VanVN.Net - Từ bản giao hưởng của nhà soạn nhạc người Tiệp Khắc Leos Janácek đến cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của văn hào đương đại Nhật Bản Haruki Murakami có điểm gì chung?
Bìa cuốn 1Q84 của Haruki Murakami
Trong các tiểu thuyết của văn hào Nhật Haruki Murakami, âm nhạc luôn mở đầu câu chuyện. Biên niên ký chim vặn dây cót mở màn với một nồi spaghetti sôi sùng sục bên cạnh bản nhạc Thieving Magpie của Rossini, Rừng Na Uy dùng chính bài hát của nhóm The Beatles làm tên cuốn tiểu thuyết. Còn Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời lại là tên một bài hát khác của Nat King Cole.
Cuốn sách gần đây nhất của Murakami cũng bắt đầu bằng một làn nhạc hiệu, với khung cảnh là một chiếc taxi mắc kẹt giữa cơn tắc đường của thành phố Tokyo, một phụ nữ trẻ bận trang phục dành cho buổi gặp mặt thương gia ngồi ở băng ghế sau, và cuối cùng là âm nhạc của Leos Janácek, tạo ra bởi dàn kèn khổng lồ, diệu ảo và mạnh mẽ đến mức nó thúc đẩy nhân vật nữ chính của câu chuyện, Aomame, lao ra khỏi chiếc taxi và dấn vào hiện thực kỳ ảo của 1Q84.
Aomame có thói quen đọc sách lịch sử mỗi khi cô không phải luyện võ, hoặc không bận đi ám sát… những gã chồng hay bạo hành bạn đời. Đây là nhân vật phản ánh lai lịch của nghề sát thủ tại xứ Tiệp Khắc năm 1926, nơi “thiên hạ uống bia Pilsner trong quán cà phê, và biết tự chế tạo súng máy”, mà không chút mảy may về việc nền độc lập của xứ sở họ sắp ra đi vĩnh viễn.
Đó là sự quan sát đáng để viết thành lời. Người ta vừa yêu lại vừa ghét kiệt tác giao hưởng cuối cùng của Janácek, bởi tất cả năng lượng cường tráng cùng cảm xúc lạc quan tác phẩm mang lại. Tràn ngập lòng tự hào ái quốc và có ý dành riêng cho quân đội Cộng hòa Séc, với ý định không che giấu của tác giả trong việc thể hiện hình ảnh của “vẻ đẹp tinh thần, lòng dũng cảm, nỗ lực chiến đấu vì thắng lợi, và niềm vui nơi con người tự do của thời đại mới”. Bản giao hưởng Sinfonietta của Janácek là bài kiểm tra sự cân bằng giữa chủ nghĩa lý tưởng chất phác với sức mạnh cơ bắp thuần túy.
Khi viết Sinfonietta, Janácek đã bảy mươi hai tuổi, và đây mãi mãi là tác phẩm giao hưởng vĩ đại nhất ông từng tạo ra, vậy mà nhà soạn nhạc tài danh này cũng mới nổi tiếng trên bình diện quốc gia trước đó chỉ tám năm. Janácek từng có thời gian bị đóng đinh cố định vào hình ảnh một chỉ huy dàn thánh ca, kiêm người chơi đàn organ và thầy giáo soạn nhạc của thành phố Brno. Song Brno – thủ phủ khu vực phía Đông vùng Moravia – lại không phải Praha. Cách nói này có nghĩa, nếu bản thân Janácek luôn cập nhật thông tin về thể loại âm nhạc mới đã và đang được biểu diễn tại phương Tây trong thời gian đó, thì những đứa con tinh thần của chính ông lại chẳng mấy khi có cơ hội đến với công chúng.
Có hai nhân tố chính đã giết chết toàn bộ năng lực sáng tạo của vị nhạc sĩ khi ông bước vào tuổi sáu mươi. Thứ nhất là việc giải phóng Tiệp Khắc khỏi đế chế Áo - Hung vào năm 1918. Lý do còn lại thuộc về cuộc gặp gỡ một phụ nữ đã yên bề gia thất tên là Kamila Stosslová, ít hơn nhạc sĩ 38 tuổi, vào năm 1917. Janácek thỏa sức tận hưởng thứ tình cảm dâng hiến vô điều kiện và một chiều từ người đàn bà này tới tận khi ông qua đời năm 1928.
Trước đó, trong một lần đi dạo cùng Stosslová vào năm 1925, hai người nghe được một ban nhạc chơi trong công viên, đây chính là nguồn cảm hứng để nhà soạn nhạc thai nghén đoạn nhạc hiệu mở đầu cho bản Sinfonietta. Có điều ít người biết, ban đầu Janácek sử dụng Sinfonietta làm nhạc mở đầu cho lễ hội Sokol Slet 1926, buổi gặp mặt thường niên của liên đoàn thể hình Tiệp Khắc.
Nhạc hiệu của vở Sinfonietta, có chữ ký của Janácek
Bản Sinfonietta đắm chìm trong âm thanh của dàn kèn số lượng lớn, tương tự cách ngọn đuốc Olympic xuất hiện vào lúc bắt đầu và kết thúc của kỳ thế vận hội. Bản nhạc bắt đầu với tiếng kèn tuba cao như thể đang thăm dò tình hình, nhưng rồi nhanh chóng bị tiết tấu thiếu kiên nhẫn hơn tạo ra bởi âm thanh kèn trumpet và trống làm xô lệch. Cuối cùng, dàn kèn đồng hoành tráng cũng tìm được tiếng nói chung, lộng lẫy và lan tỏa. Phần hai của bản giao hưởng, The Castle, nhanh chóng chuyển mình thành điệu nhảy ma quái, nghe có gì đó như thể bản Hall of the Mountain King của nhạc sĩ Na Uy Edvard Grieg đã tìm được đường đến với vùng Moravia hẻo lánh.
Thông qua việc tách lớp và xáo trộn các phần trong bản giao hưởng với nhau, Janácek, một cách tinh tế và khéo léo, đã tạo ra một bố cục bằng âm thanh và vẽ ra một quầng lửa kịch tính cùng lúc. Khi dàn trumpet tái xuất theo sau một tín hiệu rõ ràng, nhạc sĩ đã tạo ra một hình mẫu cho rất nhiều bản nhạc phim của môn nghệ thuật thứ bảy sau này.
Tất thảy âm hưởng quân đội cùng dàn kèn trumpet có tiết tấu chớp nhoáng bên trong bản Sinfonietta, Janácek đã đem đến cho thế giới bức chân dung hào hùng của con người hiện đại, mang trong mình khả năng chống lại cám dỗ của chủ nghĩa phát xít. Điều này được tạo ra nhờ những điệu nhảy vui nhộn, thỉnh thoảng nổi loạn có trong mỗi nốt nhạc, cũng như mang hơi hướm chống lại kỷ luật của nhà binh, và đây hầu như là một ẩn dụ dành cho sự sùng bái tự do cá nhân.
Tất cả những chi tiết này đã biến Sinfonietta thành một mở đầu không thể phù hợp hơn cho 1Q84, quyển tiểu thuyết mang tham vọng tìm kiếm thiên đường trần thế (utopia), cùng nhiều yếu tố khác. Ngay cả khi Janácek tự cho mình là hình ảnh tiêu biểu của niềm tự hào ái quốc khi sáng tác Sinfonietta vào năm bảy mươi tuổi, ông vẫn luôn là chính mình.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net - Từ bản giao hưởng của nhà soạn nhạc người Tiệp Khắc Leos Janácek đến cuốn tiểu thuyết gần đây nhất của văn hào đương đại Nhật Bản Haruki Murakami có điểm gì chung?
Bìa cuốn 1Q84 của Haruki Murakami
Trong các tiểu thuyết của văn hào Nhật Haruki Murakami, âm nhạc luôn mở đầu câu chuyện. Biên niên ký chim vặn dây cót mở màn với một nồi spaghetti sôi sùng sục bên cạnh bản nhạc Thieving Magpie của Rossini, Rừng Na Uy dùng chính bài hát của nhóm The Beatles làm tên cuốn tiểu thuyết. Còn Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời lại là tên một bài hát khác của Nat King Cole.
Cuốn sách gần đây nhất của Murakami cũng bắt đầu bằng một làn nhạc hiệu, với khung cảnh là một chiếc taxi mắc kẹt giữa cơn tắc đường của thành phố Tokyo, một phụ nữ trẻ bận trang phục dành cho buổi gặp mặt thương gia ngồi ở băng ghế sau, và cuối cùng là âm nhạc của Leos Janácek, tạo ra bởi dàn kèn khổng lồ, diệu ảo và mạnh mẽ đến mức nó thúc đẩy nhân vật nữ chính của câu chuyện, Aomame, lao ra khỏi chiếc taxi và dấn vào hiện thực kỳ ảo của 1Q84.
Aomame có thói quen đọc sách lịch sử mỗi khi cô không phải luyện võ, hoặc không bận đi ám sát… những gã chồng hay bạo hành bạn đời. Đây là nhân vật phản ánh lai lịch của nghề sát thủ tại xứ Tiệp Khắc năm 1926, nơi “thiên hạ uống bia Pilsner trong quán cà phê, và biết tự chế tạo súng máy”, mà không chút mảy may về việc nền độc lập của xứ sở họ sắp ra đi vĩnh viễn.
Đó là sự quan sát đáng để viết thành lời. Người ta vừa yêu lại vừa ghét kiệt tác giao hưởng cuối cùng của Janácek, bởi tất cả năng lượng cường tráng cùng cảm xúc lạc quan tác phẩm mang lại. Tràn ngập lòng tự hào ái quốc và có ý dành riêng cho quân đội Cộng hòa Séc, với ý định không che giấu của tác giả trong việc thể hiện hình ảnh của “vẻ đẹp tinh thần, lòng dũng cảm, nỗ lực chiến đấu vì thắng lợi, và niềm vui nơi con người tự do của thời đại mới”. Bản giao hưởng Sinfonietta của Janácek là bài kiểm tra sự cân bằng giữa chủ nghĩa lý tưởng chất phác với sức mạnh cơ bắp thuần túy.
Khi viết Sinfonietta, Janácek đã bảy mươi hai tuổi, và đây mãi mãi là tác phẩm giao hưởng vĩ đại nhất ông từng tạo ra, vậy mà nhà soạn nhạc tài danh này cũng mới nổi tiếng trên bình diện quốc gia trước đó chỉ tám năm. Janácek từng có thời gian bị đóng đinh cố định vào hình ảnh một chỉ huy dàn thánh ca, kiêm người chơi đàn organ và thầy giáo soạn nhạc của thành phố Brno. Song Brno – thủ phủ khu vực phía Đông vùng Moravia – lại không phải Praha. Cách nói này có nghĩa, nếu bản thân Janácek luôn cập nhật thông tin về thể loại âm nhạc mới đã và đang được biểu diễn tại phương Tây trong thời gian đó, thì những đứa con tinh thần của chính ông lại chẳng mấy khi có cơ hội đến với công chúng.
Có hai nhân tố chính đã giết chết toàn bộ năng lực sáng tạo của vị nhạc sĩ khi ông bước vào tuổi sáu mươi. Thứ nhất là việc giải phóng Tiệp Khắc khỏi đế chế Áo - Hung vào năm 1918. Lý do còn lại thuộc về cuộc gặp gỡ một phụ nữ đã yên bề gia thất tên là Kamila Stosslová, ít hơn nhạc sĩ 38 tuổi, vào năm 1917. Janácek thỏa sức tận hưởng thứ tình cảm dâng hiến vô điều kiện và một chiều từ người đàn bà này tới tận khi ông qua đời năm 1928.
Trước đó, trong một lần đi dạo cùng Stosslová vào năm 1925, hai người nghe được một ban nhạc chơi trong công viên, đây chính là nguồn cảm hứng để nhà soạn nhạc thai nghén đoạn nhạc hiệu mở đầu cho bản Sinfonietta. Có điều ít người biết, ban đầu Janácek sử dụng Sinfonietta làm nhạc mở đầu cho lễ hội Sokol Slet 1926, buổi gặp mặt thường niên của liên đoàn thể hình Tiệp Khắc.
Nhạc hiệu của vở Sinfonietta, có chữ ký của Janácek
Bản Sinfonietta đắm chìm trong âm thanh của dàn kèn số lượng lớn, tương tự cách ngọn đuốc Olympic xuất hiện vào lúc bắt đầu và kết thúc của kỳ thế vận hội. Bản nhạc bắt đầu với tiếng kèn tuba cao như thể đang thăm dò tình hình, nhưng rồi nhanh chóng bị tiết tấu thiếu kiên nhẫn hơn tạo ra bởi âm thanh kèn trumpet và trống làm xô lệch. Cuối cùng, dàn kèn đồng hoành tráng cũng tìm được tiếng nói chung, lộng lẫy và lan tỏa. Phần hai của bản giao hưởng, The Castle, nhanh chóng chuyển mình thành điệu nhảy ma quái, nghe có gì đó như thể bản Hall of the Mountain King của nhạc sĩ Na Uy Edvard Grieg đã tìm được đường đến với vùng Moravia hẻo lánh.
Thông qua việc tách lớp và xáo trộn các phần trong bản giao hưởng với nhau, Janácek, một cách tinh tế và khéo léo, đã tạo ra một bố cục bằng âm thanh và vẽ ra một quầng lửa kịch tính cùng lúc. Khi dàn trumpet tái xuất theo sau một tín hiệu rõ ràng, nhạc sĩ đã tạo ra một hình mẫu cho rất nhiều bản nhạc phim của môn nghệ thuật thứ bảy sau này.
Tất thảy âm hưởng quân đội cùng dàn kèn trumpet có tiết tấu chớp nhoáng bên trong bản Sinfonietta, Janácek đã đem đến cho thế giới bức chân dung hào hùng của con người hiện đại, mang trong mình khả năng chống lại cám dỗ của chủ nghĩa phát xít. Điều này được tạo ra nhờ những điệu nhảy vui nhộn, thỉnh thoảng nổi loạn có trong mỗi nốt nhạc, cũng như mang hơi hướm chống lại kỷ luật của nhà binh, và đây hầu như là một ẩn dụ dành cho sự sùng bái tự do cá nhân.
Tất cả những chi tiết này đã biến Sinfonietta thành một mở đầu không thể phù hợp hơn cho 1Q84, quyển tiểu thuyết mang tham vọng tìm kiếm thiên đường trần thế (utopia), cùng nhiều yếu tố khác. Ngay cả khi Janácek tự cho mình là hình ảnh tiêu biểu của niềm tự hào ái quốc khi sáng tác Sinfonietta vào năm bảy mươi tuổi, ông vẫn luôn là chính mình.
(Nguồn: daibieunhandan.vn)
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn