VanVN.Net - Nhà văn Nguyễn Đức Hùng (dịch giả Đa Huyên, hay còn được biết đến với bút danh Đà Linh. Cuốn Tương lai Văn học - L'Avenir de la Littérature - do Đa Huyên và Thanh Xuân dịch, được UBND TP Đà Nẵng trao giải về dịch năm 2006) vừa được GS F. Jullien, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các nhà Triết học, Viện trưởng Viện tư tưởng đương đại, Paris 7, kiêm Chủ tịch trường Cao Đẳng Nghiên cứu Toàn cầu ủy quyền toàn diện về tác quyền tất cả các công trình tác phẩm của F. Jullien tại Việt Nam, nhân dịp này, chúng tôi trao đổi cởi mở với nhà văn Nguyễn Đức Hùng về công việc xuất bản và vấn đề bản quyền tác giả - lĩnh vực mà ông am tường.
Nhà văn Đà Linh và giáo sư Francois Jullien
PV: Ông có thể nói rõ hơn về việc này, cơ duyên nào đưa đến một công việc “xuyên quốc gia” như vậy?
Nhà văn Đà Linh: Cám ơn anh đã quan tâm đến vấn đề này.
Riêng về việc ủy quyền toàn diện của giáo sư Francois Jullien đối với tôi, thì đúng như vậy. Thực ra, việc ủy quyền lần đầu được diễn ra tại Paris, vào mùa thu năm 2004. Sau khi một số công trình của ông xuất bản tại Việt Nam, tôi được ông, trên tư cách Viện trưởng Viện tư tưởng đương đại, mời sang Pháp, làm việc về tổ chức xuất bản các công trình của Viện, trong đó có những công trình của ông. Đây thực sự là công việc không đơn giản, tôi đã gặp, trao đổi và xin lời khuyên của GS Hoàng Ngọc Hiến, người đã có dịp làm việc với GS F. Jullien tại Viện này, nhất là đang rất tâm huyết với hiện tượng F. Jullien “như mảnh thiên thạch rơi xuống vùng hồ triết học Âu Tây”. GS Hiến không những chỉ vẽ tận tình, mà theo tôi biết, còn viết thư trực tiếp cho F. Jullien. Do vậy, giúp tôi có chuyến đi thuận lợi, tại Viện (thuộc Paris 7), không những tôi nhận được các tài liệu, bản sách gốc của một số công trình xuất bản tại Pháp, mà khi kết thúc chuyến đi, tôi được GS F. Jullien giao tận tay văn bản ủy quyền xuất bản vào đầu tháng 10/2004.
Cách đây gần một tháng, tôi nhận được văn bản từ văn phòng GS F. Jullien (do bà trợ lý gửi), được biết, GS F. Jullien nhận thêm trách nhiệm mới, Chủ tịch trường Cao đẳng nghiên cứu Toàn cầu. Tôi chưa kịp chúc mừng, thì lại nhận được văn bản Ủy quyền mới, rõ ràng và đầy đủ hơn, trên các đầu việc: Dịch, xuất bản, phổ biến (phát hành) những tác phẩm công trình của ông tại Việt Nam.
PV: Ông có thể nói rõ hơn về số lượng và tầm mức quan trọng của các công trình của GS F. Jullien ? Dường như ở VN, GS có một ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức?
Nhà văn Đà Linh: Nếu tính từ năm 1999 (ra mắt Xác lập cơ sở cho đạo đức), cho đến 2010 (ra mắt Tính khả tri của Văn hóa), thì số công trình, đầu sách của GS F. Jullien được dịch và xuất bản tại Việt Nam là 12. Nếu tính cả những công trình đầu sách nghiên cứu liên quan đến các công trình của GS F. Jullien , thì vào khoảng gần 20 đầu sách (do 2 NXB thực hiện việc xuất bản: trước đây Đà Nẵng, hiện nay Lao Động, nhưng cần phải ghi nhận sự giúp đỡ hiệu quả của Trung tâm Văn hóa Pháp tại VN, và đội ngũ nghiên cứu, dịch giả am tường).
Dù thị trường sách diễn biến thế nào, thì những người đọc F. Jullien, nhất là những người đã có những trang bị kiến thức đủ để tiếp nhận, thì không khó nhận ra, thập niên đầu của thế kỷ XXI, về triết học-tư tưởng, hiện tượng F. Jullien đã nổi lên và lan tỏa tại Việt Nam. Tôi cũng đã có những dịp tham gia tổ chức, dự những Colloque của F. Jullien tại Việt Nam (ở các trường đại học, các viện, trung tâm KHXH&NV...), qua lắng nghe, thấy các ý kiến cơ bản là đồng nhất, bản thân tôi, cùng những nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả khác (như: GS Hoàng Ngọc Hiến, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS Lê Hữu Khóa, các Nhà nghiên cứu Đào Hùng, Trương Quang Đệ, Cao Xuân Hạo, Bửu Ý, Lê Nguyên Cẩn...) đều bất ngờ trước sự đồng nhất trong đánh giá, tiếp thu này. Với họ, phương pháp luận cùng sự quảng bác từ những công trình, essai của F. Jullien đã đem lại những thức nhận mới, bổ ích, đặc biệt, Hội thảo Quốc tế Triết học (Colloque Francois Jullien) tại Viện Đại học cố đô Huế, trong 3 ngày từ 3-5/5/2005 với hàng chục tham luận sâu sắc, tinh tế và sôi nổi đến từ thủ đô Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, các Viện Nghiên cứu, trường Đại học từ Paris, Lille, Tokyo... đã khẳng định những phát hiện, sự sáng tạo hết sức to lớn của F. Jullien trước những vấn đề hết sức căn cốt của triết học và minh triết, suy rộng là tư tưởng nhân loại. Có những nhận xét, lịch sử của triết học và minh triết nhân loại vốn có bề dày lớn lao, đáng ngưỡng mộ, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, nó “vẫn bị đắp chiếu”, nhất là trong những giai đoạn cụ thể mà “tư duy nhiệm kỳ” - trích lời Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng - ngự trị! Do vậy, càng thấy tính cần thiết, trong việc dịch và công bố những công trình tác phẩm của F. Jullien tại Việt Nam.
Giáo sư Francois Jullien
Trong tư tưởng triết học của F. Jullien, có một khía cạnh rất quan trọng, có thể nói cô đọng: dùng cách nhìn phương Tây, để tìm hiểu, nắm bắt tư tưởng Trung Hoa và ngược lại. Dùng cách nhìn Trung Hoa để rà soát lại một cách có hệ thống tư tưởng Âu Tây, “cách làm bề ngoài thoạt tưởng lội ngược dòng” (theo Nhà nghiên cứu Takakiro Nakajima, ĐH Tokyo), Nhà văn hóa, dịch giả Nguyên Ngọc nói một cách xác đáng hơn “cuộc đi vòng cực xa của F. Jullien sang Viễn Đông trước khi trở về với triết học phương Tây quả thật đã đặt triết học trước những câu hỏi bất ngờ mà nó chưa từng bao giờ đặt ra, nó không hề ngờ có thể đặt ra, kể từ khi nó chia tay với minh triết”. Với cách nhìn này, thì tư tưởng triết học của F. Jullien đã “trụ vững trên đôi chân đế” triết học cổ của nhân loại: Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại. Đây là một cơ sở nền móng của tri thức hiện đại, mà chúng ta cần nắm bắt, bởi những yêu cầu của quá trình hội nhập, liên quốc gia đang đặt ra hết sức bức thiết. Dựa vào sáng kiến lý thuyết của F. Jullien: đưa Triết học phương Tây và Minh triết phương Đông ra khỏi thái độ dửng dưng, tổ chức một thứ đối diện, qua đó Triết học và Minh triết nhận dạng được nhau. Đó chính là sự “bổ sung hai trí năng khác nhau” (theo GS Hoàng Ngọc Hiến), điều này vô cùng quan trọng, nhất là trong đối thoại giữa những các nền văn hóa. Trong công trình mới xuất bản năm 2010, việc phát hiện phương tiện “khả tri” (intelligible), phát hiện khoảng cách, nhận diện độ chênh giữa những nền văn hóa, để mở không gian tao ngộ... đã thực sự đặt lại vị trí “vương miện” cho văn hóa (trước sự lăm le, tiếm đoạt của kinh tế đang bất ổn và “ thiếu tư cách”!).
PV: Và tại sao lại không phải là ủy quyền cho một nhà xuất bản hay một tổ chức nào đó, mà lại là một cá nhân? Việc này dường như chưa có tại Việt Nam?
Nhà văn Đà Linh: Thực ra, trên khía cạnh này, thì một cá nhân hay tổ chức không có gì khác biệt. Vấn đề là cá nhân hay tổ chức đó thực hiện tốt, hiệu quả công việc được ủy quyền, đúng luật. Việc ủy quyền toàn diện, trên tất cả các đầu sách công trình của F. Jullien ở Việt Nam, không rõ có trường hợp tương tự nào như thế? Nếu có, cũng hết sức bình thường, và nên công khai, cung cấp thông tin có trách nhiệm, trách những ngộ nhận, để rồi có những ứng xử không phù hợp với tinh thần tôn trọng và thực thi việc bảo hộ bản quyền tác giả. Với 12 năm (kể từ cuốn sách đầu tiên của F. Jullien ra mắt tại Việt Nam), giữa chúng tôi đã có những bước đi và sự tin cậy cần thiết. Và không vui sao được, khi có địa chỉ tại Việt Nam mà F. Jullien yên tâm gửi gắm. Tôi mong, thời gian đến, có thêm những tác giả lớn, hướng sự tin cậy đến Việt Nam, như F. Jullien.
PV: Trên thế giới thì sao, thưa nhà văn? Việc này quốc tế đã làm trong nhiều năm, nhưng ở VN có vẻ chưa quen? Ông có khó khăn gì trong việc giải quyết công việc theo sự tin cậy của GS F. Jullien? Về phía GS F. Jullien, có đặt ra cho ông những ràng buộc công việc gì không?
Nhà văn Đà Linh: Trên thế giới, thì sau thời kỳ Trung cổ, đến thời Phục hưng, thế kỷ XVIII, họ đã biết đến quyền này, đến nay đã hơn 200 năm. Khi cá nhân con người trở nên quan trọng, thì Luật bản quyền được chú trọng. Suy cho cùng, Quyền tác giả là một trong những Quyền con người (được quy định trong Tuyên ngôn chung về Nhân quyền và các thỏa ước quốc tế). Tất nhiên, trong một thể chế, mà Quyền này về nhận thức chưa thực tâm coi trọng, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhớ, cách đây khoảng 5 năm, để thực hiện việc xuất bản 5 tập truyện ngắn của Murakami Haruki (bản dịch của TS Phạm Vũ Thịnh, đang sống và làm việc tại Úc), tôi đã trực tiếp liên hệ với ông Tatemi Sakai, ở Nhật, người được H. Murakami ủy quyền, việc thương thảo diễn ra bình thường, và giữa các bên đều chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết, và như các bạn biết, 5 tập truyện ngắn này đã được xuất bản tại Việt Nam. Tác giả và người được ủy quyền đều đánh giá tốt chúng ta. Khi hoàn thành việc xuất bản, Tatemi muốn tôi cung cấp thông tin về một Công ty làm sách ở VN (cho phép tôi giấu tên), mà bạn băn khoăn, tôi đã rất khó trả lời! Ở đây, tôi muốn nói rằng, đã bước vào sân chơi chung (quốc tế), càng cần hiểu về vấn đề tác quyền. Nếu thực sự muốn đóng góp cho văn hóa. Hoạt động bản quyền - xuất bản, là một hoạt động văn hóa, “sách trước hết, là những sản phẩm trí tuệ, sáng tạo và văn hóa của con người sống ở mọi nơi...” (Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Unesco), do vậy không nên quá lạm dụng tính chất kinh tế, thông tin truyền thông nào đó, làm khuất lấp, lu mờ đi bản chất văn hóa của nó. Nhìn nghiêm túc, đây là vấn đề thuộc về định hướng. Nếu định hướng đúng, hoạt động này sẽ ngày càng lành mạnh. Ngược lại, sẽ là sự chữa cháy dài dài. Dập chỗ này, bùng lên chỗ khác, bắt in lậu nơi này, thì chuyển địa điểm in lậu nơi khác...
Tôi nghĩ, F. Jullien ủy quyền cho tôi, vì ông coi đây là một sự ủy quyền “văn hóa” có địa chỉ, do vậy không ràng buộc các khía cạnh tính chất đính kèm. Chính vì vậy, mà trách nhiệm nặng nề hơn. Bởi một quy trình từ nhận bản thảo, tổ chức dịch, in ấn xuất bản, phổ biến phát hành... tuy “khép” vào một người, nhưng lại mở ra trước bạn đọc và thị trường sách. Có thể thấy trước những khó khăn.
PV: Thực hiện luật bản quyền ở VN đang là vấn đề nóng nhưng lùng nhùng không lối thoát? Xin ông nói kỹ thêm về vấn đề này, với tư cách một chuyên gia đã làm việc lâu năm trong ngành xuất bản?
Nhà văn Đà Linh: Vấn đề quan trọng hiện nay nằm ở định hướng. Tôi nghĩ lĩnh vực xuất bản, đang nằm “nhầm” Bộ chủ quản. Về phía Chính phủ, tôi nhận thấy có những động thái tích cực, qua chỉ thị 36 CP về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ bản quyền tác giả, rõ ràng đã có một số chuyển biến. Như anh đã biết, năm 2004, Việt Nam tham gia Công ước Bern (hiệu lực thi hành từ 2006). Trong quá trình hội nhập Quốc tế, trên lĩnh vực bản quyền,, cần ghi nhận 5 hiệp ước quốc tế đa phương (Bern, Rome,Geneve, Brussel, TRIBS), 3 điều ước song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và thiết lập quan hệ quyền tác giả, cũng như Hiệp định Chính phủ giữa Việt Nam và Liên bang Thụy Sĩ. Những bước đi trên, theo tôi là tín hiệu tốt cần tiếp tục đẩy mạnh. Nhưng trên thực tế, dù có một ít chuyển biến, nhưng về cơ bản, tinh thần này chưa được hiện thực hóa trong cuộc sống bao nhiêu, do nhiều thứ lực cản vô hình. (Thậm chí, nâng thang phạt đến 500 triệu đồng theo Nghị định 47 CP/2009, kể cả đã đưa vào điều 170a Luật hình sự, truy tố phạt tù, cũng không dọa được những người cố tình vi phạm, nếu họ thu lời trên 1 tỷ , hay sách thu hồi, nhưng vẫn bán tràn lan trên thị trường trước mắt các đoàn kiểm tra? Như vậy càng ra quyết định thu hồi, sách càng bán chạy!...), chưa nói, hiện nay, quyền tác giả trên Internet chưa có quy định chung về trách nhiệm quản lý các bên khai thác sử dụng... nói vậy, lại trở về với cái gốc là văn hóa, cho đến khi nào người ta không dám, không thể in lậu, làm lậu; người đọc nhận thức việc mua sách lậu, là việc làm đáng xấu hổ, không nên làm? Nhưng làm sao biết sách nào là lậu (đến cả bằng tiến sĩ khó thế còn lậu được)? Trong khi cần kíp, lại vừa túi tiền (rẻ hơn 50%). Chúng ta thông cảm với Cục Bản quyền, nhưng khó thông cảm với cơ chế xuất bản-in-phát hành và cung cách quản lý hiện nay. Cung cách này, đã không còn phù hợp trong hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay. Sự lúng túng, thưa anh, là có thật và đang diễn ra.
Đầu ra không ổn, nói như dân gian “bí hạ phá thượng”, thật khó khăn để có môi trường lành mạnh trong hưởng thụ văn hóa tinh thần. Chưa nói, những tác giả (đầu vào) cũng khó sống bằng lao động của mình, họ đang bị đánh cắp, rơi vãi trong chính cái quy trình quản lý hiện nay.
Tuy nhiên, cũng cần khách quan, công bằng mà nói, chỉ sau 5 năm hội nhập Quốc tế về bản quyền, Việt Nam đã có những thay đổi, dù còn chậm. Nhưng “chậm còn hơn không”.
PV: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trao đổi. Chúc ông sức khỏe và hạnh phúc.
VanVN.Net - Nhà văn Nguyễn Đức Hùng (dịch giả Đa Huyên, hay còn được biết đến với bút danh Đà Linh. Cuốn Tương lai Văn học - L'Avenir de la Littérature - do Đa Huyên và Thanh Xuân dịch, được UBND TP Đà Nẵng trao giải về dịch năm 2006) vừa được GS F. Jullien, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các nhà Triết học, Viện trưởng Viện tư tưởng đương đại, Paris 7, kiêm Chủ tịch trường Cao Đẳng Nghiên cứu Toàn cầu ủy quyền toàn diện về tác quyền tất cả các công trình tác phẩm của F. Jullien tại Việt Nam, nhân dịp này, chúng tôi trao đổi cởi mở với nhà văn Nguyễn Đức Hùng về công việc xuất bản và vấn đề bản quyền tác giả - lĩnh vực mà ông am tường.
Nhà văn Đà Linh và giáo sư Francois Jullien
PV: Ông có thể nói rõ hơn về việc này, cơ duyên nào đưa đến một công việc “xuyên quốc gia” như vậy?
Nhà văn Đà Linh: Cám ơn anh đã quan tâm đến vấn đề này.
Riêng về việc ủy quyền toàn diện của giáo sư Francois Jullien đối với tôi, thì đúng như vậy. Thực ra, việc ủy quyền lần đầu được diễn ra tại Paris, vào mùa thu năm 2004. Sau khi một số công trình của ông xuất bản tại Việt Nam, tôi được ông, trên tư cách Viện trưởng Viện tư tưởng đương đại, mời sang Pháp, làm việc về tổ chức xuất bản các công trình của Viện, trong đó có những công trình của ông. Đây thực sự là công việc không đơn giản, tôi đã gặp, trao đổi và xin lời khuyên của GS Hoàng Ngọc Hiến, người đã có dịp làm việc với GS F. Jullien tại Viện này, nhất là đang rất tâm huyết với hiện tượng F. Jullien “như mảnh thiên thạch rơi xuống vùng hồ triết học Âu Tây”. GS Hiến không những chỉ vẽ tận tình, mà theo tôi biết, còn viết thư trực tiếp cho F. Jullien. Do vậy, giúp tôi có chuyến đi thuận lợi, tại Viện (thuộc Paris 7), không những tôi nhận được các tài liệu, bản sách gốc của một số công trình xuất bản tại Pháp, mà khi kết thúc chuyến đi, tôi được GS F. Jullien giao tận tay văn bản ủy quyền xuất bản vào đầu tháng 10/2004.
Cách đây gần một tháng, tôi nhận được văn bản từ văn phòng GS F. Jullien (do bà trợ lý gửi), được biết, GS F. Jullien nhận thêm trách nhiệm mới, Chủ tịch trường Cao đẳng nghiên cứu Toàn cầu. Tôi chưa kịp chúc mừng, thì lại nhận được văn bản Ủy quyền mới, rõ ràng và đầy đủ hơn, trên các đầu việc: Dịch, xuất bản, phổ biến (phát hành) những tác phẩm công trình của ông tại Việt Nam.
PV: Ông có thể nói rõ hơn về số lượng và tầm mức quan trọng của các công trình của GS F. Jullien ? Dường như ở VN, GS có một ảnh hưởng nhất định trong giới trí thức?
Nhà văn Đà Linh: Nếu tính từ năm 1999 (ra mắt Xác lập cơ sở cho đạo đức), cho đến 2010 (ra mắt Tính khả tri của Văn hóa), thì số công trình, đầu sách của GS F. Jullien được dịch và xuất bản tại Việt Nam là 12. Nếu tính cả những công trình đầu sách nghiên cứu liên quan đến các công trình của GS F. Jullien , thì vào khoảng gần 20 đầu sách (do 2 NXB thực hiện việc xuất bản: trước đây Đà Nẵng, hiện nay Lao Động, nhưng cần phải ghi nhận sự giúp đỡ hiệu quả của Trung tâm Văn hóa Pháp tại VN, và đội ngũ nghiên cứu, dịch giả am tường).
Dù thị trường sách diễn biến thế nào, thì những người đọc F. Jullien, nhất là những người đã có những trang bị kiến thức đủ để tiếp nhận, thì không khó nhận ra, thập niên đầu của thế kỷ XXI, về triết học-tư tưởng, hiện tượng F. Jullien đã nổi lên và lan tỏa tại Việt Nam. Tôi cũng đã có những dịp tham gia tổ chức, dự những Colloque của F. Jullien tại Việt Nam (ở các trường đại học, các viện, trung tâm KHXH&NV...), qua lắng nghe, thấy các ý kiến cơ bản là đồng nhất, bản thân tôi, cùng những nhà nghiên cứu, nhà văn, dịch giả khác (như: GS Hoàng Ngọc Hiến, Nhà văn Nguyên Ngọc, GS Lê Hữu Khóa, các Nhà nghiên cứu Đào Hùng, Trương Quang Đệ, Cao Xuân Hạo, Bửu Ý, Lê Nguyên Cẩn...) đều bất ngờ trước sự đồng nhất trong đánh giá, tiếp thu này. Với họ, phương pháp luận cùng sự quảng bác từ những công trình, essai của F. Jullien đã đem lại những thức nhận mới, bổ ích, đặc biệt, Hội thảo Quốc tế Triết học (Colloque Francois Jullien) tại Viện Đại học cố đô Huế, trong 3 ngày từ 3-5/5/2005 với hàng chục tham luận sâu sắc, tinh tế và sôi nổi đến từ thủ đô Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng, các Viện Nghiên cứu, trường Đại học từ Paris, Lille, Tokyo... đã khẳng định những phát hiện, sự sáng tạo hết sức to lớn của F. Jullien trước những vấn đề hết sức căn cốt của triết học và minh triết, suy rộng là tư tưởng nhân loại. Có những nhận xét, lịch sử của triết học và minh triết nhân loại vốn có bề dày lớn lao, đáng ngưỡng mộ, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, nó “vẫn bị đắp chiếu”, nhất là trong những giai đoạn cụ thể mà “tư duy nhiệm kỳ” - trích lời Tổng bí thư ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng - ngự trị! Do vậy, càng thấy tính cần thiết, trong việc dịch và công bố những công trình tác phẩm của F. Jullien tại Việt Nam.
Giáo sư Francois Jullien
Trong tư tưởng triết học của F. Jullien, có một khía cạnh rất quan trọng, có thể nói cô đọng: dùng cách nhìn phương Tây, để tìm hiểu, nắm bắt tư tưởng Trung Hoa và ngược lại. Dùng cách nhìn Trung Hoa để rà soát lại một cách có hệ thống tư tưởng Âu Tây, “cách làm bề ngoài thoạt tưởng lội ngược dòng” (theo Nhà nghiên cứu Takakiro Nakajima, ĐH Tokyo), Nhà văn hóa, dịch giả Nguyên Ngọc nói một cách xác đáng hơn “cuộc đi vòng cực xa của F. Jullien sang Viễn Đông trước khi trở về với triết học phương Tây quả thật đã đặt triết học trước những câu hỏi bất ngờ mà nó chưa từng bao giờ đặt ra, nó không hề ngờ có thể đặt ra, kể từ khi nó chia tay với minh triết”. Với cách nhìn này, thì tư tưởng triết học của F. Jullien đã “trụ vững trên đôi chân đế” triết học cổ của nhân loại: Hy Lạp cổ đại và Trung Hoa cổ đại. Đây là một cơ sở nền móng của tri thức hiện đại, mà chúng ta cần nắm bắt, bởi những yêu cầu của quá trình hội nhập, liên quốc gia đang đặt ra hết sức bức thiết. Dựa vào sáng kiến lý thuyết của F. Jullien: đưa Triết học phương Tây và Minh triết phương Đông ra khỏi thái độ dửng dưng, tổ chức một thứ đối diện, qua đó Triết học và Minh triết nhận dạng được nhau. Đó chính là sự “bổ sung hai trí năng khác nhau” (theo GS Hoàng Ngọc Hiến), điều này vô cùng quan trọng, nhất là trong đối thoại giữa những các nền văn hóa. Trong công trình mới xuất bản năm 2010, việc phát hiện phương tiện “khả tri” (intelligible), phát hiện khoảng cách, nhận diện độ chênh giữa những nền văn hóa, để mở không gian tao ngộ... đã thực sự đặt lại vị trí “vương miện” cho văn hóa (trước sự lăm le, tiếm đoạt của kinh tế đang bất ổn và “ thiếu tư cách”!).
PV: Và tại sao lại không phải là ủy quyền cho một nhà xuất bản hay một tổ chức nào đó, mà lại là một cá nhân? Việc này dường như chưa có tại Việt Nam?
Nhà văn Đà Linh: Thực ra, trên khía cạnh này, thì một cá nhân hay tổ chức không có gì khác biệt. Vấn đề là cá nhân hay tổ chức đó thực hiện tốt, hiệu quả công việc được ủy quyền, đúng luật. Việc ủy quyền toàn diện, trên tất cả các đầu sách công trình của F. Jullien ở Việt Nam, không rõ có trường hợp tương tự nào như thế? Nếu có, cũng hết sức bình thường, và nên công khai, cung cấp thông tin có trách nhiệm, trách những ngộ nhận, để rồi có những ứng xử không phù hợp với tinh thần tôn trọng và thực thi việc bảo hộ bản quyền tác giả. Với 12 năm (kể từ cuốn sách đầu tiên của F. Jullien ra mắt tại Việt Nam), giữa chúng tôi đã có những bước đi và sự tin cậy cần thiết. Và không vui sao được, khi có địa chỉ tại Việt Nam mà F. Jullien yên tâm gửi gắm. Tôi mong, thời gian đến, có thêm những tác giả lớn, hướng sự tin cậy đến Việt Nam, như F. Jullien.
PV: Trên thế giới thì sao, thưa nhà văn? Việc này quốc tế đã làm trong nhiều năm, nhưng ở VN có vẻ chưa quen? Ông có khó khăn gì trong việc giải quyết công việc theo sự tin cậy của GS F. Jullien? Về phía GS F. Jullien, có đặt ra cho ông những ràng buộc công việc gì không?
Nhà văn Đà Linh: Trên thế giới, thì sau thời kỳ Trung cổ, đến thời Phục hưng, thế kỷ XVIII, họ đã biết đến quyền này, đến nay đã hơn 200 năm. Khi cá nhân con người trở nên quan trọng, thì Luật bản quyền được chú trọng. Suy cho cùng, Quyền tác giả là một trong những Quyền con người (được quy định trong Tuyên ngôn chung về Nhân quyền và các thỏa ước quốc tế). Tất nhiên, trong một thể chế, mà Quyền này về nhận thức chưa thực tâm coi trọng, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhớ, cách đây khoảng 5 năm, để thực hiện việc xuất bản 5 tập truyện ngắn của Murakami Haruki (bản dịch của TS Phạm Vũ Thịnh, đang sống và làm việc tại Úc), tôi đã trực tiếp liên hệ với ông Tatemi Sakai, ở Nhật, người được H. Murakami ủy quyền, việc thương thảo diễn ra bình thường, và giữa các bên đều chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết, và như các bạn biết, 5 tập truyện ngắn này đã được xuất bản tại Việt Nam. Tác giả và người được ủy quyền đều đánh giá tốt chúng ta. Khi hoàn thành việc xuất bản, Tatemi muốn tôi cung cấp thông tin về một Công ty làm sách ở VN (cho phép tôi giấu tên), mà bạn băn khoăn, tôi đã rất khó trả lời! Ở đây, tôi muốn nói rằng, đã bước vào sân chơi chung (quốc tế), càng cần hiểu về vấn đề tác quyền. Nếu thực sự muốn đóng góp cho văn hóa. Hoạt động bản quyền - xuất bản, là một hoạt động văn hóa, “sách trước hết, là những sản phẩm trí tuệ, sáng tạo và văn hóa của con người sống ở mọi nơi...” (Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương thuộc Unesco), do vậy không nên quá lạm dụng tính chất kinh tế, thông tin truyền thông nào đó, làm khuất lấp, lu mờ đi bản chất văn hóa của nó. Nhìn nghiêm túc, đây là vấn đề thuộc về định hướng. Nếu định hướng đúng, hoạt động này sẽ ngày càng lành mạnh. Ngược lại, sẽ là sự chữa cháy dài dài. Dập chỗ này, bùng lên chỗ khác, bắt in lậu nơi này, thì chuyển địa điểm in lậu nơi khác...
Tôi nghĩ, F. Jullien ủy quyền cho tôi, vì ông coi đây là một sự ủy quyền “văn hóa” có địa chỉ, do vậy không ràng buộc các khía cạnh tính chất đính kèm. Chính vì vậy, mà trách nhiệm nặng nề hơn. Bởi một quy trình từ nhận bản thảo, tổ chức dịch, in ấn xuất bản, phổ biến phát hành... tuy “khép” vào một người, nhưng lại mở ra trước bạn đọc và thị trường sách. Có thể thấy trước những khó khăn.
PV: Thực hiện luật bản quyền ở VN đang là vấn đề nóng nhưng lùng nhùng không lối thoát? Xin ông nói kỹ thêm về vấn đề này, với tư cách một chuyên gia đã làm việc lâu năm trong ngành xuất bản?
Nhà văn Đà Linh: Vấn đề quan trọng hiện nay nằm ở định hướng. Tôi nghĩ lĩnh vực xuất bản, đang nằm “nhầm” Bộ chủ quản. Về phía Chính phủ, tôi nhận thấy có những động thái tích cực, qua chỉ thị 36 CP về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ bản quyền tác giả, rõ ràng đã có một số chuyển biến. Như anh đã biết, năm 2004, Việt Nam tham gia Công ước Bern (hiệu lực thi hành từ 2006). Trong quá trình hội nhập Quốc tế, trên lĩnh vực bản quyền,, cần ghi nhận 5 hiệp ước quốc tế đa phương (Bern, Rome,Geneve, Brussel, TRIBS), 3 điều ước song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và thiết lập quan hệ quyền tác giả, cũng như Hiệp định Chính phủ giữa Việt Nam và Liên bang Thụy Sĩ. Những bước đi trên, theo tôi là tín hiệu tốt cần tiếp tục đẩy mạnh. Nhưng trên thực tế, dù có một ít chuyển biến, nhưng về cơ bản, tinh thần này chưa được hiện thực hóa trong cuộc sống bao nhiêu, do nhiều thứ lực cản vô hình. (Thậm chí, nâng thang phạt đến 500 triệu đồng theo Nghị định 47 CP/2009, kể cả đã đưa vào điều 170a Luật hình sự, truy tố phạt tù, cũng không dọa được những người cố tình vi phạm, nếu họ thu lời trên 1 tỷ , hay sách thu hồi, nhưng vẫn bán tràn lan trên thị trường trước mắt các đoàn kiểm tra? Như vậy càng ra quyết định thu hồi, sách càng bán chạy!...), chưa nói, hiện nay, quyền tác giả trên Internet chưa có quy định chung về trách nhiệm quản lý các bên khai thác sử dụng... nói vậy, lại trở về với cái gốc là văn hóa, cho đến khi nào người ta không dám, không thể in lậu, làm lậu; người đọc nhận thức việc mua sách lậu, là việc làm đáng xấu hổ, không nên làm? Nhưng làm sao biết sách nào là lậu (đến cả bằng tiến sĩ khó thế còn lậu được)? Trong khi cần kíp, lại vừa túi tiền (rẻ hơn 50%). Chúng ta thông cảm với Cục Bản quyền, nhưng khó thông cảm với cơ chế xuất bản-in-phát hành và cung cách quản lý hiện nay. Cung cách này, đã không còn phù hợp trong hội nhập văn hóa quốc tế hiện nay. Sự lúng túng, thưa anh, là có thật và đang diễn ra.
Đầu ra không ổn, nói như dân gian “bí hạ phá thượng”, thật khó khăn để có môi trường lành mạnh trong hưởng thụ văn hóa tinh thần. Chưa nói, những tác giả (đầu vào) cũng khó sống bằng lao động của mình, họ đang bị đánh cắp, rơi vãi trong chính cái quy trình quản lý hiện nay.
Tuy nhiên, cũng cần khách quan, công bằng mà nói, chỉ sau 5 năm hội nhập Quốc tế về bản quyền, Việt Nam đã có những thay đổi, dù còn chậm. Nhưng “chậm còn hơn không”.
PV: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trao đổi. Chúc ông sức khỏe và hạnh phúc.
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn