VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ấy, rất nhiều người đã trở thành những đỉnh cao trên nền thi ca Việt nam suốt từ thập niên 40 của thế kỷ 20, và sang đầu thế kỷ 21 vị trí của họ trên thi đàn dường như vẫn còn khá vững.
Nhà phê bình Hoài Thanh
Điều đáng nói, khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh phát hiện ra “Một thời đại thi ca” thì không phải tất cả những người đó đã nổi tiếng trên thi đàn mà phần nhiều thơ của họ được giới thiệu trong “Thi nhân Việt Nam” lấy từ các báo hoặc chép trong sổ tay của những nhà thơ trẻ chưa từng in trên báo hoặc chưa có tập in riêng. Thâm Tâm là một trong những người như vậy. Hơn nữa, nhiều người trong số họ còn rất trẻ. Nữ sĩ Thu Hồng mới 19 tuổi; Tế Hanh 20 tuổi; Phạm Hầu, Chế Lan viên 21 tuổi; Huy Cận, Anh Thơ 22 tuổi; Yến Lan 23 tuổi; Xuân Diệu, Thâm tâm 24 tuổi… Lớn tuổi nhất là hai nhà thơ Thế Lữ, Đông Hồ cũng chỉ ở vào tuổi 34, 35.
Mặc dù vậy, Hoài Thanh vẫn khẳng định tất cả những người có mặt trong tập sách ông chọn lựa đều là “Thi nhân Việt Nam”. Khẳng định táo bạo ấy đồng thời là một dự báo thiên tài. Mới hay dự báo là một thiên chức thiêng liêng gắn liền với sứ mệnh của nhà văn mà không gì có thể gạt bỏ được.
“Thi nhân Việt Nam” là thành tựu rực rỡ của Hoài Thanh được trình làng vào năm 1941.
Khó có một công trình phê bình văn học nào chiếm được cảm tình của độc giả và sự đồng thuận cao trong giới phê bình văn học như “Thi nhân Việt Nam” kể từ khi nó ra đời cho tới nay.
Tuy nhiên nếu không có “Văn chương và hành động”, tác phẩm chính luận của Hoài Thanh in năm 1936 sẽ không có “Thi nhân Việt Nam”xuất hiện vào năm 1941. Tôi thấy cần phải làm rõ mối liên hệ nhân quả này.
“Thi nhân Việt Nam” đương nhiên là một thành quả kỳ diệu. Song không phải ngẫu nhiên nhà văn Hoài Thanh làm được điều kỳ diệu đó, nếu như ông không trải qua những năm tháng sống trong đen tối và hà khắc của chế độ cai trị thực dân vào đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước với thân phận của người dân mất nước, và chỉ tạm được tháo bỏ xiềng xích vào năm 1936 khi Mặt trận bình dân Pháp lên nắm chính quyền lập tức cho bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí và xuất bản ở Đông Dương.
Chớp luôn cái khoảnh khắc tự do hiếm hoi ấy nhưng nó cần thiết như nước và không khí đối với sự sống của người nghệ sĩ, nhà văn Hoài Thanh đã viết và cho xuất bản cuốn “Văn chương và hành động” ngay trong năm 1936.
“Văn chương và hành động” chính là tuyên ngôn của “Văn phái Phương Đông” do Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư chủ xướng nhưng người chấp bút là Hoài Thanh; tựa như “Tuyên ngôn Dạ Đài” của nhóm Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch do Trần Dần chấp bút sau khi đã bàn bạc trao đổi kỹ về phương hướng, chủ trương của cả nhóm.
Điều khôi hài về sự tráo trở của nhà cầm quyền thực dân là khi “Văn chương và hành động” vừa xuất xưởng, nó liền bị tịch thu và không hề được lưu hành lấy một ngày và chỉ một cuốn cho tác giả cũng không được phép. Vì vậy suốt 60 năm qua ta chỉ được nghe kể tên sách chứ chưa ai nom thấy hình dáng cuốn sách cho tới khi nó được chuyển bằng microfilm từ lưu trữ Pháp quốc trở về Viện Văn học năm 1994 do những người bạn Pháp có cảm tình với Việt Nam. Và đầu năm 1999 được chính thức ra mắt bạn đọc nước ta sau già nửa thế kỷ lưu lạc vì cái sự tự do báo chí và xuất bản lừa bịp của chính quyền thực dân.
Cuốn sách được hồi sinh lần này do nhà phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện sưu tầm và khảo luận. Nhân danh người đọc, tôi tỏ lòng biết ơn đối với nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện.
Vậy chớ “Văn phái Phương Đông” đã nói gì trong “Văn chương và hành động” để nó phải “chết yểu”?
Thật ra với mười bài báo ngắn khoảng gần năm chục trang sách cỡ 13x18cm nhà văn Hoài Thanh chỉ nói về thiên chức của văn chương và các điều kiện tối thiểu mà không có nó sẽ không có văn chương.
Bản chất của văn chương là sáng tạo. Nhưng muốn sáng tạo, nhà văn trước hết phải có tự do.
Trong lời mở đầu ông khẳng định việc sáng tạo văn chương không hề phụ thuộc vào bất cứ một thứ lý thuyết nào hết: “…Cho hay những thứ lý thuyết về văn chương chẳng có nghĩa lý gì, chẳng ăn thua gì. Bởi vì điều cốt yếu trong văn chương là tinh thần sáng tạo và đặc tính của tinh thần sáng tạo là tự do, là không ngờ, là linh động, là sống vậy. Người ta không thể đưa cái lối sống khác vào trong những khuôn mẫu chết. Khuôn mẫu chết đây là những lý thuyết văn chương”(tr 14 VC&HĐ).
Hồi đó trên văn đàn có nhiều nhóm văn chương, mỗi nhóm lại tôn thờ một khuynh hướng khác nhau, vì thế họ tranh luận khá sôi nổi, đôi khi gay gắt trên các báo. Riêng “Văn phái Phương Đông” chủ trương văn chương là phải hành động, phải sáng tạo, phải có tác phẩm chứ không chỉ là những mớ lý thuyết suông.
Hoài Thanh và nhóm của ông không thích những thứ lý luận viển vông nó cột trói nhà văn vào các công thức nhàm chán. Thế nhưng khi đề cập đến nguồn gốc của văn chương thì ông lại bật ra một thứ tư duy minh triết. Có thể coi đó là một thứ lý luận nảy sinh từ thực tiễn từ cuộc sống của chính nhà văn. Về vấn đề này, Hoài Thanh viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn loài, muôn vật. Nói một cách khác, nhà văn phải biết quên mình trong ngoại cảnh” (tr19 VC&HĐ).
Để lý giải về vấn đề này Hoài Thanh viết: “…Nhà văn sẽ quên mình thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”(tr20 VC&HĐ).
Điều đó có nghĩa là nhà văn phải hòa mình vào cuộc sống, nhưng lại phải quên mình đi để cho tác phẩm nhân danh cuộc sống tự nó nói lên.
Nhà văn nhận thức rằng cuộc sống nhân quần là đối tượng của văn chương. Song nếu chỉ có thế thôi thì nhà văn không thể cất mình lên được, thế giới quan vì thế sẽ bị đóng nhốt vào trong một cái khung hẹp.Do đó, Hoài Thanh cho rằng thế giới suy tưởng của nhà văn là không giới hạn, nó không thể thỏa mãn trong cái thế giới hữu vi mà còn phải tung hoành trong cái thế giới vô vi, hư huyễn do chính nhà văn sáng tạo ra. Vì vậy ông đã viết: “Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn? Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế (tr21 VC&HĐ).
Đoạn văn trên trích trong bài “Ý nghĩa của văn chương”.
Có thể có người không đồng tình với Hoài Thanh, thậm chí cho ông là phiêu lưu, ảo tưởng…
Tuy nhiên, điều mà Hoài Thanh chỉ ra, nó lại là một thứ “hiện thực vô bờ bến”; xa hơn nữa nó còn là “hiện thực hư ảo”; “hiện thực phi lí”.
Hiện thực hư ảo trong đó nhà văn không chỉ sáng tạo với hiện tại mà còn cả quá khứ và vị lai đều đồng hiện trong một hình tượng văn học.
Điều Hoài Thanh dự báo đã xuất hiện vào những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ 20. Đương nhiên là ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Nếu như hơn 40 nhà thơ trong “Thi nhân Việt Nam” thực tế phần nhiều trong số họ đều trở thành nhà thơ nổi tiếng; cùng với dự báo về các khuynh hướng sáng tác hoặc trường phái văn chương từ khi nó chưa manh nha thì quả thực Hoài Thanh có một trí tuệ siêu việt và một nhãn quan thấu thị cỡ tầm thế giới. Quả là tài năng ông đã bỏ xa các đồng nghiệp đương thời và các đồng nghiệp nhiều thế hệ sau vẫn chưa đem lại cho công chúng văn học điều mà Hoài Thanh đã cống hiến.
Trên kia Hoài Thanh nói về thiên chức của nhà văn, còn thiên chức của văn chương lại được ông khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta vẫn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm ngàn lần… Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm để ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời nói ấy tưởng không có gì quá đáng… Và có thể nói rằng thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của họ.” (tr21-22 VC&HĐ).
Về giá trị của văn chương và thiên chức của nhà văn, Hoài Thanh có cái nhìn công bằng và phê phán gay gắt thái độ cực đoan, phiến diện và khinh thị của một số người. Theo ông: “ Người ta thường có cái quan niệm lạ, xem văn chương như một trò chơi, nhà văn sĩ như một người thừa vậy. Hai chữ văn sĩ lắm lúc thành ra một tiếng khinh bỉ để chỉ một hạng người vô dụng, ăn hại, không làm nên gì, trong xã hội không đáng có một địa vị gì hết.
Ngay từ hồi trong nước còn sùng thượng cái học từ chương cũng ít ai hiểu giá trị thực của văn chương và thiên chức của văn sĩ…
Quan niệm đó đến ngày nay nhiều người vẫn chưa gột sạch. Chúng tôi nhất thiết phản đối những quan niệm phù phiếm ấy.Nếu ở đời này có một điều gì nghiêm trọng vì luôn luôn đi bên cạnh những sự huyền bí bao trùm người ta và vũ trụ, điều ấy là văn chương” (tr23 VC&HĐ).
Thật là thú vị khi Hoài Thanh khẳng định chức năng khai phóng, chức năng giáo hóa của văn chương và ông gay gắt lên án những quan niệm bất túc về văn chương và nhà văn.
Tiến lên một bước nữa, Hoài Thanh đòi hỏi nhà văn phải hành động, phải có trách nhiệm với đất nước: “ Làm một người dân Việt Nam ở thời bây giờ trên vai ta mang nặng những trách nhiệm không thể từ chối được” (tr30 VC&HĐ).
Và ông vạch ra cái thảm trạng của đất nước: “… Chúng tôi không muốn dài dòng mô tả cái tủi nhục của mình, cảnh cùng khốn của người mình. Chúng tôi chẳng vui gì nhắc lại đây những điều đau lòng ấy. Vả chăng nhắc lại làm gì? Sự thực ở trước mắt bạn ở chung quanh bạn- nếu không ở ngay trong mình bạn- sẽ thay cho lời chúng tôi… Trước tình thế như vậy, vòng tay đứng nhìn là một tội ác. Nhất là với những người có học nghĩa là những người đã chịu ơn nuôi dạy của xã hội.
Phần đông thanh niên ta vẫn nghĩ thế, nhưng họ chán nản vì họ nghi ngờ. Cái nguy là ở đó” (tr31 VC&HĐ).
Trước hiện tình đất nước, ông đòi hỏi nhà văn phải hành động: “Nhưng hành động như thế nào? Hành động bằng ngòi bút. Đó là một nhiệm vụ rõ ràng của nhà văn” (tr34 VC&HĐ).
Hoài Thanh quan niệm văn chương có một giá trị thiêng liêng, nó vượt ra ngoài khuôn thước của hiện tại hướng tới một tương lai xán lạn mà không chịu sự ràng buộc, kiềm tỏa của bất cứ thế lực nào.
Về vấn đề này, ông viết: “Một tác phẩm văn nghệ có giá trị là của chung muôn đời. Nó không riêng gì cho người thời nay, có khi nó không thiết đến người thời nay nữa[1]. Thế thì làm sao người thời nay lại tự cho mình cái quyền ngăn cấm nó. Thực là một sự lạm quyền với tương lai” (tr36 VC&HĐ).
Văn chương thuộc về cái cao cả, cái chung nhất, nó không phục vụ riêng cho một hội đoàn hoặc một đảng phái, một chủ nghĩa nào cả. Rồi ông khẳng định: “Kể mượn một sức mạnh dị thường như sức mạnh văn chương mà phụng sự một chủ nghĩa(..)tưởng cũng là một việc chính đáng lắm. Nhưng việc ấy chỉ là việc không thể ép buộc được. Trong văn chương cần phải theo bẩm tính của nhà văn. Văn chương thiếu tự do, thiếu thành thực là văn chương vứt đi”(tr36 VC&HĐ).
Đúng là văn chương đòi hỏi tính trung thực cao. Đó là trách nhiệm của chính nhà văn và nó được thể hiện bằng tác phẩm. Độc giả chỉ xét tính chân thực qua tác phẩm chứ không qua lời nói của tác giả. Và muốn làm được điều đó, xã hội phải tôn trọng quyền tự do sáng tác của nhà văn.
Hoài Thanh đã sống một thời gian khá dài ở Huế và làm nghề sửa mo-rát (morasse: bản in thử) cho báo Tràng An (tiếng Việt) và báo La Gazette de Huế (tiếng Pháp). Ông đau đớn nhận ra một thực trạng các nhà văn nhà báo có bài in trên hai tờ báo nọ, cứ hễ tác giả nào có cá tính mạnh mẽ và được biểu hiện bằng hình tượng văn học hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ phản kháng những điều bất công cũng như các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền bảo hộ đều bị Sở kiểm duyệt cắt bỏ một cách tàn bạo.
Nhiều khi nhìn những khoảng trắng loang lổ trên các cột báo khiến ông vừa căm giận vừa đau lòng về thân phận nô lệ của người cầm bút bị tước đoạt mất quyền tự do sáng tác.
Bởi thế, ông đã viết: “Ta nên nhớ rằng để cho nhà nghệ sĩ được giữ phẩm cách và trách nhiệm của riêng mình, làm thế chẳng những là có ích cho nghệ thuật mà cũng là có ích cho quần chúng.
Còn mượn sự kiểm duyệt, cũng như thế lực gián tiếp mà xếp nhà nghệ sĩ vào đội ngũ (chắc ông Hoài Thanh muốn ám chỉ bọn bút nô-HQH) mặc dầu người ta có muốn hay không, như thế là làm cạn nguồn bao nhiêu tư trào có ích, như thế là ngăn sự phát triển của tư tưởng, một điều nguy hiểm cho hiện tại và nhất là cho tương lai… Tóm lại làm như thế là cướp đồ ăn của dân chúng và chẳng bao lâu cướp cả lương tri của dân chúng” (tr 38 VC&HĐ).
Nhà văn Hoài Thanh nhẹ nhàng công kích chính quyền thực dân: “Bao giờ cũng vậy, hễ chính quyền can thiệp vào văn học là chỉ có hại cho văn học.
Hãy xem nước Đức trước kia đã từng có một nền văn học rực rỡ biết chừng nào… thế mà từ khi HitLer thi hành chính sách độc tài, bắt buộc các nhà văn chỉ được viết những sách ca tụng công nghiệp đảng chữ Vạn thì việc trước thuật trong nước ngày một đồi bại, sách người Đức viết ở nước ngoài chẳng ai muốn xem” (tr40 VC&HĐ).
Hậu quả của việc chèn ép, cấm đoán, dung dọa của chính quyền thực dân khiến văn chương trở nên nghèo nàn, giả dối. Về vấn đề này, Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương ta từ trước tới nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên. Văn chương thành ra một cách dễ dối mình và dối người” (tr40 VC&HĐ).
Ông nhất thiết đòi cho nhà văn phải được tự do. Bởi tự do đối với nhà văn tựa như khí trời đối với sự sống. Và ông quả quyết rằng: “ Nếu bây giờ ta muốn cho văn chương ta ngày một thêm phong phú, cần nhất phải để cho nhà văn được tự do” (tr42 VC&HĐ).
Để kết thúc tuyên ngôn nghệ thuật của Văn phái Phương Đông, Hoài Thanh mượn lời của đai thi hào Goethe trích trong cuốn Werther:
“Bạn ơi! Vì sao ta hiếm thấy nguồn thiên tài tràn lan cuồn cuộn, rầm rột chảy và hiến cho người ta một cảnh tượng rực rỡ lạ lùng? Ấy là vì, bạn ơi cái bọn tầm thường ngồi trên bờ sợ dòng kia sẽ cuốn mất những cái nhà mát bé nhỏ của họ, những vồng lan, những vườn rau của họ, nên họ đã khéo đắp đê, khai rạch mà ngăn ngừa đi”.
“cái bọn ngồi trên bờ mà Goethe nói đó, ở xứ này lại hằng hà sa số!” (tr44 VC&HĐ).
Máu nghệ sĩ bốc lên, lòng yêu nước nhen lên, vì thế Hoài Thanh đã hành động một cách thiết thực đúng như ông nói. Ngoài những tuyên ngôn văn chương mạnh mẽ như ta vừa điểm qua cuốn “Văn chương và hành động”, thì cũng trong hai năm đó (1935-1936) ông liên tục viết trên báo Tràng An tới hơn 100 bài do nhà văn Từ Sơn mới lục tìm, in, chụp trong đống báo lưu quá cũ nát tại Thư viện Trung ương và in lại thành một tập sách dày hơn 350 trang khổ lớn với tựa đề: “Hoài Thanh trên báo Tràng An” (Huế 1935-1936).
Điều đáng kinh ngạc là ông viết rất đa dạng từ văn chương đến chính trị, từ văn hóa đến phong tục, lễ nghi, tôn giáo, từ trong nước đến ngoài nước, từ chiến tranh đến hòa bình, và không ngại công kích trực diện vào chính sách cai trị của chế độ thực dân Pháp hoặc đả kích đích danh các quan lại thực dân và Nam triều. Ngòi bút của ông phanh phui vừa ngọt ngào trào lộng vừa sắc bén như những mũi dao lá lúa chích thẳng vào các yếu huyệt của đối phương. Khối kiến thức đồ sộ ấy, với bầu nhiệt huyết ấy nảy nở trong một Hoài Thanh 26,27 tuổi. Những bài viết của Hoài Thanh sắc sảo đến nỗi nhà cầm quyền vừa tịch thu cuốn “Văn chương và hành động” vừa cấm ông không được viết báo nữa.
Có thể nói “Văn chương và hành động” chính là tuyên ngôn nghệ thuật của “Văn phái Phương Đông” được thể hiện bằng hành động. Đó là quan điểm văn chương hết sức cởi mở trên tinh thần tự cường dân tộc, trong đó vừa thể hiện trách nhiệm công dân, vừa bộc lộ khí phách của kẻ sĩ.
Ở đây ta còn nhận thấy một thông điệp ngầm mà “Văn phái Phương Đông” muốn gửi tới các đối thủ tranh luận của họ rằng: “ Các anh hãy cứ hành động đi, đừng có lý thuyết suông nữa”.
Trở lại với “Thi nhân Việt Nam”; tôi vẫn nghĩ: “Thi nhân Việt Nam” là hệ quả tất yếu của “Văn chương và hành động”, hệ quả của hàng trăm bài viết trên báo Tràng An vào các năm 1935-1936, và đó chính là sự dấn thân tự nguyện của nhà văn Hoài Thanh.
Cũng có thể nói, vào cuối thập niên 40 của thế kỷ 20 là quãng đời rực rỡ nhất của tuổi thanh xuân sáng tạo của Hoài Thanh, và những thành tựu ông thu hái được trong thời gian này đều là những cống hiến xuất sắc cho nền văn chương Việt Nam. Và vì vậy các thế hệ đi sau còn mãi mãi biết ơn ông.
--------------------------------------------------------
[1] Andre’ Gide (1869-1951) giải Nobel văn học năm 1947. Ông từng tuyên bố: “Tác phẩm tôi viết không nhằm cho độc giả thời nay. Vì độc giả Pháp thời nay còn đang ở trình độ thấp. Do đó tôi hướng về lớp độc giả của các thế hệ mai sau”. Có lẽ Hoài Thanh rất tâm đắc với Gide nên ông bày tỏ quan điểm trên.
(Nguồn: Tạp chí Nhà văn)
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ấy, rất nhiều người đã trở thành những đỉnh cao trên nền thi ca Việt nam suốt từ thập niên 40 của thế kỷ 20, và sang đầu thế kỷ 21 vị trí của họ trên thi đàn dường như vẫn còn khá vững.
Nhà phê bình Hoài Thanh
Điều đáng nói, khi nhà phê bình văn học Hoài Thanh phát hiện ra “Một thời đại thi ca” thì không phải tất cả những người đó đã nổi tiếng trên thi đàn mà phần nhiều thơ của họ được giới thiệu trong “Thi nhân Việt Nam” lấy từ các báo hoặc chép trong sổ tay của những nhà thơ trẻ chưa từng in trên báo hoặc chưa có tập in riêng. Thâm Tâm là một trong những người như vậy. Hơn nữa, nhiều người trong số họ còn rất trẻ. Nữ sĩ Thu Hồng mới 19 tuổi; Tế Hanh 20 tuổi; Phạm Hầu, Chế Lan viên 21 tuổi; Huy Cận, Anh Thơ 22 tuổi; Yến Lan 23 tuổi; Xuân Diệu, Thâm tâm 24 tuổi… Lớn tuổi nhất là hai nhà thơ Thế Lữ, Đông Hồ cũng chỉ ở vào tuổi 34, 35.
Mặc dù vậy, Hoài Thanh vẫn khẳng định tất cả những người có mặt trong tập sách ông chọn lựa đều là “Thi nhân Việt Nam”. Khẳng định táo bạo ấy đồng thời là một dự báo thiên tài. Mới hay dự báo là một thiên chức thiêng liêng gắn liền với sứ mệnh của nhà văn mà không gì có thể gạt bỏ được.
“Thi nhân Việt Nam” là thành tựu rực rỡ của Hoài Thanh được trình làng vào năm 1941.
Khó có một công trình phê bình văn học nào chiếm được cảm tình của độc giả và sự đồng thuận cao trong giới phê bình văn học như “Thi nhân Việt Nam” kể từ khi nó ra đời cho tới nay.
Tuy nhiên nếu không có “Văn chương và hành động”, tác phẩm chính luận của Hoài Thanh in năm 1936 sẽ không có “Thi nhân Việt Nam”xuất hiện vào năm 1941. Tôi thấy cần phải làm rõ mối liên hệ nhân quả này.
“Thi nhân Việt Nam” đương nhiên là một thành quả kỳ diệu. Song không phải ngẫu nhiên nhà văn Hoài Thanh làm được điều kỳ diệu đó, nếu như ông không trải qua những năm tháng sống trong đen tối và hà khắc của chế độ cai trị thực dân vào đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước với thân phận của người dân mất nước, và chỉ tạm được tháo bỏ xiềng xích vào năm 1936 khi Mặt trận bình dân Pháp lên nắm chính quyền lập tức cho bãi bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí và xuất bản ở Đông Dương.
Chớp luôn cái khoảnh khắc tự do hiếm hoi ấy nhưng nó cần thiết như nước và không khí đối với sự sống của người nghệ sĩ, nhà văn Hoài Thanh đã viết và cho xuất bản cuốn “Văn chương và hành động” ngay trong năm 1936.
“Văn chương và hành động” chính là tuyên ngôn của “Văn phái Phương Đông” do Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư chủ xướng nhưng người chấp bút là Hoài Thanh; tựa như “Tuyên ngôn Dạ Đài” của nhóm Trần Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch do Trần Dần chấp bút sau khi đã bàn bạc trao đổi kỹ về phương hướng, chủ trương của cả nhóm.
Điều khôi hài về sự tráo trở của nhà cầm quyền thực dân là khi “Văn chương và hành động” vừa xuất xưởng, nó liền bị tịch thu và không hề được lưu hành lấy một ngày và chỉ một cuốn cho tác giả cũng không được phép. Vì vậy suốt 60 năm qua ta chỉ được nghe kể tên sách chứ chưa ai nom thấy hình dáng cuốn sách cho tới khi nó được chuyển bằng microfilm từ lưu trữ Pháp quốc trở về Viện Văn học năm 1994 do những người bạn Pháp có cảm tình với Việt Nam. Và đầu năm 1999 được chính thức ra mắt bạn đọc nước ta sau già nửa thế kỷ lưu lạc vì cái sự tự do báo chí và xuất bản lừa bịp của chính quyền thực dân.
Cuốn sách được hồi sinh lần này do nhà phê bình văn học Nguyễn Ngọc Thiện sưu tầm và khảo luận. Nhân danh người đọc, tôi tỏ lòng biết ơn đối với nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện.
Vậy chớ “Văn phái Phương Đông” đã nói gì trong “Văn chương và hành động” để nó phải “chết yểu”?
Thật ra với mười bài báo ngắn khoảng gần năm chục trang sách cỡ 13x18cm nhà văn Hoài Thanh chỉ nói về thiên chức của văn chương và các điều kiện tối thiểu mà không có nó sẽ không có văn chương.
Bản chất của văn chương là sáng tạo. Nhưng muốn sáng tạo, nhà văn trước hết phải có tự do.
Trong lời mở đầu ông khẳng định việc sáng tạo văn chương không hề phụ thuộc vào bất cứ một thứ lý thuyết nào hết: “…Cho hay những thứ lý thuyết về văn chương chẳng có nghĩa lý gì, chẳng ăn thua gì. Bởi vì điều cốt yếu trong văn chương là tinh thần sáng tạo và đặc tính của tinh thần sáng tạo là tự do, là không ngờ, là linh động, là sống vậy. Người ta không thể đưa cái lối sống khác vào trong những khuôn mẫu chết. Khuôn mẫu chết đây là những lý thuyết văn chương”(tr 14 VC&HĐ).
Hồi đó trên văn đàn có nhiều nhóm văn chương, mỗi nhóm lại tôn thờ một khuynh hướng khác nhau, vì thế họ tranh luận khá sôi nổi, đôi khi gay gắt trên các báo. Riêng “Văn phái Phương Đông” chủ trương văn chương là phải hành động, phải sáng tạo, phải có tác phẩm chứ không chỉ là những mớ lý thuyết suông.
Hoài Thanh và nhóm của ông không thích những thứ lý luận viển vông nó cột trói nhà văn vào các công thức nhàm chán. Thế nhưng khi đề cập đến nguồn gốc của văn chương thì ông lại bật ra một thứ tư duy minh triết. Có thể coi đó là một thứ lý luận nảy sinh từ thực tiễn từ cuộc sống của chính nhà văn. Về vấn đề này, Hoài Thanh viết: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn loài, muôn vật. Nói một cách khác, nhà văn phải biết quên mình trong ngoại cảnh” (tr19 VC&HĐ).
Để lý giải về vấn đề này Hoài Thanh viết: “…Nhà văn sẽ quên mình thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”(tr20 VC&HĐ).
Điều đó có nghĩa là nhà văn phải hòa mình vào cuộc sống, nhưng lại phải quên mình đi để cho tác phẩm nhân danh cuộc sống tự nó nói lên.
Nhà văn nhận thức rằng cuộc sống nhân quần là đối tượng của văn chương. Song nếu chỉ có thế thôi thì nhà văn không thể cất mình lên được, thế giới quan vì thế sẽ bị đóng nhốt vào trong một cái khung hẹp.Do đó, Hoài Thanh cho rằng thế giới suy tưởng của nhà văn là không giới hạn, nó không thể thỏa mãn trong cái thế giới hữu vi mà còn phải tung hoành trong cái thế giới vô vi, hư huyễn do chính nhà văn sáng tạo ra. Vì vậy ông đã viết: “Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn? Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế (tr21 VC&HĐ).
Đoạn văn trên trích trong bài “Ý nghĩa của văn chương”.
Có thể có người không đồng tình với Hoài Thanh, thậm chí cho ông là phiêu lưu, ảo tưởng…
Tuy nhiên, điều mà Hoài Thanh chỉ ra, nó lại là một thứ “hiện thực vô bờ bến”; xa hơn nữa nó còn là “hiện thực hư ảo”; “hiện thực phi lí”.
Hiện thực hư ảo trong đó nhà văn không chỉ sáng tạo với hiện tại mà còn cả quá khứ và vị lai đều đồng hiện trong một hình tượng văn học.
Điều Hoài Thanh dự báo đã xuất hiện vào những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ 20. Đương nhiên là ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Nếu như hơn 40 nhà thơ trong “Thi nhân Việt Nam” thực tế phần nhiều trong số họ đều trở thành nhà thơ nổi tiếng; cùng với dự báo về các khuynh hướng sáng tác hoặc trường phái văn chương từ khi nó chưa manh nha thì quả thực Hoài Thanh có một trí tuệ siêu việt và một nhãn quan thấu thị cỡ tầm thế giới. Quả là tài năng ông đã bỏ xa các đồng nghiệp đương thời và các đồng nghiệp nhiều thế hệ sau vẫn chưa đem lại cho công chúng văn học điều mà Hoài Thanh đã cống hiến.
Trên kia Hoài Thanh nói về thiên chức của nhà văn, còn thiên chức của văn chương lại được ông khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta vẫn có, cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm ngàn lần… Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp, từ khi có người lấy tiếng chim kêu, suối chảy làm để ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời nói ấy tưởng không có gì quá đáng… Và có thể nói rằng thế giới như ngày nay là một sự sáng tạo của họ.” (tr21-22 VC&HĐ).
Về giá trị của văn chương và thiên chức của nhà văn, Hoài Thanh có cái nhìn công bằng và phê phán gay gắt thái độ cực đoan, phiến diện và khinh thị của một số người. Theo ông: “ Người ta thường có cái quan niệm lạ, xem văn chương như một trò chơi, nhà văn sĩ như một người thừa vậy. Hai chữ văn sĩ lắm lúc thành ra một tiếng khinh bỉ để chỉ một hạng người vô dụng, ăn hại, không làm nên gì, trong xã hội không đáng có một địa vị gì hết.
Ngay từ hồi trong nước còn sùng thượng cái học từ chương cũng ít ai hiểu giá trị thực của văn chương và thiên chức của văn sĩ…
Quan niệm đó đến ngày nay nhiều người vẫn chưa gột sạch. Chúng tôi nhất thiết phản đối những quan niệm phù phiếm ấy.Nếu ở đời này có một điều gì nghiêm trọng vì luôn luôn đi bên cạnh những sự huyền bí bao trùm người ta và vũ trụ, điều ấy là văn chương” (tr23 VC&HĐ).
Thật là thú vị khi Hoài Thanh khẳng định chức năng khai phóng, chức năng giáo hóa của văn chương và ông gay gắt lên án những quan niệm bất túc về văn chương và nhà văn.
Tiến lên một bước nữa, Hoài Thanh đòi hỏi nhà văn phải hành động, phải có trách nhiệm với đất nước: “ Làm một người dân Việt Nam ở thời bây giờ trên vai ta mang nặng những trách nhiệm không thể từ chối được” (tr30 VC&HĐ).
Và ông vạch ra cái thảm trạng của đất nước: “… Chúng tôi không muốn dài dòng mô tả cái tủi nhục của mình, cảnh cùng khốn của người mình. Chúng tôi chẳng vui gì nhắc lại đây những điều đau lòng ấy. Vả chăng nhắc lại làm gì? Sự thực ở trước mắt bạn ở chung quanh bạn- nếu không ở ngay trong mình bạn- sẽ thay cho lời chúng tôi… Trước tình thế như vậy, vòng tay đứng nhìn là một tội ác. Nhất là với những người có học nghĩa là những người đã chịu ơn nuôi dạy của xã hội.
Phần đông thanh niên ta vẫn nghĩ thế, nhưng họ chán nản vì họ nghi ngờ. Cái nguy là ở đó” (tr31 VC&HĐ).
Trước hiện tình đất nước, ông đòi hỏi nhà văn phải hành động: “Nhưng hành động như thế nào? Hành động bằng ngòi bút. Đó là một nhiệm vụ rõ ràng của nhà văn” (tr34 VC&HĐ).
Hoài Thanh quan niệm văn chương có một giá trị thiêng liêng, nó vượt ra ngoài khuôn thước của hiện tại hướng tới một tương lai xán lạn mà không chịu sự ràng buộc, kiềm tỏa của bất cứ thế lực nào.
Về vấn đề này, ông viết: “Một tác phẩm văn nghệ có giá trị là của chung muôn đời. Nó không riêng gì cho người thời nay, có khi nó không thiết đến người thời nay nữa[1]. Thế thì làm sao người thời nay lại tự cho mình cái quyền ngăn cấm nó. Thực là một sự lạm quyền với tương lai” (tr36 VC&HĐ).
Văn chương thuộc về cái cao cả, cái chung nhất, nó không phục vụ riêng cho một hội đoàn hoặc một đảng phái, một chủ nghĩa nào cả. Rồi ông khẳng định: “Kể mượn một sức mạnh dị thường như sức mạnh văn chương mà phụng sự một chủ nghĩa(..)tưởng cũng là một việc chính đáng lắm. Nhưng việc ấy chỉ là việc không thể ép buộc được. Trong văn chương cần phải theo bẩm tính của nhà văn. Văn chương thiếu tự do, thiếu thành thực là văn chương vứt đi”(tr36 VC&HĐ).
Đúng là văn chương đòi hỏi tính trung thực cao. Đó là trách nhiệm của chính nhà văn và nó được thể hiện bằng tác phẩm. Độc giả chỉ xét tính chân thực qua tác phẩm chứ không qua lời nói của tác giả. Và muốn làm được điều đó, xã hội phải tôn trọng quyền tự do sáng tác của nhà văn.
Hoài Thanh đã sống một thời gian khá dài ở Huế và làm nghề sửa mo-rát (morasse: bản in thử) cho báo Tràng An (tiếng Việt) và báo La Gazette de Huế (tiếng Pháp). Ông đau đớn nhận ra một thực trạng các nhà văn nhà báo có bài in trên hai tờ báo nọ, cứ hễ tác giả nào có cá tính mạnh mẽ và được biểu hiện bằng hình tượng văn học hoặc thể hiện bằng ngôn ngữ phản kháng những điều bất công cũng như các chính sách cai trị hà khắc của chính quyền bảo hộ đều bị Sở kiểm duyệt cắt bỏ một cách tàn bạo.
Nhiều khi nhìn những khoảng trắng loang lổ trên các cột báo khiến ông vừa căm giận vừa đau lòng về thân phận nô lệ của người cầm bút bị tước đoạt mất quyền tự do sáng tác.
Bởi thế, ông đã viết: “Ta nên nhớ rằng để cho nhà nghệ sĩ được giữ phẩm cách và trách nhiệm của riêng mình, làm thế chẳng những là có ích cho nghệ thuật mà cũng là có ích cho quần chúng.
Còn mượn sự kiểm duyệt, cũng như thế lực gián tiếp mà xếp nhà nghệ sĩ vào đội ngũ (chắc ông Hoài Thanh muốn ám chỉ bọn bút nô-HQH) mặc dầu người ta có muốn hay không, như thế là làm cạn nguồn bao nhiêu tư trào có ích, như thế là ngăn sự phát triển của tư tưởng, một điều nguy hiểm cho hiện tại và nhất là cho tương lai… Tóm lại làm như thế là cướp đồ ăn của dân chúng và chẳng bao lâu cướp cả lương tri của dân chúng” (tr 38 VC&HĐ).
Nhà văn Hoài Thanh nhẹ nhàng công kích chính quyền thực dân: “Bao giờ cũng vậy, hễ chính quyền can thiệp vào văn học là chỉ có hại cho văn học.
Hãy xem nước Đức trước kia đã từng có một nền văn học rực rỡ biết chừng nào… thế mà từ khi HitLer thi hành chính sách độc tài, bắt buộc các nhà văn chỉ được viết những sách ca tụng công nghiệp đảng chữ Vạn thì việc trước thuật trong nước ngày một đồi bại, sách người Đức viết ở nước ngoài chẳng ai muốn xem” (tr40 VC&HĐ).
Hậu quả của việc chèn ép, cấm đoán, dung dọa của chính quyền thực dân khiến văn chương trở nên nghèo nàn, giả dối. Về vấn đề này, Hoài Thanh nhận xét: “Văn chương ta từ trước tới nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên. Văn chương thành ra một cách dễ dối mình và dối người” (tr40 VC&HĐ).
Ông nhất thiết đòi cho nhà văn phải được tự do. Bởi tự do đối với nhà văn tựa như khí trời đối với sự sống. Và ông quả quyết rằng: “ Nếu bây giờ ta muốn cho văn chương ta ngày một thêm phong phú, cần nhất phải để cho nhà văn được tự do” (tr42 VC&HĐ).
Để kết thúc tuyên ngôn nghệ thuật của Văn phái Phương Đông, Hoài Thanh mượn lời của đai thi hào Goethe trích trong cuốn Werther:
“Bạn ơi! Vì sao ta hiếm thấy nguồn thiên tài tràn lan cuồn cuộn, rầm rột chảy và hiến cho người ta một cảnh tượng rực rỡ lạ lùng? Ấy là vì, bạn ơi cái bọn tầm thường ngồi trên bờ sợ dòng kia sẽ cuốn mất những cái nhà mát bé nhỏ của họ, những vồng lan, những vườn rau của họ, nên họ đã khéo đắp đê, khai rạch mà ngăn ngừa đi”.
“cái bọn ngồi trên bờ mà Goethe nói đó, ở xứ này lại hằng hà sa số!” (tr44 VC&HĐ).
Máu nghệ sĩ bốc lên, lòng yêu nước nhen lên, vì thế Hoài Thanh đã hành động một cách thiết thực đúng như ông nói. Ngoài những tuyên ngôn văn chương mạnh mẽ như ta vừa điểm qua cuốn “Văn chương và hành động”, thì cũng trong hai năm đó (1935-1936) ông liên tục viết trên báo Tràng An tới hơn 100 bài do nhà văn Từ Sơn mới lục tìm, in, chụp trong đống báo lưu quá cũ nát tại Thư viện Trung ương và in lại thành một tập sách dày hơn 350 trang khổ lớn với tựa đề: “Hoài Thanh trên báo Tràng An” (Huế 1935-1936).
Điều đáng kinh ngạc là ông viết rất đa dạng từ văn chương đến chính trị, từ văn hóa đến phong tục, lễ nghi, tôn giáo, từ trong nước đến ngoài nước, từ chiến tranh đến hòa bình, và không ngại công kích trực diện vào chính sách cai trị của chế độ thực dân Pháp hoặc đả kích đích danh các quan lại thực dân và Nam triều. Ngòi bút của ông phanh phui vừa ngọt ngào trào lộng vừa sắc bén như những mũi dao lá lúa chích thẳng vào các yếu huyệt của đối phương. Khối kiến thức đồ sộ ấy, với bầu nhiệt huyết ấy nảy nở trong một Hoài Thanh 26,27 tuổi. Những bài viết của Hoài Thanh sắc sảo đến nỗi nhà cầm quyền vừa tịch thu cuốn “Văn chương và hành động” vừa cấm ông không được viết báo nữa.
Có thể nói “Văn chương và hành động” chính là tuyên ngôn nghệ thuật của “Văn phái Phương Đông” được thể hiện bằng hành động. Đó là quan điểm văn chương hết sức cởi mở trên tinh thần tự cường dân tộc, trong đó vừa thể hiện trách nhiệm công dân, vừa bộc lộ khí phách của kẻ sĩ.
Ở đây ta còn nhận thấy một thông điệp ngầm mà “Văn phái Phương Đông” muốn gửi tới các đối thủ tranh luận của họ rằng: “ Các anh hãy cứ hành động đi, đừng có lý thuyết suông nữa”.
Trở lại với “Thi nhân Việt Nam”; tôi vẫn nghĩ: “Thi nhân Việt Nam” là hệ quả tất yếu của “Văn chương và hành động”, hệ quả của hàng trăm bài viết trên báo Tràng An vào các năm 1935-1936, và đó chính là sự dấn thân tự nguyện của nhà văn Hoài Thanh.
Cũng có thể nói, vào cuối thập niên 40 của thế kỷ 20 là quãng đời rực rỡ nhất của tuổi thanh xuân sáng tạo của Hoài Thanh, và những thành tựu ông thu hái được trong thời gian này đều là những cống hiến xuất sắc cho nền văn chương Việt Nam. Và vì vậy các thế hệ đi sau còn mãi mãi biết ơn ông.
--------------------------------------------------------
[1] Andre’ Gide (1869-1951) giải Nobel văn học năm 1947. Ông từng tuyên bố: “Tác phẩm tôi viết không nhằm cho độc giả thời nay. Vì độc giả Pháp thời nay còn đang ở trình độ thấp. Do đó tôi hướng về lớp độc giả của các thế hệ mai sau”. Có lẽ Hoài Thanh rất tâm đắc với Gide nên ông bày tỏ quan điểm trên.
(Nguồn: Tạp chí Nhà văn)
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn