VanVN.Net – Trong 41 hội viên được kết nạp vào Hội Nhà Văn 2012 có tên nhà thơ Hà Linh. Anh tên thật là Bạch Quốc Khang, tiến sĩ, hiện là Chủ tịch công đoàn Nông nghiệp Việt Nam. Do làm công tác quản lý nên niềm yêu thơ và sáng tác thơ phải “giấu” cơ quan. Ngay cả khi lập blog để đăng thơ và giao lưu với bạn đọc anh cũng “ẩn danh” dưới tên một người bạn gái.
Bìa tập thơ "Đa thức" của Hà Linh
Sau khi có nguy cơ bị phát hiện, anh lấy bút danh Hà Linh và mở blog bằng bút danh này. Rồi Hội bloggers Hà Nội thành lập, anh nhận chức Phó chủ tịch. Chỉ 2 năm sau, thơ anh ngày càng “chuyên nghiệp” và cho in tập đầu tay mang tên “Đa Thức”. Tôi đã viết lời tựa cho thơ anh. Đến nay anh đã in được 3 tập thơ, và cũng như Nguyễn Phan Quế Mai (một nhà thơ được tôi phát hiện qua blog và cũng viết lời tựa cho tập thơ đầu tay) được kết nạp vào Hội Nhà Văn với số phiếu cao. Nhân dịp này, xin đăng lại bài tựa của tôi viết đầu năm 2009.
Có con đường đưa ta ra biển rộng. Có con đường đưa ta lên núi cao. Đồng bằng và rừng rậm cũng là nơi dung chứa vô vàn những con đường. Đường thành thị và đường thôn quê. Đường thẳng và đường cong. Đường lớn và lối mòn. Mỗi con đường có vẻ đẹp riêng.
Thơ cũng có những con đường. Mỗi nhà thơ làm nên một đường thơ cho riêng mình. Một ngày nào đó, trên con đường thơ của mình có ai đó đặt chân. Họ thơm thảo cùng thơ. Họ cay đắng cùng thơ. Họ trầy trật cùng thơ. Và họ thanh thản cùng thơ...
Hà Linh đi nhiều những con đường mặt đất, đường biển, và đường không. Nhưng thơ anh lại chọn con đường không đơn giản. Đoạn thẳng, đoạn cong, đoạn răng cưa gấp khúc. Anh hiểu thơ đơn nghĩa là gì, và anh không muốn thơ đơn nghĩa. Anh hiểu nghiệm số là gì, và anh chọn đa nghiệm, thậm chí là những đa nghiệm ảo. Anh muốn tạo ra những câu thơ đa phức trên cơ sở tư duy toán đa thức? Cũng có thể là như vậy:
"Một đa thức có thể rỗng trong miền thực,
luôn có nghiệm ở một không gian khác"
"Mỗi hạt mưa mang tên giá trị
Lấp đầy trục số xa nhau"
Nghe có vẻ "khô" vậy đó, nhưng trong sự "khô lạnh" ấy lại chứa cả một miền đau của đam mê và mãnh liệt:
Đa thức em - anh có thể rỗng ở nhiều chiều nhưng có nghiệm trong một không gian khác. Tình yêu là miền nghiệm khiêm tốn nhất chứa mọi đáp số cuộc đời. Mỗi lần anh đưa em tìm ẩn số là một lần gần nữa với tình yêu;
Nhiều câu thơ của anh mang tới sự nhói lòng:
"Mỗi lần đảo chiều giết chết một thơ ngây"
"Mỗi ngã ba giết chết một vô tư"
"Mỗi vạt xé rời giết chết một đường cong"
"Chọn một người làm vỡ một miền quên"
Hình như toán học cũng ám ảnh vào cả tư duy hình tượng, chi phối tư duy thơ của anh. Nhưng Hà Linh lại có một hồn thơ lãng mạn bay thoát những mệnh đề toán học. Ấy là lúc ngòi bút của anh hướng về chốn thôn quê vốn được vẽ nên bởi những đường cong tình cảm. Ấy cũng chính là miền vô thức của hồn anh. Vì thế mà nhiều câu thơ của anh khá gợi cảm:
"Gánh chiều đổ ngược vào trời
Đêm trôi cởi gió trắng đồi mê man"
"Vuốt cánh diều ủ vầng trăng tơ lụa
Kéo kén tằm khâu vá khúc dân ca"
Người ta vẫn nói thơ lấy tình làm gốc. Vâng, bởi không có cảm xúc thì không thể thành thơ. Nhưng cảm xúc thơ là một cảm xúc đặc biệt, nó thường mạnh mẽ và bất ngờ, nó dồn nén đến mức bật ra con chữ như mang cả huyết lệ của nhà thơ. Nó làm cho chữ nghĩa "tươi mới", ẩn chứa sức truyền cảm với tần số mạnh mới hòng mang đến người đọc thông điệp từ tâm hồn thi sĩ. Hà Linh thỉnh thoảng làm được điều đó khi lòng thương cảm của anh nén lại kết thành kỷ niệm đau buồn. Tôi rất phục những câu thơ gan ruột của anh viết về Mẹ khi Mẹ bị liệt chỉ còn lại bàn tay để nói thay lời:
Giờ Mẹ liệt cô đơn chỉ bàn tay còn lại
Chỉ còn bàn tay thay lời muốn nói
Thay mắt nhìn con, thay nụ hôn, thay rưng rưng cả đời mỗi lần con chạy lại
Và một chi tiết bất ngờ đã nói hộ tình cảm sâu xa của người con với Mẹ:
Mỗi chuyến đi xa
Quà của con là chiếc bấm móng tay
Là cơ hội cắt rời quá khứ đắng cay để bàn tay xanh ngược ngày tháng cũ
Con giấu nỗi đau vào mỗi lần cắt sửa âm thầm giũa lại giấc mơ xưa.
Những câu thơ tưởng quá đơn sơ lại mang đến một nỗi lòng chân thật nhất. Nó giống như Hà Linh ngoài đời, một Hà Linh giàu yêu thương nhân ái với mọi người, nhưng lại luôn se thắt với chính mình. Trong mối nhân tình thế thái, anh thường chạnh lòng khi ngẫm về thế sự. Thế sự không ở ngoài những con người có tâm lớn với đời. Và Hà Linh cũng thế chăng khi thơ anh vẫn ray rứt về những trớ trêu thế sự?
"Cọng hoa bùn buông gió thơ, chuông nhạc, giờ rong rêu đáy thùng loa diễn thuyết"
"Mặc cả với mình bán tháng ngày qua
Giữ cái ghế loay hoay ăn mày dĩ vãng"
"Chiều mua sương
Ngày bán nắng
Sáng nụ cười nợ đọng
Những cái tên trượt giá vẫn còn mang"...
Có lẽ nhờ thế mà thơ anh thoát ra được cơn lũ của sướt mướt thơ tình ỷ eo hoài cổ...
Dù có bài chưa được nhuyễn, nhưng sự cố gắng thoát khỏi cũ mòn là một ý thức đáng trân trọng của người Thơ. Đó là cảm nhận khi đọc "Đa thức" của Hà Linh. Chúc anh tiếp tục con đường không dễ dàng mà thơ đã chọn anh.
Và đây là bài thơ rút từ tập Đa thức:
ĐA THỨC
Thời gian nhị phân hai nửa ngày đêm
Ta đa thức trộn đen với trắng
Mỗi lần đảo chiều giết chết một thơ ngây
Mỗi ngã ba giết chết một vô tư
Con đường không tự làm nơi đi đích đến
Những lối mòn không định sẵn chia ly, hò hẹn
Áo khoác lên ta những mảng thiếu thừa
Cong với thẳng ghép may thành số phận
Mỗi vạt xé rời giết chết một đường cong
Đất thành núi cao để chết một bình minh
Sông ra biển giết chết mùa mưa ngọt
Không có thước đo cho thời đã khuất chọn một người làm vỡ một miền quên
Có thể buộc vào nhau hai nửa anh – em
Không ngả rẽ, trắng đen, cong vênh, không nghiệm ảo
Không giao thừa, ngôn từ không cả thì quá khứ
Không bập bênh hai đầu
Không nghiệm riêng, miền trời riêng xa lạ
Không lở bồi hai phía dòng sông
không
không
không...
không miền không xác định
Nhưng chọn đâu thiên đường
quên đâu hiện thực?
Đa thức một chiều - giết chết mọi đam mê.
HÀ LINH
VanVN.Net – Trong 41 hội viên được kết nạp vào Hội Nhà Văn 2012 có tên nhà thơ Hà Linh. Anh tên thật là Bạch Quốc Khang, tiến sĩ, hiện là Chủ tịch công đoàn Nông nghiệp Việt Nam. Do làm công tác quản lý nên niềm yêu thơ và sáng tác thơ phải “giấu” cơ quan. Ngay cả khi lập blog để đăng thơ và giao lưu với bạn đọc anh cũng “ẩn danh” dưới tên một người bạn gái.
Bìa tập thơ "Đa thức" của Hà Linh
Sau khi có nguy cơ bị phát hiện, anh lấy bút danh Hà Linh và mở blog bằng bút danh này. Rồi Hội bloggers Hà Nội thành lập, anh nhận chức Phó chủ tịch. Chỉ 2 năm sau, thơ anh ngày càng “chuyên nghiệp” và cho in tập đầu tay mang tên “Đa Thức”. Tôi đã viết lời tựa cho thơ anh. Đến nay anh đã in được 3 tập thơ, và cũng như Nguyễn Phan Quế Mai (một nhà thơ được tôi phát hiện qua blog và cũng viết lời tựa cho tập thơ đầu tay) được kết nạp vào Hội Nhà Văn với số phiếu cao. Nhân dịp này, xin đăng lại bài tựa của tôi viết đầu năm 2009.
Có con đường đưa ta ra biển rộng. Có con đường đưa ta lên núi cao. Đồng bằng và rừng rậm cũng là nơi dung chứa vô vàn những con đường. Đường thành thị và đường thôn quê. Đường thẳng và đường cong. Đường lớn và lối mòn. Mỗi con đường có vẻ đẹp riêng.
Thơ cũng có những con đường. Mỗi nhà thơ làm nên một đường thơ cho riêng mình. Một ngày nào đó, trên con đường thơ của mình có ai đó đặt chân. Họ thơm thảo cùng thơ. Họ cay đắng cùng thơ. Họ trầy trật cùng thơ. Và họ thanh thản cùng thơ...
Hà Linh đi nhiều những con đường mặt đất, đường biển, và đường không. Nhưng thơ anh lại chọn con đường không đơn giản. Đoạn thẳng, đoạn cong, đoạn răng cưa gấp khúc. Anh hiểu thơ đơn nghĩa là gì, và anh không muốn thơ đơn nghĩa. Anh hiểu nghiệm số là gì, và anh chọn đa nghiệm, thậm chí là những đa nghiệm ảo. Anh muốn tạo ra những câu thơ đa phức trên cơ sở tư duy toán đa thức? Cũng có thể là như vậy:
"Một đa thức có thể rỗng trong miền thực,
luôn có nghiệm ở một không gian khác"
"Mỗi hạt mưa mang tên giá trị
Lấp đầy trục số xa nhau"
Nghe có vẻ "khô" vậy đó, nhưng trong sự "khô lạnh" ấy lại chứa cả một miền đau của đam mê và mãnh liệt:
Đa thức em - anh có thể rỗng ở nhiều chiều nhưng có nghiệm trong một không gian khác. Tình yêu là miền nghiệm khiêm tốn nhất chứa mọi đáp số cuộc đời. Mỗi lần anh đưa em tìm ẩn số là một lần gần nữa với tình yêu;
Nhiều câu thơ của anh mang tới sự nhói lòng:
"Mỗi lần đảo chiều giết chết một thơ ngây"
"Mỗi ngã ba giết chết một vô tư"
"Mỗi vạt xé rời giết chết một đường cong"
"Chọn một người làm vỡ một miền quên"
Hình như toán học cũng ám ảnh vào cả tư duy hình tượng, chi phối tư duy thơ của anh. Nhưng Hà Linh lại có một hồn thơ lãng mạn bay thoát những mệnh đề toán học. Ấy là lúc ngòi bút của anh hướng về chốn thôn quê vốn được vẽ nên bởi những đường cong tình cảm. Ấy cũng chính là miền vô thức của hồn anh. Vì thế mà nhiều câu thơ của anh khá gợi cảm:
"Gánh chiều đổ ngược vào trời
Đêm trôi cởi gió trắng đồi mê man"
"Vuốt cánh diều ủ vầng trăng tơ lụa
Kéo kén tằm khâu vá khúc dân ca"
Người ta vẫn nói thơ lấy tình làm gốc. Vâng, bởi không có cảm xúc thì không thể thành thơ. Nhưng cảm xúc thơ là một cảm xúc đặc biệt, nó thường mạnh mẽ và bất ngờ, nó dồn nén đến mức bật ra con chữ như mang cả huyết lệ của nhà thơ. Nó làm cho chữ nghĩa "tươi mới", ẩn chứa sức truyền cảm với tần số mạnh mới hòng mang đến người đọc thông điệp từ tâm hồn thi sĩ. Hà Linh thỉnh thoảng làm được điều đó khi lòng thương cảm của anh nén lại kết thành kỷ niệm đau buồn. Tôi rất phục những câu thơ gan ruột của anh viết về Mẹ khi Mẹ bị liệt chỉ còn lại bàn tay để nói thay lời:
Giờ Mẹ liệt cô đơn chỉ bàn tay còn lại
Chỉ còn bàn tay thay lời muốn nói
Thay mắt nhìn con, thay nụ hôn, thay rưng rưng cả đời mỗi lần con chạy lại
Và một chi tiết bất ngờ đã nói hộ tình cảm sâu xa của người con với Mẹ:
Mỗi chuyến đi xa
Quà của con là chiếc bấm móng tay
Là cơ hội cắt rời quá khứ đắng cay để bàn tay xanh ngược ngày tháng cũ
Con giấu nỗi đau vào mỗi lần cắt sửa âm thầm giũa lại giấc mơ xưa.
Những câu thơ tưởng quá đơn sơ lại mang đến một nỗi lòng chân thật nhất. Nó giống như Hà Linh ngoài đời, một Hà Linh giàu yêu thương nhân ái với mọi người, nhưng lại luôn se thắt với chính mình. Trong mối nhân tình thế thái, anh thường chạnh lòng khi ngẫm về thế sự. Thế sự không ở ngoài những con người có tâm lớn với đời. Và Hà Linh cũng thế chăng khi thơ anh vẫn ray rứt về những trớ trêu thế sự?
"Cọng hoa bùn buông gió thơ, chuông nhạc, giờ rong rêu đáy thùng loa diễn thuyết"
"Mặc cả với mình bán tháng ngày qua
Giữ cái ghế loay hoay ăn mày dĩ vãng"
"Chiều mua sương
Ngày bán nắng
Sáng nụ cười nợ đọng
Những cái tên trượt giá vẫn còn mang"...
Có lẽ nhờ thế mà thơ anh thoát ra được cơn lũ của sướt mướt thơ tình ỷ eo hoài cổ...
Dù có bài chưa được nhuyễn, nhưng sự cố gắng thoát khỏi cũ mòn là một ý thức đáng trân trọng của người Thơ. Đó là cảm nhận khi đọc "Đa thức" của Hà Linh. Chúc anh tiếp tục con đường không dễ dàng mà thơ đã chọn anh.
Và đây là bài thơ rút từ tập Đa thức:
ĐA THỨC
Thời gian nhị phân hai nửa ngày đêm
Ta đa thức trộn đen với trắng
Mỗi lần đảo chiều giết chết một thơ ngây
Mỗi ngã ba giết chết một vô tư
Con đường không tự làm nơi đi đích đến
Những lối mòn không định sẵn chia ly, hò hẹn
Áo khoác lên ta những mảng thiếu thừa
Cong với thẳng ghép may thành số phận
Mỗi vạt xé rời giết chết một đường cong
Đất thành núi cao để chết một bình minh
Sông ra biển giết chết mùa mưa ngọt
Không có thước đo cho thời đã khuất chọn một người làm vỡ một miền quên
Có thể buộc vào nhau hai nửa anh – em
Không ngả rẽ, trắng đen, cong vênh, không nghiệm ảo
Không giao thừa, ngôn từ không cả thì quá khứ
Không bập bênh hai đầu
Không nghiệm riêng, miền trời riêng xa lạ
Không lở bồi hai phía dòng sông
không
không
không...
không miền không xác định
Nhưng chọn đâu thiên đường
quên đâu hiện thực?
Đa thức một chiều - giết chết mọi đam mê.
HÀ LINH
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn