VanVN.Net - Mỗi khi nhắc đến tòa soạn Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhiều người thường gọi bằng cái tên hết sức thân thương và ấm áp: “Nhà số 4”. Nhân kỷ niệm 55 năm Tạp chí Văn nghệ quân đội xuất bản số đầu tiên (01/1957 – 01/2012), VanVN.Net xin được gửi tới toàn thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ Tạp chí lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc Tạp chí ngày càng phát triển vững mạnh, hấp dẫn cả về nội dung và hình thức, mãi mãi là ấn phẩm văn chương thân thiết của bạn đọc trong và ngoài quân đội. Dưới đây, là cuộc trò chuyện giữa Đại tá Ngô Vĩnh Bình Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội với phóng viên VanVN. Net.
Đại tá - nhà văn - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội Ngô Vĩnh Bình
PV: Thưa Đại tá, nhà văn, Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình, nếu tính theo năm tháng của một đời người, ở tuổi 55 dường như mọi thành – bại đã được “phân định” rõ ràng, thì với một tạp chí văn chương mang dấu ấn đặc biệt qua thời gian như VNQĐ, có thể kể đến những thành quả nào đáng tự hào nhất?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Cái câu “ngũ thập tri thiên mệnh” của người xưa ấy xem ra cũng “xưa” rồi! Bởi bây giờ tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ta đã là 73…và, sáng qua Tướng Hồ Phương – một nhà văn “khai quốc công thần”, biên tập viên sáng lập của Văn nghệ Quân đội chúng tôi còn vè vè xe honđa đến toà soạn nộp quyển và bảo: Từ khi nhận sổ hưu tớ viết sòn sòn năm một cuốn tiểu thuyết! Bạn biết “cụ” tuổi gì không? Tuổi Canh Ngọ - 1930, Tết này 83! Ấy là nói về tuổi người, còn tuổi một tờ báo như Văn nghệ Quân đội thì 55 năm chỉ là một chặng của con đường – con đường song hành cùng những người lính, cùng văn học dằng dặc dài! Trên chặng đường ấy, cái văn hiệu - thương hiệu Văn nghệ Quân đội, cái tên trìu mến “nhà số 4” đã xuất hiện, được khẳng định và gieo được niềm tin yêu của nhiều thế hệ bạn đọc, bạn viết. Có được điều này không phải chỉ vì Văn nghệ Quân đội đã đang vẫn là một tờ tạp chí văn chương có lượng phát hành cao nhất nước (xuất bản tháng 2 kỳ với số lượng 25.000 bản/kỳ) bên cạnh là một tờ tạp chí điện tử (Vannghequandoi.com.vn) cũng được xếp trong tốp 5 của làng “văn chương mạng”. Cũng không phải chỉ vì là tờ báo có một đội ngũ nhà văn đông nhất gồm đủ các thế hệ với nhiều tên tuổi, trong đó có 5 nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Hữu Thỉnh), hàng chục nhà văn khác được Giải thưởng Nhà nước và rất nhiều nhà văn khác được Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng và các Giải văn học quốc tế (Bông Sen, Asean, Sông Mêkông). Gần như 100% biên tập phóng viên đã và đang công tác ở tạp chí là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cũng trong số này lại có những có những nhà văn được mang lon tướng (Dũng Hà, Nguyễn Chí Trung, Hồ Phương), được gắn tên phố, tên đường, tên trường (Thanh Tịnh, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều). Văn nghệ Quân đội cũng là tạp chí văn chương đầu tiên, duy nhất hiện nay được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT và cũng là một trong không nhiều cơ quan báo chí có phóng viên chiến trường được truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Hoàng Ca)… Người đọc, người viết có lòng yêu mến Văn nghệ Quân đội, biết tới “nhà số 4” vì những điều trên còn bởi ấy là tờ báo của những người lính, của Bộ đội Cụ Hồ - luôn theo sát bước chân người lính, vui buồn cùng họ…
PV: Quay trở lại thời điểm tháng 01/1957, Tạp chí VNQĐ ra đời giữa rất nhiều thử thách (cả về bối cảnh lịch sử, điều kiện vật chất cũng như lực lượng sáng tác…) đối với những người đứng đầu Tạp chí lúc đó, nhưng VNQĐ đã vượt qua khó khăn và tạo được uy tín trong lòng bạn đọc ngay từ những số đầu tiên. Đến nay, sau 55 năm, tinh thần đó đang được tiếp nối và phát huy như thế nào thưa đại tá - nhà văn?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Vâng, không đến mức “ra đời trong bão táp” bởi lúc đó là thời điểm những năm hoà bình đầu tiên trên miền Bắc XHCN, không khí rất vui tươi, phấn khởi. Bộ đội, kể cả các văn nghệ sĩ lại càng khí thế… Nhưng những năm đầu hoà bình ấy, tình hình thế giới, đặc biệt là nội bộ phe XHCN diễn ra phức tạp. Trong nước hai miền Bắc - Nam còn chia cắt, mỗi miền một chế độ chính trị một hệ tư tưởng, đời sống nhân dân mới ra khỏi chiến tranh còn gặp không ít khó khăn dẫn tới xuất hiện những trào lưu tư tưởng trái chiều, giới văn nghệ sĩ, trong đó có cả các nhà văn quân đội phân tâm. Nhiều tờ báo, nhiều tác phẩm “lề trái” xuất hiện… nhưng Văn nghệ Quân đội non trẻ vẫn vững vàng vượt qua thử thách, xốc lại đội hình, tìm lại được sự tin cậy của Đảng, sự yêu mến và cộng tác của ban viết bạn đọc đông đảo. Tinh thần và ý chí ấy đến nay sau 55 năm vẫn được các thế hệ nhà văn gìn giữ phát huy…
PV: Với tiêu chí: ngoài sáng tác văn, thơ là chính, Tạp chí vẫn dành phần cần thiết cho các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh và không coi nhẹ phần nghiên cứu phê bình… VNQĐ đã mang đến cho bạn đọc một “bữa tiệc” đầy đủ về chất và lượng. Xin hỏi Tổng biên tập, bí quyết duy trì sự phong phú đó nằm ở đâu?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Ngay từ khi mới ra đời tôn chỉ mục đich của Văn nghệ Quân đội đã được định rõ: Tuyên truyền đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân. Đăng tải các sáng tác, nhiên cứu phê bình văn học góp phần bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn người chiến sĩ, phát hiện bồi dưỡng những tài năng văn nghệ trẻ đặc biệt là tài năng trẻ trong quân đội. Là thế nên trải qua hơn nửa thế kỷ nay các phần mục chính của Văn nghệ Quân đội dường như không mấy thay đổi. Là tờ báo của các nhà văn, nhưng lại là văn nghệ nên tất nhiên phải có phần nghệ cũng như là diễn đàn văn nghệ nhưng nội hàm không chỉ có văn nghệ mà còn quân đội. Bạn xem đấy, trong 740 số chính cũng như mấy chục số phụ san, số cuối tháng đã xuất bản Văn nghệ Quân đội số nào tờ nào cũng có tranh, có nhạc, có ảnh có bình luận nghệ thuật… Có lẽ ít có tờ báo tờ tạp chí nào tồn tại suốt 55 năm lại kiên định, lại tuân thủ tôn chỉ mục đích, lại không một lần thay tên đổi tuổi như Văn nghệ Quân đội.
PV: Cách đây nhiều năm, Tạp chí VNQĐ đã có phương pháp “điều tra xã hội học” và “tương tác với độc giả” rất hay, đó là ngay cả Chủ nhiệm Tạp chí cũng như tất cả các biên tập viên, phóng viên sáng tác, cán bộ trị sự sẵn sàng đi xuống đơn vị bộ đội, nhà trường, nông trường nhà máy, gặp gỡ bạn đọc, bạn viết, nghe ý kiến phê bình, nhận xét… để về bàn việc cải tiến tạp chí năm sau. Thưa Đại tá Tổng biên tập hiện nay việc này có còn được tiếp nối? Nếu có thì bằng cách nào?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Quảng bá hình ảnh quân đội, nuôi dưỡng và làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ là nhiệm vụ chính trị của các nhà văn quân đội. Lắng nghe dư luận bạn viết bạn đọc rộng rãi để nhìn lại và tự điều chỉnh mình là truyền thống là công việc hàng ngày hiện nay của Văn nghệ Quân đội, nhất là với người đứng đầu và bộ phận trị sự. Mất bạn đọc bạn viết là mất luôn “thương hiệu”, mất thương hiệu là mất hết. Chúng tôi luôn lấy làm lòng điều đó. Tiện đây tôi cũng nói thêm cùng bạn đọc là xưa nay, Văn nghệ Quân đội chưa bao giờ là tờ báo bao cấp, cấp phát kể cả thời chiến tranh mà luôn phát hành qua bưu điện. Hiện nay chúng tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, phải thực hiện mọi nghĩa vụ theo quy định. Là vậy nên có thể nói không có những “điều tra xã hội học”, không lắng nghe dư luận bạn đọc bạn viết thì sẽ mất “thị phần” mà mất thị phần thì cũng như mất “thương hiệu”, khó giành lại lấy lại lắm!
PV: Có một số lượng bạn đọc không nhỏ rất quan tâm đến những tác phẩm viết về người lính hôm nay, nhưng dường như khi thế hệ nhà văn chống Mỹ chuyển giao dần vị trí trên văn đàn cho những tác giả trẻ hơn thì đang có một khoảng trống vắng khiến nhiều người đọc hụt hẫng. Cụ thể ngay cả trên Tạp chí VNQĐ, sáng tác về người lính cũng không còn đầy đặn như trước. Theo nhận định của ông, phải mất bao lâu nữa để “lấp đầy” được khoảng trống đó?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Như trên tôi đã nói về tôn chỉ mục đích, về nhiệm vụ chính trị của Văn nghệ Quân đội. “Văn nghệ” và “Quân đội” là một thể thống nhất, thiếu một trong hai thứ không làm thành Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thiếu chất văn nghệ, thiếu chất quân đội thì không có lý do để Văn nghệ Quân đội tồn tại. Là vậy cho nên cũng có thể nói, đề tài chiến tranh và người lính, đề tài quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc luôn luôn phải là đề tài VIP trên Văn nghệ Quân đội. Với các nhà văn quân đội cũng vậy, để nguy cơ “nhạt màu áo lính” trở thành hiện thực là không hoàn thành nhiệm vụ, là có lỗi với thế hệ cha anh và cũng phải xem xét lại… vị trí, chỗ đứng của mình! Tất nhiên viết về chiến tranh và người lính trong điều kiện hoà bình, mở cửa và hội nhập sẽ phải khác với trước đây. Những trang văn chỉ là nhưng trang “tả trận”, chỉ là những dòng “ngợi ca” sẽ không còn là số 1, là độc tôn nữa. Vẫn là đề tài ấy nhưng phải viết mới, viết khác, nghĩa là phải đúng, phải hay. Không hay là mất bạn đọc bạn viết, là mất thị phần, mất thương hiệu; không đúng, không về bộ đội, vì bộ đội là không tuân thủ tôn chỉ mục đích của tờ báo! Rất khó, khó như “dắt bóng dọc đường biên” trong bóng đá, phải không bạn?
PV: Ngoài Tạp chí giấy xuất bản thường kì, VNQĐ đã có thêm Tạp chí điện tử vannghequandoi.com.vn với lượng tin, bài, tư liệu rất cập nhật và phong phú, điều này thể hiện VNQĐ có một đội ngũ BTV, phóng viên năng động, hiện đại, nhiệt tình, nắm vững công nghệ. Với vai trò Tổng biên tập, Đại tá gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi “điều binh khiển tướng” bằng công nghệ thông tin?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Làm báo chí điện tử, đọc báo điện tử là xu thế không thể cưỡng được của con người trong xã hội hiện đại. Xác định điều đó nên ngay từ năm 2007, các nhà văn, nhất là các bạn trẻ, của Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã quyết tâm làm một tờ báo văn học “mạng”. Tiền không, phương tiện tác nghiệp không, biên chế không… nhuận bút cho cộng tác viên thì ỷ vào quen thân …“khất” vĩnh viễn. “Tay không bắt giặc”, sau 4 năm thể nghiệm Trang tin điện tử Văn nghệ Quân đội có hiệu quả, đầu năm 2011 vừa qua, Tổng cục Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức cho phép website vannghequandoi.com nâng cấp thành Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử (Vannghequandoi.com.vn), có kinh phí (đủ để duy tu máy móc và trả nhận bút tượng trưng!) và có biên chế (2/3 là kiêm nhiệm). Đây là một trong hai tờ báo điện tử của quân đội (tờ nữa là Quanđoinhandan.com.vn). Với giao diện trang nhã, thân thiện; nội dung cập nhật, phong phú nên mới ra mắt chưa tròn một năm, Vannghequandoi.com.vn đã có gần 4 triệu lượt người truy cập và được một tờ báo xếp trong tốp 5 tờ báo điện tử văn chương được bạn đọc yêu thích nhất. Về khó khăn, Vannghequandoi.com.vn còn phải vượt qua nhiều lắm mới có thể bằng chị bằng em. Tuy nhiên với truyền thống tự lập, tự cường; tự hào về tờ báo của mình, cùng khát khao chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá…của anh em hy vọng Vannghequandoi.com.vn sẽ cùng là một “thương hiệu” – “văn hiệu”!
PV: Xin chân thành cảm ơn Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình đã dành thời gian trả trò chuyện cùng VanVN.Net. Kính chúc nhà văn sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
VanVN.Net - Mỗi khi nhắc đến tòa soạn Tạp chí Văn nghệ quân đội, nhiều người thường gọi bằng cái tên hết sức thân thương và ấm áp: “Nhà số 4”. Nhân kỷ niệm 55 năm Tạp chí Văn nghệ quân đội xuất bản số đầu tiên (01/1957 – 01/2012), VanVN.Net xin được gửi tới toàn thể cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ Tạp chí lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc Tạp chí ngày càng phát triển vững mạnh, hấp dẫn cả về nội dung và hình thức, mãi mãi là ấn phẩm văn chương thân thiết của bạn đọc trong và ngoài quân đội. Dưới đây, là cuộc trò chuyện giữa Đại tá Ngô Vĩnh Bình Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội với phóng viên VanVN. Net.
Đại tá - nhà văn - Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội Ngô Vĩnh Bình
PV: Thưa Đại tá, nhà văn, Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình, nếu tính theo năm tháng của một đời người, ở tuổi 55 dường như mọi thành – bại đã được “phân định” rõ ràng, thì với một tạp chí văn chương mang dấu ấn đặc biệt qua thời gian như VNQĐ, có thể kể đến những thành quả nào đáng tự hào nhất?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Cái câu “ngũ thập tri thiên mệnh” của người xưa ấy xem ra cũng “xưa” rồi! Bởi bây giờ tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ta đã là 73…và, sáng qua Tướng Hồ Phương – một nhà văn “khai quốc công thần”, biên tập viên sáng lập của Văn nghệ Quân đội chúng tôi còn vè vè xe honđa đến toà soạn nộp quyển và bảo: Từ khi nhận sổ hưu tớ viết sòn sòn năm một cuốn tiểu thuyết! Bạn biết “cụ” tuổi gì không? Tuổi Canh Ngọ - 1930, Tết này 83! Ấy là nói về tuổi người, còn tuổi một tờ báo như Văn nghệ Quân đội thì 55 năm chỉ là một chặng của con đường – con đường song hành cùng những người lính, cùng văn học dằng dặc dài! Trên chặng đường ấy, cái văn hiệu - thương hiệu Văn nghệ Quân đội, cái tên trìu mến “nhà số 4” đã xuất hiện, được khẳng định và gieo được niềm tin yêu của nhiều thế hệ bạn đọc, bạn viết. Có được điều này không phải chỉ vì Văn nghệ Quân đội đã đang vẫn là một tờ tạp chí văn chương có lượng phát hành cao nhất nước (xuất bản tháng 2 kỳ với số lượng 25.000 bản/kỳ) bên cạnh là một tờ tạp chí điện tử (Vannghequandoi.com.vn) cũng được xếp trong tốp 5 của làng “văn chương mạng”. Cũng không phải chỉ vì là tờ báo có một đội ngũ nhà văn đông nhất gồm đủ các thế hệ với nhiều tên tuổi, trong đó có 5 nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Hữu Thỉnh), hàng chục nhà văn khác được Giải thưởng Nhà nước và rất nhiều nhà văn khác được Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng và các Giải văn học quốc tế (Bông Sen, Asean, Sông Mêkông). Gần như 100% biên tập phóng viên đã và đang công tác ở tạp chí là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, cũng trong số này lại có những có những nhà văn được mang lon tướng (Dũng Hà, Nguyễn Chí Trung, Hồ Phương), được gắn tên phố, tên đường, tên trường (Thanh Tịnh, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều). Văn nghệ Quân đội cũng là tạp chí văn chương đầu tiên, duy nhất hiện nay được phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT và cũng là một trong không nhiều cơ quan báo chí có phóng viên chiến trường được truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân – nhà văn liệt sỹ Nguyễn Thi (Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Hoàng Ca)… Người đọc, người viết có lòng yêu mến Văn nghệ Quân đội, biết tới “nhà số 4” vì những điều trên còn bởi ấy là tờ báo của những người lính, của Bộ đội Cụ Hồ - luôn theo sát bước chân người lính, vui buồn cùng họ…
PV: Quay trở lại thời điểm tháng 01/1957, Tạp chí VNQĐ ra đời giữa rất nhiều thử thách (cả về bối cảnh lịch sử, điều kiện vật chất cũng như lực lượng sáng tác…) đối với những người đứng đầu Tạp chí lúc đó, nhưng VNQĐ đã vượt qua khó khăn và tạo được uy tín trong lòng bạn đọc ngay từ những số đầu tiên. Đến nay, sau 55 năm, tinh thần đó đang được tiếp nối và phát huy như thế nào thưa đại tá - nhà văn?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Vâng, không đến mức “ra đời trong bão táp” bởi lúc đó là thời điểm những năm hoà bình đầu tiên trên miền Bắc XHCN, không khí rất vui tươi, phấn khởi. Bộ đội, kể cả các văn nghệ sĩ lại càng khí thế… Nhưng những năm đầu hoà bình ấy, tình hình thế giới, đặc biệt là nội bộ phe XHCN diễn ra phức tạp. Trong nước hai miền Bắc - Nam còn chia cắt, mỗi miền một chế độ chính trị một hệ tư tưởng, đời sống nhân dân mới ra khỏi chiến tranh còn gặp không ít khó khăn dẫn tới xuất hiện những trào lưu tư tưởng trái chiều, giới văn nghệ sĩ, trong đó có cả các nhà văn quân đội phân tâm. Nhiều tờ báo, nhiều tác phẩm “lề trái” xuất hiện… nhưng Văn nghệ Quân đội non trẻ vẫn vững vàng vượt qua thử thách, xốc lại đội hình, tìm lại được sự tin cậy của Đảng, sự yêu mến và cộng tác của ban viết bạn đọc đông đảo. Tinh thần và ý chí ấy đến nay sau 55 năm vẫn được các thế hệ nhà văn gìn giữ phát huy…
PV: Với tiêu chí: ngoài sáng tác văn, thơ là chính, Tạp chí vẫn dành phần cần thiết cho các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh và không coi nhẹ phần nghiên cứu phê bình… VNQĐ đã mang đến cho bạn đọc một “bữa tiệc” đầy đủ về chất và lượng. Xin hỏi Tổng biên tập, bí quyết duy trì sự phong phú đó nằm ở đâu?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Ngay từ khi mới ra đời tôn chỉ mục đich của Văn nghệ Quân đội đã được định rõ: Tuyên truyền đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân. Đăng tải các sáng tác, nhiên cứu phê bình văn học góp phần bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn người chiến sĩ, phát hiện bồi dưỡng những tài năng văn nghệ trẻ đặc biệt là tài năng trẻ trong quân đội. Là thế nên trải qua hơn nửa thế kỷ nay các phần mục chính của Văn nghệ Quân đội dường như không mấy thay đổi. Là tờ báo của các nhà văn, nhưng lại là văn nghệ nên tất nhiên phải có phần nghệ cũng như là diễn đàn văn nghệ nhưng nội hàm không chỉ có văn nghệ mà còn quân đội. Bạn xem đấy, trong 740 số chính cũng như mấy chục số phụ san, số cuối tháng đã xuất bản Văn nghệ Quân đội số nào tờ nào cũng có tranh, có nhạc, có ảnh có bình luận nghệ thuật… Có lẽ ít có tờ báo tờ tạp chí nào tồn tại suốt 55 năm lại kiên định, lại tuân thủ tôn chỉ mục đích, lại không một lần thay tên đổi tuổi như Văn nghệ Quân đội.
PV: Cách đây nhiều năm, Tạp chí VNQĐ đã có phương pháp “điều tra xã hội học” và “tương tác với độc giả” rất hay, đó là ngay cả Chủ nhiệm Tạp chí cũng như tất cả các biên tập viên, phóng viên sáng tác, cán bộ trị sự sẵn sàng đi xuống đơn vị bộ đội, nhà trường, nông trường nhà máy, gặp gỡ bạn đọc, bạn viết, nghe ý kiến phê bình, nhận xét… để về bàn việc cải tiến tạp chí năm sau. Thưa Đại tá Tổng biên tập hiện nay việc này có còn được tiếp nối? Nếu có thì bằng cách nào?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Quảng bá hình ảnh quân đội, nuôi dưỡng và làm sáng đẹp hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ là nhiệm vụ chính trị của các nhà văn quân đội. Lắng nghe dư luận bạn viết bạn đọc rộng rãi để nhìn lại và tự điều chỉnh mình là truyền thống là công việc hàng ngày hiện nay của Văn nghệ Quân đội, nhất là với người đứng đầu và bộ phận trị sự. Mất bạn đọc bạn viết là mất luôn “thương hiệu”, mất thương hiệu là mất hết. Chúng tôi luôn lấy làm lòng điều đó. Tiện đây tôi cũng nói thêm cùng bạn đọc là xưa nay, Văn nghệ Quân đội chưa bao giờ là tờ báo bao cấp, cấp phát kể cả thời chiến tranh mà luôn phát hành qua bưu điện. Hiện nay chúng tôi là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, phải thực hiện mọi nghĩa vụ theo quy định. Là vậy nên có thể nói không có những “điều tra xã hội học”, không lắng nghe dư luận bạn đọc bạn viết thì sẽ mất “thị phần” mà mất thị phần thì cũng như mất “thương hiệu”, khó giành lại lấy lại lắm!
PV: Có một số lượng bạn đọc không nhỏ rất quan tâm đến những tác phẩm viết về người lính hôm nay, nhưng dường như khi thế hệ nhà văn chống Mỹ chuyển giao dần vị trí trên văn đàn cho những tác giả trẻ hơn thì đang có một khoảng trống vắng khiến nhiều người đọc hụt hẫng. Cụ thể ngay cả trên Tạp chí VNQĐ, sáng tác về người lính cũng không còn đầy đặn như trước. Theo nhận định của ông, phải mất bao lâu nữa để “lấp đầy” được khoảng trống đó?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Như trên tôi đã nói về tôn chỉ mục đích, về nhiệm vụ chính trị của Văn nghệ Quân đội. “Văn nghệ” và “Quân đội” là một thể thống nhất, thiếu một trong hai thứ không làm thành Tạp chí Văn nghệ Quân đội, thiếu chất văn nghệ, thiếu chất quân đội thì không có lý do để Văn nghệ Quân đội tồn tại. Là vậy cho nên cũng có thể nói, đề tài chiến tranh và người lính, đề tài quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc luôn luôn phải là đề tài VIP trên Văn nghệ Quân đội. Với các nhà văn quân đội cũng vậy, để nguy cơ “nhạt màu áo lính” trở thành hiện thực là không hoàn thành nhiệm vụ, là có lỗi với thế hệ cha anh và cũng phải xem xét lại… vị trí, chỗ đứng của mình! Tất nhiên viết về chiến tranh và người lính trong điều kiện hoà bình, mở cửa và hội nhập sẽ phải khác với trước đây. Những trang văn chỉ là nhưng trang “tả trận”, chỉ là những dòng “ngợi ca” sẽ không còn là số 1, là độc tôn nữa. Vẫn là đề tài ấy nhưng phải viết mới, viết khác, nghĩa là phải đúng, phải hay. Không hay là mất bạn đọc bạn viết, là mất thị phần, mất thương hiệu; không đúng, không về bộ đội, vì bộ đội là không tuân thủ tôn chỉ mục đích của tờ báo! Rất khó, khó như “dắt bóng dọc đường biên” trong bóng đá, phải không bạn?
PV: Ngoài Tạp chí giấy xuất bản thường kì, VNQĐ đã có thêm Tạp chí điện tử vannghequandoi.com.vn với lượng tin, bài, tư liệu rất cập nhật và phong phú, điều này thể hiện VNQĐ có một đội ngũ BTV, phóng viên năng động, hiện đại, nhiệt tình, nắm vững công nghệ. Với vai trò Tổng biên tập, Đại tá gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi “điều binh khiển tướng” bằng công nghệ thông tin?
Đại tá - nhà văn – Tổng biên tập Ngô Vĩnh Bình: Làm báo chí điện tử, đọc báo điện tử là xu thế không thể cưỡng được của con người trong xã hội hiện đại. Xác định điều đó nên ngay từ năm 2007, các nhà văn, nhất là các bạn trẻ, của Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã quyết tâm làm một tờ báo văn học “mạng”. Tiền không, phương tiện tác nghiệp không, biên chế không… nhuận bút cho cộng tác viên thì ỷ vào quen thân …“khất” vĩnh viễn. “Tay không bắt giặc”, sau 4 năm thể nghiệm Trang tin điện tử Văn nghệ Quân đội có hiệu quả, đầu năm 2011 vừa qua, Tổng cục Chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức cho phép website vannghequandoi.com nâng cấp thành Tạp chí Văn nghệ Quân đội điện tử (Vannghequandoi.com.vn), có kinh phí (đủ để duy tu máy móc và trả nhận bút tượng trưng!) và có biên chế (2/3 là kiêm nhiệm). Đây là một trong hai tờ báo điện tử của quân đội (tờ nữa là Quanđoinhandan.com.vn). Với giao diện trang nhã, thân thiện; nội dung cập nhật, phong phú nên mới ra mắt chưa tròn một năm, Vannghequandoi.com.vn đã có gần 4 triệu lượt người truy cập và được một tờ báo xếp trong tốp 5 tờ báo điện tử văn chương được bạn đọc yêu thích nhất. Về khó khăn, Vannghequandoi.com.vn còn phải vượt qua nhiều lắm mới có thể bằng chị bằng em. Tuy nhiên với truyền thống tự lập, tự cường; tự hào về tờ báo của mình, cùng khát khao chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá…của anh em hy vọng Vannghequandoi.com.vn sẽ cùng là một “thương hiệu” – “văn hiệu”!
PV: Xin chân thành cảm ơn Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình đã dành thời gian trả trò chuyện cùng VanVN.Net. Kính chúc nhà văn sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn