VanVN.Net – Sáng nay, 10/11/2011 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam cùng Đại sứ Ấn Độ trân trọng tổ chức Lễ đặt tượng thi hào Rabindranath Tagore.
Tượng thi hào Rabindranath Tagore
Tới dự có Ngài Ranjit Rae - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; NSND Chu Thúy Quỳnh - Phó chủ tịch Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa Việt Nam; nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng – Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ Ban Tuyên giáo TW; nhà văn Nguyên An – phó giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam; các cơ quan ngoại giao Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ; các nhà văn, nhà thơ là Ủy viên BCH, Hội đồng thơ, lãnh đạo các cơ quan thuộc Hội Nhà văn Việt Nam; các nhà khoa học, nhà lí luận văn học các quốc gia dự hội thảo về Rabindranath Tagore tại Hà Nội; các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin, bạn đọc yêu mến thơ Tagore…
Nhà thơ Hữu Thỉnh đọc diễn văn khai mạc Lễ đặt tượng
Nhà thơ Hữu Thỉnh đề cập đến sự nghiệp thi ca vô cùng đồ sộ của thi hào Tagore, sau đó nhà thơ nhấn mạnh trong diễn văn rằng: "Rabindranath Tagore là danh nhân văn học quốc tế đầu tiên được đặt tượng tại Bảo tàng Văn học Việt Nam". Một điều quan trọng và có ý nghĩa hơn nữa trong buổi lễ khi nhà thơ Hữu Thỉnh nói đến việc Bảo tàng Văn học Việt Nam đã chính thức nhận quyết định thành lập sau 5 năm duy trì xây dựng và hoàn thiện như hiện nay.
Đại sứ Ấn Độ, ngài Ranjit Rae phát biểu tại Lễ đặt tượng
Giáo sư Sucata Chudary phát biểu tại Lễ đặt tượng
Nghệ sĩ Pramitat Maly hát ca khúc Ấn Độ
Nhà thơ Hữu Thỉnh, ngài đại sứ Ấn Độ Ranjit Rae, Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng, NSND Chu Thúy Quỳnh
cùng làm lễ cắt băng đặt tượng
-------------
Kết thúc buổi Lễ, khách mời tham dự bữa tiệc thân mật tại nhà hàng Hoa Sấu trong khuôn viên Bảo tàng VHVN.
ĐÔI NÉT VỀ THI HÀO RABINDRANATH TAGORE
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Devendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch. Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực. Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn... Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh (Amritsar) năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951. Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới. Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương. Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư. Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác. |
* Một số hình ảnh tại buổi Lễ:
--------
Ảnh: Đỗ Văn Hiếu
VanVN.Net – Sáng nay, 10/11/2011 tại Bảo tàng Văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam cùng Đại sứ Ấn Độ trân trọng tổ chức Lễ đặt tượng thi hào Rabindranath Tagore.
Tượng thi hào Rabindranath Tagore
Tới dự có Ngài Ranjit Rae - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam; NSND Chu Thúy Quỳnh - Phó chủ tịch Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa Việt Nam; nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng – Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ Ban Tuyên giáo TW; nhà văn Nguyên An – phó giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam; các cơ quan ngoại giao Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ; các nhà văn, nhà thơ là Ủy viên BCH, Hội đồng thơ, lãnh đạo các cơ quan thuộc Hội Nhà văn Việt Nam; các nhà khoa học, nhà lí luận văn học các quốc gia dự hội thảo về Rabindranath Tagore tại Hà Nội; các cơ quan thông tấn báo chí đến dự và đưa tin, bạn đọc yêu mến thơ Tagore…
Nhà thơ Hữu Thỉnh đọc diễn văn khai mạc Lễ đặt tượng
Nhà thơ Hữu Thỉnh đề cập đến sự nghiệp thi ca vô cùng đồ sộ của thi hào Tagore, sau đó nhà thơ nhấn mạnh trong diễn văn rằng: "Rabindranath Tagore là danh nhân văn học quốc tế đầu tiên được đặt tượng tại Bảo tàng Văn học Việt Nam". Một điều quan trọng và có ý nghĩa hơn nữa trong buổi lễ khi nhà thơ Hữu Thỉnh nói đến việc Bảo tàng Văn học Việt Nam đã chính thức nhận quyết định thành lập sau 5 năm duy trì xây dựng và hoàn thiện như hiện nay.
Đại sứ Ấn Độ, ngài Ranjit Rae phát biểu tại Lễ đặt tượng
Giáo sư Sucata Chudary phát biểu tại Lễ đặt tượng
Nghệ sĩ Pramitat Maly hát ca khúc Ấn Độ
Nhà thơ Hữu Thỉnh, ngài đại sứ Ấn Độ Ranjit Rae, Tiến sĩ Lê Thị Bích Hồng, NSND Chu Thúy Quỳnh
cùng làm lễ cắt băng đặt tượng
-------------
Kết thúc buổi Lễ, khách mời tham dự bữa tiệc thân mật tại nhà hàng Hoa Sấu trong khuôn viên Bảo tàng VHVN.
ĐÔI NÉT VỀ THI HÀO RABINDRANATH TAGORE
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Devendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch. Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, kí, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực. Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn... Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc thảm sát Jaliyaanwala Bagh (Amritsar) năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lí của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951. Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới. Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương. Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư. Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác. |
* Một số hình ảnh tại buổi Lễ:
--------
Ảnh: Đỗ Văn Hiếu
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn