VanVN.Net - Chỉ trong vòng 3 năm, Khuất Bình Nguyên đã cho in liên tục 6 tập thơ, trong đó có tới 4 tập thơ riêng. Đó là Người lữ hành thời gian, Nơi thời gian trở về, Cành tục ngữ hóa đá, Bảy con đường bảy số phận, mùa thu lứa đôi, Bỏ quên trong rừng thu. Trong năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông đoạt giải nhì một cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ và Đài PTHH Hà Nội tổ chức và trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đã có dư luận coi đây là sự bứt phá và sự vượt mình trong thơ của người thơ Khuất Bình Nguyên.
Bỏ quên trong rừng thu là một tập hợp thơ mới nhất của Khuất Bình Nguyên vừa ra mắt bạn đọc vào đầu năm 2012. Có thể coi đây là cuốn sách “mở hàng” đầu năm mới của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tập thơ gồm 52 bài thơ ngắn được tác giả sáng tác trong thời gian gần đây.
Bìa cuốn "Bỏ quên Trong Rừng Thu"
Mùa xuân tỏ mờ dăm nét/ Thơ buông tiếng gọi xao lòng; Cánh cò bay dĩ vãng trắng bao la; Sáo diều cất lên mắt lưới hoàng hôn/ Chiều chầm chậm như dây kéo vó/ Tháng tư ráng đỏ bổng lên trời; Cuối xuân hoa nở rơi đầy/ Có người đến nhặt gió lay bạc đầu; Hoa gạo rụng mái chùa/ Ngọn nến thời gian rỏ/ Giọt năm liền giọt tháng/ Bấy nhiêu rơi kiếp người; Hương thơm lần theo chân Phật bước/ Lã chã Chămpa bến nước ân tình/ Con thuyền gỗ chở qua miền giác ngộ/ Dòng thiên nhiên tới cõi yên bình được trích từ Khuôn mặt mùa xuân, Hoa mảnh bát trong vườn, Hồi ức tháng tư, Màu thời xưa, Suối Yên chùa Hương, Luông Phrabăng là những câu thơ khơi gợi, trăn trở, thi vị biểu hiện cảm thức thời gian của một người từng trải.
Đến Thành phố, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên có sự băn khoăn rất cụ thể trước cuộc sống:
Kẻ rải chiếu vàng xuống đất tìm chỗ ở
Người rải chiếu manh tìm chỗ ngủ vỉa hè.
Đến Thơ và thi nhân, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên triết lý, sâu sắc:
Đường chữ của các thi nhân dài hơn đường đời của họ
Đường đời đã tắt lịm rồi đường chữ vẫn rong chơi.
Còn đến Dấu huyền, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên thực sự tài hoa. Có mỗi một chuyện nói (hoặc đọc) mất dấu huyền mà thi sĩ cấu tứ thành một thi phẩm ấn tượng như thế này thì quả là không dễ một chút nào:
Tôi mang năm dấu về quê
Dấu huyền gửi lại bờ đê bên này
Tôi đi qua tháng qua ngày
Sông xa, bến lạ đò đầy đò nghiêng
Thời gian ngồi chật mạn thuyền
Sông xưa bồi lở sắc huyền mải mê
Xứ Đoài quê gọi về quê
Dấu huyền chẳng có tôi về trong mơ.
Với Bỏ quên trong rừng thu, tôi tin hành trình thơ của Khuất Bình Nguyên còn mở ra những khúc quanh và những lối rẽ bất ngờ.
VanVN.Net - Chỉ trong vòng 3 năm, Khuất Bình Nguyên đã cho in liên tục 6 tập thơ, trong đó có tới 4 tập thơ riêng. Đó là Người lữ hành thời gian, Nơi thời gian trở về, Cành tục ngữ hóa đá, Bảy con đường bảy số phận, mùa thu lứa đôi, Bỏ quên trong rừng thu. Trong năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông đoạt giải nhì một cuộc thi thơ do Báo Văn nghệ và Đài PTHH Hà Nội tổ chức và trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đã có dư luận coi đây là sự bứt phá và sự vượt mình trong thơ của người thơ Khuất Bình Nguyên.
Bỏ quên trong rừng thu là một tập hợp thơ mới nhất của Khuất Bình Nguyên vừa ra mắt bạn đọc vào đầu năm 2012. Có thể coi đây là cuốn sách “mở hàng” đầu năm mới của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tập thơ gồm 52 bài thơ ngắn được tác giả sáng tác trong thời gian gần đây.
Bìa cuốn "Bỏ quên Trong Rừng Thu"
Mùa xuân tỏ mờ dăm nét/ Thơ buông tiếng gọi xao lòng; Cánh cò bay dĩ vãng trắng bao la; Sáo diều cất lên mắt lưới hoàng hôn/ Chiều chầm chậm như dây kéo vó/ Tháng tư ráng đỏ bổng lên trời; Cuối xuân hoa nở rơi đầy/ Có người đến nhặt gió lay bạc đầu; Hoa gạo rụng mái chùa/ Ngọn nến thời gian rỏ/ Giọt năm liền giọt tháng/ Bấy nhiêu rơi kiếp người; Hương thơm lần theo chân Phật bước/ Lã chã Chămpa bến nước ân tình/ Con thuyền gỗ chở qua miền giác ngộ/ Dòng thiên nhiên tới cõi yên bình được trích từ Khuôn mặt mùa xuân, Hoa mảnh bát trong vườn, Hồi ức tháng tư, Màu thời xưa, Suối Yên chùa Hương, Luông Phrabăng là những câu thơ khơi gợi, trăn trở, thi vị biểu hiện cảm thức thời gian của một người từng trải.
Đến Thành phố, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên có sự băn khoăn rất cụ thể trước cuộc sống:
Kẻ rải chiếu vàng xuống đất tìm chỗ ở
Người rải chiếu manh tìm chỗ ngủ vỉa hè.
Đến Thơ và thi nhân, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên triết lý, sâu sắc:
Đường chữ của các thi nhân dài hơn đường đời của họ
Đường đời đã tắt lịm rồi đường chữ vẫn rong chơi.
Còn đến Dấu huyền, người đọc bắt gặp một Khuất Bình Nguyên thực sự tài hoa. Có mỗi một chuyện nói (hoặc đọc) mất dấu huyền mà thi sĩ cấu tứ thành một thi phẩm ấn tượng như thế này thì quả là không dễ một chút nào:
Tôi mang năm dấu về quê
Dấu huyền gửi lại bờ đê bên này
Tôi đi qua tháng qua ngày
Sông xa, bến lạ đò đầy đò nghiêng
Thời gian ngồi chật mạn thuyền
Sông xưa bồi lở sắc huyền mải mê
Xứ Đoài quê gọi về quê
Dấu huyền chẳng có tôi về trong mơ.
Với Bỏ quên trong rừng thu, tôi tin hành trình thơ của Khuất Bình Nguyên còn mở ra những khúc quanh và những lối rẽ bất ngờ.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn