chỗ đứng. Hoặc đâu đó trên thế giới đã đào nhẵn đến tận cùng sâu thẳm vấn đề rồi, giờ họ mới xới lại, mà xới lại một cách thô thiển, rồi tự cho là mình tài giỏi. Bởi dù có thế thời nào, thì các vấn đề chính của đời sống con người cũng bấy nhiêu thôi, có khác chăng là cái cách nó diễn ra và một số nảy sinh theo từng hình thức của mỗi thời đoạn. Vì vậy. với quan điểm của tôi, không có mới, không có cũ, chỉ là có nói lên được điều gì tốt đẹp không thôi.
PV: Có phải vì thế mà nhà văn chọn cho mình một văn phong khá khác biệt?
NV: Thực ra không thể nói có sự chọn lựa ở đây. Tôi nghĩ “tư tưởng nào thì phong cách ấy”. Trong tư duy của bạn đã có sẵn một định hướng con đường bạn sẽ tiếp bước. Trong mọi lĩnh vực đều như thế, trong việc viết lách này lại càng phải là như thế. Bạn sẽ không viết ra nếu bạn không suy tư trăn trở chiêm ngẫm về đề tài bằng chính góc nhìn của bạn, và cách diễn trải lại càng không thể vay mượn, bạn phải nói ra bằng một cách tự nhiên nhất mà bạn có thể. Và đó là cái người ta gọi là văn phong, thể cách, là cái mà người ta có thể nhận diện người viết mà chưa cần nhìn đến bút danh.
PV: Xin hỏi nhà văn một câu hỏi khá nhạy cảm.
NV: Sẽ không là nhạy cảm nếu người ta không cố tình tránh né.
PV: Vâng, đúng là như vậy. Có nghĩa nhà văn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi cho dù ở góc độ nào? lĩnh vực nào?
NV: Tất nhiên. Chỉ cần trong phạm vi của khả năng tôi.
PV: Vâng. Vậy hình như nhà văn không mấy quan tâm đến giải thưởng? Vì sao ạ?
NV: Đây đúng là một câu hỏi hơi nhạy cảm một chút rồi. Nhưng không sao. Thật ra, nói không quan tâm thì cũng không đúng, bởi bất kỳ công việc nào đều được sự đánh giá năng lực và giá trị hữu ích thông qua các giải thưởng. Ở những lĩnh vực khác, sản phẩm có hình khối sắc màu cụ thể, có tính công dụng rõ rệt thì sự đánh giá dễ chính xác hơn. Còn trong lĩnh vực nghệ thuật, thì phần lớn người ta thẩm định theo cảm quan cá nhân là chính, thang bậc thì tuỳ vào phạm vi rộng hẹp của cảm quan ấy. Và như thế thì độ tin cậy và chuẩn xác của giá trị một tác phẩm gần như hoàn toàn không có cơ sở định lượng.
PV: Nhưng khi thẩm xét giải thưởng thì luôn có một hội đồng, không chỉ một vài cá nhân, nếu nói vậy thì những giải thưởng đều có vấn đề cả sao?
NV: Tôi không có ý nói như thế, điều tôi muốn dẫn giải chính là vì không có cơ sở định luợng căn cốt, mà sự thẩm định nhiều khi không thể công bằng một cách đầy thuyết phục. Nếu không phải vậy thì hãy nhìn vào các giải thưởng mà xem, nếu nó đủ độ thuyết phục thì làm gì còn có dư luận đa chiều như thế. Mà nói thật, chê vẫn nhiều hơn khen. Nên với tôi, giải thưởng thật sự có giá trị là ở công chúng. Một tác phẩm bao giờ đối tượng phục vụ của nó cũng là cộng đồng, nên nếu nó được tiếp nhận một cách rộng rãi thì đó đã có thể xem như một giải thưởng. Mặt khác, yêu cầu chuyên sâu của tác phẩm thì hẳn cần phải có sự thẩm định bậc cao, xong với quan niệm riêng của mình, tôi không cho đó là điều quan trọng. Bởi không ít những tác phẩm được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhưng đương thời của nó thì gần như không được nói đến nhiều, có khi còn bị công kích, đánh đập lên bờ xuống ruộng nữa. Vậy nên giải thưởng có hay không cũng không nói lên được điều gì cả.
PV: Vâng, vậy ta bỏ qua chuyện giải thưởng, xin hỏi nhà văn một câu nữa cũng không kém phần nhạy cảm.
NV: Ồ, hình như bạn cố tình dồn tôi vào chỗ khó thì phải.
PV: Không, không đâu ạ. Cũng như nhà văn đã nói: sẽ không là nhạy cảm nếu người ta không tránh né. Vậy xin nhà văn cho biết: có thông tin là nhà văn với một trình độ văn hoá khá khiêm tốn, vậy có trở ngại gì cho công việc của nhà văn không ạ?
NV: “Trình độ văn hoá”. Ý bạn muốn nói…
PV: Dạ, là nói về học lực.
NV: Thế thì trước khi trả lời câu hỏi chính, tôi xin đưa ra quan điểm của mình về cụm từ này đã nhé. Theo tôi, nếu nói về học lực, thì phải dùng cụm từ “trình độ học vấn” mới chính xác. Vì cái gọi là “văn hoá” đó là cách sống xử của con người với đời sống chung quanh mình. Và tôi nghĩ “Trình độ không đông nghĩa với bằng cấp, và bằng cấp lại càng không đồng nghĩa với văn hoá”.
PV: Ồ nhà văn nói rất chính xác. Xin cảm ơn nhà văn, tôi sẽ rút kinh nghiệm cho những trường hợp sau ạ.
NV: Hơi ngoài lề một chút, nhưng tôi muốn nói thêm rằng: trong sự phong phú của kho tàng ngôn ngữ Việt, người ta luôn sử dụng nó một cách tuỳ tiện có khi là thái quá và bất cập, có thể nói một cách cụ thể là người Việt nhưng chưa chắc ai cũng hiểu và dùng cho chính xác ngữ nghĩa tiếng Việt, vì vậy mà rất nhiều khi những ý nghĩa, tính chất của các khái niệm thường chung chung và mập mờ, dẫn đến cách hiểu đa chiều, và nói thật, rất nhiều người khá khôn ngoan trong việc chơi chữ này. Bây giờ tôi sẽ trả lời vào câu hỏi chính của bạn. “Trình độ học vấn khiêm tốn”. Chính xác. So với phạm vi của “bằng cấp” thì tôi chỉ là kẻ đứng ngoài bờ rào mà ngó vào. Nhưng không phải cứ đến trường thì mới gọi là học. Bằng cấp chưa chắc đã biểu thị đúng cái gọi là sự hiểu biết tương ứng với bằng cấp ấy. Nhiều khi bằng cấp còn phản chủ đến tội nghiệp. Có rất nhiều cách cho con người ta thu nạp kiến thức. Với tính đặc thù công việc của mình, thì sự tích luỹ của tôi trên rất nhiều phương diện, rất trực quan qua đời sống hàng ngày. Rồi bằng vào khả năng tư duy tự nhiên của mình mà tôi có được một chút hiểu biết tàm tạm để sống và làm việc. Vì vậy mà cái sự học của tôi sẽ không có điểm dừng, cho dù không đạt được yêu cầu của xã hội về mặt bằng cấp, thì trong một phạm vi nào đó tôi cũng đã có được chút vốn liếng rất thiết thực.
PV: Hình như nhà văn rất tự tin vào chính mình?
NV: Không phải là hình như mà chính xác là tôi rất tự tin. Nhưng không tự tin đến mức chủ quan và ảo tưởng. Có câu “Phải biết mình là ai chứ”. Đúng. Trong đời quan trọng nhất là “phải biết mình là ai”? những ưu khuyết của bản thân, khả năng và tham vọng cũng phải tương đồng, không ai có thể vững vàng bước chân mình nếu chưa đi đã chạy.
PV: Vâng. Một câu hỏi nữa: nhà văn quan niệm thế nào là Hạnh Phúc ạ?
NV: Hạnh phúc là một cảm giác vui sướng khi người ta đạt được một mong cầu nào đó. Hình như đã từ rất lâu, người ta quen gói gém ý nghĩa của hai từ Hạnh Phúc chỉ trong phạm vi hôn nhân, tình cảm gia đình, và người ta chỉ mải miết theo đuổi những định hình hạnh phúc to tát hoặc chưa dễ có được ngay, mà không hề biết rằng vẫn luôn có những niềm vui nho nhỏ mà hiện hữu bên ta hàng ngày. Thêm nữa là mỗi người có một hoặc nhiều ước nguyện khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, và khi đạt được một mong mỏi nào đó người ta gọi đó là hạnh phúc. Vì vậy mà giá trị của cặp từ Hạnh Phúc không có một định chuẩn, nên có rất nhiều người xét trong một phạm vi tương đối họ thực sự đang nắm giữ hạnh phúc trong tay, nhưng nếu được hỏi, họ vẫn cho rằng họ đang đau khổ chứ không sung sướng như người ta tưỏng, để rồi một ngày nào đó, một nguyên do nào đó, họ vấp phải sự mất mát thì họ mới chợt hiểu ra. Bởi vậy mà thông thường ta vẫn phải nghe những tiếng thở than phiền muộn, càng nhiều tham vọng lại càng ít thấy mình hạnh phúc.
PV: Nói vậy là những người sống đơn giản là những người hạnh phúc.
NV: Không tuyệt đối nhưng có thể tạm cho là như vậy, khi biết hài lòng, biết sự giới hạn của cuộc sống, biết những gì có thể và không có thể với mình, thì người ta có một tâm thế an nhiên tự tại, dễ chịu, và đó thật sự là một niềm hạnh phúc lâu dài.
PV: Thật là nhẹ nhõm, mong sao mỗi người đều có thể tìm thấy hạnh phúc theo cách mà nhà văn đã nói. Cuộc trò chuyện của chúng ta đã khá dài. Vậy xin nhà văn trả lời cho một câu hỏi cuối cùng. Nhà văn có ý định thay đổi hoàn cảnh sống của mình không ạ? nếu có thì khi nào ạ?
NV: (cười một cách thoải mái) Hình như đây là một câu hỏi không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn. Có vẻ câu hỏi trước đóng vai trò môi giới cho câu hỏi này thì phải. Tôi chắc câu trả lời của mình sẽ không được xuôi tai nhiều người cho lắm. Nhưng tôi không thể nói khác với quan điểm của mình. Theo tôi, mỗi người có một sự thích nghi với mỗi hoàn cảnh sống khác nhau. Không có một mô hình chuẩn cho cuộc sống. Chỉ là đa số hay thiểu số. Và cũng như mọi vấn đề, luôn luôn có tính hai mặt. Quan trọng là người ta thấy thoải mái, vui vẻ, bằng an với chính mình mà không gây thiệt hại gì cho những người chung quanh là được. Độc thân không có nghĩa là cô đơn hay bất hạnh, và hôn nhân cũng không có nghĩa đã thật sự hạnh phúc. Bởi nếu hôn nhân là hạnh phúc thì tại sao người ta lại ly hôn nhiều đến thế? Tôi muốn là một kẻ rong chơi chứ không muốn trói mình đằng sau một cánh cửa, để rồi thấy cuộc đời mình cứ lẳng lặng chìm đi mỗi ngày. Có một số người bảo đó là cách sống ích kỷ, tôi không nghĩ thế. Cuộc sống, suy cho cùng chỉ là để con người ta đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vì vậy, tôi cho rằng hãy sống với những gì mình mong ước chứ đừng nên sống trên môi người, để rồi cuối cùng chỉ thấy mình là một thứ robot không hơn. Như thế thì phí quá.
PV: Rất cảm ơn nhà văn về buổi trò chuyện này. Xin chúc nhà văn sức khoẻ và sự bình an, và xin hẹn gặp lại nhà văn trong một dịp khác.
NV: Vâng, cảm ơn bạn.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn