VanVN.Net - Khi tôi ngỏ ý xin được gặp nhà văn Ma Văn Kháng để tìm hiểu kỹ hơn về hình tượng nhà giáo trong các tác phẩm của ông, nhà văn nhận lời với một sự dè chừng nhất định, rằng: “Bạn đã đọc những tác phẩm nào của tôi?” Câu hỏi đó khiến tôi nhớ ngay đến cuộc gặp gỡ gần đây với một giáo viên dạy văn trường cấp 3 không xa trung tâm Hà Nội. Anh đang bắt tay vào viết truyện ngắn với những tiêu chí đặt ra: văn phong trong sáng, văn phạm chuẩn mực, mỗi tác phẩm là một thông điệp, một dự báo gửi tới đời sống, và nhất là phải có tính giáo dục… Tôi hỏi: “Anh có đọc tác phẩm nào của nhà văn Ma Văn Kháng không?” Anh hùng hồn: “Có chứ, nhiều là khác. Ma Văn Kháng là tác giả của tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”…” Câu chuyện giữa nhà văn và chúng tôi (những độc giả thế hệ sau) bắt đầu bằng tiếng cười mang sắc thái ngậm ngùi trước hiện trạng có những “thầy giáo dạy văn không bao giờ đọc sách” như thế…
Nhà văn Ma Văn Kháng
PV: Thưa nhà văn Ma Văn Kháng, có thể thấy đề tài miền núi và giáo dục là cảm hứng chủ đạo của ông trong những năm đầu cầm bút, một số tác phẩm sau này được trích đưa vào sách giáo khoa như: Người con trai họ Hạng; Xa Phủ (truyện ngắn đoạt giải Nhì – không có giải nhất – báo Văn nghệ năm 1968); Mùa lá rụng trong vườn (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1985, trích đoạn in trong sách Ngữ văn lớp 12). Phải chăng thành công sẽ đến khi nhà văn biết khai thác chất liệu sáng tác ngay trong chính công việc và môi trường sống của mình?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Năm 1954, tốt nghiệp trường Sư phạm ở Khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tôi lên dạy học ở miền núi Lao Cai. Dạy trường cấp 2. Đến năm 1961 về Hà Nội học Đại học sư phạm Hà Nội I, năm 1963 lại trở lên Lao Cai, dạy môn văn và làm hiệu trưởng trường cấp 3. Tính ra tôi sống ở môi trường giáo dục trên 10 năm. Giai đoạn đó, mọi thứ thuộc dạng vật chất còn đang rất sơ khai. Trong khi đó, may mắn, tâm hồn trai trẻ thì lại đang ở trạng thái ban đầu, hồn tôi là một vườn hoa lá… Mặt trời chân lý chói qua tim…, tiếp nhận lý tưởng, yêu say cuộc đời bằng tất cả sự đam mê trong trẻo nhất. Tôi đã sống đời sống thực thụ của một ông giáo. Môi trường giáo dục, công việc, không khí tôi hít thở, buồn vui hàng ngày của tôi là cuộc sống quen thuộc, quen thuộc cho đến tận hôm nay. Sống trong nghề thầy, viết về ông thầy, âu cũng là chuyện thông lệ. Nam Cao có tiểu thuyết “Sống mòn” thật xuất sắc. Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng cũng đã từng là ông thầy và các ông đã có những tác phẩm thật hay về nghề thầy và nhà trường đó! Cũng như nhiều người, ngày đó tôi viết từ chính những gì mình chứng kiến, trải nghiệm trong một không gian đặc biệt, đó là miền núi Tây Bắc, nơi khát khao ánh sáng văn hóa chiếu rọi tới từng bản làng. Vùng đất, con người nơi đó rất hồn nhiên. Mình cũng là một thực thể hồn nhiên, sống như cái cây được mang về trồng ở nơi hợp phong thổ và viết như sự thôi thúc từ bên trong, không nghĩ đến thành công hay sự nghiệp gì cả. bây giờ xa ngành giáo dục đã ba chục năm rồi, làm đủ các ngành nghề khác rồi, không còn đứng trên bục giảng nữa, nhưng lạ chưa, cho đến nay mình vẫn tự coi mình là người của ngành giáo dục; dấu ấn, sức ám ảnh của cái thuở ban đầu ghê gớm là thế đó!
PV: Xin phép nhà văn, nếu không làm phiền nhà văn, cho tôi được làm một chút liệt kê những tác phẩm của nhà văn về đề tài Nhà trường và Thầy giáo?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Làm một cái tiểu kê cho mình kể cũng hay đấy nhỉ? Văn chương là câu chuyện cuộc đời. Mình đã sống ở đâu, sống một cách kỹ lưỡng, sống với tất cả tình yêu mê đắm, sống với toàn bộ con người mình, sống kỹ lưỡng, chữ dùng gần đây của nhà văn Bùi Bình Thi, thì mình coi đó là quê hương và mình đều có thể viết về nó. Tính ra với đề tài thầy giáo và nhà trường, về tiểu thuyết thì tôi có 2 cuốn. Đó là cuốn “Đám cưới không có giấy giá thú” và cuốn “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”. Được biết bạn đã từng thích thú khi đọc “Đám cưới…”, tôi rất vui. Cuốn này xuất bản năm 1989. Ra mắt độc giả là lập tức nó gây xôn xao. Có đến cả chục bài báo viết về nó. Khen chê đủ cả. Cuốn “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn” viết về số phận chua chát của một anh giáo trẻ tâm hồn lãng mạn và lòng tràn đầy lý tưởng, dạy học ở một xã của đồng bào Mèo vùng cao. Cuốn này in năm 2001. Tất nhiên bóng hình nhà giáo còn phảng phất ở nhiều cuốn khác nữa. Chẳng hạn nhân vật Toàn trong tiểu thuyết “Một mình một ngựa”. Đậm đặc hình ảnh nhà giáo còn phải kể đến một số truyện ngắn tôi viết trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Ví dụ: Thầy dạy tư, Người đánh trống trường, Thầy Khiển, Thầy Phùng kỳ quặc, Thầy K. Tình, Ông Smith và cụ già hàng xóm, Thầy Thế đi chợ bán trứng, Hoa nở vườn đêm, Thầy dạy Toán, Cây bồ kếp hoa vàng… Ồ! Thế giới nhà giáo chúng tôi vui lắm, nhiều chuyện lắm, bi có hài có, phong phú vào loại bậc nhất nhì xã hộ con người đó, bạn à!
PV: Hình ảnh thầy giáo trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đều là những người tài hoa, giỏi nghề, yêu học trò, sống có lý tưởng cao đẹp nhưng lại luôn bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu, bị tước đoạt cả chỗ dựa tinh thần cuối cùng là việc dạy học và những cuốn sách (như thầy giáo Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú), bị ngăn trở, trù dập một cách phi lý (như Thầy Khiển trong truyện ngắn cùng tên), hoặc bị lừa gạt bởi chính người thân yêu nhất đến nỗi thân tàn lực kiệt, mắc bệnh tâm thần (như ông thầy trong Cây bồ kếp hoa vàng)… Ông đã dụng công xây dựng những nhân vật như vậy để nhấn mạnh bi kịch của nghề giáo một thời?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tất cả những nhân vật trong tác phẩm của tôi đều có nguyên mẫu ngoài đời. Họ là những đồng nghiệp hàng ngày sống ngay cạnh tôi, là một lớp bạn bè giáo viên vừa ra trường sẵn sàng rời thành phố lên “cắm bản” trên vùng núi còn lạc hậu, nghèo đói. Một phần trong đó cũng chính là tôi. Cái thời thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần đó để lại nhiều “di chứng” cho nhiều năm sau như các bạn đã biết. Môi trường xã hội, hẹp hơn là môi trường giáo dục đã tạo nên những nhân vật ông giáo có nhiều hài kịch và cũng có rất nhiều chuyện buồn rất tội nghiệp. Như thầy Khiển chẳng hạn, một ông giáo giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, sành đời mà hàng ngày luôn luôn phải giao tiếp với những kẻ thất học, lỗ mãng, phải chịu đựng sự sai khiến và chỉ bảo của những kẻ vừa dốt nát vừa hống hách vô lỗi thì ắt sẽ sinh ra nhưng trò trêu trọc, khiêu khích, giằng co bên thừng bên chão ai nào hơn ai thôi! Người mang tính cách ấy, trong hoàn cảnh ấy, hiển nhiên là làm sao mà sống yên ổn được! Những gì xảy ra trong Đám cưới không có giấy giá thú là chuyện đã xảy ra trong cuộc đời giáo viên của tôi (tất nhiên là đã được lọc qua cái lăng kính thẩm mỹ…). Nhà trường nơi tôi dạy học chính là bối cảnh của tiểu thuyết. Cuốn sách này là sản phẩm của cả một quá trình tư duy. Nghiền ngẫm khá lâu tôi mới nắm bắt, và sau đó mới triển khai được tinh thần, cái linh hồn, tức là chủ đề thẩm mỹ của câu chuyện… Tôi muốn đề cập đến vai trò và số phận của người trí thức trong sự phát triển của xã hội ta. Hiển nhiên là Trí tuệ chứ không phải là cái gì khác mới chính là động lực căn bản của mọi sự phát triển. Vậy mà, do những quan niệm hẹp hòi, ấu trĩ, thiển cận… Dường như vai trò của người trí thức không được thừa nhận; họ không được đánh giá đúng, không được trọng dụng. Cuốn sách khi được xuất bản (năm 1989) cũng gặp nhiều ý kiến phản đối. Lúc đó, nhất là khi nghe được những lời chê trách của anh chị em trong ngành, có khi mình cũng muốn ứa nước mắt.
PV: Ứa nước mắt…? Vì lý do gì, thưa nhà văn?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Vì thương thân, thương cả cho nhân vật. Mình viết về bi kịch của đời một ông giáo, thật đến thế, thương mến, sẻ chia đến thế mà tại sao lại không được cảm thông. Và như vậy nghĩa là những điều mình gửi gắm vào tác phẩm cũng thành vô nghĩa với người thẩm định. Một đồng chí cán bộ cấp cao trong ngành giáo dục đọc xong, mời tôi lên gặp. Khen mấy câu mở đầu xong, đồng chí nói: “Giá như anh viết về mặt tích cực nhiều hơn thì cuốn sách này sẽ được phổ biến rộng rãi không chỉ trong ngành giáo dục”. Chà ! Nghe vậy mà không biết đáp trả thế nào!
PV: Không phải chỉ đến Đám cưới không có giấy giá thú tác phẩm của ông mới gặp những phản ứng không thuận. Được biết, trước đó, một cuốn tiểu thuyết khác của ông: Mưa mùa hạ, cũng gặp không ít khó khăn để được phát hành. Có phải do ông luôn phản ánh những mặt tiêu cực của cuộc sống thông qua số phận bất hạnh của người thầy mà ít ngợi ca những điều tốt đẹp như ước mơ của số đông?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tiểu thuyết Mưa mùa hạ viết về cuộc đấu tranh anh hùng, bền bỉ của nhân dân ta trong sự nghiệp chống lũ lụt, in xong năm 1982, nằm “đắp chiếu” suốt 3 tháng không được phát hành. Viện Văn học tổ chức một cuộc hội thảo khá căng thẳng, sau đó thì mọi chuyện cũng được giải tỏa. Đời sống đã nhọc nhằn, đời sống đi vào văn chương lại càng nhọc nhằn. Nhân vật được coi là một thứ tài sản của nhà văn, vì vậy mà nguyên mẫu càng đậm chất lý tưởng thì càng thuận lợi cho cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Người làm nghề giáo phải chấp nhận một thực tế của một nghề “mạo hiểm” với chính mình, vì họ mang chính bản thân mình ra va đập trực tiếp với cuộc sống đầy biến động, với đầy đủ sự tốt – xấu của con người. Họ có đủ bản lĩnh để vững vàng trước những cám dỗ hay sẽ bị hoàn cảnh xô đẩy, lôi kéo về phía bóng tối lại là một quá trình phức tạp và nghiệt ngã. Tôi muốn khai thác, khám phá, lí giải nguyên nhân sâu xa của quá trình đó, chứ không phải chỉ nói về những tiêu cực.
PV: Nếu phải sống với quá nhiều sự bạc đãi, thiệt thòi mà vẫn yêu nghề, đau đáu với nghiệp trồng người, thì điều còn lại đối với người thầy (trong tác phẩm văn học cũng như ngoài cuộc sống) là gì, thưa ông?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Bằng chính cuộc đời làm thầy giáo và 50 năm viết văn của mình, tôi có thể khẳng định rằng, cái còn lại sau tất cả những buồn phiền đớn đau, bất như ý chính là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu đất nước, dân tộc; trong đó có tình thầy trò thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là thứ tình cảm lớn lao, hiện hữu và bền lâu nhất, vĩnh hằng, bất biến. Nhờ có nó mà những người thầy có thêm động lực, niềm tin để đứng vững trên bục giảng cho dù đã có những lúc nuốt nước mắt vào lòng…
PV: Ngược về thời gian ông còn trực tiếp giảng dạy ở Lao Cai, chắc hẳn ông cũng đã có những năm tháng rất “nhọc nhằn” không thể quên. Thời điểm đó, điều khiến thầy giáo Đinh Trọng Đoàn (tên khai sinh của nhà văn Ma Văn Kháng – PV) trăn trở nhiều nhất là gì, liệu có phải là tìm cho được biện pháp đấu tranh với sự bất công, phi lý trong cuộc sống của chính mình và các đồng nghiệp?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Nếu các bạn để tâm tìm hiểu thì cũng biết là đời sống của giáo viên những năm đó rất khó khăn, nhất là giáo viên miền núi. Nhưng, không chỉ riêng tôi mà hầu hết thế hệ giáo viên chúng tôi thời đó đều chỉ có một mong muốn lớn nhất là truyền đạt được cho học sinh các kiến thức để họ làm người, làm người với ngọn lửa lý tưởng và tình yêu cuộc sống luôn rực sáng trong tim. Cống hiến cho nghề nghiệp, cho xã hội, cho sự phát triển của đất nước, đó là điều đinh ninh trong tâm trí chúng tôi. Có lẽ là vì giữ được chất men say lý tưởng và tình yêu lớn nên mới có cơ may gặp được nguyên mẫu để xây dựng thành nhân vật thầy giáo Thiêm đắm mình vào giấc mơ huy hoàng ở phía trước để quên đi bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng, khổ ải, bất công, thậm chí tủi nhục, để cả đời tâm nguyện một điều: Sự nghiệp dạy dỗ con em đồng bào ở đây là vô cùng cao quý. Là tất cả sở nguyện của đời mình; và đã vậy thì dù có gửi nắm xương tàn ở đây cũng sẵn lòng… trong tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.
PV: Thưa nhà văn Ma Văn Kháng, xin quay lại một chút với câu chuyện vui lúc đầu về hiện trạng có những giáo viên dạy môn văn lại rất ít đọc, ngay cả sách văn học. Với cương vị một nhà văn, ông nghĩ thế nào về chuyện này?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tất nhiên là không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng. Nghề giáo viên đòi hỏi nhiều thứ, trong đó không thể thiếu sự khổ công trau dồi kiến thức, làm dày dặn hiểu biết của mình. Nghề văn, viết văn và dạy văn, tôi nghĩ, vì văn chương là cuộc đời mênh mông vô cùng vô tận, nên lại càng phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn. Các bạn bây giờ có nhiều phương tiện thuận lợi cho việc tiếp cận tri thức, nên biết tận dụng thời gian và cơ hội làm giàu kiến thức cho mình.
PV: Xin cảm ơn nhà văn đã dành thời gian trò chuyện. Xin kính chúc nhà văn sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
----------
Ảnh: Phong Lan
VanVN.Net - Khi tôi ngỏ ý xin được gặp nhà văn Ma Văn Kháng để tìm hiểu kỹ hơn về hình tượng nhà giáo trong các tác phẩm của ông, nhà văn nhận lời với một sự dè chừng nhất định, rằng: “Bạn đã đọc những tác phẩm nào của tôi?” Câu hỏi đó khiến tôi nhớ ngay đến cuộc gặp gỡ gần đây với một giáo viên dạy văn trường cấp 3 không xa trung tâm Hà Nội. Anh đang bắt tay vào viết truyện ngắn với những tiêu chí đặt ra: văn phong trong sáng, văn phạm chuẩn mực, mỗi tác phẩm là một thông điệp, một dự báo gửi tới đời sống, và nhất là phải có tính giáo dục… Tôi hỏi: “Anh có đọc tác phẩm nào của nhà văn Ma Văn Kháng không?” Anh hùng hồn: “Có chứ, nhiều là khác. Ma Văn Kháng là tác giả của tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma”…” Câu chuyện giữa nhà văn và chúng tôi (những độc giả thế hệ sau) bắt đầu bằng tiếng cười mang sắc thái ngậm ngùi trước hiện trạng có những “thầy giáo dạy văn không bao giờ đọc sách” như thế…
Nhà văn Ma Văn Kháng
PV: Thưa nhà văn Ma Văn Kháng, có thể thấy đề tài miền núi và giáo dục là cảm hứng chủ đạo của ông trong những năm đầu cầm bút, một số tác phẩm sau này được trích đưa vào sách giáo khoa như: Người con trai họ Hạng; Xa Phủ (truyện ngắn đoạt giải Nhì – không có giải nhất – báo Văn nghệ năm 1968); Mùa lá rụng trong vườn (Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1985, trích đoạn in trong sách Ngữ văn lớp 12). Phải chăng thành công sẽ đến khi nhà văn biết khai thác chất liệu sáng tác ngay trong chính công việc và môi trường sống của mình?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Năm 1954, tốt nghiệp trường Sư phạm ở Khu học xá Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tôi lên dạy học ở miền núi Lao Cai. Dạy trường cấp 2. Đến năm 1961 về Hà Nội học Đại học sư phạm Hà Nội I, năm 1963 lại trở lên Lao Cai, dạy môn văn và làm hiệu trưởng trường cấp 3. Tính ra tôi sống ở môi trường giáo dục trên 10 năm. Giai đoạn đó, mọi thứ thuộc dạng vật chất còn đang rất sơ khai. Trong khi đó, may mắn, tâm hồn trai trẻ thì lại đang ở trạng thái ban đầu, hồn tôi là một vườn hoa lá… Mặt trời chân lý chói qua tim…, tiếp nhận lý tưởng, yêu say cuộc đời bằng tất cả sự đam mê trong trẻo nhất. Tôi đã sống đời sống thực thụ của một ông giáo. Môi trường giáo dục, công việc, không khí tôi hít thở, buồn vui hàng ngày của tôi là cuộc sống quen thuộc, quen thuộc cho đến tận hôm nay. Sống trong nghề thầy, viết về ông thầy, âu cũng là chuyện thông lệ. Nam Cao có tiểu thuyết “Sống mòn” thật xuất sắc. Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng cũng đã từng là ông thầy và các ông đã có những tác phẩm thật hay về nghề thầy và nhà trường đó! Cũng như nhiều người, ngày đó tôi viết từ chính những gì mình chứng kiến, trải nghiệm trong một không gian đặc biệt, đó là miền núi Tây Bắc, nơi khát khao ánh sáng văn hóa chiếu rọi tới từng bản làng. Vùng đất, con người nơi đó rất hồn nhiên. Mình cũng là một thực thể hồn nhiên, sống như cái cây được mang về trồng ở nơi hợp phong thổ và viết như sự thôi thúc từ bên trong, không nghĩ đến thành công hay sự nghiệp gì cả. bây giờ xa ngành giáo dục đã ba chục năm rồi, làm đủ các ngành nghề khác rồi, không còn đứng trên bục giảng nữa, nhưng lạ chưa, cho đến nay mình vẫn tự coi mình là người của ngành giáo dục; dấu ấn, sức ám ảnh của cái thuở ban đầu ghê gớm là thế đó!
PV: Xin phép nhà văn, nếu không làm phiền nhà văn, cho tôi được làm một chút liệt kê những tác phẩm của nhà văn về đề tài Nhà trường và Thầy giáo?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Làm một cái tiểu kê cho mình kể cũng hay đấy nhỉ? Văn chương là câu chuyện cuộc đời. Mình đã sống ở đâu, sống một cách kỹ lưỡng, sống với tất cả tình yêu mê đắm, sống với toàn bộ con người mình, sống kỹ lưỡng, chữ dùng gần đây của nhà văn Bùi Bình Thi, thì mình coi đó là quê hương và mình đều có thể viết về nó. Tính ra với đề tài thầy giáo và nhà trường, về tiểu thuyết thì tôi có 2 cuốn. Đó là cuốn “Đám cưới không có giấy giá thú” và cuốn “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn”. Được biết bạn đã từng thích thú khi đọc “Đám cưới…”, tôi rất vui. Cuốn này xuất bản năm 1989. Ra mắt độc giả là lập tức nó gây xôn xao. Có đến cả chục bài báo viết về nó. Khen chê đủ cả. Cuốn “Gặp gỡ ở La Pan Tẩn” viết về số phận chua chát của một anh giáo trẻ tâm hồn lãng mạn và lòng tràn đầy lý tưởng, dạy học ở một xã của đồng bào Mèo vùng cao. Cuốn này in năm 2001. Tất nhiên bóng hình nhà giáo còn phảng phất ở nhiều cuốn khác nữa. Chẳng hạn nhân vật Toàn trong tiểu thuyết “Một mình một ngựa”. Đậm đặc hình ảnh nhà giáo còn phải kể đến một số truyện ngắn tôi viết trong khoảng hai chục năm trở lại đây. Ví dụ: Thầy dạy tư, Người đánh trống trường, Thầy Khiển, Thầy Phùng kỳ quặc, Thầy K. Tình, Ông Smith và cụ già hàng xóm, Thầy Thế đi chợ bán trứng, Hoa nở vườn đêm, Thầy dạy Toán, Cây bồ kếp hoa vàng… Ồ! Thế giới nhà giáo chúng tôi vui lắm, nhiều chuyện lắm, bi có hài có, phong phú vào loại bậc nhất nhì xã hộ con người đó, bạn à!
PV: Hình ảnh thầy giáo trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông đều là những người tài hoa, giỏi nghề, yêu học trò, sống có lý tưởng cao đẹp nhưng lại luôn bị đẩy vào hoàn cảnh trớ trêu, bị tước đoạt cả chỗ dựa tinh thần cuối cùng là việc dạy học và những cuốn sách (như thầy giáo Tự trong Đám cưới không có giấy giá thú), bị ngăn trở, trù dập một cách phi lý (như Thầy Khiển trong truyện ngắn cùng tên), hoặc bị lừa gạt bởi chính người thân yêu nhất đến nỗi thân tàn lực kiệt, mắc bệnh tâm thần (như ông thầy trong Cây bồ kếp hoa vàng)… Ông đã dụng công xây dựng những nhân vật như vậy để nhấn mạnh bi kịch của nghề giáo một thời?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tất cả những nhân vật trong tác phẩm của tôi đều có nguyên mẫu ngoài đời. Họ là những đồng nghiệp hàng ngày sống ngay cạnh tôi, là một lớp bạn bè giáo viên vừa ra trường sẵn sàng rời thành phố lên “cắm bản” trên vùng núi còn lạc hậu, nghèo đói. Một phần trong đó cũng chính là tôi. Cái thời thiếu thốn cả về vật chất, tinh thần đó để lại nhiều “di chứng” cho nhiều năm sau như các bạn đã biết. Môi trường xã hội, hẹp hơn là môi trường giáo dục đã tạo nên những nhân vật ông giáo có nhiều hài kịch và cũng có rất nhiều chuyện buồn rất tội nghiệp. Như thầy Khiển chẳng hạn, một ông giáo giỏi chuyên môn, thạo ngoại ngữ, sành đời mà hàng ngày luôn luôn phải giao tiếp với những kẻ thất học, lỗ mãng, phải chịu đựng sự sai khiến và chỉ bảo của những kẻ vừa dốt nát vừa hống hách vô lỗi thì ắt sẽ sinh ra nhưng trò trêu trọc, khiêu khích, giằng co bên thừng bên chão ai nào hơn ai thôi! Người mang tính cách ấy, trong hoàn cảnh ấy, hiển nhiên là làm sao mà sống yên ổn được! Những gì xảy ra trong Đám cưới không có giấy giá thú là chuyện đã xảy ra trong cuộc đời giáo viên của tôi (tất nhiên là đã được lọc qua cái lăng kính thẩm mỹ…). Nhà trường nơi tôi dạy học chính là bối cảnh của tiểu thuyết. Cuốn sách này là sản phẩm của cả một quá trình tư duy. Nghiền ngẫm khá lâu tôi mới nắm bắt, và sau đó mới triển khai được tinh thần, cái linh hồn, tức là chủ đề thẩm mỹ của câu chuyện… Tôi muốn đề cập đến vai trò và số phận của người trí thức trong sự phát triển của xã hội ta. Hiển nhiên là Trí tuệ chứ không phải là cái gì khác mới chính là động lực căn bản của mọi sự phát triển. Vậy mà, do những quan niệm hẹp hòi, ấu trĩ, thiển cận… Dường như vai trò của người trí thức không được thừa nhận; họ không được đánh giá đúng, không được trọng dụng. Cuốn sách khi được xuất bản (năm 1989) cũng gặp nhiều ý kiến phản đối. Lúc đó, nhất là khi nghe được những lời chê trách của anh chị em trong ngành, có khi mình cũng muốn ứa nước mắt.
PV: Ứa nước mắt…? Vì lý do gì, thưa nhà văn?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Vì thương thân, thương cả cho nhân vật. Mình viết về bi kịch của đời một ông giáo, thật đến thế, thương mến, sẻ chia đến thế mà tại sao lại không được cảm thông. Và như vậy nghĩa là những điều mình gửi gắm vào tác phẩm cũng thành vô nghĩa với người thẩm định. Một đồng chí cán bộ cấp cao trong ngành giáo dục đọc xong, mời tôi lên gặp. Khen mấy câu mở đầu xong, đồng chí nói: “Giá như anh viết về mặt tích cực nhiều hơn thì cuốn sách này sẽ được phổ biến rộng rãi không chỉ trong ngành giáo dục”. Chà ! Nghe vậy mà không biết đáp trả thế nào!
PV: Không phải chỉ đến Đám cưới không có giấy giá thú tác phẩm của ông mới gặp những phản ứng không thuận. Được biết, trước đó, một cuốn tiểu thuyết khác của ông: Mưa mùa hạ, cũng gặp không ít khó khăn để được phát hành. Có phải do ông luôn phản ánh những mặt tiêu cực của cuộc sống thông qua số phận bất hạnh của người thầy mà ít ngợi ca những điều tốt đẹp như ước mơ của số đông?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tiểu thuyết Mưa mùa hạ viết về cuộc đấu tranh anh hùng, bền bỉ của nhân dân ta trong sự nghiệp chống lũ lụt, in xong năm 1982, nằm “đắp chiếu” suốt 3 tháng không được phát hành. Viện Văn học tổ chức một cuộc hội thảo khá căng thẳng, sau đó thì mọi chuyện cũng được giải tỏa. Đời sống đã nhọc nhằn, đời sống đi vào văn chương lại càng nhọc nhằn. Nhân vật được coi là một thứ tài sản của nhà văn, vì vậy mà nguyên mẫu càng đậm chất lý tưởng thì càng thuận lợi cho cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Người làm nghề giáo phải chấp nhận một thực tế của một nghề “mạo hiểm” với chính mình, vì họ mang chính bản thân mình ra va đập trực tiếp với cuộc sống đầy biến động, với đầy đủ sự tốt – xấu của con người. Họ có đủ bản lĩnh để vững vàng trước những cám dỗ hay sẽ bị hoàn cảnh xô đẩy, lôi kéo về phía bóng tối lại là một quá trình phức tạp và nghiệt ngã. Tôi muốn khai thác, khám phá, lí giải nguyên nhân sâu xa của quá trình đó, chứ không phải chỉ nói về những tiêu cực.
PV: Nếu phải sống với quá nhiều sự bạc đãi, thiệt thòi mà vẫn yêu nghề, đau đáu với nghiệp trồng người, thì điều còn lại đối với người thầy (trong tác phẩm văn học cũng như ngoài cuộc sống) là gì, thưa ông?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Bằng chính cuộc đời làm thầy giáo và 50 năm viết văn của mình, tôi có thể khẳng định rằng, cái còn lại sau tất cả những buồn phiền đớn đau, bất như ý chính là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu đất nước, dân tộc; trong đó có tình thầy trò thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là thứ tình cảm lớn lao, hiện hữu và bền lâu nhất, vĩnh hằng, bất biến. Nhờ có nó mà những người thầy có thêm động lực, niềm tin để đứng vững trên bục giảng cho dù đã có những lúc nuốt nước mắt vào lòng…
PV: Ngược về thời gian ông còn trực tiếp giảng dạy ở Lao Cai, chắc hẳn ông cũng đã có những năm tháng rất “nhọc nhằn” không thể quên. Thời điểm đó, điều khiến thầy giáo Đinh Trọng Đoàn (tên khai sinh của nhà văn Ma Văn Kháng – PV) trăn trở nhiều nhất là gì, liệu có phải là tìm cho được biện pháp đấu tranh với sự bất công, phi lý trong cuộc sống của chính mình và các đồng nghiệp?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Nếu các bạn để tâm tìm hiểu thì cũng biết là đời sống của giáo viên những năm đó rất khó khăn, nhất là giáo viên miền núi. Nhưng, không chỉ riêng tôi mà hầu hết thế hệ giáo viên chúng tôi thời đó đều chỉ có một mong muốn lớn nhất là truyền đạt được cho học sinh các kiến thức để họ làm người, làm người với ngọn lửa lý tưởng và tình yêu cuộc sống luôn rực sáng trong tim. Cống hiến cho nghề nghiệp, cho xã hội, cho sự phát triển của đất nước, đó là điều đinh ninh trong tâm trí chúng tôi. Có lẽ là vì giữ được chất men say lý tưởng và tình yêu lớn nên mới có cơ may gặp được nguyên mẫu để xây dựng thành nhân vật thầy giáo Thiêm đắm mình vào giấc mơ huy hoàng ở phía trước để quên đi bao nỗi nhọc nhằn, cay đắng, khổ ải, bất công, thậm chí tủi nhục, để cả đời tâm nguyện một điều: Sự nghiệp dạy dỗ con em đồng bào ở đây là vô cùng cao quý. Là tất cả sở nguyện của đời mình; và đã vậy thì dù có gửi nắm xương tàn ở đây cũng sẵn lòng… trong tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn.
PV: Thưa nhà văn Ma Văn Kháng, xin quay lại một chút với câu chuyện vui lúc đầu về hiện trạng có những giáo viên dạy môn văn lại rất ít đọc, ngay cả sách văn học. Với cương vị một nhà văn, ông nghĩ thế nào về chuyện này?
Nhà văn Ma Văn Kháng: Tất nhiên là không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng. Nghề giáo viên đòi hỏi nhiều thứ, trong đó không thể thiếu sự khổ công trau dồi kiến thức, làm dày dặn hiểu biết của mình. Nghề văn, viết văn và dạy văn, tôi nghĩ, vì văn chương là cuộc đời mênh mông vô cùng vô tận, nên lại càng phải học hỏi và rèn luyện nhiều hơn. Các bạn bây giờ có nhiều phương tiện thuận lợi cho việc tiếp cận tri thức, nên biết tận dụng thời gian và cơ hội làm giàu kiến thức cho mình.
PV: Xin cảm ơn nhà văn đã dành thời gian trò chuyện. Xin kính chúc nhà văn sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
----------
Ảnh: Phong Lan
VanVN.Net - Sáng 27/04/2013, tại Bảo tàng Văn học Việt Nam (275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội), Lễ kỷ niệm 65 năm Báo Văn nghệ và trao giải Cuộc thi truyện ngắn tuần báo Văn nghệ 2011- 2012 được tổ ...
VanVN.Net - Tôi quen họa sĩ Lê Trí Dũng có dễ đến 15 năm, quen và biết, nhưng chưa đủ để hiểu ông. Lê Trí Dũng như một cơn gió lốc, không, ông như một con ngựa chiến lúc nào cũng ...
VanVN.Net – Sáng 23/7/2013, tại Trung tâm Văn hóa Hội Nhà văn Việt Nam (số 275 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội), Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du khóa VII được tổ chức. Đến dự buổi Lễ ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn