VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tấn). Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2011), VanVN.Net xin trân trọng đăng tải những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi.
Nhà văn Nguyễn Thi
Từ cuộc đời Nguyễn Thi
nghĩ về thân phận và chức năng của người cầm bút
Phùng Văn Khai
Một lẽ thường, các tác phẩm văn chương, dù khiêm tốn hay có đóng góp nhất định với đời sống xã hội khi đến với người đọc, thì cũng dường như người đọc, ở vị trí của mình, thường là thưởng thức những giá trị nghệ thuật mà nó mang lại, mấy ai biết thấu đáo về hoàn cảnh ra đời, đời sống của người sáng tạo ra nó, hoặc những đoạn trường khuất khúc, hoặc những thăng hoa nhất thời trong quá trình tác phẩm được sinh ra. Đời sống các nhà văn, số phận mỗi tác phẩm, những tác động, những tâm tư, sự ràng buộc nhiều mặt trong xã hội biến động, tâm thế thời đại, sức mạnh dân tộc, sức mạnh nhân dân, cá tính sáng tạo, sự hy sinh, thậm chí uẩn khúc của các nhà văn, các tác phẩm văn học là một vấn đề rất đáng được quan tâm, tìm hiểu và chia sẻ.
Đời sống mỗi nhà văn luôn là một thế giới sinh động, muôn màu muôn vẻ, người thì giản dị xuề xòa, người thì kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, người thì dễ tính, dễ gần, viết đâu được đó, người thì vật lộn mưu sinh cả đời cày sâu cuốc bẫm, cũng không ít các nhà văn học thức đầy mình, cung cách mô phạm, lịch lãm trong khi một số không nhỏ do chiến tranh giặc giã, học ít viết nhiều, lấy đời sống chiến đấu của mình, của nhân dân đưa vào tác phẩm mà vẫn rưng rưng sống động. Có không ít các nhà văn vào sinh ra tử, đầu sóng ngọn gió, hòn tên mũi đạn, thậm chí hy sinh ngay ở trận tiền, lại cũng không ít người âm thầm bệnh tật, vết thương từ tâm can đến cả da thịt bề ngoài thảy đều gắng sức vượt lên mà chuyên tâm cầm bút.
Cùng với số phận của dân tộc, thân phận các nhà văn cũng đầy chìm nổi, vinh quang, cay đắng nhưng luôn đầy đặn niềm tin vào cuộc sống, đôi chỗ cả tin ngây thơ chăng nữa thì trái tim vẫn một mực yêu dân, yêu nước và yêu sự phát triển tiến bộ của xã hội. Có không ít những quan điểm, những nghĩ suy, về đời, về nghề đôi lúc ứa máu của lao động nghề văn.
Ở đây tôi muốn nói đôi điều về nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi, một ngòi bút cá tính và đặc sắc của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, bút danh quen thuộc gửi từ chiến trường ra là Nguyễn Ngọc Tấn. Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân, ông xung phong đi chiến đấu cùng một tiểu đoàn pháo binh, tham gia đánh chiếm Sài Gòn và hy sinh trong tư thế một chiến sĩ cảm tử ngày 9 tháng 5 năm 1968 tại đường Minh Phụng, thành phố Sài Gòn. Nơi ông hy sinh nay đã được mang tên ông - đường Nguyễn Thi.
Với khoảng hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký tiêu biểu Trăng sáng, Đôi bạn, Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Sen trong đồng, Ở xã Trung Nghĩa, Ước mơ của đất và đặc biệt là Người mẹ cầm súng đã chứng tỏ văn tài nổi trội của ông khi viết về chiến tranh.
Từ những sáng tác tại chỗ của Nguyễn Thi, cho thấy một ngòi bút cường tráng, bám sát dân, bám sát bộ đội, bám sát đời sống chiến trường để từ đó khái quát cuộc chiến tranh theo nghĩa chân thực nhất.
Chưa ạ viết ồ ạt như Nguyễn Thi. Trong khoảng gần hai mươi nam cầm bút, ông đa in hàng chục tập bút ký, truyện ngắn. Tiểu thuyết, tùy bút đặc sắc về chiến tranh mà sau đọ lùi thời gian đã khẳng định một phong cách nghệt thuật Nguyễn Thi độc đáo đầy sức sống.
Chất lượng, bản lĩnh, sức mạnh nghệ thuật hiện thực của Nguyễn Thi đã làm cho các tác phẩm của ông có một sức gợi cảm, sức sống bền lâu trong lòng độc giả. Các nhân vật như chị Út Tịch, anh Phạm Văn Cội, chị Nguyễn Thị Hạnh... sẽ mãi còn lại với thời gian. Số phận đã không cho Nguyễn Thi được nhìn thấy ngày toàn thắng. Tuổi bốn mươi, ông ngã xuống giữa những trang sách bỏ dở. Đó là một mất mát lớn không chỉ của gia đình, vợ con, đồng đội thân thiết với ông, mà là cả văn chương.
Nguyễn Thi có một cuộc đời riêng nhiều biến động, từ một thiếu niên không nghề nghiệp, lang bạt kiếm sống khắp nơi, bắt gặp và được Cách mạng thức tỉnh, đưa vào đội ngũ, trở thành người chiến sĩ cầm súng rồi thành nhà văn là cả một chặng đường có lúc như là huyền thoại.
Khi thực hiện bộ phim tài liệu về Nguyễn Thi, tôi được nhà văn Nguyên Ngọc nhiệt tình cung cấp tư liệu, trong đó có những tư liệu quý về cá tính và sáng tác của ông. Nhà văn Nguyên Ngọc kể ,đầu năm 1962, Nguyễn Thi sùng sục đòi trở lại chiến trường miền Nam bằng được. Khi chỉ có hai người, Nguyễn Thi trầm ngâm: Cuộc chiến đấu trước mặt bọn mình chắc chắn sẽ hết sức khốc liệt. Ở trong ấy lúc này chúng ta chưa có dân, chưa có đất, toàn bộ chính quyền còn trong tay kẻ thù. Gần như phải bắt đầu từ tay không mà đi tới giành lại tất cả. Tình hình như vậy mà mình về để “làm văn chương” thì vô nghĩa, vô duyên quá. Về trong ấy, có lẽ mình sẽ làm tất cả việc gì cần làm cùng với đồng chí đồng bào, làm gì cũng được, bất cứ việc gì có ích dù nhỏ nhất. Mình sẽ chỉ trở lại cầm bút khi nào việc cầm bút thật sự cần thiết và có ích như cầm súng hoặc là hơn thế.
Gần hai tháng lặn lội Trường Sơn, một ngày tháng bảy, hai nhà văn tới một khu rừng thông trên biên giới Việt - Lào, phía tây Thừa Thiên. Đây là điểm chia tay. Buổi sáng chia tay, Nguyễn Thi dặn Nguyên Ngọc: Một, nếu còn sống, trở lại Hà nội thì cùng nhau đi ra bằng đường quốc lộ số 1. Nghĩa là phải toàn thắng mới trở ra, nhất quyết không bỏ cuộc dở chừng. Hai, ông nói rất nhỏ với bạn, mình còn một đứa con gái ở Sài Gòn, mà chưa bao giờ thấy mặt, nếu mình không còn, sau này Ngọc về tìm hộ...
Lúc ấy, tôi thấy nhà văn Nguyên Ngọc khóc.
Điều đó đã động viên tôi rất nhiều trong thực hiện các phim chân dung văn nghệ sĩ, đặc biệt là những người đã hy sinh.
Văn chương bao giờ cũng có những vẻ đẹp và lý lẽ riêng khó giải thích bằng văn bản.
Cũng theo Nguyên Ngọc thì Nguyễn Thi có một tâm hồn nghệ sĩ, theo nghĩa đẹp nhất của từ đó. Nhưng có lẽ trước hết, Nguyễn Thi là một người chiến sĩ. Sau này vào chiến trường Nam Bộ. Nguyễn Thi đã sống, làm việc đúng như ông đã nói.
Nguyễn Thi là một cá tính văn chương hiếm gặp ở đời.
Dù khiêm nhường đến mấy, những đóng góp văn chương của các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn liệt sĩ như Nguyễn Thi trong cuộc sống là không thể thiếu và phải được trân trọng. Không thể hình dung một dân tộc, một thời đại, một con người dù là quốc gia quốc tịch nào mà lại không cần đến văn chương. Văn chương góp phần không nhỏ trong hình thành và bồi đắp mỗi nền văn hóa.
Văn chương Nguyễn Thi bộc lộ một cảm thông sâu nặng với chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những người dân vùng địch hậu. Nhiều câu văn, đoạn văn trong tiểu thuyết, ghi chép, truyện ngắn của ông đã đạt đến độ khái quát cao, có sức ám ảnh và lan tỏa với người đọc, đặc biệt là những bạn nghề nghiệp. Nền tảng sự cảm thông ấy ở đâu ra nếu không xuất phát từ trái tim chân thành và đau đớn của người viết. Và, từ những cảm thông ấy, đã hằn lên ước muốn làm tươi lại những tâm hồn trong chiến tranh cũng là một bản lĩnh ngòi bút. Và dường như, đó còn là một sự độc lập, một khẳng định chủ quyền về quyền năng nhà văn trong bày tỏ và sáng tạo. Và, thật tự nhiên, từ những sáng tạo chuyên tâm, bền bỉ, từ những thân phận da diết, ám ảnh, vang sâu đã góp phần định hình một phong cách riêng cần thiết, cần thiết và quyết định đến sự thành công của văn nghiệp Nguyễn Thi.
Có những lúc viết văn, là viết cho những gì rất thiêng liêng. Văn chương không chỉ dành riêng cho những cực lạc, viên mãn, đang háo hức với vị trí tốt đẹp của mình, mà còn là sự cảm thông với bơ vơ, bần hàn, oan khuất, cát bụi... nên văn chương lúc này không phải là thứ vỗ tay reo mừng chiến thắng, hân hoan đắc chí, mà khi ấy phải là thứ văn chương lầm than cùng với thân phận của con người. Người viết bấy giờ phải nổi chìm như đời sống thực, có khi còn phải đào sâu hơn, đớn đau hơn. Khi ấy, có thể sẽ xảy đến nhiều khả năng cho người cầm bút, thậm chí nhiều phần là khả năng xấu. Nhưng còn biết làm sao trong cuộc tự tìm mình, vì văn chương, vì nhân cách của mình.
Đến đây, tôi nhớ đến cái truyện ngắn rất hay của nhà văn liệt sĩ Nguyễn Thi. Truyện Im lặng. Truyện nhà văn viết về chiến tranh, khi in ra nhiều người bảo nó có vấn đề, nó bi quan. Truyện về một chiến sĩ trước sức ép tàn khốc của chiến tranh giáng xuống thể chất và tinh thần anh quá khốc liệt, quá sức tưởng tượng, đã mắc bệnh tâm thần. Và một cô gái, người nữ y sĩ chăm sóc anh cũng có một đời sống riêng rất éo le. Đến khi câu chuyện của người lính tâm thần kia sắp cởi ra cũng là lúc câu chuyện đời tư về cô y sĩ cần phải được khép lại, vĩnh viễn đóng lại. Câu chuyện nặng nề từ đầu đến cuối, từ bối cảnh, câu chữ, tuyến nhân vật và giọng kể. Đã có một thời người ta định lấp nỗi đau bằng mọi giá. Và đương nhiên, truyện ngắn Im lặng của nhà văn Nguyễn Thi, một câu chuyện rất hay, cách viết chín, sâu và cốt truyện rất đa nghĩa ấy thời ấy làm nhiều người không thích. Nguyễn Thi là một nhà văn rất cá tính. Ông luôn có cách bảo vệ những đứa con tinh thần của mình cho dù cách ấy đôi khi không có lợi cho ông. Ngay sau khi in truyện ngắn ấy, ông đi B chiến đấu và hy sinh tại chân cầu chữ Y tết Mậu Thân. Sau này, khi tìm những tư liệu để làm phim chân dung về ông, tìm gặp bạn bè ông, những văn nghệ sĩ tài năng và tâm huyết, tôi mới vỡ lẽ thêm nhiều tình tiết xung quanh Im lặng. Thì ra, những nhà văn chân chính, luôn luôn bày tỏ và lựa chọn một thái độ sống, bất chấp hiểm nguy, sống không tính đến lợi ích cá nhân, kể cả đến tình yêu của mình, tính mạng của mình.
Phẩm chất anh hùng của người cầm bút trong nhà văn Nguyễn Thi là rất rõ ràng. Những tác phẩm văn học của ông để lại có tính ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau này về tính nhân văn, lòng yêu nước và khí phách anh hùng cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các nhân vật của Nguyễn Thi đã góp phần tạo lên một sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, đánh thắng những kể thù hùng mạnh nhất. Những hình tượng, nhân vật được xây dựng từ thực tế chiến đấu của nhà văn đa thể hiện rõ khí chất anh hùng của dân để từ đó cho thấy một bản lĩnh anh hùng của cá nhân nhà văn. Phẩm chất anh hùng chỉ có được ở những yêu nước, một đời vì nhân dân vì dân tộc mà cầm bút và cầm súng.
Tôi luôn nghĩ bao giờ các nhà văn tài năng cũng đã làm rất tốt những công việc của mình, đặc biệt là trong những lúc cam go, ác liệt nhất, lúc đòi hỏi đức hy sinh và lòng quả cảm của người cầm bút với lẽ sống còn. Từ Nguyễn Thi, tôi luôn suy nghĩ về thân phận và chức năng của người cầm bút. Người cầm bút hôm nay đang ở đâu, đã làm tròn bổn phận hay chưa là một tự vấn luôn được đặt ra. Bầu trời văn chương mênh mông hay hạn định, cánh rừng văn chương thăm thẳm hay khuôn chừng trói buộc, trong hành trình ấy, có ga dừng, trạm nghỉ không, hay là như sóng biển không bao giờ cho bờ tĩnh lặng dù là ve vuốt mơn man hay phá phách hủy diệt vẫn miên man, trùng trùng những con sóng dội.
Chiến trường những năm tháng ấy
Nguyên Ngọc
Mùa hè năm 1962, đang ở Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tấn và tôi được gọi trở về chiến trường miền Nam. Bấy giờ còn bí mật. Hôm tiễn đưa ở Xuân Mai, chỉ có hai anh Văn Phúc và Thanh Tịnh đến. Chúng tôi lên đường đúng mười hai giờ đêm. Lúc sắp lên xe, tôi thấy Nguyễn Ngọc Tấn trao lại cho anh Thanh Tịnh một gói nhỏ bọc kín bằng vải nhựa. Trước khi ra đi chúng tôi đã được lệnh để lại mọi thứ có thể làm tiết lộ tung tích quá khứ của chúng tôi, giao cho bộ phận bảo mật của Tổng cục Chính trị giữ hộ, cho đến ngày chúng tôi trở về… nếu còn sống. Riêng cái gói nhỏ này, Nguyễn Ngọc Tấn không gửi cho Tổng cục mà trao cho anh Thanh Tịnh, người anh lớn tuổi nhất trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội chúng tôi hồi bấy giờ. Anh Thanh Tịnh ghé tai nói thầm với tôi: Đó là quyển nhật ký của Nguyễn Ngọc Tấn, ghi từ năm 1953 đến năm 1955, tức là vào một thời kỳ đẹp nhất và rồi sẽ bi tráng nhất của cuộc đời anh, khi Nguyễn Ngọc Tấn gặp chị Bình Trang ở bưng biền Nam bộ, họ yêu nhau, cưới nhau, khi anh tiếp tục đi đánh những trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến (mà không biết đó là những trận cuối cùng), khi chị Bình Trang hoài thai đứa con đầu lòng của anh chị, khi anh chị sống những ngày gian nan mà sôi nổi và tràn trề hạnh phúc… mà không hề hay biết rằng một cơn lũ lớn dữ dội của lịch sử đang từ từ ập đến, đổ trùm lên số phận họ, đánh tan các cuộc đời và hạnh phúc của họ…
Suốt hơn hai tháng cùng nhau lẽo đẽo lội bộ Trường Sơn, Nguyễn Ngọc Tấn không hề nói với tôi chút gì về quyển nhật ký anh đã gửi lại đó. Mãi cho tới hôm chúng tôi đến khu rừng xà-nu rất đẹp phía tây Thừa Thiên giáp Lào - tức là điểm chia tay, Tấn sẽ đi tiếp vòng qua phí Tây Kon Tum, mượn một đoạn đường rừng hiểm trở trên đất bạn Campuchia, rồi đổ về Nam bộ, tôi thì men theo sườn đông núi Ngọc Linh đổ về phía Trà My, Quảng Nam, chiến trường khu V, hai anh em treo võng nằm với nhau một đêm cuối cùng giữa rừng, Nguyễn Ngọc Tấn mới dặn tôi: Nếu sau này trong hai đứa, một đứa chết một đứa còn sống, thì đứa còn sống phải đi tìm an ủi gia đình bạn. Riêng Tấn, anh còn một đứa con gái sinh cuối năm 1945, đang sống ở Sài Gòn, mà anh chưa hề biết mặt. Anh dặn tôi ngày phải giải phóng Sài Gòn, nếu anh không còn trở về, thì tôi phải đi tìm cho được con gái anh, và nói với cháu về bố cháu…
… Vậy mà ba mươi lăm năm đã đi qua rồi.
Nguyễn Ngọc Tấn đã ngã xuống trong một trận đánh anh hùng ở cửa ngõ Sài Gòn đợt II tổng tấn công Mậu Thân, tháng 5 năm 1968. Anh Thanh Tịnh thì đã từ trần tháng 7 năm 1988. Trước khi ra đi, anh Thanh Tịnh đã trao lại cái gói nhỏ Nguyễn Ngọc Tấn gửi anh ngày xưa cho người chủ đích thức của nó: chị Bình Trang.
Đúng ngày đầu năm 1997, tại Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình chị Bình Trang đã giao lại cho tôi tập nhật ký này, và cho phép tôi được công bố nó với bạn đọc.
Trong tay các bạn lúc này đây là một di vật thiêng liêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn, một mảng đẹp đẽ mà bi tráng của cuộc đời anh - và cả cuộc đời chị ấy nữa, cũng đẹp và bi tráng như vậy, - và Nguyễn Ngọc Tấn da diết yêu bằng một tình yêu mặn mà và đau đớn cho đến những ngày cuối cùng của đời anh.
Song, ở đây không chỉ có thế. Ở đây còn là một mảng, một trang đẹp đẽ và bi tráng của lịch sử đất nước và dân tộc, in dấu lên cuộc đời và số phận những con người cụ thể, riêng biệt. Bởi vì khi con người biết sống hết mình - hết mình vì sự nghiệp, hết mình vì đất nước, hết mình vì cuộc chiến đấu, hết mình trong tình yêu, hết mình trong những khát vọng và có khi cả trong những cực đoan hay lầm lạc chân thành…- thì dẫu coi mình là những giọt nước nhỏ trong biển cả mênh mông cuộc sống, cuộc đời của họ vẫn phản ánh sâu sắc, thâm trầm một cách kỳ lạ số phận của nhân dân, của đất nước, và của thời đại họ. Cuộc sống của anh chị Nguyễn Ngọc Tấn - Bình Trang là như vậy.
Nguyễn Ngọc Tấn sinh năm 1928 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, bố mẹ đều là cơ sở cách mạng. Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, Tấn bỏ nhà ra đi từ bé, vừa kiếm sống vừa đi học, có thời theo một gánh hát rong, lưu lạc vào tận Sài Gòn.
Anh gặp Cách mạng và Kháng chiến ở đấy, trở thành Cảm tử quân Sài Gòn, rồi du kích Tân Thới Tứ, rồi chiến sĩ trong đội lưu động cảm tử của của tướng Nguyễn Bình… Năm 1953 – 1954, tức là khi viết những trang nhật ký này, anh là chính trị viên đại đội, rồi cán bộ chính trị một tiểu đoàn chủ lực miền Đông Nam bộ…
Còn Bình Trang thì là một cô gái đặc Sài Gòn, là cô út trong ba cô con gái của một vị kỹ sư yêu nước. Cùng với hai chị Bình Minh và Bình Thanh, Bình Trang trốn cha mẹ tham gia phong trào “Trò Ơn” sôi nổi hồi 1950, rồi lại cùng chị là Bình Thanh trốn ra bưng biền, trực tiếp tham gia kháng chiến… Bấy giờ ở bưng biền Nam bộ đã có chiếu phim, nhưng là phim câm, máy chiếu không phát ra tiếng được. Bình Trang phục vụ kháng chiến trong một công việc kỳ lạ, chỉ có thể có vào thời ấy: Khi phim được chiếu trên màn ảnh thì chị ngồi kéo đàn ác-coóc-đê-ông minh họa, cứ phải theo nội dung phim mà chọn nhạc cho hợp. Có đêm kéo đàn suốt bà tiếng đồng hồ…
Và điều tất yếu đã đến: anh chính trị viên trầm lặng bên ngoài mà tài hoa và cực kỳ đa cảm bên hồn sôi nổi trắng trong Bình Trang. Họ yêu nhau, và nên vợ nên chồng giữa chiến tranh. Đứa con gái đầu lòng của họ cũng sắp chào đời…
Hạnh phúc tràn trề…
Trong khi đó, lịch sử, lịch sử tất yếu và khắc nghiệt, cứ lừ lừ tiến đến, mà họ không hề hay biết. Lịch sử đổ ập xuống trên số phận họ. Đất nước bị chia cắt làm đôi, bảo rằng hai năm,- chính họ cũng cố mà đinh ninh rằng chỉ hai năm - mà hóa ra hai mươi năm binh lửa. Anh đi tập kết. Chị quay lại Sài Gòn, bụng mang dạ chửa, nhận nhiệm vụ hoạt động chị phải đóng vai vợ chồng…
Và bi kịch, có lẽ cũng là tất yếu, đã đến…
Một mảnh nhỏ, một góc hẹp, một giọt nước mong manh, nhưng qua đó có lẽ cũng có thể thất hiển hiện lên, sâu thẳm, cả cuộc chiến tranh anh hùng và đau đớn mà dân tộc ta đã phảo cắn răng đi qua…, để có được HÔM NAY.
Kể từ ngày những dòng nhật ký này được viết ra cho đến nay, đã là gần nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ có lẽ như chưa từng có nửa thế kỷ nào nhiều biến động đến thế trong đời sống dân tộc. Nhưng cũng có lẽ có một điều không biến đổi: Đó là khát vọng da diết của con người về sự tốt đẹp và tình yêu. Cho nên trong những trang nhật ký chân thật, chân thật nhiều lúc đến ngây thơ này, có một cái gì đó là Vĩnh Cửu, mãi mãi cần cho mỗi chúng ta, hôm nay và cả ngày mai.
1997
Nguyễn Thi – Hồn văn thăng hoa
Thanh Giang
Ngày đầu về với chúng tôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn vóc hình cao ráo trong bộ bà ba đen bạc phếch rộng thùng thình, gieo ấn tượng rất thương! Hậu quả gầy ốm ngót 5 tháng trường vượt Trường Sơn, vượt sốt rét, vượt ho xuất huyết gian nan! Khuôn mặt vuông nắng sạm, góc cạnh, song tiếng cười thì tròn đầy, sâu lắng và ánh nhìn mở rộng đôi mắt nhân hậu trong sáng, nồng ấm, đầy sức truyền cảm. Sống, làm việc cùng anh, niềm lạc quan ở rừng như có tiếng hát. Lắm lúc hàn huyên vui vẻ, anh nhắc lại thời mười tám trẻ trai mới theo kháng chiến, vào du kích Thới Tứ - Hóc Môn, thuộc quyền chỉ huy của bà Hồ Thị Bi, dịp tết, bà tiếp tế bánh tráng thịt heo ăn mệt nghỉ. Nằm không buồn, nhớ mênh mông, 3 ngày làm 5 bài thơ. Những dòng đầu đời vu vơ lãng mạn, buồn cười:
Ôi, biết làm sao vẫn nhớ nhung!
Nắng vàng xa thẳm có sầu chung
Mùa như tẻ lạnh niềm tơ tóc
Sầu ở thiên thu, gió ở lòng…
Làm tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng (VNQGP), ra tiếp số 2, anh viết bi ký bt danh đầu tiên: Nguyễn Thi (tên con trai anh vừa 6 tháng tuổi đã chia xa). Tạp chí dù ít người, chúng tôi lần lược thay phiên nhau đi chiến trường. Người “thủ trại” đảm đương sự vụ: ra tạp chí, theo dõi cuộc thi viết, ngoài ra còn tải gạo, cưa củi, cuốc rẫy, chống càn, dời cứ, đào hầm, cất nhà…
Dù anh vừa đi chiến trường Ấp Bắc, xông qua nam quốc lộ 4 - con lộ bạc đầu, bám vùng Cai Lậy - Mỹ Tho với các địa danh: Long Trung, Ba Dừa… dài ngày, về viết một loạt ghi chép: Cô gái đất Ba Dừa, Sen Trong Đồng… Sau gửi ra Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) được đăng nguyên văn…. Song phong trào đồng khởi Bến Tre luôn thu hút hồn văn. Đầu năm 1964, anh dẫn đầu đoàn đi Bến Tre gồm Thanh Giang, Trần Nam Hương - cử nhân văn chương và Huỳnh Công Thu - hoạ sĩ tốt nghiệp cao đẳng Mỹ Thuật Hà Nội.
Chúng tôi xuất phát từ trạm giao liên Nam-Tây Ninh, men theo biên giới xuôi xuống Long An. Đêm đầu tiên gặp đơn vị bộ đội đánh đồn, pháo Gò Dầu phản kích nổ vào đội hình “thử phổi!”. Giao liên dẫn chạy vượt làn pháo. Bóng dáng Nguyễn Thi cao lớn, sải cặp giò dài nhanh nhẹn. Chợt thấy hoạ sĩ Thu vừa dứt sốt rét Trường Sơn ốm ròm, mang cái ba lô “xưởng họa” oằn lưng, còn vác thêm cuộn giấy vẽ è ạch, anh chộp vác tiếp Thu.
Bấy giờ vào mùa khô; suốt đêm vượt “Đồng chó ngáp” nổi tiếng bát ngát đến chó chạy le lưỡi ngáp dài! Chúng tôi cố lê đôi chân sưng vù trong dép râu trên gốc tràm cháy, gốc rạ đốt đồng, bụi tro bốc mù mịt nghẹt thở! Mệt đừ vậy mà khi đến trạm, anh vẫn cặm cụi ghi chép. Ít khi anh ghi chép trước đối tượng khai thác, chỉ chăm chú lắng nghe; trò chuyện với ai, thường lấy tờ giấy che miệng. Phong thái cho liên tưởng thành ngữ: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Anh như một người thợ gặt cần cù, “năng nhặt chặc bị”, làm vốn tu từ; phong cách quan sát tinh tế, so sánh hình tượng nghệ thuật công phu. Bất cứ khung cảnh tiếp xúc nào, anh cũng liên hệ tu từ. Phương ngữ được anh phả hồn chữ vào và khéo dùng nên mọi miền đều thích. Phong cách trở thành thói quen “ghi trong đầu”, khi anh ngồi lại ghi chép, phác thảo như tác phẩm.
Chúng tôi đến trạm giao liên, thuộc Kiến Tường nằm trơ vơ vài ngôi nhà lợp đưng nhỏ nhoi giữa mênh mông đồng cỏ cùng lau lách. Giặc vừa mới càn qua đây. Bất ngờ tôi dẫm phải đạp lôi của giặc gài lại, nổ tung người nhảy dựng, tưởng chừng văng mất bàn chân. Vốn không lắm lời, viết văn kiệm từ, Nguyễn Thi ngồi nhìn lặng im, đôi mắt buồn lo đưa mấy ngón tay to, móng dài cáu bẩn rờ rẵm mãi lên bắp chân tôi sưng nhanh lớn bằng cái ghè. Ba anh em khiêng võng tôi vào gửi trạm cứu thương nằm khuất trong vùng lau lách, dưới cụm tràm thưa. Buổi chia tay man mác buồn. Cánh đồng hoàng hôn mông lung lổn nhổn mây đen.
Hơn một tháng sau, chân bong gân sai khớp vừa cắt bột, tôi chống gậy lần theo đoàn. Đến trạm giao liên ở tuyến kinh Nguyễn Văn Tiếp - Mỹ Tho, tôi cảm nhận điều buồn đau tê điếng, rụng rời. Anh em giao liên kể cái nỗi anh Bảy Tấn khóc than đồng đội. Ra đi bốn người. Một người bị thương nằm lại!…Giờ đây chỉ còn hai!… Vào buổi chiều định mệnh, vừa đến trạm, anh Tấn và Thu đi tìm công sự khắp nơi không thấy; nhân thấy nhiều trái đào chín rụng đầy gốc, Thu nghĩ đến sẽ mặc bộ quần áo tươm tất một chút khi về nhà, nên lượm những trái đào bóp vắt nước định sẽ nhuộm bộ quần áo vải bồng bột trắng. Chỉ còn một đêm nữa thôi là vượt sông Tiền, bên kia là Bến Tre, Tân Thành Bình xã nhà, Thu sẽ gặp lại ba má, anh chị em và mấy cô gái hàng xóm. Nhưng một bầy 5 chiếc trực thăng HU1A của Mỹ bay đến vây bắn. Loạt hỏa tiễn đầu, ba anh em nằm chồng lên nhau dưới cái mương lạn trong vườn đào. Cụm vườn đào, trúng hỏa tiễn cháy đen xơ xác. Ba anh em xém chết trong gang tấc. Mới ở Hà Nội về, chưa quen chiến trường, Thu vọt ra phía bờ kinh. Lộ mục tiêu! Bầy trục thăng vây bắn. Họa sĩ Huỳnh Công Thu chưa kịp nhuộm bộ đồ!… Đau đớn thay giữa đường Thu nằm lại! Một tài năng trẻ chưa được cống hiến thỏa lòng! Chỉ còn lại những bức ký họa dọc đường cho đồng đội nhìn tới tiếc thương trào nước mắt! Đêm ấy mưa tầm tã…! Nguyễn Thi và Nam Hương cùng anh em trạm chèo xuồng chở thi hài họa sĩ Huỳnh Công Thu đến mai táng ở nghĩa trang Láng Biển - Cai Lậy - Mỹ Tho.
Tôi đi tiếp theo sau Nguyễn Thi trong nỗi ngậm ngùi từng bước chân qua khu vườn đào xơ xác, những trái đào chín vàng rụng lăn lóc bên bờ kinh, càng tiếc thương bạn đồng hương!... Xuống sâu đồng bằng, bót đồn dày đặc, qua quốc lộ 4: con lộ “bạc đầu”, vượt sông Cửu Long: con sông “giảm kỉ”; lòng tôi cứ thầm lo và thầm mong đừng phải nghe giao liên báo tin… buồn đứt ruột!
Đến Tỉnh đội Bến Tre gặp lại, chúng tôi ôm nhau mừng chảy nước mắt. Qua ác liệt sống chết, mới xa mà tưởng chừng lâu lắm! Để thở không khí chiến trường, trả cái giá máu và sinh mạng thế đó. Nguyễn Thi kể: đã dự Đại hội Chiến sĩ Thi đua Quân Khu 8 khai mạc ở huyện Ba Tri, được tiếp xúc Nguyễn Văn Tư - mệnh danh ông Tổ binh ong vò vẽ. Vẻ măt hân hoan, anh kể đã thuyết phục cậu trinh sát Tỉnh đội mạo hiểm dẫn vượt rào ấp chiến lược An Đức vào thắp nhang viếng mộ nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu, cho thỏa lòng khi đã về đến đất Ba Tri!
Tìm hiểu về Bến Tre đồng khởi, Nguyễn Thi với tầm nhìn chiến lược, bám khai thác sâu khu trù mật Thành Thới đang bị dân phá banh. Một khu trù mật điển hình được Ngô
Đình Diệm cùng cố vấn Mỹ trực tiếp cắt băng khánh thành. Đây là một khu trù mật trọng điểm - thí điểm; nơi tập trung mọi chính sách bình định tàn bạo của địch, diễn ra mối mâu thuẩn chủ yếu và gay gắt không riêng giữa giai cấp nông dân và địa chủ mà mâu thuẩn đối kháng đẫm máu giữa nhân dân miền Nam và giặc thù Mỹ-Diệm. Thiết thực là vấn đề ruộng đất, thâm độc nhất là chiến lược chính trị: kềm kẹp dân, lê máy chém giết dân, tố Cộng, sát Cộng, hòng thực hiện mưu đồ Bắc tiến… Ý đồ tư tưởng nhà văn còn tầm xa hơn, anh khai thác Bến Tre đồng khởi toàn diện, tìm hiểu tận nơi…
Sau đó anh đến Minh Đức gặp tôi đang thâm nhập xã điển hình phát huy truyền thống đồng khởi. Đêm ấy chúng tôi ngủ chung giường có giăng mùng, trong nhà dân sát bờ sông Hàm Luông. Ở rừng ngủ võng, chưa hề ngủ chung. Ở đây, trong vùng địch, chuyện ngủ chung nhau đơn giản cũng gây cảm xúc, hai anh em tâm sự thâu đêm. Đêm thật yên tĩnh, nghe cả tiếng dòng sông Hàm Luông khua sóng rì rầm. Lâu lâu nghe tiếng mõ khắc xa: 6 tiếng, mõ khắc gần: 3 tiếng. Chúng tôi đã được dân cho biết đó là hiệu lệnh báo luồng tàu địch hiện đi tới đâu, càng nghe yên lòng khi định vị mình đang sống giữa lòng cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ! Anh tâm sự: Quý biết bao cảm xúc hiện thực. Nếu như mình không ngủ ở một cái ấp cheo leo bên bờ sông mà tàu giặc không lúc nào vắng bóng thì làm sao có xúc cảm để mà viết. Chỉ có cảm xúc chân thật mới viết nên những dòng chân thật làm rung động lòng người… Một lần khác, cũng ý niệm nầy, anh bộc bạch một cách xúc động: “Nhân dân đối xử tốt, đầm ấm tới mức mà mình nghĩ nếu có chết đi cũng không có gì đáng ngại. Một cử chỉ tốt đủ làm cho ta vui sướng và bỗng nhiên cảm thấy mình cao lớn, can đảm hơn. Đó là cảm nghĩ thường xuyên đến với mình mỗi lần tiếp xúc với nhân dân. ”
Ý tưởng nhân văn cao đẹp, kích phát sinh sức sáng tạo dồi dào. Chứng tỏ nghệ thuật của Nguyễn Thi là nghệ thuật của những điều chân lý giản dị; của những tính cách Anh hùng. Truyện của anh tạo ra lớp lớp đa chiều bằng hình ảnh và câu văn tu từ dồn nén nhiều tầng hàm ý. Nhà văn định hình phong cách sáng tác như tâm tính con người anh: hiền nhu - lặng lẽ - khiêm nhường, mà anh hằng tâm niệm phương thức: giúp người ta cảm hơn dạy người ta nghĩ… Có thể nói gọn hơn: nghệ thuật truyền cảm.
Thai nghén nghiền ngẫm ý tưởng, tổng hợp chất liệu văn học từ hai vùng đất (Mỹ Tho, Bến Tre); với diễn biến hiện thực của hai khu trù mật: Long Trung và Thành Thới, nhà văn xây dựng một khu trù mật điển hình ở xã Trung Nghĩa điển hình. Tiểu thuyết dù mới ba chương chưa kịp đặt tên, song đã hé mở chủ đề tư tưởng cho chúng ta dự đoán: “Kết thúc tiểu thuyết sẽ là một cuộc “đồng khởi long trời dậy đất” ở xã Trung Nghĩa; khái quát cho toàn miền Nam, kéo theo sự sụp đổ mưu đồ Bắc tiến của Mỹ-ngụy Sài Gòn; mở ra tiền đề cho cuộc chiến tranh nhân dân phát triển lên đỉnh cao, dẫn đến ngày toàn thắng!” Sau khi gửi ra Hà Nội, ba chương tiểu thuyết mới được VNQĐ công bố mang tên: Ở xã Trung Nghĩa.
Sau những chuyến thâm nhập chiến trường, chúng tôi xếp lại bản thảo viết dở dang, tập trung viết truyện anh hùng toàn miền lần thứ nhất. Nguyễn Thi viết chuyện Nguyễn Thị Út: Người mẹ cầm súng. Võ Trần Nhã viết Nguyễn Minh Tua: Lá cờ Hê-rôn. Thanh Giang viết Hồ Văn Bé: Đánh trong lòng địch. Lê Anh Xuân nhà thơ đồng hương Tân Thành Bình với anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Tư , viết truyện: Giữ đất…
Nguyễn Thi thành công truyện Anh hùng Người mẹ cầm súng, thể hiện tính cách độc đáo người phụ nữ dân dã đầy khí phách: “Còn cái lai quần cũng đánh!”. Khi tác phẩm công bố được khen, anh nói vui: “Mình biết người ta khen là khen chị Út Tịch chứ không phải khen gì mình. Nhưng trong hoàn cảnh thế nầy thì hãy bằng lòng như vậy đã. Còn tôi dự định mỗi tiêu đề là một chương tiểu thuyết cho sau nầy…”. Đây cũng là một, trong nhiều nỗi khát vọng viết tiểu thuyết luôn bị dở dang! Tiếp theo, Đại hội Anh hùng lần thứ hai, anh viết về nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh “Ước mơ của đất” mới phần một dở dang …
Cuộc sống và sáng tác của chúng tôi lúc nào cũng tất bật. Khao khát hoàn thành ý đồ những tiểu thuyết trong không khí chiến trường luôn kêu gọi và đảm đương vô vàn sự vụ chức trách cùng sinh hoạt thời chiến … Thế nên anh từng tâm sự với tôi một câu chua chát: “Tình hình nầy ngồi viết tiểu thuyết nó chướng lắm!”.
Nghị lực hằng tu dưỡng, Nguyễn Thi vượt lên bất hạnh, bất chấp hiểm nguy, lao xuống Củ Chi, trong bối cảnh chiến trường Củ Chi đang chốt sư đoàn 25 Mỹ “Tia chớp nhiệt đới” tàn phá bình địa, đất trắng! Trải bom đạn khốc liệt, anh trở về viết thâu đêm dưới ánh đèn tù mù thiên ký sự hừng hực sức sống: Những sự tích ở đất thép; thể hiện những dũng sĩ anh hùng Trần Thị Gừng, Phạm Văn Cội gan góc nổi tiếng.
Cuộc tập kích chiến lược vào Sài Gòn Xuân Mậu Thân - 1968, hầu hết anh em VNQGP chúng tôi chia nhau theo các đơn vị mũi nhọn tiến vào Sài Gòn… Những ngày nầy Nguyễn Thi hồn văn không yên. Trong cái nỗi nôn nao thời điểm lịch sử diễn ra sự kiện trọng đại, anh còn một nỗi khát vọng triền miên được gặp con gái Trang Thu yêu quý hiện sống với ông bà ngoại trong lòng Sài Gòn. Anh lại xếp bản thảo dở dang: Ước mơ của đất vừa xong phần một, đi đợt hai, hướng tây nam Sài Gòn. Mặc dù Chính ủy Phân khu 2 ông Lê Phải ngăn cản, anh nài nỉ riết mới được cho theo một tiểu đoàn mũi nhọn thọc sâu, chiến đấu trên đường Minh Phụng suốt 5 ngày đêm từ 5/5 đến 9/5. Trong khi nầy tôi và Nguyễn Trọng Oánh đi đợt I mặt trận phía bắc, được gọi về cơ quan. Tháng 6/1968, chúng tôi nhận được tin dữ từ FK.2 điện báo về Cục: “Nguyễn Thi hy sinh trên đường Minh Phụng, ngày 9-5!”. Cái bồng có bản thảo Ước mơ của đất, và tập vở học sinh bút tích cuối cùng của Nguyễn Thi, do Lê Phải gửi Lưu Quang Tuyến- Phó phòng Tuyên huấn mang về. VNQGP lúc nầy anh Trọng Oánh và tôi tiếp nhận di cảo đó. Tập bút tích vài ba trang cuối cùng ấy gửi lên cho thủ trưởng Cục xem, khi hỏi lại thì thất lạc, thật tiếc vô cùng!
Trong nỗi đau bàng hoàng, anh Oánh và tôi soạn trong hai thùng thiếc tư liệu của Nguyễn Thi, chọn hằng chục tập ghi chép chữ lí rí trên giấy peluya và tập vở học sinh, cùng tất cả các bản thảo tiểu thuyết, truyện anh hùng và nhiều bản thảo dở dang khác… đóng thành hai gói to, vác nặng, đem lên gởi Cục chính trị, xin được chuyển ra VNQĐ theo loại hàng đặc biệt. (Đó là phần lớn nội dung cho nhà văn Ngô Thảo làm bộ Toàn tập Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi: 4 cuốn, 2.600 trang, NXB Văn học ấn hành -1996).
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn định hình nhân cách: Cuộc sống có trước, sách vỡ có sau; tự phát trưởng thành; từ trong huyết quản phát sinh cảm xúc nghệ sĩ. Anh khái quát đời mình: Sinh Bắc - Lớn Nam. Thế nên, khi tập kết ra Bắc quê hương, gần mẹ cùng thân quyến, song anh vẫn canh cánh nỗi lòng: Ngày Bắc- Đêm Nam. Ngày cùng đồng nghiệp lao động sáng tạo và bên vợ trẻ con thơ. Đêm thì da diết nhớ thương đồng bào miền Nam còn trong vòng tay giặc thù tàn sát, trong đó có con gái đầu lòng chưa nhận mặt mà hằng chiêm bao vọng tưởng bóng hình. Cho nên anh hăm hở trở về chiến trường xưa từ rất sớm… Và anh viết những câu thơ da diết từ gan ruột:
Những mối tình bằng nước mắt
Có bao giờ phai nhạt em ơi!
Hái tất cả mùa xuân trên mặt đất
Anh làm thơ yêu tặng một con người.
Nhà văn Nguyễn Thi sống chết cùng chiến trường Sài Gòn, anh dũng trên tuyến đầu cùng chiến sĩ … Trong tiếng đạn bom ác chiến rền vang, cháy bỏng lên khát vọng của người cha! Cái khoảng cách hằng ngàn dặm, anh đã trả giá tâm lực, nhớ nhung, mồ hôi và cả máu để rút ngắn dần, cho đến chỉ còn vài dặm cuối. Ôi! Gần sao giữa Minh Phụng và Lê Văn Duyệt (Cách mạng tháng Tám bây giờ), nơi cháu Trang Thu đang sống với ông bà ngoại. Cơn hạnh ngộ cùng con gái đã gần kề. Oan nghiệt thay… ngàn thu biệt ly!…
Và cảm động thay! Tám năm sau, 1976, mẹ Thành Thị Du từ Nam Định đổ đường xa hằng ngàn cây số vào thành phố Hồ Chí Minh, ôm bó hoa huệ đỏ đi dài theo đường Minh Phụng chiến tích con trai yêu quý lưu lạc từ tuổi thơ! Mẹ chừng cảm ứng hương hồn con phưởng phất đâu đây trên tàng cây bên đường, vấn vương từng lá cành reo trong gió ngàn dư âm tiếng hát con ngày xưa:
Nóp với giáo, mang ngang vai / nhưng thân trai nào kém oai hùng
Giai điệu bài ca Nam Bộ kháng chiến từ Sài Gòn - Mùa Thu Ất Dậu 1945 dồn bước Chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn ra đi; để đến Mùa Xuân Mậu Thân 1968 Nhà văn Nguyễn Thi trở về. Khúc Chiến sĩ hành - công trình đá tạc; hòa khúc Nhân văn - tài năng thăng hoa. Như nhân duyên tiền định, anh thở hơi thở Sài Gòn chiến trường, chiến đấu trong lòng Sài Gòn yêu thương đến hơi thở cuối cùng! Anh thấm giọt máu mình trọn vẹn thủy chung tươi đỏ mãi trong lòng người anh thương; trong lòng người đời hoài niệm tiếc thương anh.
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, nhà văn từng gắn bó nhiều kỉ niệm thắm thiết với VNQGP-A.6 từ những ngày đầu làm tạp chí, nối dài cánh tay ân tình với VNQĐ; cùng những chuyến đi chiến trường sinh tử!... Đậm đà tình nghĩa ruột thịt như chuyến về Mỹ Tho, anh lo cưới vợ cho Võ Trần Nhã, chính tay tổ chức hôn lễ. Chuyến về Bến Tre, tác thành hôn nhân cho Thanh Giang, trực tiếp làm chủ hôn, chủ lễ xôm trò. Cuộc đời anh tình duyên éo le, một lần ngang trái, hai lần sinh ly, cho nên anh hết lòng chăm lo duyên tình cho đồng đội, coi là niềm vui hạnh phúc của chính mình… Cuộc tình duyên anh là thiên tình sử: biệt ly bi tráng! Nỗi ám ảnh bi kịch của đất nước bị quân thù chia cắt, cuốn hút số phận con người lao vào vòng xoáy tang tóc đau thương tột cùng, nhiểm vào hồn văn Nguyễn Ngọc Tấn thoát thai truyện ngắn Im lặng bi thảm! Âm vang tài hoa mà lận đận với “tư tưởng bi quan giao động…” Tuy nhiên, vốn từng trải tử sinh thử thách ác liệt, thử thách sinh ly, bất hạnh, anh phục hồi chính khí, giữ vững phong độ lao động sáng tạo, giọng điệu nhân ái nhân văn… Minh chứng hùng hồn sau khi trở về chiến trường xưa, anh đã cống hiến một khối lượng lớn tác phẩm xuất sắc; nhận giải thưởng văn học Hồ Chí Minh lần thứ nhất…
Anh lưu lại trong lòng người hình ảnh: một nhà văn cầm súng; một nhân cách sống và viết giữa chiến trường ác liệt cao đẹp tuyệt vời; lưu lại tên đường Nguyễn Thi ở quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh; cùng hài cốt nằm lại ngàn thu thủy chung giữa lòng Sài Thành từng hát khúc Chiến sĩ hành: Mùa Thu rồi….
Hằng nhớ thời đa đoan viết vội, chiến trường sôi động luôn kêu gọi, lòng tôi không nguôi nhớ thương Anh với câu tự thán chua xót: “Tình hình nầy ngồi viết tiểu thuyết nó chướng lắm!”. Giờ im tiếng súng, đất nước yên bình, với đôi mắt trữ tình nhân hậu anh nhìn đồng nghiệp đang sống và viết tự do dưới ánh đèn điện, hẳn hài lòng hởi dạ mà chúc mừng: “Được viết tiểu thuyết trong khung cảnh hòa bình hạnh phúc lắm thay!
NIÊN BIỂU NGUYỄN THI
(Theo nhà văn Nhị Ca – Nguyễn Thi – Gương mặt còn lại)
1928:
Tên thật là Nguyễn Hoàng Ca sinh ngày 15-5-1928 tại Nam Định, lớn lên, đi bộ đội rồi làm thơ, viết văn lấy tên là Nguyễn Ngọc Tấn.
1930:
Mẹ mang theo vào ở trong tù (sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh).
1932:
Gia đình lánh vào Phát Diệm – Ninh Bình.
1937:
Bố chết vì bệnh lao. Bắt đầu thời gian ở nhờ nhiều gia đình bà con ở Hà Nội và Nam Định.
1940:
Đỗ bằng tiểu học ở Nam Định.
1942:
Vào gánh hát đồng ấu Nam Hoa do bầu Phi Sơn Hải lập đi biểu diễn nhiều tỉnh.
1943:
Vào Sài Gòn ở với anh trai (con bà cả). Học vẽ. Bắt đầu làm thơ.
1945:
(Cách mạng Tháng Tám). Tham gia thanh niên tiền phong. (Nam Bộ kháng chiến). Lạc gia đình, cuối 1945 tham gia du kích xã Tân Thới Tứ.
1946:
Nhập đội lưu động cảm tử Nguyễn Bình, đánh du kích vùng Gia Định.
1947:
(Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ). Vào bộ đội, làm chính trị viên tiểu đội, chiến đấu ở huyện Tân Khánh, Thủ Dầu Một. 25-9 được chuyển thành đảng viên chính thức.
1948-1949:
Trợ lý chính trị (tuyên văn) đại đội, tiểu đoàn. Lần đầu gặp Bá (Bình Trang) trong chiến dịch Bến Cát. In tập thơ Hương đồng nội.
1951:
Cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn. Được giải thưởng văn nghệ Cửu Long. Dự hội nghị chính trị viên toàn Nam Bộ.
1952-1953:
Chính trị viên đại đội – tham gia nhiều trận chiến đấu.
1945:
Lập gia đình với Bá. Bá ở lại hoạt động. Tấn đi tập kết.
1955:
Ra Bắc, làm cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn sau về tuyên huấn sư đoàn, đội trưởng văn công sư đoàn 330.
1956-1960:
Tháng 12-1956 về Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, đi thực tế nhiều đơn vị và địa phương. Viết truyện và ký đăng chủ yếu ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Đã tập hợp in 2 tập Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962).
1961:
Trở lại chiến trường miền Nam. Tới Nam Bộ tháng 5-1962, công tác ở tòa soạn Tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng.
1963:
Đi Mỹ Tho - Ấp Bắc.
1964:
Đi Bến Tre.
1965:
Dự Đại hội tuyên dương anh hùng Quân giải miền Nam lần thứ Nhất, gặp chị Út Tịch, lấy tài liệu viết Người mẹ cầm súng.
1966:
Đi Củ Chi – Bến Cát – Trảng Bàng.
1967:
Dự Đại hội tuyên dương anh hùng Quân giải phóng lần thứ hai, gặp anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, lấy tài liệu viết Ước mơ của đất.
1968:
Ngày 9-5 hy sinh trong chiến đấu ở đường Minh Phụng – Sài Gòn.
SÁCH ĐÃ IN
Nguyễn Ngọc Tấn
- Trăng sáng – tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn học Hà Nội – 1960 – 140 trang.
- In lần 2 – 1971 (gộp thêm cả Đôi bạn – 244 trang).
- Đôi bạn – tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn học – Hà Nội – 1962 – 100 trang.
Nguyễn Thi
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng – 1965 – 96 trang.
- Người mẹ anh hùng – Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - Hà Nội – 1966 – 129 trang.
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Phụ nữ - Hà Nội – 1966 – 124 trang.
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Phụ nữ - Hà Nội – In lần thứ 4 – 1975 – 70 trang.
- Truyện và ký – Nhà xuất bản Giải phóng – Hà Nội – 1969 – 410 trang.
- Truyện và ký – Nhà xuất bản Văn học tái bản – Hà Nội – 1978 – 485 trang.
- Hoa rừng (nhiều tác giả) – Nhà xuất bản Thanh niên – Hà Nội – 1969.
- Người mẹ cầm súng – Viết từ miền Nam tập 2 (tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường) - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – In lần 2 – 1970.
- Truyện ngắn chọn lọc 1960-1970 (nhiều tác giả) – Nhà xuất bản Giải phóng – 1970 – 428 trang.
- Ước mơ của đất – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội 1970 – 208 trang. In lần thứ 2 – 1977 – 127 trang.
- Mẹ và con – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội – 1971 – 151 trang.
- Mẹ vắng nhà – truyện tranh – minh họa Hồng Chinh Hiền – Nhà xuất bản Kim Đồng - Hà Nội 1971 – 88 trang.
- Truyện và ký của Nguyễn Thi – Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội – 1979 – 226 trang. (tác phẩm văn học dùng cho học sinh Cao đẳng Sư phạm).
- Mẹ vắng nhà – Nhà xuất bản Măng non – Thành phố Hồ Chí Minh – 1982 – 112 trang.
- Anthologle de la Littérature Viet namienne – tập 4 – de 1945 a nos jours – Nhà xuất bản Ngoại văn – Hà Nội – 1977 (Dịch truyện ngắn Mùa xuân) – tiếng Pháp.
- Au Village Trung Nghĩa (Ở xã Trung nghĩa) – Nhà xuất bản Ngoại văn – Hà Nội – 1977 – 182 trang (Tiếng Pháp và tiếng Anh).
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn Ngọc Tấn). Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2011), VanVN.Net xin trân trọng đăng tải những bài viết về cuộc đời và sự nghiệp nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi.
Nhà văn Nguyễn Thi
Từ cuộc đời Nguyễn Thi
nghĩ về thân phận và chức năng của người cầm bút
Phùng Văn Khai
Một lẽ thường, các tác phẩm văn chương, dù khiêm tốn hay có đóng góp nhất định với đời sống xã hội khi đến với người đọc, thì cũng dường như người đọc, ở vị trí của mình, thường là thưởng thức những giá trị nghệ thuật mà nó mang lại, mấy ai biết thấu đáo về hoàn cảnh ra đời, đời sống của người sáng tạo ra nó, hoặc những đoạn trường khuất khúc, hoặc những thăng hoa nhất thời trong quá trình tác phẩm được sinh ra. Đời sống các nhà văn, số phận mỗi tác phẩm, những tác động, những tâm tư, sự ràng buộc nhiều mặt trong xã hội biến động, tâm thế thời đại, sức mạnh dân tộc, sức mạnh nhân dân, cá tính sáng tạo, sự hy sinh, thậm chí uẩn khúc của các nhà văn, các tác phẩm văn học là một vấn đề rất đáng được quan tâm, tìm hiểu và chia sẻ.
Đời sống mỗi nhà văn luôn là một thế giới sinh động, muôn màu muôn vẻ, người thì giản dị xuề xòa, người thì kỹ lưỡng, nghiêm cẩn, người thì dễ tính, dễ gần, viết đâu được đó, người thì vật lộn mưu sinh cả đời cày sâu cuốc bẫm, cũng không ít các nhà văn học thức đầy mình, cung cách mô phạm, lịch lãm trong khi một số không nhỏ do chiến tranh giặc giã, học ít viết nhiều, lấy đời sống chiến đấu của mình, của nhân dân đưa vào tác phẩm mà vẫn rưng rưng sống động. Có không ít các nhà văn vào sinh ra tử, đầu sóng ngọn gió, hòn tên mũi đạn, thậm chí hy sinh ngay ở trận tiền, lại cũng không ít người âm thầm bệnh tật, vết thương từ tâm can đến cả da thịt bề ngoài thảy đều gắng sức vượt lên mà chuyên tâm cầm bút.
Cùng với số phận của dân tộc, thân phận các nhà văn cũng đầy chìm nổi, vinh quang, cay đắng nhưng luôn đầy đặn niềm tin vào cuộc sống, đôi chỗ cả tin ngây thơ chăng nữa thì trái tim vẫn một mực yêu dân, yêu nước và yêu sự phát triển tiến bộ của xã hội. Có không ít những quan điểm, những nghĩ suy, về đời, về nghề đôi lúc ứa máu của lao động nghề văn.
Ở đây tôi muốn nói đôi điều về nhà văn, liệt sĩ Nguyễn Thi, một ngòi bút cá tính và đặc sắc của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, bút danh quen thuộc gửi từ chiến trường ra là Nguyễn Ngọc Tấn. Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân, ông xung phong đi chiến đấu cùng một tiểu đoàn pháo binh, tham gia đánh chiếm Sài Gòn và hy sinh trong tư thế một chiến sĩ cảm tử ngày 9 tháng 5 năm 1968 tại đường Minh Phụng, thành phố Sài Gòn. Nơi ông hy sinh nay đã được mang tên ông - đường Nguyễn Thi.
Với khoảng hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký tiêu biểu Trăng sáng, Đôi bạn, Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Sen trong đồng, Ở xã Trung Nghĩa, Ước mơ của đất và đặc biệt là Người mẹ cầm súng đã chứng tỏ văn tài nổi trội của ông khi viết về chiến tranh.
Từ những sáng tác tại chỗ của Nguyễn Thi, cho thấy một ngòi bút cường tráng, bám sát dân, bám sát bộ đội, bám sát đời sống chiến trường để từ đó khái quát cuộc chiến tranh theo nghĩa chân thực nhất.
Chưa ạ viết ồ ạt như Nguyễn Thi. Trong khoảng gần hai mươi nam cầm bút, ông đa in hàng chục tập bút ký, truyện ngắn. Tiểu thuyết, tùy bút đặc sắc về chiến tranh mà sau đọ lùi thời gian đã khẳng định một phong cách nghệt thuật Nguyễn Thi độc đáo đầy sức sống.
Chất lượng, bản lĩnh, sức mạnh nghệ thuật hiện thực của Nguyễn Thi đã làm cho các tác phẩm của ông có một sức gợi cảm, sức sống bền lâu trong lòng độc giả. Các nhân vật như chị Út Tịch, anh Phạm Văn Cội, chị Nguyễn Thị Hạnh... sẽ mãi còn lại với thời gian. Số phận đã không cho Nguyễn Thi được nhìn thấy ngày toàn thắng. Tuổi bốn mươi, ông ngã xuống giữa những trang sách bỏ dở. Đó là một mất mát lớn không chỉ của gia đình, vợ con, đồng đội thân thiết với ông, mà là cả văn chương.
Nguyễn Thi có một cuộc đời riêng nhiều biến động, từ một thiếu niên không nghề nghiệp, lang bạt kiếm sống khắp nơi, bắt gặp và được Cách mạng thức tỉnh, đưa vào đội ngũ, trở thành người chiến sĩ cầm súng rồi thành nhà văn là cả một chặng đường có lúc như là huyền thoại.
Khi thực hiện bộ phim tài liệu về Nguyễn Thi, tôi được nhà văn Nguyên Ngọc nhiệt tình cung cấp tư liệu, trong đó có những tư liệu quý về cá tính và sáng tác của ông. Nhà văn Nguyên Ngọc kể ,đầu năm 1962, Nguyễn Thi sùng sục đòi trở lại chiến trường miền Nam bằng được. Khi chỉ có hai người, Nguyễn Thi trầm ngâm: Cuộc chiến đấu trước mặt bọn mình chắc chắn sẽ hết sức khốc liệt. Ở trong ấy lúc này chúng ta chưa có dân, chưa có đất, toàn bộ chính quyền còn trong tay kẻ thù. Gần như phải bắt đầu từ tay không mà đi tới giành lại tất cả. Tình hình như vậy mà mình về để “làm văn chương” thì vô nghĩa, vô duyên quá. Về trong ấy, có lẽ mình sẽ làm tất cả việc gì cần làm cùng với đồng chí đồng bào, làm gì cũng được, bất cứ việc gì có ích dù nhỏ nhất. Mình sẽ chỉ trở lại cầm bút khi nào việc cầm bút thật sự cần thiết và có ích như cầm súng hoặc là hơn thế.
Gần hai tháng lặn lội Trường Sơn, một ngày tháng bảy, hai nhà văn tới một khu rừng thông trên biên giới Việt - Lào, phía tây Thừa Thiên. Đây là điểm chia tay. Buổi sáng chia tay, Nguyễn Thi dặn Nguyên Ngọc: Một, nếu còn sống, trở lại Hà nội thì cùng nhau đi ra bằng đường quốc lộ số 1. Nghĩa là phải toàn thắng mới trở ra, nhất quyết không bỏ cuộc dở chừng. Hai, ông nói rất nhỏ với bạn, mình còn một đứa con gái ở Sài Gòn, mà chưa bao giờ thấy mặt, nếu mình không còn, sau này Ngọc về tìm hộ...
Lúc ấy, tôi thấy nhà văn Nguyên Ngọc khóc.
Điều đó đã động viên tôi rất nhiều trong thực hiện các phim chân dung văn nghệ sĩ, đặc biệt là những người đã hy sinh.
Văn chương bao giờ cũng có những vẻ đẹp và lý lẽ riêng khó giải thích bằng văn bản.
Cũng theo Nguyên Ngọc thì Nguyễn Thi có một tâm hồn nghệ sĩ, theo nghĩa đẹp nhất của từ đó. Nhưng có lẽ trước hết, Nguyễn Thi là một người chiến sĩ. Sau này vào chiến trường Nam Bộ. Nguyễn Thi đã sống, làm việc đúng như ông đã nói.
Nguyễn Thi là một cá tính văn chương hiếm gặp ở đời.
Dù khiêm nhường đến mấy, những đóng góp văn chương của các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn liệt sĩ như Nguyễn Thi trong cuộc sống là không thể thiếu và phải được trân trọng. Không thể hình dung một dân tộc, một thời đại, một con người dù là quốc gia quốc tịch nào mà lại không cần đến văn chương. Văn chương góp phần không nhỏ trong hình thành và bồi đắp mỗi nền văn hóa.
Văn chương Nguyễn Thi bộc lộ một cảm thông sâu nặng với chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những người dân vùng địch hậu. Nhiều câu văn, đoạn văn trong tiểu thuyết, ghi chép, truyện ngắn của ông đã đạt đến độ khái quát cao, có sức ám ảnh và lan tỏa với người đọc, đặc biệt là những bạn nghề nghiệp. Nền tảng sự cảm thông ấy ở đâu ra nếu không xuất phát từ trái tim chân thành và đau đớn của người viết. Và, từ những cảm thông ấy, đã hằn lên ước muốn làm tươi lại những tâm hồn trong chiến tranh cũng là một bản lĩnh ngòi bút. Và dường như, đó còn là một sự độc lập, một khẳng định chủ quyền về quyền năng nhà văn trong bày tỏ và sáng tạo. Và, thật tự nhiên, từ những sáng tạo chuyên tâm, bền bỉ, từ những thân phận da diết, ám ảnh, vang sâu đã góp phần định hình một phong cách riêng cần thiết, cần thiết và quyết định đến sự thành công của văn nghiệp Nguyễn Thi.
Có những lúc viết văn, là viết cho những gì rất thiêng liêng. Văn chương không chỉ dành riêng cho những cực lạc, viên mãn, đang háo hức với vị trí tốt đẹp của mình, mà còn là sự cảm thông với bơ vơ, bần hàn, oan khuất, cát bụi... nên văn chương lúc này không phải là thứ vỗ tay reo mừng chiến thắng, hân hoan đắc chí, mà khi ấy phải là thứ văn chương lầm than cùng với thân phận của con người. Người viết bấy giờ phải nổi chìm như đời sống thực, có khi còn phải đào sâu hơn, đớn đau hơn. Khi ấy, có thể sẽ xảy đến nhiều khả năng cho người cầm bút, thậm chí nhiều phần là khả năng xấu. Nhưng còn biết làm sao trong cuộc tự tìm mình, vì văn chương, vì nhân cách của mình.
Đến đây, tôi nhớ đến cái truyện ngắn rất hay của nhà văn liệt sĩ Nguyễn Thi. Truyện Im lặng. Truyện nhà văn viết về chiến tranh, khi in ra nhiều người bảo nó có vấn đề, nó bi quan. Truyện về một chiến sĩ trước sức ép tàn khốc của chiến tranh giáng xuống thể chất và tinh thần anh quá khốc liệt, quá sức tưởng tượng, đã mắc bệnh tâm thần. Và một cô gái, người nữ y sĩ chăm sóc anh cũng có một đời sống riêng rất éo le. Đến khi câu chuyện của người lính tâm thần kia sắp cởi ra cũng là lúc câu chuyện đời tư về cô y sĩ cần phải được khép lại, vĩnh viễn đóng lại. Câu chuyện nặng nề từ đầu đến cuối, từ bối cảnh, câu chữ, tuyến nhân vật và giọng kể. Đã có một thời người ta định lấp nỗi đau bằng mọi giá. Và đương nhiên, truyện ngắn Im lặng của nhà văn Nguyễn Thi, một câu chuyện rất hay, cách viết chín, sâu và cốt truyện rất đa nghĩa ấy thời ấy làm nhiều người không thích. Nguyễn Thi là một nhà văn rất cá tính. Ông luôn có cách bảo vệ những đứa con tinh thần của mình cho dù cách ấy đôi khi không có lợi cho ông. Ngay sau khi in truyện ngắn ấy, ông đi B chiến đấu và hy sinh tại chân cầu chữ Y tết Mậu Thân. Sau này, khi tìm những tư liệu để làm phim chân dung về ông, tìm gặp bạn bè ông, những văn nghệ sĩ tài năng và tâm huyết, tôi mới vỡ lẽ thêm nhiều tình tiết xung quanh Im lặng. Thì ra, những nhà văn chân chính, luôn luôn bày tỏ và lựa chọn một thái độ sống, bất chấp hiểm nguy, sống không tính đến lợi ích cá nhân, kể cả đến tình yêu của mình, tính mạng của mình.
Phẩm chất anh hùng của người cầm bút trong nhà văn Nguyễn Thi là rất rõ ràng. Những tác phẩm văn học của ông để lại có tính ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau này về tính nhân văn, lòng yêu nước và khí phách anh hùng cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các nhân vật của Nguyễn Thi đã góp phần tạo lên một sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, đánh thắng những kể thù hùng mạnh nhất. Những hình tượng, nhân vật được xây dựng từ thực tế chiến đấu của nhà văn đa thể hiện rõ khí chất anh hùng của dân để từ đó cho thấy một bản lĩnh anh hùng của cá nhân nhà văn. Phẩm chất anh hùng chỉ có được ở những yêu nước, một đời vì nhân dân vì dân tộc mà cầm bút và cầm súng.
Tôi luôn nghĩ bao giờ các nhà văn tài năng cũng đã làm rất tốt những công việc của mình, đặc biệt là trong những lúc cam go, ác liệt nhất, lúc đòi hỏi đức hy sinh và lòng quả cảm của người cầm bút với lẽ sống còn. Từ Nguyễn Thi, tôi luôn suy nghĩ về thân phận và chức năng của người cầm bút. Người cầm bút hôm nay đang ở đâu, đã làm tròn bổn phận hay chưa là một tự vấn luôn được đặt ra. Bầu trời văn chương mênh mông hay hạn định, cánh rừng văn chương thăm thẳm hay khuôn chừng trói buộc, trong hành trình ấy, có ga dừng, trạm nghỉ không, hay là như sóng biển không bao giờ cho bờ tĩnh lặng dù là ve vuốt mơn man hay phá phách hủy diệt vẫn miên man, trùng trùng những con sóng dội.
Chiến trường những năm tháng ấy
Nguyên Ngọc
Mùa hè năm 1962, đang ở Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tấn và tôi được gọi trở về chiến trường miền Nam. Bấy giờ còn bí mật. Hôm tiễn đưa ở Xuân Mai, chỉ có hai anh Văn Phúc và Thanh Tịnh đến. Chúng tôi lên đường đúng mười hai giờ đêm. Lúc sắp lên xe, tôi thấy Nguyễn Ngọc Tấn trao lại cho anh Thanh Tịnh một gói nhỏ bọc kín bằng vải nhựa. Trước khi ra đi chúng tôi đã được lệnh để lại mọi thứ có thể làm tiết lộ tung tích quá khứ của chúng tôi, giao cho bộ phận bảo mật của Tổng cục Chính trị giữ hộ, cho đến ngày chúng tôi trở về… nếu còn sống. Riêng cái gói nhỏ này, Nguyễn Ngọc Tấn không gửi cho Tổng cục mà trao cho anh Thanh Tịnh, người anh lớn tuổi nhất trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội chúng tôi hồi bấy giờ. Anh Thanh Tịnh ghé tai nói thầm với tôi: Đó là quyển nhật ký của Nguyễn Ngọc Tấn, ghi từ năm 1953 đến năm 1955, tức là vào một thời kỳ đẹp nhất và rồi sẽ bi tráng nhất của cuộc đời anh, khi Nguyễn Ngọc Tấn gặp chị Bình Trang ở bưng biền Nam bộ, họ yêu nhau, cưới nhau, khi anh tiếp tục đi đánh những trận đánh cuối cùng của cuộc kháng chiến (mà không biết đó là những trận cuối cùng), khi chị Bình Trang hoài thai đứa con đầu lòng của anh chị, khi anh chị sống những ngày gian nan mà sôi nổi và tràn trề hạnh phúc… mà không hề hay biết rằng một cơn lũ lớn dữ dội của lịch sử đang từ từ ập đến, đổ trùm lên số phận họ, đánh tan các cuộc đời và hạnh phúc của họ…
Suốt hơn hai tháng cùng nhau lẽo đẽo lội bộ Trường Sơn, Nguyễn Ngọc Tấn không hề nói với tôi chút gì về quyển nhật ký anh đã gửi lại đó. Mãi cho tới hôm chúng tôi đến khu rừng xà-nu rất đẹp phía tây Thừa Thiên giáp Lào - tức là điểm chia tay, Tấn sẽ đi tiếp vòng qua phí Tây Kon Tum, mượn một đoạn đường rừng hiểm trở trên đất bạn Campuchia, rồi đổ về Nam bộ, tôi thì men theo sườn đông núi Ngọc Linh đổ về phía Trà My, Quảng Nam, chiến trường khu V, hai anh em treo võng nằm với nhau một đêm cuối cùng giữa rừng, Nguyễn Ngọc Tấn mới dặn tôi: Nếu sau này trong hai đứa, một đứa chết một đứa còn sống, thì đứa còn sống phải đi tìm an ủi gia đình bạn. Riêng Tấn, anh còn một đứa con gái sinh cuối năm 1945, đang sống ở Sài Gòn, mà anh chưa hề biết mặt. Anh dặn tôi ngày phải giải phóng Sài Gòn, nếu anh không còn trở về, thì tôi phải đi tìm cho được con gái anh, và nói với cháu về bố cháu…
… Vậy mà ba mươi lăm năm đã đi qua rồi.
Nguyễn Ngọc Tấn đã ngã xuống trong một trận đánh anh hùng ở cửa ngõ Sài Gòn đợt II tổng tấn công Mậu Thân, tháng 5 năm 1968. Anh Thanh Tịnh thì đã từ trần tháng 7 năm 1988. Trước khi ra đi, anh Thanh Tịnh đã trao lại cái gói nhỏ Nguyễn Ngọc Tấn gửi anh ngày xưa cho người chủ đích thức của nó: chị Bình Trang.
Đúng ngày đầu năm 1997, tại Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình chị Bình Trang đã giao lại cho tôi tập nhật ký này, và cho phép tôi được công bố nó với bạn đọc.
Trong tay các bạn lúc này đây là một di vật thiêng liêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn, một mảng đẹp đẽ mà bi tráng của cuộc đời anh - và cả cuộc đời chị ấy nữa, cũng đẹp và bi tráng như vậy, - và Nguyễn Ngọc Tấn da diết yêu bằng một tình yêu mặn mà và đau đớn cho đến những ngày cuối cùng của đời anh.
Song, ở đây không chỉ có thế. Ở đây còn là một mảng, một trang đẹp đẽ và bi tráng của lịch sử đất nước và dân tộc, in dấu lên cuộc đời và số phận những con người cụ thể, riêng biệt. Bởi vì khi con người biết sống hết mình - hết mình vì sự nghiệp, hết mình vì đất nước, hết mình vì cuộc chiến đấu, hết mình trong tình yêu, hết mình trong những khát vọng và có khi cả trong những cực đoan hay lầm lạc chân thành…- thì dẫu coi mình là những giọt nước nhỏ trong biển cả mênh mông cuộc sống, cuộc đời của họ vẫn phản ánh sâu sắc, thâm trầm một cách kỳ lạ số phận của nhân dân, của đất nước, và của thời đại họ. Cuộc sống của anh chị Nguyễn Ngọc Tấn - Bình Trang là như vậy.
Nguyễn Ngọc Tấn sinh năm 1928 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, bố mẹ đều là cơ sở cách mạng. Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, Tấn bỏ nhà ra đi từ bé, vừa kiếm sống vừa đi học, có thời theo một gánh hát rong, lưu lạc vào tận Sài Gòn.
Anh gặp Cách mạng và Kháng chiến ở đấy, trở thành Cảm tử quân Sài Gòn, rồi du kích Tân Thới Tứ, rồi chiến sĩ trong đội lưu động cảm tử của của tướng Nguyễn Bình… Năm 1953 – 1954, tức là khi viết những trang nhật ký này, anh là chính trị viên đại đội, rồi cán bộ chính trị một tiểu đoàn chủ lực miền Đông Nam bộ…
Còn Bình Trang thì là một cô gái đặc Sài Gòn, là cô út trong ba cô con gái của một vị kỹ sư yêu nước. Cùng với hai chị Bình Minh và Bình Thanh, Bình Trang trốn cha mẹ tham gia phong trào “Trò Ơn” sôi nổi hồi 1950, rồi lại cùng chị là Bình Thanh trốn ra bưng biền, trực tiếp tham gia kháng chiến… Bấy giờ ở bưng biền Nam bộ đã có chiếu phim, nhưng là phim câm, máy chiếu không phát ra tiếng được. Bình Trang phục vụ kháng chiến trong một công việc kỳ lạ, chỉ có thể có vào thời ấy: Khi phim được chiếu trên màn ảnh thì chị ngồi kéo đàn ác-coóc-đê-ông minh họa, cứ phải theo nội dung phim mà chọn nhạc cho hợp. Có đêm kéo đàn suốt bà tiếng đồng hồ…
Và điều tất yếu đã đến: anh chính trị viên trầm lặng bên ngoài mà tài hoa và cực kỳ đa cảm bên hồn sôi nổi trắng trong Bình Trang. Họ yêu nhau, và nên vợ nên chồng giữa chiến tranh. Đứa con gái đầu lòng của họ cũng sắp chào đời…
Hạnh phúc tràn trề…
Trong khi đó, lịch sử, lịch sử tất yếu và khắc nghiệt, cứ lừ lừ tiến đến, mà họ không hề hay biết. Lịch sử đổ ập xuống trên số phận họ. Đất nước bị chia cắt làm đôi, bảo rằng hai năm,- chính họ cũng cố mà đinh ninh rằng chỉ hai năm - mà hóa ra hai mươi năm binh lửa. Anh đi tập kết. Chị quay lại Sài Gòn, bụng mang dạ chửa, nhận nhiệm vụ hoạt động chị phải đóng vai vợ chồng…
Và bi kịch, có lẽ cũng là tất yếu, đã đến…
Một mảnh nhỏ, một góc hẹp, một giọt nước mong manh, nhưng qua đó có lẽ cũng có thể thất hiển hiện lên, sâu thẳm, cả cuộc chiến tranh anh hùng và đau đớn mà dân tộc ta đã phảo cắn răng đi qua…, để có được HÔM NAY.
Kể từ ngày những dòng nhật ký này được viết ra cho đến nay, đã là gần nửa thế kỷ. Nửa thế kỷ có lẽ như chưa từng có nửa thế kỷ nào nhiều biến động đến thế trong đời sống dân tộc. Nhưng cũng có lẽ có một điều không biến đổi: Đó là khát vọng da diết của con người về sự tốt đẹp và tình yêu. Cho nên trong những trang nhật ký chân thật, chân thật nhiều lúc đến ngây thơ này, có một cái gì đó là Vĩnh Cửu, mãi mãi cần cho mỗi chúng ta, hôm nay và cả ngày mai.
1997
Nguyễn Thi – Hồn văn thăng hoa
Thanh Giang
Ngày đầu về với chúng tôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn vóc hình cao ráo trong bộ bà ba đen bạc phếch rộng thùng thình, gieo ấn tượng rất thương! Hậu quả gầy ốm ngót 5 tháng trường vượt Trường Sơn, vượt sốt rét, vượt ho xuất huyết gian nan! Khuôn mặt vuông nắng sạm, góc cạnh, song tiếng cười thì tròn đầy, sâu lắng và ánh nhìn mở rộng đôi mắt nhân hậu trong sáng, nồng ấm, đầy sức truyền cảm. Sống, làm việc cùng anh, niềm lạc quan ở rừng như có tiếng hát. Lắm lúc hàn huyên vui vẻ, anh nhắc lại thời mười tám trẻ trai mới theo kháng chiến, vào du kích Thới Tứ - Hóc Môn, thuộc quyền chỉ huy của bà Hồ Thị Bi, dịp tết, bà tiếp tế bánh tráng thịt heo ăn mệt nghỉ. Nằm không buồn, nhớ mênh mông, 3 ngày làm 5 bài thơ. Những dòng đầu đời vu vơ lãng mạn, buồn cười:
Ôi, biết làm sao vẫn nhớ nhung!
Nắng vàng xa thẳm có sầu chung
Mùa như tẻ lạnh niềm tơ tóc
Sầu ở thiên thu, gió ở lòng…
Làm tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng (VNQGP), ra tiếp số 2, anh viết bi ký bt danh đầu tiên: Nguyễn Thi (tên con trai anh vừa 6 tháng tuổi đã chia xa). Tạp chí dù ít người, chúng tôi lần lược thay phiên nhau đi chiến trường. Người “thủ trại” đảm đương sự vụ: ra tạp chí, theo dõi cuộc thi viết, ngoài ra còn tải gạo, cưa củi, cuốc rẫy, chống càn, dời cứ, đào hầm, cất nhà…
Dù anh vừa đi chiến trường Ấp Bắc, xông qua nam quốc lộ 4 - con lộ bạc đầu, bám vùng Cai Lậy - Mỹ Tho với các địa danh: Long Trung, Ba Dừa… dài ngày, về viết một loạt ghi chép: Cô gái đất Ba Dừa, Sen Trong Đồng… Sau gửi ra Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) được đăng nguyên văn…. Song phong trào đồng khởi Bến Tre luôn thu hút hồn văn. Đầu năm 1964, anh dẫn đầu đoàn đi Bến Tre gồm Thanh Giang, Trần Nam Hương - cử nhân văn chương và Huỳnh Công Thu - hoạ sĩ tốt nghiệp cao đẳng Mỹ Thuật Hà Nội.
Chúng tôi xuất phát từ trạm giao liên Nam-Tây Ninh, men theo biên giới xuôi xuống Long An. Đêm đầu tiên gặp đơn vị bộ đội đánh đồn, pháo Gò Dầu phản kích nổ vào đội hình “thử phổi!”. Giao liên dẫn chạy vượt làn pháo. Bóng dáng Nguyễn Thi cao lớn, sải cặp giò dài nhanh nhẹn. Chợt thấy hoạ sĩ Thu vừa dứt sốt rét Trường Sơn ốm ròm, mang cái ba lô “xưởng họa” oằn lưng, còn vác thêm cuộn giấy vẽ è ạch, anh chộp vác tiếp Thu.
Bấy giờ vào mùa khô; suốt đêm vượt “Đồng chó ngáp” nổi tiếng bát ngát đến chó chạy le lưỡi ngáp dài! Chúng tôi cố lê đôi chân sưng vù trong dép râu trên gốc tràm cháy, gốc rạ đốt đồng, bụi tro bốc mù mịt nghẹt thở! Mệt đừ vậy mà khi đến trạm, anh vẫn cặm cụi ghi chép. Ít khi anh ghi chép trước đối tượng khai thác, chỉ chăm chú lắng nghe; trò chuyện với ai, thường lấy tờ giấy che miệng. Phong thái cho liên tưởng thành ngữ: “Nói là gieo, nghe là gặt”. Anh như một người thợ gặt cần cù, “năng nhặt chặc bị”, làm vốn tu từ; phong cách quan sát tinh tế, so sánh hình tượng nghệ thuật công phu. Bất cứ khung cảnh tiếp xúc nào, anh cũng liên hệ tu từ. Phương ngữ được anh phả hồn chữ vào và khéo dùng nên mọi miền đều thích. Phong cách trở thành thói quen “ghi trong đầu”, khi anh ngồi lại ghi chép, phác thảo như tác phẩm.
Chúng tôi đến trạm giao liên, thuộc Kiến Tường nằm trơ vơ vài ngôi nhà lợp đưng nhỏ nhoi giữa mênh mông đồng cỏ cùng lau lách. Giặc vừa mới càn qua đây. Bất ngờ tôi dẫm phải đạp lôi của giặc gài lại, nổ tung người nhảy dựng, tưởng chừng văng mất bàn chân. Vốn không lắm lời, viết văn kiệm từ, Nguyễn Thi ngồi nhìn lặng im, đôi mắt buồn lo đưa mấy ngón tay to, móng dài cáu bẩn rờ rẵm mãi lên bắp chân tôi sưng nhanh lớn bằng cái ghè. Ba anh em khiêng võng tôi vào gửi trạm cứu thương nằm khuất trong vùng lau lách, dưới cụm tràm thưa. Buổi chia tay man mác buồn. Cánh đồng hoàng hôn mông lung lổn nhổn mây đen.
Hơn một tháng sau, chân bong gân sai khớp vừa cắt bột, tôi chống gậy lần theo đoàn. Đến trạm giao liên ở tuyến kinh Nguyễn Văn Tiếp - Mỹ Tho, tôi cảm nhận điều buồn đau tê điếng, rụng rời. Anh em giao liên kể cái nỗi anh Bảy Tấn khóc than đồng đội. Ra đi bốn người. Một người bị thương nằm lại!…Giờ đây chỉ còn hai!… Vào buổi chiều định mệnh, vừa đến trạm, anh Tấn và Thu đi tìm công sự khắp nơi không thấy; nhân thấy nhiều trái đào chín rụng đầy gốc, Thu nghĩ đến sẽ mặc bộ quần áo tươm tất một chút khi về nhà, nên lượm những trái đào bóp vắt nước định sẽ nhuộm bộ quần áo vải bồng bột trắng. Chỉ còn một đêm nữa thôi là vượt sông Tiền, bên kia là Bến Tre, Tân Thành Bình xã nhà, Thu sẽ gặp lại ba má, anh chị em và mấy cô gái hàng xóm. Nhưng một bầy 5 chiếc trực thăng HU1A của Mỹ bay đến vây bắn. Loạt hỏa tiễn đầu, ba anh em nằm chồng lên nhau dưới cái mương lạn trong vườn đào. Cụm vườn đào, trúng hỏa tiễn cháy đen xơ xác. Ba anh em xém chết trong gang tấc. Mới ở Hà Nội về, chưa quen chiến trường, Thu vọt ra phía bờ kinh. Lộ mục tiêu! Bầy trục thăng vây bắn. Họa sĩ Huỳnh Công Thu chưa kịp nhuộm bộ đồ!… Đau đớn thay giữa đường Thu nằm lại! Một tài năng trẻ chưa được cống hiến thỏa lòng! Chỉ còn lại những bức ký họa dọc đường cho đồng đội nhìn tới tiếc thương trào nước mắt! Đêm ấy mưa tầm tã…! Nguyễn Thi và Nam Hương cùng anh em trạm chèo xuồng chở thi hài họa sĩ Huỳnh Công Thu đến mai táng ở nghĩa trang Láng Biển - Cai Lậy - Mỹ Tho.
Tôi đi tiếp theo sau Nguyễn Thi trong nỗi ngậm ngùi từng bước chân qua khu vườn đào xơ xác, những trái đào chín vàng rụng lăn lóc bên bờ kinh, càng tiếc thương bạn đồng hương!... Xuống sâu đồng bằng, bót đồn dày đặc, qua quốc lộ 4: con lộ “bạc đầu”, vượt sông Cửu Long: con sông “giảm kỉ”; lòng tôi cứ thầm lo và thầm mong đừng phải nghe giao liên báo tin… buồn đứt ruột!
Đến Tỉnh đội Bến Tre gặp lại, chúng tôi ôm nhau mừng chảy nước mắt. Qua ác liệt sống chết, mới xa mà tưởng chừng lâu lắm! Để thở không khí chiến trường, trả cái giá máu và sinh mạng thế đó. Nguyễn Thi kể: đã dự Đại hội Chiến sĩ Thi đua Quân Khu 8 khai mạc ở huyện Ba Tri, được tiếp xúc Nguyễn Văn Tư - mệnh danh ông Tổ binh ong vò vẽ. Vẻ măt hân hoan, anh kể đã thuyết phục cậu trinh sát Tỉnh đội mạo hiểm dẫn vượt rào ấp chiến lược An Đức vào thắp nhang viếng mộ nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu, cho thỏa lòng khi đã về đến đất Ba Tri!
Tìm hiểu về Bến Tre đồng khởi, Nguyễn Thi với tầm nhìn chiến lược, bám khai thác sâu khu trù mật Thành Thới đang bị dân phá banh. Một khu trù mật điển hình được Ngô
Đình Diệm cùng cố vấn Mỹ trực tiếp cắt băng khánh thành. Đây là một khu trù mật trọng điểm - thí điểm; nơi tập trung mọi chính sách bình định tàn bạo của địch, diễn ra mối mâu thuẩn chủ yếu và gay gắt không riêng giữa giai cấp nông dân và địa chủ mà mâu thuẩn đối kháng đẫm máu giữa nhân dân miền Nam và giặc thù Mỹ-Diệm. Thiết thực là vấn đề ruộng đất, thâm độc nhất là chiến lược chính trị: kềm kẹp dân, lê máy chém giết dân, tố Cộng, sát Cộng, hòng thực hiện mưu đồ Bắc tiến… Ý đồ tư tưởng nhà văn còn tầm xa hơn, anh khai thác Bến Tre đồng khởi toàn diện, tìm hiểu tận nơi…
Sau đó anh đến Minh Đức gặp tôi đang thâm nhập xã điển hình phát huy truyền thống đồng khởi. Đêm ấy chúng tôi ngủ chung giường có giăng mùng, trong nhà dân sát bờ sông Hàm Luông. Ở rừng ngủ võng, chưa hề ngủ chung. Ở đây, trong vùng địch, chuyện ngủ chung nhau đơn giản cũng gây cảm xúc, hai anh em tâm sự thâu đêm. Đêm thật yên tĩnh, nghe cả tiếng dòng sông Hàm Luông khua sóng rì rầm. Lâu lâu nghe tiếng mõ khắc xa: 6 tiếng, mõ khắc gần: 3 tiếng. Chúng tôi đã được dân cho biết đó là hiệu lệnh báo luồng tàu địch hiện đi tới đâu, càng nghe yên lòng khi định vị mình đang sống giữa lòng cuộc chiến tranh nhân dân thần kỳ! Anh tâm sự: Quý biết bao cảm xúc hiện thực. Nếu như mình không ngủ ở một cái ấp cheo leo bên bờ sông mà tàu giặc không lúc nào vắng bóng thì làm sao có xúc cảm để mà viết. Chỉ có cảm xúc chân thật mới viết nên những dòng chân thật làm rung động lòng người… Một lần khác, cũng ý niệm nầy, anh bộc bạch một cách xúc động: “Nhân dân đối xử tốt, đầm ấm tới mức mà mình nghĩ nếu có chết đi cũng không có gì đáng ngại. Một cử chỉ tốt đủ làm cho ta vui sướng và bỗng nhiên cảm thấy mình cao lớn, can đảm hơn. Đó là cảm nghĩ thường xuyên đến với mình mỗi lần tiếp xúc với nhân dân. ”
Ý tưởng nhân văn cao đẹp, kích phát sinh sức sáng tạo dồi dào. Chứng tỏ nghệ thuật của Nguyễn Thi là nghệ thuật của những điều chân lý giản dị; của những tính cách Anh hùng. Truyện của anh tạo ra lớp lớp đa chiều bằng hình ảnh và câu văn tu từ dồn nén nhiều tầng hàm ý. Nhà văn định hình phong cách sáng tác như tâm tính con người anh: hiền nhu - lặng lẽ - khiêm nhường, mà anh hằng tâm niệm phương thức: giúp người ta cảm hơn dạy người ta nghĩ… Có thể nói gọn hơn: nghệ thuật truyền cảm.
Thai nghén nghiền ngẫm ý tưởng, tổng hợp chất liệu văn học từ hai vùng đất (Mỹ Tho, Bến Tre); với diễn biến hiện thực của hai khu trù mật: Long Trung và Thành Thới, nhà văn xây dựng một khu trù mật điển hình ở xã Trung Nghĩa điển hình. Tiểu thuyết dù mới ba chương chưa kịp đặt tên, song đã hé mở chủ đề tư tưởng cho chúng ta dự đoán: “Kết thúc tiểu thuyết sẽ là một cuộc “đồng khởi long trời dậy đất” ở xã Trung Nghĩa; khái quát cho toàn miền Nam, kéo theo sự sụp đổ mưu đồ Bắc tiến của Mỹ-ngụy Sài Gòn; mở ra tiền đề cho cuộc chiến tranh nhân dân phát triển lên đỉnh cao, dẫn đến ngày toàn thắng!” Sau khi gửi ra Hà Nội, ba chương tiểu thuyết mới được VNQĐ công bố mang tên: Ở xã Trung Nghĩa.
Sau những chuyến thâm nhập chiến trường, chúng tôi xếp lại bản thảo viết dở dang, tập trung viết truyện anh hùng toàn miền lần thứ nhất. Nguyễn Thi viết chuyện Nguyễn Thị Út: Người mẹ cầm súng. Võ Trần Nhã viết Nguyễn Minh Tua: Lá cờ Hê-rôn. Thanh Giang viết Hồ Văn Bé: Đánh trong lòng địch. Lê Anh Xuân nhà thơ đồng hương Tân Thành Bình với anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Tư , viết truyện: Giữ đất…
Nguyễn Thi thành công truyện Anh hùng Người mẹ cầm súng, thể hiện tính cách độc đáo người phụ nữ dân dã đầy khí phách: “Còn cái lai quần cũng đánh!”. Khi tác phẩm công bố được khen, anh nói vui: “Mình biết người ta khen là khen chị Út Tịch chứ không phải khen gì mình. Nhưng trong hoàn cảnh thế nầy thì hãy bằng lòng như vậy đã. Còn tôi dự định mỗi tiêu đề là một chương tiểu thuyết cho sau nầy…”. Đây cũng là một, trong nhiều nỗi khát vọng viết tiểu thuyết luôn bị dở dang! Tiếp theo, Đại hội Anh hùng lần thứ hai, anh viết về nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh “Ước mơ của đất” mới phần một dở dang …
Cuộc sống và sáng tác của chúng tôi lúc nào cũng tất bật. Khao khát hoàn thành ý đồ những tiểu thuyết trong không khí chiến trường luôn kêu gọi và đảm đương vô vàn sự vụ chức trách cùng sinh hoạt thời chiến … Thế nên anh từng tâm sự với tôi một câu chua chát: “Tình hình nầy ngồi viết tiểu thuyết nó chướng lắm!”.
Nghị lực hằng tu dưỡng, Nguyễn Thi vượt lên bất hạnh, bất chấp hiểm nguy, lao xuống Củ Chi, trong bối cảnh chiến trường Củ Chi đang chốt sư đoàn 25 Mỹ “Tia chớp nhiệt đới” tàn phá bình địa, đất trắng! Trải bom đạn khốc liệt, anh trở về viết thâu đêm dưới ánh đèn tù mù thiên ký sự hừng hực sức sống: Những sự tích ở đất thép; thể hiện những dũng sĩ anh hùng Trần Thị Gừng, Phạm Văn Cội gan góc nổi tiếng.
Cuộc tập kích chiến lược vào Sài Gòn Xuân Mậu Thân - 1968, hầu hết anh em VNQGP chúng tôi chia nhau theo các đơn vị mũi nhọn tiến vào Sài Gòn… Những ngày nầy Nguyễn Thi hồn văn không yên. Trong cái nỗi nôn nao thời điểm lịch sử diễn ra sự kiện trọng đại, anh còn một nỗi khát vọng triền miên được gặp con gái Trang Thu yêu quý hiện sống với ông bà ngoại trong lòng Sài Gòn. Anh lại xếp bản thảo dở dang: Ước mơ của đất vừa xong phần một, đi đợt hai, hướng tây nam Sài Gòn. Mặc dù Chính ủy Phân khu 2 ông Lê Phải ngăn cản, anh nài nỉ riết mới được cho theo một tiểu đoàn mũi nhọn thọc sâu, chiến đấu trên đường Minh Phụng suốt 5 ngày đêm từ 5/5 đến 9/5. Trong khi nầy tôi và Nguyễn Trọng Oánh đi đợt I mặt trận phía bắc, được gọi về cơ quan. Tháng 6/1968, chúng tôi nhận được tin dữ từ FK.2 điện báo về Cục: “Nguyễn Thi hy sinh trên đường Minh Phụng, ngày 9-5!”. Cái bồng có bản thảo Ước mơ của đất, và tập vở học sinh bút tích cuối cùng của Nguyễn Thi, do Lê Phải gửi Lưu Quang Tuyến- Phó phòng Tuyên huấn mang về. VNQGP lúc nầy anh Trọng Oánh và tôi tiếp nhận di cảo đó. Tập bút tích vài ba trang cuối cùng ấy gửi lên cho thủ trưởng Cục xem, khi hỏi lại thì thất lạc, thật tiếc vô cùng!
Trong nỗi đau bàng hoàng, anh Oánh và tôi soạn trong hai thùng thiếc tư liệu của Nguyễn Thi, chọn hằng chục tập ghi chép chữ lí rí trên giấy peluya và tập vở học sinh, cùng tất cả các bản thảo tiểu thuyết, truyện anh hùng và nhiều bản thảo dở dang khác… đóng thành hai gói to, vác nặng, đem lên gởi Cục chính trị, xin được chuyển ra VNQĐ theo loại hàng đặc biệt. (Đó là phần lớn nội dung cho nhà văn Ngô Thảo làm bộ Toàn tập Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi: 4 cuốn, 2.600 trang, NXB Văn học ấn hành -1996).
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn định hình nhân cách: Cuộc sống có trước, sách vỡ có sau; tự phát trưởng thành; từ trong huyết quản phát sinh cảm xúc nghệ sĩ. Anh khái quát đời mình: Sinh Bắc - Lớn Nam. Thế nên, khi tập kết ra Bắc quê hương, gần mẹ cùng thân quyến, song anh vẫn canh cánh nỗi lòng: Ngày Bắc- Đêm Nam. Ngày cùng đồng nghiệp lao động sáng tạo và bên vợ trẻ con thơ. Đêm thì da diết nhớ thương đồng bào miền Nam còn trong vòng tay giặc thù tàn sát, trong đó có con gái đầu lòng chưa nhận mặt mà hằng chiêm bao vọng tưởng bóng hình. Cho nên anh hăm hở trở về chiến trường xưa từ rất sớm… Và anh viết những câu thơ da diết từ gan ruột:
Những mối tình bằng nước mắt
Có bao giờ phai nhạt em ơi!
Hái tất cả mùa xuân trên mặt đất
Anh làm thơ yêu tặng một con người.
Nhà văn Nguyễn Thi sống chết cùng chiến trường Sài Gòn, anh dũng trên tuyến đầu cùng chiến sĩ … Trong tiếng đạn bom ác chiến rền vang, cháy bỏng lên khát vọng của người cha! Cái khoảng cách hằng ngàn dặm, anh đã trả giá tâm lực, nhớ nhung, mồ hôi và cả máu để rút ngắn dần, cho đến chỉ còn vài dặm cuối. Ôi! Gần sao giữa Minh Phụng và Lê Văn Duyệt (Cách mạng tháng Tám bây giờ), nơi cháu Trang Thu đang sống với ông bà ngoại. Cơn hạnh ngộ cùng con gái đã gần kề. Oan nghiệt thay… ngàn thu biệt ly!…
Và cảm động thay! Tám năm sau, 1976, mẹ Thành Thị Du từ Nam Định đổ đường xa hằng ngàn cây số vào thành phố Hồ Chí Minh, ôm bó hoa huệ đỏ đi dài theo đường Minh Phụng chiến tích con trai yêu quý lưu lạc từ tuổi thơ! Mẹ chừng cảm ứng hương hồn con phưởng phất đâu đây trên tàng cây bên đường, vấn vương từng lá cành reo trong gió ngàn dư âm tiếng hát con ngày xưa:
Nóp với giáo, mang ngang vai / nhưng thân trai nào kém oai hùng
Giai điệu bài ca Nam Bộ kháng chiến từ Sài Gòn - Mùa Thu Ất Dậu 1945 dồn bước Chiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn ra đi; để đến Mùa Xuân Mậu Thân 1968 Nhà văn Nguyễn Thi trở về. Khúc Chiến sĩ hành - công trình đá tạc; hòa khúc Nhân văn - tài năng thăng hoa. Như nhân duyên tiền định, anh thở hơi thở Sài Gòn chiến trường, chiến đấu trong lòng Sài Gòn yêu thương đến hơi thở cuối cùng! Anh thấm giọt máu mình trọn vẹn thủy chung tươi đỏ mãi trong lòng người anh thương; trong lòng người đời hoài niệm tiếc thương anh.
Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Thi, nhà văn từng gắn bó nhiều kỉ niệm thắm thiết với VNQGP-A.6 từ những ngày đầu làm tạp chí, nối dài cánh tay ân tình với VNQĐ; cùng những chuyến đi chiến trường sinh tử!... Đậm đà tình nghĩa ruột thịt như chuyến về Mỹ Tho, anh lo cưới vợ cho Võ Trần Nhã, chính tay tổ chức hôn lễ. Chuyến về Bến Tre, tác thành hôn nhân cho Thanh Giang, trực tiếp làm chủ hôn, chủ lễ xôm trò. Cuộc đời anh tình duyên éo le, một lần ngang trái, hai lần sinh ly, cho nên anh hết lòng chăm lo duyên tình cho đồng đội, coi là niềm vui hạnh phúc của chính mình… Cuộc tình duyên anh là thiên tình sử: biệt ly bi tráng! Nỗi ám ảnh bi kịch của đất nước bị quân thù chia cắt, cuốn hút số phận con người lao vào vòng xoáy tang tóc đau thương tột cùng, nhiểm vào hồn văn Nguyễn Ngọc Tấn thoát thai truyện ngắn Im lặng bi thảm! Âm vang tài hoa mà lận đận với “tư tưởng bi quan giao động…” Tuy nhiên, vốn từng trải tử sinh thử thách ác liệt, thử thách sinh ly, bất hạnh, anh phục hồi chính khí, giữ vững phong độ lao động sáng tạo, giọng điệu nhân ái nhân văn… Minh chứng hùng hồn sau khi trở về chiến trường xưa, anh đã cống hiến một khối lượng lớn tác phẩm xuất sắc; nhận giải thưởng văn học Hồ Chí Minh lần thứ nhất…
Anh lưu lại trong lòng người hình ảnh: một nhà văn cầm súng; một nhân cách sống và viết giữa chiến trường ác liệt cao đẹp tuyệt vời; lưu lại tên đường Nguyễn Thi ở quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh; cùng hài cốt nằm lại ngàn thu thủy chung giữa lòng Sài Thành từng hát khúc Chiến sĩ hành: Mùa Thu rồi….
Hằng nhớ thời đa đoan viết vội, chiến trường sôi động luôn kêu gọi, lòng tôi không nguôi nhớ thương Anh với câu tự thán chua xót: “Tình hình nầy ngồi viết tiểu thuyết nó chướng lắm!”. Giờ im tiếng súng, đất nước yên bình, với đôi mắt trữ tình nhân hậu anh nhìn đồng nghiệp đang sống và viết tự do dưới ánh đèn điện, hẳn hài lòng hởi dạ mà chúc mừng: “Được viết tiểu thuyết trong khung cảnh hòa bình hạnh phúc lắm thay!
NIÊN BIỂU NGUYỄN THI
(Theo nhà văn Nhị Ca – Nguyễn Thi – Gương mặt còn lại)
1928:
Tên thật là Nguyễn Hoàng Ca sinh ngày 15-5-1928 tại Nam Định, lớn lên, đi bộ đội rồi làm thơ, viết văn lấy tên là Nguyễn Ngọc Tấn.
1930:
Mẹ mang theo vào ở trong tù (sau phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh).
1932:
Gia đình lánh vào Phát Diệm – Ninh Bình.
1937:
Bố chết vì bệnh lao. Bắt đầu thời gian ở nhờ nhiều gia đình bà con ở Hà Nội và Nam Định.
1940:
Đỗ bằng tiểu học ở Nam Định.
1942:
Vào gánh hát đồng ấu Nam Hoa do bầu Phi Sơn Hải lập đi biểu diễn nhiều tỉnh.
1943:
Vào Sài Gòn ở với anh trai (con bà cả). Học vẽ. Bắt đầu làm thơ.
1945:
(Cách mạng Tháng Tám). Tham gia thanh niên tiền phong. (Nam Bộ kháng chiến). Lạc gia đình, cuối 1945 tham gia du kích xã Tân Thới Tứ.
1946:
Nhập đội lưu động cảm tử Nguyễn Bình, đánh du kích vùng Gia Định.
1947:
(Thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ). Vào bộ đội, làm chính trị viên tiểu đội, chiến đấu ở huyện Tân Khánh, Thủ Dầu Một. 25-9 được chuyển thành đảng viên chính thức.
1948-1949:
Trợ lý chính trị (tuyên văn) đại đội, tiểu đoàn. Lần đầu gặp Bá (Bình Trang) trong chiến dịch Bến Cát. In tập thơ Hương đồng nội.
1951:
Cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn. Được giải thưởng văn nghệ Cửu Long. Dự hội nghị chính trị viên toàn Nam Bộ.
1952-1953:
Chính trị viên đại đội – tham gia nhiều trận chiến đấu.
1945:
Lập gia đình với Bá. Bá ở lại hoạt động. Tấn đi tập kết.
1955:
Ra Bắc, làm cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn sau về tuyên huấn sư đoàn, đội trưởng văn công sư đoàn 330.
1956-1960:
Tháng 12-1956 về Tạp chí Văn Nghệ Quân đội, đi thực tế nhiều đơn vị và địa phương. Viết truyện và ký đăng chủ yếu ở tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Đã tập hợp in 2 tập Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962).
1961:
Trở lại chiến trường miền Nam. Tới Nam Bộ tháng 5-1962, công tác ở tòa soạn Tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng.
1963:
Đi Mỹ Tho - Ấp Bắc.
1964:
Đi Bến Tre.
1965:
Dự Đại hội tuyên dương anh hùng Quân giải miền Nam lần thứ Nhất, gặp chị Út Tịch, lấy tài liệu viết Người mẹ cầm súng.
1966:
Đi Củ Chi – Bến Cát – Trảng Bàng.
1967:
Dự Đại hội tuyên dương anh hùng Quân giải phóng lần thứ hai, gặp anh hùng Nguyễn Thị Hạnh, lấy tài liệu viết Ước mơ của đất.
1968:
Ngày 9-5 hy sinh trong chiến đấu ở đường Minh Phụng – Sài Gòn.
SÁCH ĐÃ IN
Nguyễn Ngọc Tấn
- Trăng sáng – tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn học Hà Nội – 1960 – 140 trang.
- In lần 2 – 1971 (gộp thêm cả Đôi bạn – 244 trang).
- Đôi bạn – tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn học – Hà Nội – 1962 – 100 trang.
Nguyễn Thi
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Văn nghệ Giải phóng – 1965 – 96 trang.
- Người mẹ anh hùng – Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân - Hà Nội – 1966 – 129 trang.
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Phụ nữ - Hà Nội – 1966 – 124 trang.
- Người mẹ cầm súng – Nhà xuất bản Phụ nữ - Hà Nội – In lần thứ 4 – 1975 – 70 trang.
- Truyện và ký – Nhà xuất bản Giải phóng – Hà Nội – 1969 – 410 trang.
- Truyện và ký – Nhà xuất bản Văn học tái bản – Hà Nội – 1978 – 485 trang.
- Hoa rừng (nhiều tác giả) – Nhà xuất bản Thanh niên – Hà Nội – 1969.
- Người mẹ cầm súng – Viết từ miền Nam tập 2 (tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường) - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – In lần 2 – 1970.
- Truyện ngắn chọn lọc 1960-1970 (nhiều tác giả) – Nhà xuất bản Giải phóng – 1970 – 428 trang.
- Ước mơ của đất – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội 1970 – 208 trang. In lần thứ 2 – 1977 – 127 trang.
- Mẹ và con – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – Hà Nội – 1971 – 151 trang.
- Mẹ vắng nhà – truyện tranh – minh họa Hồng Chinh Hiền – Nhà xuất bản Kim Đồng - Hà Nội 1971 – 88 trang.
- Truyện và ký của Nguyễn Thi – Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội – 1979 – 226 trang. (tác phẩm văn học dùng cho học sinh Cao đẳng Sư phạm).
- Mẹ vắng nhà – Nhà xuất bản Măng non – Thành phố Hồ Chí Minh – 1982 – 112 trang.
- Anthologle de la Littérature Viet namienne – tập 4 – de 1945 a nos jours – Nhà xuất bản Ngoại văn – Hà Nội – 1977 (Dịch truyện ngắn Mùa xuân) – tiếng Pháp.
- Au Village Trung Nghĩa (Ở xã Trung nghĩa) – Nhà xuất bản Ngoại văn – Hà Nội – 1977 – 182 trang (Tiếng Pháp và tiếng Anh).
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn