VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp về kiến trúc. Đầy đủ về tiện nghi. Không những thế, mặt tiền của ngôi nhà lại chính là đường phố Lý Nam Đế.
Thật là cầu được ước thấy! Vì không phải chỉ là ở vị trí ấy, gia đình ông có thể mở một cửa hàng buôn bán nho nhỏ để sinh lợi thêm. Mà cái chính là, từ đây, ông có được một điều kiện tối ưu để sinh hoạt và làm việc. Ông có một căn buồng riêng rộng rãi, có một cái bàn viết mở cửa sổ nhìn ra một vòm trời cây xanh mát mẻ, ríu rít tiếng chim và vi vu ngọn gió lành.
Bạn bè đến ăn mừng nhà mới cùng ông thật đông. Ai đến cũng có quà mừng. Một bức tượng Thánh Gióng. Một tấm thảm Ba Tư. Một chiếc gương Tầu. Một bộ ấm chén Nhật Bản. Riêng nhà thơ Vương Trọng đi tay không đến. Bắt tay Xuân Thiều xong, nhà thơ nói:
- Anh Xuân Thiều. Anh nổi danh là ông Tú Hói trong làng thơ, tác giả của không ít câu đối tài tình. Vậy em tặng anh một vế câu đối để anh đối lại cho vui thôi.
- Độc đáo! Xin sẵn sàng!
- Câu ấy đây: Chẳng lo gì, chỉ lo già.
Chà! Xuân Thiều ôm chầm lấy Vương Trọng vô cùng mừng vui và thán phục. Thán phục quá chừng. Vì anh chàng thi sỹ đồng hương giỏi đường chữ nghĩa này sao mà tinh quái! Anh ta đoán trúng tâm trạng nhà văn. Trời ạ! Sau bao nhiêu năm sống trong vất vả thiếu thốn, giờ đây khi tuổi đã không còn trẻ, mới có được một cơ ngơi như thế này, thì ước ao sở nguyện không gì khác hơn chính là được sống thật dài lâu để làm việc và hưởng thụ.
Vế đối hóm hỉnh nọ được quảng bá trong giới chữ nghĩa. Hàng chục câu đối lại ra đời. Riêng Tú Hói, tức Xuân Thiều nổi tiếng hay chữ lúc đó còn đang tìm tòi ý tứ. Thì có một câu đối lại của một tác giả vô danh xuất hiện: Nỏ cần chi, chỉ cần no. Và tiếp nhận nó, Xuân Thiều hiểu ngay rằng, đây là vế đối hoàn chỉnh nhất, mình không cần phải tìm tòi gì nữa!
Duy có điều, đọc cả đôi câu đối lên, nhà văn thấy lòng buồn xỉu. Câu đối, cả hai vế đều nói đúng tâm trạng ông. Tâm trạng của một nhà văn luôn biết lo toan việc đời. Ông buồn vì tuổi tác không đợi ai. Ông buồn vì nhân thế: còn biết bao người đang còn phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày!
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp về kiến trúc. Đầy đủ về tiện nghi. Không những thế, mặt tiền của ngôi nhà lại chính là đường phố Lý Nam Đế.
Thật là cầu được ước thấy! Vì không phải chỉ là ở vị trí ấy, gia đình ông có thể mở một cửa hàng buôn bán nho nhỏ để sinh lợi thêm. Mà cái chính là, từ đây, ông có được một điều kiện tối ưu để sinh hoạt và làm việc. Ông có một căn buồng riêng rộng rãi, có một cái bàn viết mở cửa sổ nhìn ra một vòm trời cây xanh mát mẻ, ríu rít tiếng chim và vi vu ngọn gió lành.
Bạn bè đến ăn mừng nhà mới cùng ông thật đông. Ai đến cũng có quà mừng. Một bức tượng Thánh Gióng. Một tấm thảm Ba Tư. Một chiếc gương Tầu. Một bộ ấm chén Nhật Bản. Riêng nhà thơ Vương Trọng đi tay không đến. Bắt tay Xuân Thiều xong, nhà thơ nói:
- Anh Xuân Thiều. Anh nổi danh là ông Tú Hói trong làng thơ, tác giả của không ít câu đối tài tình. Vậy em tặng anh một vế câu đối để anh đối lại cho vui thôi.
- Độc đáo! Xin sẵn sàng!
- Câu ấy đây: Chẳng lo gì, chỉ lo già.
Chà! Xuân Thiều ôm chầm lấy Vương Trọng vô cùng mừng vui và thán phục. Thán phục quá chừng. Vì anh chàng thi sỹ đồng hương giỏi đường chữ nghĩa này sao mà tinh quái! Anh ta đoán trúng tâm trạng nhà văn. Trời ạ! Sau bao nhiêu năm sống trong vất vả thiếu thốn, giờ đây khi tuổi đã không còn trẻ, mới có được một cơ ngơi như thế này, thì ước ao sở nguyện không gì khác hơn chính là được sống thật dài lâu để làm việc và hưởng thụ.
Vế đối hóm hỉnh nọ được quảng bá trong giới chữ nghĩa. Hàng chục câu đối lại ra đời. Riêng Tú Hói, tức Xuân Thiều nổi tiếng hay chữ lúc đó còn đang tìm tòi ý tứ. Thì có một câu đối lại của một tác giả vô danh xuất hiện: Nỏ cần chi, chỉ cần no. Và tiếp nhận nó, Xuân Thiều hiểu ngay rằng, đây là vế đối hoàn chỉnh nhất, mình không cần phải tìm tòi gì nữa!
Duy có điều, đọc cả đôi câu đối lên, nhà văn thấy lòng buồn xỉu. Câu đối, cả hai vế đều nói đúng tâm trạng ông. Tâm trạng của một nhà văn luôn biết lo toan việc đời. Ông buồn vì tuổi tác không đợi ai. Ông buồn vì nhân thế: còn biết bao người đang còn phải lo miếng cơm manh áo hàng ngày!
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn