VanVN.Net - Có một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống văn học là nhiều nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác, thi thoảng lại rẽ ngang rẽ dọc, viết phê bình, tiểu luận, giới thiệu tác phẩm của bạn bè hoặc có khi hăng máu còn lao vào các cuộc tranh biện nảy lửa về những vấn đề mang tính học thuật, không chỉ làm cho không khí văn đàn thêm sôi động mà còn góp phần đáng kể vào sự phát triển văn học.
Nhà thơ Anh Chi là một trong số những người như vậy. Anh không chỉ là một thi sĩ mà còn là một người có kiến văn sắc ảo trong lĩnh vực phê bình, khảo cứu. Ngoài những tập thơ từng nhận nhiều giải thưởng văn chương, anh còn cho xuất bản một số cuốn sách thuộc thể loại này, trong đó tiêu biểu là những cuốn: Văn phẩm Quỳnh Dao, Tiểu thuyết Thứ năm - tác giả và tác phẩm (2 tập), Bảy người hiền và ba việc cũ, Đường đời đường văn, 36 tác gia Thăng Long - Hà Nội… Mấy năm gần đây, anh cho ra đời đến gần chục cuốn viết theo thể loại này. Một kỷ lục cao hiếm thấy, được giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao.
Nhà thơ Anh Chi
Mới đây, khi đến chơi nhà, tôi được biết anh đang ráo riết sưu tầm tài liệu để viết về nhà văn, nhà báo Lê Tràng Kiều, người có công lớn trong việc gây dựng và phát triển văn học giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là phong trào Thơ Mới. Anh Chi đang say sưa với công việc này, thấy tôi đến càng hào hứng. Câu chuyện xoay quanh mấy trường phái văn chương thời ấy, những mâu thuẫn và đồng nhất giữa trường phái Tự lực văn đoàn (viết theo khuynh hướng lãng mạn) do Nhất Linh, Khái Hưng đứng đầu và trường phái Văn chương bình dân (viết theo khuynh hướng tả thực) do Lê Tràng Kiều làm chủ soái cùng những bạn văn đồng chí hướng như Vũ Trọng Phụng, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Tuân... Anh nhắc đến những cái tên mà với bạn đọc thông thường hôm nay, đã trở nên xa lạ như Vũ Trọng Can, Phạm Văn Kỳ, Lê Thanh, Phạm Huy Thái, Đàm Quang Thiện, Phạm Cao Củng, Bùi Nguyên Cát… Anh Chi kể rằng, để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình, anh đã phải lục tìm tư liệu ở đâu, gặp những ai để xác định thông tin đó.
Cũng như tôi, Anh Chi xuất thân công nhân, vừa đi làm thợ vừa sáng tác. Hai chúng tôi xuất hiện vào cuối thời chống Mỹ, tức khoảng những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, theo một hệ quy chiếu nào đó, văn chương viết về người lao động, nhất là người lao động trong guồng máy công nghiệp, trở thành dòng chủ lưu của nền văn học nước nhà. Chính vì thế, dòng văn học này đã được người ta hết sức ưu ái và phát triển một cách tưng bừng, như một rừng hoa tuy chỉ có một màu nhưng nở rộ một cách huyênh hoang (Chữ của M. Gorky), hoặc như một dàn đồng ca dù chỉ hát một bè nhưng rất đông đảo.
Chính vì cái duyên ấy mà tôi và Anh Chi biết nhau khá sớm. Năm 1977, chúng tôi đã gặp nhau trong một trại sáng tác tổ chức tại Quảng Bá, Hà Nội. Trại sáng tác đó, thực chất là một Lớp bồi dưỡng những nhà văn trẻ của Hội Nhà văn, tiền thân của Trường viết văn Nguyễn Du bây giờ. Chỉ có điều, đây là khóa bồi dưỡng cuối cùng và nó được diễn ra theo một phương thức khác. Các khóa trước thì nghe hết chương trình các bài giảng rồi đi viết; lần này thì vừa nghe các bài giảng, vừa viết, thế thôi. Thầy Hiệu trưởng vẫn là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, cứ cách vài ba hôm thầy lại đưa một hai thầy đang làm việc trên Hội Nhà văn, gồm toàn những nhà văn nhà thơ hổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Tế Hanh, Đoàn Giỏi.., xuống truyền kinh nghiệm sáng tác cho anh em trẻ.
Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu cầm bút, Anh Chi đã ý thức một cách khá đầy đủ về nghề văn và do đó, đã thoát khỏi bản năng rất sớm để tạo ra cho mình một cách nhìn riêng, một lối di riêng, luôn có ý thức lật xới những tầng vỉa mới, thăm dò khám phá những miền trầm tích chưa ai đặt chân, cho dù chưa hẳn đã vượt thoát khỏi dòng chảy chính của văn chương thời đó song chí ít cũng tạo nên một giọng điệu khác người. Có lẽ vì thế, ngay khi trình làng chùm thơ đầu tiên trên báo Văn Nghệ, Anh Chi đã chiếm được cảm tình của nhiều bạn đọc và đồng nghiệp, kể cả những bậc thầy đang dạy chúng tôi lúc đó.
Vẫn là “Thuyền than lại đậu bến than”, một đề tài đã không ít người khai thác, lại được thể hiện bằng thể thơ truyền thống lục bát. Nhưng dưới ngòi bút Anh Chi, ta vẫn cảm nhận được một cái gì đó rất lung linh mới lạ, bởi anh không nhìn hiện thực bằng con mắt thông thường mà nhìn nó bằng sự rung động của con tim thông qua một câu hò xứ sở:
Ai hò một câu ấy thôi
Một triền sông Mã một tôi lúc này
Xòe tay sương đậu xuống tay
Đêm đen che khuất dày dày thuyền ken
Và thật bất ngờ khi bật ra một câu thơ tuyệt đẹp:
May chưa câu ấy như đèn
Cho tôi thầm thấy mắt đen ai cười…
Đến đây, nhà thơ có thể tha hồ tưởng tượng:
Đâu đó còn một chàng trai
Con thuyền đâu đó còn ngoài bến sông
Con sào cảm động cong cong
Cũng vít vổng và cũng mong lên bờ
Rồi lại một câu thơ rất đẹp hiện ra:
Một câu dư âm một câu
Dường như làm óng ả màu ban đêm…
Xuân Diệu nói: “Tôi giàu đôi mắt”. Đây không chỉ là niềm kiêu hãnh của thi nhân, nó còn là lời nhắn nhủ cho tất cả những người làm thơ muốn trở thành thi sĩ. Và Anh Chi đã thẩm thấu ngay được điều này, tới đâu anh cũng tìm ra một tứ thơ độc đáo, đây là khi anh ra đảo Hòn Mê:
Mùa hạ xưa có anh lính bị thương
Anh tựa gốc cây máu anh chảy xuống
Nay thu về lá cây đỏ lấp lánh
Đỏ thấm mây xanh…chao ôi đúng rồi
Đưa máu yêu nước lên trời
Thành hoa nở, ấy là đời kim cang
(Đời cây kim cang)
Tả một người con gái tình cờ nhìn thấy bên bến sông, Anh Chi cũng tạo ra mối giao cảm lạ lùng khiến người đọc phải rưng rưng cảm động:
Người con gái giặt áo bên sông
tóc đen rưng rức
tiếng vỗ nước sao mà động lòng
tiếng vỗ nước khi liền khi đứt
dường như người ấy khóc
cùng tấm áo của một người…
(Sông Chu)
Từ hồi đang còn chiến tranh chống Mỹ, đi tới miền gió Lào cát trắng, xung quanh là cát trắng mênh mông, anh cũng phát hiện ra những điều bao đời nay bị vùi dưới tầng sâu, khiến người ta thổn thức:
Một ngôi miếu xưa lún sâu tám thước
Người ta đào lên thấy nguyên vẹn bát hương
Và hài cốt người muôn năm cũ
còn đỏ au dưới cát trắng ngần
Và anh thức tỉnh người ta một điều gì đó, thật sâu xa:
Biết bao nhiêu là gió vần vụ
Với bao lần mặt trời bỏng rát đi qua
Máu xương xưa chuyển vần trong sâu thẳm
Nay cát tầng tầng như trang sách mở ra…
Thơ Anh Chi không chỉ có sức lay động trái tim người bằng sự liên tưởng xa rộng mà còn có sức nặng bởi chiều sâu tư tưởng. Anh luôn có ý thức làm mới câu thơ bằng cách tước bỏ những câu chữ sáo mòn, và thi thoảng lại chen vào một câu ngang ngang phá cách nhưng không làm mất đi nhịp điệu toàn bài:
Bom Mỹ dội gió và cát trắng muốt
Chỉ mươi hôm đã tự kín vết thương
Máu người đổ khiến cát đỏ nhoi nhói
Chỉ vài ngày cát trắng mượt phủ lên…
(Những điều nhặt ở cát)
Những bài thơ như thế, những câu thơ như thế, có thể tìm thấy rất nhiều trong thơ Anh Chi, từ tập thơ đầu tay Tôi yêu năm 1972 cho đến mãi sau này.
ấy vậy mà trong lao động thơ, Anh Chi không hề tỏ ra vất vả nhọc nhằn gì lắm. Khi đi trại sáng tác, anh làm việc cứ như chơi, thậm chí tôi còn cảm thấy hầu như anh chẳng làm gì cả. Hồi ấy ở Quảng Bá, phòng tôi cạnh phòng anh, ở dãy nhà bên này, liền kề gian phòng nhỏ của vợ chồng nhà phê bình văn học Lê Quang Trang - Trần Thị Thắng. Phía bên kia, cách một khoảng sân là Nguyễn Phúc Lai, Nguyễn Hữu Nhàn, Thái Lãng, Anh Động, Nguyễn Thanh, Nguyễn Đắc Xuân… Cách một khoảng sân nhỏ nữa là Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, lúc bấy giờ vừa đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ. Tất cả chúng tôi đều viết văn, duy nhất có Anh Chi làm thơ. Trong khi chúng tôi đều “đóng cửa hì hục viết” thì anh cứ đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, chốc chốc lại quay về gõ cửa phòng tôi rủ đi đâu đó, nhưng tôi đang mải viết, không đi. Nói mãi không ăn thua, Anh Chi đành chịu, bỏ ra vườn ổi đầu nhà, lát sau quay lại, tay cầm một nắm ổi xanh, ném đôm đốp vào cánh cửa phòng tôi. Tôi cáu lắm nhưng rồi cũng buông bút ra mở cửa. Anh Chi khoái trí cười như nghé, khoe với tôi là anh vừa nhìn thấy chùm ổi chín trên cao, rủ tôi trèo lên vặt. Tôi cũng rất thích ăn ổi, liền theo anh ra vườn, trèo tót lên cao. Đạo Tĩnh thấy thế, cũng theo ra, bế theo đứa con nhỏ của vợ chồng Trang - Thắng. Hai thằng tôi đứng trên hai nhánh cây, ngó xuống qua chùm lá rùm ròa, thấy gương mặt Đạo Tĩnh hiện ra, đẹp như trăng rằm, làm cả hai suýt ngã.
Mới đó mà đã hơn ba chục năm rồi… Em đã chìm vào/ cơn mưa như khói/ một lần xa xưa/ mưa thời trẻ dại/ trong cơn mưa ấy/ đâu đã có anh.../ và anh lặng lẽ/ nhìn xa xôi mưa…
Đó là bài thơ Anh Chi bảo là mới sửa hoàn chỉnh. Bài thơ còn một số câu nữa, nhưng tôi chỉ nhớ mấy câu như vậy. Anh đọc cho tôi nghe với giọng trầm buồn rồi ngồi lặng bên bàn, thả hồn theo dĩ vãng, mãi sau mới quay lại câu chuyện dang dở:
- Tôi nghĩ, trong mỗi nhà văn đều phải có một nhà phê bình nghiên cứu, nếu không, anh ta sẽ không đi xa được. Nhà phê bình ấy càng thông tuệ, càng sâu sắc thì càng có lợi cho sáng tác của anh ta.
Chia tay Anh Chi ra về, tôi cảm thấy lòng đầy phấn khởi. Thì ra trong cuộc mưu sinh hỗn độn này, khi đồng tiền được đề cao đến mức có thể làm xiêu đổ các giá trị, chi phối mọi hoạt động con người, đến mức tưởng chừng ngoài chuyện kiếm tiền, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Vậy mà các bạn văn ở khắp nơi vẫn không ngừng viết. Nhiều người chấp nhận hy sinh nhiều thứ vì tác phẩm, và cao hơn thế, còn có người chịu hy sinh cả tác phẩm của mình vì một điều gì đó, lớn hơn. Bởi lẽ, cái thông điệp về sự công bằng bác ái, về những giá trị nhân bản luôn được truyền tải trong mỗi con người, nhất là với những người cầm bút chân chính, cho dù họ sống ở thời nào, cũng vậy.
Nhà thơ Anh Chi tên khai sinh: Lê Văn Sen. Sinh năm 1947. Quê quán: phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa. Tác phẩm đã xuất bản: Tôi yêu (thơ, 1972); Điệu lý riêng riêng (thơ, in chung, 1979); Cây xương rồng khô khan (thơ, 1995); Câu chuyện buồm nhỏ (truyện, 1982); Nước mắt dành cho thiên nga (Tiểu thuyết. 1989); Bể khổ (Tiểu thuyết, 1992); cùng nhiều sáng tác và nghiên cứu - tiểu luận khác. Giải thưởng văn học: Giải Cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1980 - 1982; Giải thưởng văn học cho thiếu nhi 1980; Giải thưởng Liên hiệp Văn học, nghệ thuật Hà Nội; Giải thưởng văn học của Tổng Công đoàn Việt Nam và Hội Nhà văn năm 1972 – 1975 và lần thứ IV 1990 – 1995; |
VanVN.Net - Có một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống văn học là nhiều nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác, thi thoảng lại rẽ ngang rẽ dọc, viết phê bình, tiểu luận, giới thiệu tác phẩm của bạn bè hoặc có khi hăng máu còn lao vào các cuộc tranh biện nảy lửa về những vấn đề mang tính học thuật, không chỉ làm cho không khí văn đàn thêm sôi động mà còn góp phần đáng kể vào sự phát triển văn học.
Nhà thơ Anh Chi là một trong số những người như vậy. Anh không chỉ là một thi sĩ mà còn là một người có kiến văn sắc ảo trong lĩnh vực phê bình, khảo cứu. Ngoài những tập thơ từng nhận nhiều giải thưởng văn chương, anh còn cho xuất bản một số cuốn sách thuộc thể loại này, trong đó tiêu biểu là những cuốn: Văn phẩm Quỳnh Dao, Tiểu thuyết Thứ năm - tác giả và tác phẩm (2 tập), Bảy người hiền và ba việc cũ, Đường đời đường văn, 36 tác gia Thăng Long - Hà Nội… Mấy năm gần đây, anh cho ra đời đến gần chục cuốn viết theo thể loại này. Một kỷ lục cao hiếm thấy, được giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá cao.
Nhà thơ Anh Chi
Mới đây, khi đến chơi nhà, tôi được biết anh đang ráo riết sưu tầm tài liệu để viết về nhà văn, nhà báo Lê Tràng Kiều, người có công lớn trong việc gây dựng và phát triển văn học giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là phong trào Thơ Mới. Anh Chi đang say sưa với công việc này, thấy tôi đến càng hào hứng. Câu chuyện xoay quanh mấy trường phái văn chương thời ấy, những mâu thuẫn và đồng nhất giữa trường phái Tự lực văn đoàn (viết theo khuynh hướng lãng mạn) do Nhất Linh, Khái Hưng đứng đầu và trường phái Văn chương bình dân (viết theo khuynh hướng tả thực) do Lê Tràng Kiều làm chủ soái cùng những bạn văn đồng chí hướng như Vũ Trọng Phụng, Bùi Huy Phồn, Nguyễn Tuân... Anh nhắc đến những cái tên mà với bạn đọc thông thường hôm nay, đã trở nên xa lạ như Vũ Trọng Can, Phạm Văn Kỳ, Lê Thanh, Phạm Huy Thái, Đàm Quang Thiện, Phạm Cao Củng, Bùi Nguyên Cát… Anh Chi kể rằng, để phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình, anh đã phải lục tìm tư liệu ở đâu, gặp những ai để xác định thông tin đó.
Cũng như tôi, Anh Chi xuất thân công nhân, vừa đi làm thợ vừa sáng tác. Hai chúng tôi xuất hiện vào cuối thời chống Mỹ, tức khoảng những năm đầu thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, theo một hệ quy chiếu nào đó, văn chương viết về người lao động, nhất là người lao động trong guồng máy công nghiệp, trở thành dòng chủ lưu của nền văn học nước nhà. Chính vì thế, dòng văn học này đã được người ta hết sức ưu ái và phát triển một cách tưng bừng, như một rừng hoa tuy chỉ có một màu nhưng nở rộ một cách huyênh hoang (Chữ của M. Gorky), hoặc như một dàn đồng ca dù chỉ hát một bè nhưng rất đông đảo.
Chính vì cái duyên ấy mà tôi và Anh Chi biết nhau khá sớm. Năm 1977, chúng tôi đã gặp nhau trong một trại sáng tác tổ chức tại Quảng Bá, Hà Nội. Trại sáng tác đó, thực chất là một Lớp bồi dưỡng những nhà văn trẻ của Hội Nhà văn, tiền thân của Trường viết văn Nguyễn Du bây giờ. Chỉ có điều, đây là khóa bồi dưỡng cuối cùng và nó được diễn ra theo một phương thức khác. Các khóa trước thì nghe hết chương trình các bài giảng rồi đi viết; lần này thì vừa nghe các bài giảng, vừa viết, thế thôi. Thầy Hiệu trưởng vẫn là nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, cứ cách vài ba hôm thầy lại đưa một hai thầy đang làm việc trên Hội Nhà văn, gồm toàn những nhà văn nhà thơ hổi tiếng như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Tế Hanh, Đoàn Giỏi.., xuống truyền kinh nghiệm sáng tác cho anh em trẻ.
Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu cầm bút, Anh Chi đã ý thức một cách khá đầy đủ về nghề văn và do đó, đã thoát khỏi bản năng rất sớm để tạo ra cho mình một cách nhìn riêng, một lối di riêng, luôn có ý thức lật xới những tầng vỉa mới, thăm dò khám phá những miền trầm tích chưa ai đặt chân, cho dù chưa hẳn đã vượt thoát khỏi dòng chảy chính của văn chương thời đó song chí ít cũng tạo nên một giọng điệu khác người. Có lẽ vì thế, ngay khi trình làng chùm thơ đầu tiên trên báo Văn Nghệ, Anh Chi đã chiếm được cảm tình của nhiều bạn đọc và đồng nghiệp, kể cả những bậc thầy đang dạy chúng tôi lúc đó.
Vẫn là “Thuyền than lại đậu bến than”, một đề tài đã không ít người khai thác, lại được thể hiện bằng thể thơ truyền thống lục bát. Nhưng dưới ngòi bút Anh Chi, ta vẫn cảm nhận được một cái gì đó rất lung linh mới lạ, bởi anh không nhìn hiện thực bằng con mắt thông thường mà nhìn nó bằng sự rung động của con tim thông qua một câu hò xứ sở:
Ai hò một câu ấy thôi
Một triền sông Mã một tôi lúc này
Xòe tay sương đậu xuống tay
Đêm đen che khuất dày dày thuyền ken
Và thật bất ngờ khi bật ra một câu thơ tuyệt đẹp:
May chưa câu ấy như đèn
Cho tôi thầm thấy mắt đen ai cười…
Đến đây, nhà thơ có thể tha hồ tưởng tượng:
Đâu đó còn một chàng trai
Con thuyền đâu đó còn ngoài bến sông
Con sào cảm động cong cong
Cũng vít vổng và cũng mong lên bờ
Rồi lại một câu thơ rất đẹp hiện ra:
Một câu dư âm một câu
Dường như làm óng ả màu ban đêm…
Xuân Diệu nói: “Tôi giàu đôi mắt”. Đây không chỉ là niềm kiêu hãnh của thi nhân, nó còn là lời nhắn nhủ cho tất cả những người làm thơ muốn trở thành thi sĩ. Và Anh Chi đã thẩm thấu ngay được điều này, tới đâu anh cũng tìm ra một tứ thơ độc đáo, đây là khi anh ra đảo Hòn Mê:
Mùa hạ xưa có anh lính bị thương
Anh tựa gốc cây máu anh chảy xuống
Nay thu về lá cây đỏ lấp lánh
Đỏ thấm mây xanh…chao ôi đúng rồi
Đưa máu yêu nước lên trời
Thành hoa nở, ấy là đời kim cang
(Đời cây kim cang)
Tả một người con gái tình cờ nhìn thấy bên bến sông, Anh Chi cũng tạo ra mối giao cảm lạ lùng khiến người đọc phải rưng rưng cảm động:
Người con gái giặt áo bên sông
tóc đen rưng rức
tiếng vỗ nước sao mà động lòng
tiếng vỗ nước khi liền khi đứt
dường như người ấy khóc
cùng tấm áo của một người…
(Sông Chu)
Từ hồi đang còn chiến tranh chống Mỹ, đi tới miền gió Lào cát trắng, xung quanh là cát trắng mênh mông, anh cũng phát hiện ra những điều bao đời nay bị vùi dưới tầng sâu, khiến người ta thổn thức:
Một ngôi miếu xưa lún sâu tám thước
Người ta đào lên thấy nguyên vẹn bát hương
Và hài cốt người muôn năm cũ
còn đỏ au dưới cát trắng ngần
Và anh thức tỉnh người ta một điều gì đó, thật sâu xa:
Biết bao nhiêu là gió vần vụ
Với bao lần mặt trời bỏng rát đi qua
Máu xương xưa chuyển vần trong sâu thẳm
Nay cát tầng tầng như trang sách mở ra…
Thơ Anh Chi không chỉ có sức lay động trái tim người bằng sự liên tưởng xa rộng mà còn có sức nặng bởi chiều sâu tư tưởng. Anh luôn có ý thức làm mới câu thơ bằng cách tước bỏ những câu chữ sáo mòn, và thi thoảng lại chen vào một câu ngang ngang phá cách nhưng không làm mất đi nhịp điệu toàn bài:
Bom Mỹ dội gió và cát trắng muốt
Chỉ mươi hôm đã tự kín vết thương
Máu người đổ khiến cát đỏ nhoi nhói
Chỉ vài ngày cát trắng mượt phủ lên…
(Những điều nhặt ở cát)
Những bài thơ như thế, những câu thơ như thế, có thể tìm thấy rất nhiều trong thơ Anh Chi, từ tập thơ đầu tay Tôi yêu năm 1972 cho đến mãi sau này.
ấy vậy mà trong lao động thơ, Anh Chi không hề tỏ ra vất vả nhọc nhằn gì lắm. Khi đi trại sáng tác, anh làm việc cứ như chơi, thậm chí tôi còn cảm thấy hầu như anh chẳng làm gì cả. Hồi ấy ở Quảng Bá, phòng tôi cạnh phòng anh, ở dãy nhà bên này, liền kề gian phòng nhỏ của vợ chồng nhà phê bình văn học Lê Quang Trang - Trần Thị Thắng. Phía bên kia, cách một khoảng sân là Nguyễn Phúc Lai, Nguyễn Hữu Nhàn, Thái Lãng, Anh Động, Nguyễn Thanh, Nguyễn Đắc Xuân… Cách một khoảng sân nhỏ nữa là Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, lúc bấy giờ vừa đoạt giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ. Tất cả chúng tôi đều viết văn, duy nhất có Anh Chi làm thơ. Trong khi chúng tôi đều “đóng cửa hì hục viết” thì anh cứ đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, chốc chốc lại quay về gõ cửa phòng tôi rủ đi đâu đó, nhưng tôi đang mải viết, không đi. Nói mãi không ăn thua, Anh Chi đành chịu, bỏ ra vườn ổi đầu nhà, lát sau quay lại, tay cầm một nắm ổi xanh, ném đôm đốp vào cánh cửa phòng tôi. Tôi cáu lắm nhưng rồi cũng buông bút ra mở cửa. Anh Chi khoái trí cười như nghé, khoe với tôi là anh vừa nhìn thấy chùm ổi chín trên cao, rủ tôi trèo lên vặt. Tôi cũng rất thích ăn ổi, liền theo anh ra vườn, trèo tót lên cao. Đạo Tĩnh thấy thế, cũng theo ra, bế theo đứa con nhỏ của vợ chồng Trang - Thắng. Hai thằng tôi đứng trên hai nhánh cây, ngó xuống qua chùm lá rùm ròa, thấy gương mặt Đạo Tĩnh hiện ra, đẹp như trăng rằm, làm cả hai suýt ngã.
Mới đó mà đã hơn ba chục năm rồi… Em đã chìm vào/ cơn mưa như khói/ một lần xa xưa/ mưa thời trẻ dại/ trong cơn mưa ấy/ đâu đã có anh.../ và anh lặng lẽ/ nhìn xa xôi mưa…
Đó là bài thơ Anh Chi bảo là mới sửa hoàn chỉnh. Bài thơ còn một số câu nữa, nhưng tôi chỉ nhớ mấy câu như vậy. Anh đọc cho tôi nghe với giọng trầm buồn rồi ngồi lặng bên bàn, thả hồn theo dĩ vãng, mãi sau mới quay lại câu chuyện dang dở:
- Tôi nghĩ, trong mỗi nhà văn đều phải có một nhà phê bình nghiên cứu, nếu không, anh ta sẽ không đi xa được. Nhà phê bình ấy càng thông tuệ, càng sâu sắc thì càng có lợi cho sáng tác của anh ta.
Chia tay Anh Chi ra về, tôi cảm thấy lòng đầy phấn khởi. Thì ra trong cuộc mưu sinh hỗn độn này, khi đồng tiền được đề cao đến mức có thể làm xiêu đổ các giá trị, chi phối mọi hoạt động con người, đến mức tưởng chừng ngoài chuyện kiếm tiền, mọi thứ đều trở nên vô nghĩa. Vậy mà các bạn văn ở khắp nơi vẫn không ngừng viết. Nhiều người chấp nhận hy sinh nhiều thứ vì tác phẩm, và cao hơn thế, còn có người chịu hy sinh cả tác phẩm của mình vì một điều gì đó, lớn hơn. Bởi lẽ, cái thông điệp về sự công bằng bác ái, về những giá trị nhân bản luôn được truyền tải trong mỗi con người, nhất là với những người cầm bút chân chính, cho dù họ sống ở thời nào, cũng vậy.
Nhà thơ Anh Chi tên khai sinh: Lê Văn Sen. Sinh năm 1947. Quê quán: phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa. Tác phẩm đã xuất bản: Tôi yêu (thơ, 1972); Điệu lý riêng riêng (thơ, in chung, 1979); Cây xương rồng khô khan (thơ, 1995); Câu chuyện buồm nhỏ (truyện, 1982); Nước mắt dành cho thiên nga (Tiểu thuyết. 1989); Bể khổ (Tiểu thuyết, 1992); cùng nhiều sáng tác và nghiên cứu - tiểu luận khác. Giải thưởng văn học: Giải Cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1980 - 1982; Giải thưởng văn học cho thiếu nhi 1980; Giải thưởng Liên hiệp Văn học, nghệ thuật Hà Nội; Giải thưởng văn học của Tổng Công đoàn Việt Nam và Hội Nhà văn năm 1972 – 1975 và lần thứ IV 1990 – 1995; |
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn