VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% người ưa” ông, bởi đơn giản ông đã thật sự trăn trở với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
TS Đặng Kim Sơn
Phải thay đổi quyết liệt
PV: Thưa TS Đặng Kim Sơn, ruộng đất luôn là vấn đề “nóng” mà độc giả NNVN quan tâm trong nhiều năm qua. Tích tụ ruộng đất cũng là một chủ trương lớn được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 7 về “tam nông”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các bài phát biểu gần đây cũng đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Vậy, tích tụ đất đai ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, thưa ông?
Trước hết, nói về quan điểm khác nhau xung quanh câu chuyện tích tụ đất đai. Theo nhận thức quen thuộc, đất đai là “tư liệu sản xuất đặc biệt”, là tài nguyên chính của sản xuất nông nghiệp. Ở một nước mà 70% dân số sống ở nông thôn, hơn 50% lao động sống nhờ nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai là chỗ dựa, là nền tảng để tổ chức sản xuất. Nói cách khác, khi nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập chính cho người dân nông thôn thì chăm lo cho sinh kế họ phải gắn với chủ trương chia đều ruộng đất, ngăn không để có người tích tụ nhiều đất làm địa chủ, người mất đất thành tá điền làm thuê. Người cày có ruộng, quan điểm ấy vẫn đứng vững trong cách suy nghĩ của mọi người. Như vậy, cái thứ nhất nhiều người nghĩ đến là khía cạnh công bằng xã hội. Nếu sinh kế chung ở nông thôn chủ yếu nhờ làm nông nghiệp thì đất đai phải giữ công bằng.
Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh kinh tế thì sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất mà hiệu quả tăng theo quy mô. Tức là anh phải sản xuất ở một quy mô nhất định thì anh mới có lời cao nhất. Còn anh sản xuất ở quy mô nhỏ cũng có thể có năng suất rất là cao, nhưng do quy mô nhỏ thì nên thu nhập chung vẫn không đáng kể, không đáp ứng được nhu cầu. Quy mô sản xuất rộng hay hẹp tùy thuộc vào hệ thống canh tác, tức là mức độ cơ giới, hệ thống giống, công nghệ kỹ thuật, khả năng quản lý… Thế thì, với mức độ cơ giới hóa tăng, với việc áp dụng khoa học công nghệ mạnh hơn thì quy mô tối ưu cũng tăng theo dẫn đến tình trạng tích tụ ruộng đất. Mà đã tích tụ thì có anh mất, có anh được.
Ở đây xuất hiện mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Một bên là công bằng, một bên là lợi nhuận. Đến lúc này lại bắt đầu xảy ra vấn đề chọn mục tiêu gì làm ưu tiên ?. Điều đó sẽ dẫn đến kết quả là áp dụng chính sách gì ?. Muốn công bằng thì hạn điền, ngăn cản tích tụ. Muốn hiệu quả thì nâng mức hạn điền, tạo điều kiện mua bán quyền sử dụng đất, cho thuê,… Cho đến gần đây, ngay cả những người làm công tác quản lý nhà nước cũng vẫn có quan điểm bảo đảm công bằng xã hội bằng duy trì sản xuất tiểu nông, xóa đói giảm nghèo bằng giao đất lại cho nông dân. Tuy nhiên, sinh kế của nông dân dù có ổn định cũng không thể tránh khỏi mất công bằng trong xã hội khi đời sống dân cư ở khối phi nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ năng suất lao động cao hơn dựa trên khoa học công nghệ phát triển không ngừng.
Thứ hai, nói về chuyện quỹ đất sẵn có. Có quốc gia đất đai rất rộng như là Mỹ, Úc, Canada…thì quy mô đồng ruộng một hộ làm hàng trăm héc - ta là chuyện bình thường. Ở Châu Âu hàng chục héc - ta. Còn ở các nước Đông Á, Đông Nam Á quanh ta như Nhật Bản, Thái Lan chí ít cũng một vài ha. Ở nước mình thì giới hạn chỉ có hơn nửa héc - ta, lại còn chia thành nhiều mảnh. Như vậy, quĩ đất canh tác ở Việt Nam không có nhiều để chia cho mọi người mà càng ít để tích tụ. Bây giờ mà một anh tích tụ thì những anh khác phải ra khỏi nghề nông đi tìm nguồn sinh kế khác.
Những lao động rời khỏi nông thôn rất ít người đi vào nhà máy, vào cơ quan nhà nước. Đa số xung vào đội ngũ “cửu vạn”, “ô sin”, xe ôm, thợ xây dựng… Một đội ngũ mà người Trung Quốc gọi bằng cái từ “công - nông dân”. Tức là không ra công nhân không ra nông dân. Đó là những người làm lao động chân tay phi nông nghiệp, thu nhập thấp và bấp bênh, dù sao vẫn còn khá hơn mức thu nhập làm nông nghiệp ở nhà nên họ phải ra đi, nhưng lúc nào cũng có thể bị mất việc, cho nên họ vẫn phải giữ lấy mảnh đất ở quê dù cho mảnh đất ấy không sinh lời đáng kể. Họ không dám cho thuê, không dám bán đi.
Đấy là anh đi ra, còn anh ở lại. Dù có muốn tích tụ thì trước hết phải có tiền mua. Tôi tính trung bình thu nhập trung bình của một hộ làm nông nghiệp mỗi năm chỉ tích cóp được 5-10 triệu đồng. Mua được cái tivi, cái xe máy cà tàng là hết, làm sao mà nói đến chuyện mua đất đai, mua máy móc cơ giới để sản xuất lớn ? Nói thế để thấy rằng lao động tuy ra khỏi nông nghiệp, nhưng mảnh đất để lại cũng không tập trung lại vào tay người sản xuất giỏi, sản xuất lớn hơn được.
PV: Nghe ông nói về những khó khăn trong tích tụ đất đai như vậy thì xem chừng những người có giấc mơ đại điền, những cánh đồng mẫu lớn đến thời điểm này vẫn còn bế tắc?
Nói bế tắc thì không đúng. Thực ra quá trình này đang diễn ra nhưng quá chậm so với năng lực và nhu cầu. Thực ra chúng ta cũng đã có những gia đình quản lý hàng trăm héc - ta. Các công ty sử dụng hàng ngàn héc - ta của, các trang trại hàng ngàn đầu lợn xuất hiện khá nhiều rồi, chứ không phải không. Trong khi có nhiều nông lâm trường quốc doanh trên danh nghĩa quản lý hàng chục ngàn hec – ta một cách rất kém hiệu quả. Ngược lại, cũng rất nhiều nhà đầu tư có vốn, có kỹ thuật đang mong đợi có để trồng rừng, phát triển sản xuất. Thực tế, năng lực của người dân mình còn mạnh hơn thế nhiều, năng lực của doanh nghiệp còn mạnh hơn như thế nhiều. Đất đai hiện nay trở thành một trong những yếu tố cản trở tăng trưởng so với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam.
PV: Đúng là trong thực tế vẫn có người tìm cách này cách nọ để có những cánh đồng mẫu lớn, ví dụ ông Ba Hạo, ông Sáu Ngoãn… Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu thì cách “tích tụ” của họ vô cùng gian nan. Liệu chính quyền có cách nào giúp những người có giấc mơ đại điền, để họ bớt loay hoay không?
Theo tôi, muốn tích tụ được đất đai thì phải giải quyết được 3 vấn đề mang tính vĩ mô. Mảng thứ nhất gắn với thị trường lao động, thậm chí là gắn với chiến lược công nghiệp hóa: làm sao tạo ra việc làm và thu nhập phi nông nghiệp một cách chính thức cho lao động nông thôn đang ra khỏi nông nghiệp. Mảng thứ hai là tạo điều kiện cho người nông dân tại chỗ tích tụ đất đai thì gắn chặt với thị trường đất đai, cơ sở hạ tầng: làm sao có vốn mua đất, mua máy; làm sao có quy hoạch, có đường, có điện áp dụng cơ giới; có thủ tục thuê đất, mua đất. Còn mảng thứ ba gắn với vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch vùng, chính sách thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn về nông thôn. Ba mảng này phải lồng ghép với quá trình tái cơ cấu kinh tế chung, kể cả sửa đổi Luật Đất đai.
Chính vì thế chúng ta phải có sự thay đổi một cách quyết liệt về cơ chế, về chính sách chung, đặc biệt là về Luật Đất đai. Thậm chí ngay cả trong câu chuyện bàn về đổi mới Hiến pháp cũng liên quan. Vì liên quan đến vấn đề sở hữu. Đất đai là một trong những vấn đề quan trọng nhất phải bàn.
Muốn thực sự phá được cái kiềng ba chân như tôi vừa nói phải đổi mới tư duy của lãnh đạo: tư duy về quản lý kinh tế, tư duy cả về công bằng xã hội. Chúng ta tính đến công bằng xã hội ở đây là tạo cơ hội cho người lao động tiến vào tương lai chứ không phải là tư liệu sản xuất trước đây. Những thay đổi như thế phải đi đến tận cùng. |
“Chỉ có một con đường”
PV: Ông có hiến kế gì để giải bài toán “kiềng ba chân” vừa nêu không?
Bây giờ, cái bức xúc nhất của người dân như chúng ta đã nói là từ đất đai. Nhưng cuối cùng, mục tiêu cốt lõi của mọi vấn đề theo tôi là con người. Ở đây chính là người nông dân. Bây giờ 70% dân số sống ở nông thôn, hơn 50% lao động nông nghiệp. Nhưng trong một nền kinh tế hiện đại sẽ thì chỉ cần 5-10% lao động nông nghiệp thôi. Số còn lại phải ra đi. Nhưng đi đâu? Làm gì? trong hoàn cảnh không có đường cho lao động thủ công đi vào công nghiệp hiện đại. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, trên toàn thế giới hiện nay công nghiệp càng tiến triển nhanh hơn thì càng bớt lao động đi. Nghe ra thì ngạc nhiên đấy ! Anh cũng không được về thành phố. Rõ ràng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh “chết nghẹt” rồi, bây giờ tăng dân số lên gấp 5, gấp 7 thì không thể tồn tại được. Vậy, hàng chục triệu lao động từ nông nghiệp ra đi đâu ? hàng chục triệu người gia đình họ đi theo sẽ về đâu ?
Tôi rất trăn trở chuyện này. Không giải được bài toán này thì đừng nói đến chuyện tích tụ, chuyện hiện đại hóa nông nghiệp nông dân nông thôn mà đến bảo vệ môi trường đất nước, phát triển kinh tế vững bền, ổn định chính trị quốc gia cũng khó. Bài toán này không phải của riêng nông nghiệp, nông thôn. Bài toán này là mô hình phát triển công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay. Thế thì chỉ có một con đường. Đó là đi vào nền kinh tế dịch vụ!
Thế giới người ta chia quá trình tăng trường gồm 3 bước. Bước thứ nhất, là phát triển nông nghiệp, thứ hai phát triển công nghiệp, thứ ba phát triển dịch vụ. Thường thì các nước đi theo tuần tự đó trong hàng trăm năm, nhưng chúng ta đi sau, trâu chậm uống nước đục. Với hệ canh tác hiện nay thì con đường nông nghiệp của chúng ta đến gần đỉnh về việc làm rồi. Con đường công nghiệp mới bắt đầu nhưng có thể thấy không có lối ra cho bài toán lao động. Thế thì chỉ có con đường dịch vụ thôi.
Hiện nay tất cả các nền kinh tế phát triển đều thiếu lao động trẻ vì dân số già đi nhanh chóng, kể cả Trung Quốc với ảnh hưởng của chính sách “một con”. Một lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, và khả năng tiếp thu tay nghề tốt như Việt Nam thì rất ít. Hiện nay nền kinh tế dịch vụ được chia như một cái tháp. Ở trên chóp là những ngành cao cấp như thời trang, giải trí, thiết kế, chế tạo, tài chính, phần mềm… thì các nền kinh tế phát triển và đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Ấn Độ … nắm. ở mức phục vụ đào tạo, y tế, du lịch,… thì Singapore, Úc, Thái Lan… đang chiếm lĩnh; phần giữa có qui mô khổng lồ như xây dựng, an ninh, lái xe, buôn bán,… và phần thấp hơn nữa như giúp việc nhà, thủy thủ, vệ sinh môi trường, nông nghiệp mùa vụ… thì Philippine, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… đang tham gia chính thức và cả tự phát. Ngoài ra ngành du lịch trải rộng ra ở các cấp.
Trông vào cái tháp này để thấy, chỗ làm cho lao động trong các ngành dịch vụ là mênh mông. Nói về vốn liếng, nếu muốn làm nông nghiệp phải có đất, có nước; muốn làm công nghiệp phải có cơ sở hạ tầng, có điện,… thì làm dịch vụ chỉ cần con người được trang bị kỹ năng. Nói về địa bàn, muốn làm nông nghiệp phải ở nông thôn; làm công nghiệp phải cố định trong khu công nghiệp. Làm dịch vụ có thể xuất khẩu đến nơi tiêu dùng như người Philipin ra nước ngoài giúp việc nhà, có thể ở tại chỗ cung cấp dịch vụ như người Ấn Độ trả lời điện thoại cho Mỹ, có thể đưa người tiêu dùng đến nước mình như Thái Lan đón người già Nhật Bản về chăm sóc.
Khi về làng quê ta thấy những người có của ăn của để có hai loại. Một là cán bộ về hưu, có con em làm công ăn lương; hai là nhà có người đi xuất khẩu lao động, hoặc những nhà có người đi làm ăn xa. Đa số họ đều làm các nghề dịch vụ. Dù chưa được tổ chức tốt, chưa được đào tạo hẳn hoi thì so sánh với những người đi làm công nhân lương từ 2 - 3 triệu đồng, làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, vẫn hơn rất nhiều. Điều đó khiến tôi về suy nghĩ mãi.
Trước đây, ở một số địa phương vùng ĐBSCL người ta rủ nhau đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, mình thực sự cảm thấy không vui. Nhưng rồi đến nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH, có truyền thống văn hóa rất tốt, chị em học hành tử tế lắm vẫn cứ rủ nhau đi. Hóa ra, sang bên kia gặp mới thấy cuộc sống của nhiều người tốt lắm. Các quốc gia có nhiều cô dâu nước ngoài đang áp dụng các chính sách để đảm bảo một quá trình hội nhập tốt nhất vì thế hệ tương lai của dân tộc họ. Trong khi đó, cơ hội của phụ nữ ở nông thôn quê nhà chưa phải ở đâu cũng ổn cả. Trong một thế giới toàn cầu hóa khi thị trường lao động chất lượng cao là thị trường tài nguyên có giá trị cao nhất và quí hiếm nhất thì nếu ta biết xây dựng một chiến lược khôn ngoan, biết tổ chức và đầu tư thì vấn đề mình tưởng chừng gánh nặng thực ra lại là sức mạnh và lợi thế của Việt Nam. Chính đấy là tiềm năng phát triển không chỉ là kinh tế mà là văn hóa, chính trị của dân tộc ta.
PV: Như vậy, rõ ràng đây không còn là câu chuyện của ngành nông nghiệp?
Đúng vậy! Phát triển một nền kinh tế dịch vụ khác với phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hay công nghiệp. Bắt đầu phải từ cải cách trong ngành giáo dục phổ thông. Với nền giáo dục phổ thông như hiện nay hiện nay chỉ có hỏng thôi. Muốn có một đội ngũ lao động dịch vụ tốt thì phải chấm dứt chuyện “học sinh ngồi nhầm lớp”, học lớp 4 lớp 5 mà đọc không thông viết không thạo. Phải cải tổ ngành y tế, muốn chấm dứt tình trạng bà con kéo nhau lên bệnh viện tuyến trên thì làm sao những yếu kém chuyên môn như kiểu tiêm chích mà tạo nên cảnh “teo cơ delta” của bao trẻ em nông thôn không bao giờ tái diễn. Đầu tư vào tài nguyên con người không phải là chi phí phúc lợi, càng không phải là hoạt động nhân đạo, đó là đầu tư để tạo động lực phát triển.
PV: Càng nghe ông nói thì càng thấy mông lung về câu chuyện tích tụ đất đai. Nếu cứ cái đà này, ông có thể tiên đoán đến khi nào chúng ta mới có thể giải quyết câu chuyện này?
Câu trả lời của tôi là rất buồn. “Cứ cái đà này”, nếu không giải quyết một cách dứt điểm thì đến một lúc nào đấy chúng ta không còn giải quyết được nữa. Nó là một cái bẫy, tôi gọi là “bẫy sản xuất nhỏ”. Bây giờ đất ở đô thị rất cao, nông thôn rất rẻ nên còn khả năng tích tụ được. Nếu anh cứ nhùng nhằng, thời gian cứ trôi đi thì đến một lúc, thị trường đất đai ở đô thị và nông thôn sẽ thông với nhau. Khi mà thị trường đã nối liền với nhau rồi thì ở nông thôn không ai người ta muốn bán đất nữa. Nền nông nghiệp sau khi lên đến đỉnh, nếu không đất tích tụ được thì sẽ đi xuống. Mất đi nước, lao động, sản xuất nông nghiệp sẽ bị bó chặt trong qui mô sản xuất nhỏ, không cơ giới hóa, thủy lợi hóa được, không có sản phẩm đồng bộ. Nông nghiệp mất khả năng cạnh tranh. Hệ quả của nó là gì? Là bắt đầu nhập khẩu nông sản, bắt đầu trợ cấp cho nông dân, bảo hộ nông nghiệp. Đấy là cái bẫy mà Hàn Quốc, Nhật Bản rơi vào rồi. Tất cả những nước có nền sản xuất nhỏ ở Châu Á đều có nguy cơ đi vào bẫy đó.
PV: Vậy, muốn giải giải quyết câu chuyện này phải ở tầm nào?
Phải là vấn đề toàn cục. Nếu nghe lời Nguyễn Trường Tộ, Việt Nam công nghiệp hóa từ thời Vua Tự Đức thì chắc chúng ta có cơ hội ấy. Tức là công nghiệp hóa xong rồi dịch vụ hóa, rồi đầu tư trở lại nông nghiệp. Còn bây giờ thế kỷ 21 rồi, lời giải ấy đã lỗi thời, không thể đi tuần tự như các nước đi trước nữa. Chúng ta phải đi bằng con đường khác.
Nông dân chiến thắng nhưng trả giá nặng nề
PV: Người nước ngoài thường có hai điều họ thán phục Việt Nam là đánh thắng ngoại xâm và không để dân đói sau chiến tranh. Vế thứ hai này, nói rộng ra là họ thán phục nền nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Hơn 20 năm đổi mới, phải thừa nhận một điều, nông nghiệp đã có những thành tựu kì vĩ. Ngay cả thời điểm này, nông nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là cứu cánh cho cả nền kinh tế. Thế nhưng, theo ông người nông dân Việt đã được hưởng xứng đáng với thành tựu do chính mình làm ra chưa?
Không còn nghi ngờ gì nữa, người nông dân là những chiến sĩ xung kích đột phá mở ra cánh cửa thời kỳ đổi mới. Mỗi khi kinh tế chòng chành thì nông nghiệp, nông thôn, lại trở thành phao đỡ, cấp cứu cho cả đất nước chống lạm phát, cân bằng xuất nhập khẩu. Còn trong quá trình công nghiệp hóa thì nông nghiệp đóng góp lao động rẻ, tài nguyên dồi dào cho phát triển. Bước vào quá trình toàn cầu hóa, nông dân Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với tất cả đối thủ khác mà không có trợ cấp yểm trợ, không có bảo hộ bọc lót. Tay trần, chân đất đứng lên chống cự. Chỗ nào thua thì mất sân, chỗ nào thắng thì xông lên. Nhưng đại cục, mười mấy mặt hàng chúng ta đứng hàng tầm cỡ trên thế giới, chiến thắng.
Nhưng chiến thắng ấy phải trả giá rất nặng nề. Cái giá ấy thế nào? Thứ nhất, điều kiện sống và thu nhập của nông thôn so với thành thị quá chênh lệch. Trong nông thôn với nhau vẫn chênh lệch khá nhiều. Thu nhập của gia đình nông dân trung bình chỉ vừa đủ cho mức sống bình thường thôi, không có tích lũy, cũng có nghĩa là không được hưởng nhiều từ những thành tựu khoa học, văn hóa, kinh tế mà quá trình phát triển chung đem lại cho toàn xã hội tăng khá nhanh thời gian qua.
Thiệt thòi thứ hai là rủi ro. Trong khi cư dân ở đô thị được bảo hiểm tương đối đầy đủ. Về hưu, ốm đau có chữa bệnh, mất việc có trợ cấp…thì cư dân nông thôn hầu như không có gì, trừ gia đình chính sách, hộ nghèo. Bình thường thì không sao nhưng một khi sóng gió bất kỳ: ốm đau, mất mùa cũng chết mà con đỗ đại học cũng chết, … Không có sức đề kháng, không có bảo hiểm rủi ro, dễ tổn thương trước mọi biến động. Mà biến động thì ngày càng quyết liệt.
Thứ ba là cái đáng ngại nhất mà nhiều người không nhìn thấy. Đó là xét về cơ hội thì nông thôn có rất ít. Công nhân trong nhà máy có thang bậc nghề nghiệp để thăng tiến, người kinh doanh có triển vọng tích lũy để đổi nghề tốt hơn, viên chức có phẩm trật quản lý,… còn nông dân làm nông nghiệp thì loay hoay đổi cây nọ con kia nhưng khó có chỗ đứng trong xã hội hiện đại tương lai. Điều vô lý nhất là ai cũng sẵn sàng “hy sinh đời bố để củng cố đời con” nhưng trẻ em sinh ra ở nông thôn có bao nhiêu cơ hội để học hành tấn tới ? để tìm được một việc làm tốt trong tương lai như trẻ em ở đô thị ?
Ba cái “giá phải trả” đó làm công lao ngành nông nghiệp trở nên cực kỳ bất hợp lý.
Tôi là người tham vọng
PV: Nếu có một ước mơ về nông thôn, ông ước gì?
Ước mơ về nông thôn của tôi cực kỳ giản dị. Nó đã thực tế ở nhiều nơi trên thế giới rồi. Đấy là thu nhập, vị thế, cơ hội của người dân ở nông thôn không khác gì ở đô thị.
PV: Khi ông mới về Viện, có phát biểu: “Tôi về đây để thay đổi”. Vậy, xin hỏi, đến nay còn điều gì ông chưa thay đổi được?
Tôi là người tham vọng. Sau 5 năm, chúng tôi đã có chục tiến sĩ, vài ba chục thạc sĩ từ các nước về. Đội ngũ anh em viện tôi có 150 người, trang bị khá đầy đủ, nhiều anh em làm việc tận tình. Nhưng có nghĩa lý gì so với yêu cầu to lớn và chính đáng của 10 triệu hộ nông dân Việt Nam ? Với những câu hỏi khó mình vừa nói ở trên ? Chúng tôi làm được rất ít, không đáng kể cho nghiên cứu thị trường để người dân có hướng đầu tư về cây nọ, con kia. Về chính sách, chiến lược còn làm được rất hạn chế, rất ít mưu kế được người lãnh đạo đem dùng. Nghiên cứu về nông thôn chưa nhiều...
PV: Tức là ông vẫn còn “mắc nợ” người nông dân nhiều điều?
Tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu… Chúng ta đều mắc nợ dân. Đến lúc này, nếu được, tôi vẫn cố vượt mọi trở ngại, làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.
PV: Nhiều người nói, thời trước có những người lãnh đạo sâu sát, lặn lội cùng dân và đã trở thành biểu tượng cao đẹp. Bây giờ hình ảnh đó vắng vẻ…
Tôi lại nghĩ khác. Tướng thời xưa phải cưỡi ngựa đi đầu, vung đao ra trận. Chiến tranh điện tử ngày nay thì bộ chỉ huy phải nằm ở hậu phương điều khiển vũ khí trên chiến trường. Không phải như thế là không sâu sát. Điều quan trọng nhất đối với người lãnh đạo trong cơ chế thị trường là đứng về phía ai ? Nếu anh đại diện cho cho quyền lợi người dân, tấm lòng hướng về người nông dân, thì vẫn làm tốt việc dân tại các bàn tiệc sang trọng giữa các hội nghị quốc tế. Còn dù có đội mũ cối ra đồng đốc thúc sản xuất nhưng bụng chỉ toan tính cho việc nhà mình, lo vun đắp quyền lợi cho tầng lớp giàu có, thì không phải là người dân cần, dân tin. Làm việc công phải tính đến lợi cho dân mới thực sự giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thế thì phải biết lắng nghe. Nếu để tai, mắt vào báo chí, lá thư, lời khiếu nại… để giải quyết, xử lý thì như thế đã phải với lòng mình rồi.
PV: Xin cám ơn ông!
TS Đặng Kim Sơn sinh năm 1954, quê Thái Bình. Ông được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, soạn thảo, tư vấn nhiều dự án, chương trình và chiến lược, chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện tại, ông là Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN - PTNT) |
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% người ưa” ông, bởi đơn giản ông đã thật sự trăn trở với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
TS Đặng Kim Sơn
Phải thay đổi quyết liệt
PV: Thưa TS Đặng Kim Sơn, ruộng đất luôn là vấn đề “nóng” mà độc giả NNVN quan tâm trong nhiều năm qua. Tích tụ ruộng đất cũng là một chủ trương lớn được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương 7 về “tam nông”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các bài phát biểu gần đây cũng đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Vậy, tích tụ đất đai ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào, thưa ông?
Trước hết, nói về quan điểm khác nhau xung quanh câu chuyện tích tụ đất đai. Theo nhận thức quen thuộc, đất đai là “tư liệu sản xuất đặc biệt”, là tài nguyên chính của sản xuất nông nghiệp. Ở một nước mà 70% dân số sống ở nông thôn, hơn 50% lao động sống nhờ nông nghiệp như Việt Nam thì đất đai là chỗ dựa, là nền tảng để tổ chức sản xuất. Nói cách khác, khi nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập chính cho người dân nông thôn thì chăm lo cho sinh kế họ phải gắn với chủ trương chia đều ruộng đất, ngăn không để có người tích tụ nhiều đất làm địa chủ, người mất đất thành tá điền làm thuê. Người cày có ruộng, quan điểm ấy vẫn đứng vững trong cách suy nghĩ của mọi người. Như vậy, cái thứ nhất nhiều người nghĩ đến là khía cạnh công bằng xã hội. Nếu sinh kế chung ở nông thôn chủ yếu nhờ làm nông nghiệp thì đất đai phải giữ công bằng.
Tuy nhiên, nếu xét về khía cạnh kinh tế thì sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất mà hiệu quả tăng theo quy mô. Tức là anh phải sản xuất ở một quy mô nhất định thì anh mới có lời cao nhất. Còn anh sản xuất ở quy mô nhỏ cũng có thể có năng suất rất là cao, nhưng do quy mô nhỏ thì nên thu nhập chung vẫn không đáng kể, không đáp ứng được nhu cầu. Quy mô sản xuất rộng hay hẹp tùy thuộc vào hệ thống canh tác, tức là mức độ cơ giới, hệ thống giống, công nghệ kỹ thuật, khả năng quản lý… Thế thì, với mức độ cơ giới hóa tăng, với việc áp dụng khoa học công nghệ mạnh hơn thì quy mô tối ưu cũng tăng theo dẫn đến tình trạng tích tụ ruộng đất. Mà đã tích tụ thì có anh mất, có anh được.
Ở đây xuất hiện mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Một bên là công bằng, một bên là lợi nhuận. Đến lúc này lại bắt đầu xảy ra vấn đề chọn mục tiêu gì làm ưu tiên ?. Điều đó sẽ dẫn đến kết quả là áp dụng chính sách gì ?. Muốn công bằng thì hạn điền, ngăn cản tích tụ. Muốn hiệu quả thì nâng mức hạn điền, tạo điều kiện mua bán quyền sử dụng đất, cho thuê,… Cho đến gần đây, ngay cả những người làm công tác quản lý nhà nước cũng vẫn có quan điểm bảo đảm công bằng xã hội bằng duy trì sản xuất tiểu nông, xóa đói giảm nghèo bằng giao đất lại cho nông dân. Tuy nhiên, sinh kế của nông dân dù có ổn định cũng không thể tránh khỏi mất công bằng trong xã hội khi đời sống dân cư ở khối phi nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ năng suất lao động cao hơn dựa trên khoa học công nghệ phát triển không ngừng.
Thứ hai, nói về chuyện quỹ đất sẵn có. Có quốc gia đất đai rất rộng như là Mỹ, Úc, Canada…thì quy mô đồng ruộng một hộ làm hàng trăm héc - ta là chuyện bình thường. Ở Châu Âu hàng chục héc - ta. Còn ở các nước Đông Á, Đông Nam Á quanh ta như Nhật Bản, Thái Lan chí ít cũng một vài ha. Ở nước mình thì giới hạn chỉ có hơn nửa héc - ta, lại còn chia thành nhiều mảnh. Như vậy, quĩ đất canh tác ở Việt Nam không có nhiều để chia cho mọi người mà càng ít để tích tụ. Bây giờ mà một anh tích tụ thì những anh khác phải ra khỏi nghề nông đi tìm nguồn sinh kế khác.
Những lao động rời khỏi nông thôn rất ít người đi vào nhà máy, vào cơ quan nhà nước. Đa số xung vào đội ngũ “cửu vạn”, “ô sin”, xe ôm, thợ xây dựng… Một đội ngũ mà người Trung Quốc gọi bằng cái từ “công - nông dân”. Tức là không ra công nhân không ra nông dân. Đó là những người làm lao động chân tay phi nông nghiệp, thu nhập thấp và bấp bênh, dù sao vẫn còn khá hơn mức thu nhập làm nông nghiệp ở nhà nên họ phải ra đi, nhưng lúc nào cũng có thể bị mất việc, cho nên họ vẫn phải giữ lấy mảnh đất ở quê dù cho mảnh đất ấy không sinh lời đáng kể. Họ không dám cho thuê, không dám bán đi.
Đấy là anh đi ra, còn anh ở lại. Dù có muốn tích tụ thì trước hết phải có tiền mua. Tôi tính trung bình thu nhập trung bình của một hộ làm nông nghiệp mỗi năm chỉ tích cóp được 5-10 triệu đồng. Mua được cái tivi, cái xe máy cà tàng là hết, làm sao mà nói đến chuyện mua đất đai, mua máy móc cơ giới để sản xuất lớn ? Nói thế để thấy rằng lao động tuy ra khỏi nông nghiệp, nhưng mảnh đất để lại cũng không tập trung lại vào tay người sản xuất giỏi, sản xuất lớn hơn được.
PV: Nghe ông nói về những khó khăn trong tích tụ đất đai như vậy thì xem chừng những người có giấc mơ đại điền, những cánh đồng mẫu lớn đến thời điểm này vẫn còn bế tắc?
Nói bế tắc thì không đúng. Thực ra quá trình này đang diễn ra nhưng quá chậm so với năng lực và nhu cầu. Thực ra chúng ta cũng đã có những gia đình quản lý hàng trăm héc - ta. Các công ty sử dụng hàng ngàn héc - ta của, các trang trại hàng ngàn đầu lợn xuất hiện khá nhiều rồi, chứ không phải không. Trong khi có nhiều nông lâm trường quốc doanh trên danh nghĩa quản lý hàng chục ngàn hec – ta một cách rất kém hiệu quả. Ngược lại, cũng rất nhiều nhà đầu tư có vốn, có kỹ thuật đang mong đợi có để trồng rừng, phát triển sản xuất. Thực tế, năng lực của người dân mình còn mạnh hơn thế nhiều, năng lực của doanh nghiệp còn mạnh hơn như thế nhiều. Đất đai hiện nay trở thành một trong những yếu tố cản trở tăng trưởng so với tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam.
PV: Đúng là trong thực tế vẫn có người tìm cách này cách nọ để có những cánh đồng mẫu lớn, ví dụ ông Ba Hạo, ông Sáu Ngoãn… Nhưng khi chúng tôi tìm hiểu thì cách “tích tụ” của họ vô cùng gian nan. Liệu chính quyền có cách nào giúp những người có giấc mơ đại điền, để họ bớt loay hoay không?
Theo tôi, muốn tích tụ được đất đai thì phải giải quyết được 3 vấn đề mang tính vĩ mô. Mảng thứ nhất gắn với thị trường lao động, thậm chí là gắn với chiến lược công nghiệp hóa: làm sao tạo ra việc làm và thu nhập phi nông nghiệp một cách chính thức cho lao động nông thôn đang ra khỏi nông nghiệp. Mảng thứ hai là tạo điều kiện cho người nông dân tại chỗ tích tụ đất đai thì gắn chặt với thị trường đất đai, cơ sở hạ tầng: làm sao có vốn mua đất, mua máy; làm sao có quy hoạch, có đường, có điện áp dụng cơ giới; có thủ tục thuê đất, mua đất. Còn mảng thứ ba gắn với vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch vùng, chính sách thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn về nông thôn. Ba mảng này phải lồng ghép với quá trình tái cơ cấu kinh tế chung, kể cả sửa đổi Luật Đất đai.
Chính vì thế chúng ta phải có sự thay đổi một cách quyết liệt về cơ chế, về chính sách chung, đặc biệt là về Luật Đất đai. Thậm chí ngay cả trong câu chuyện bàn về đổi mới Hiến pháp cũng liên quan. Vì liên quan đến vấn đề sở hữu. Đất đai là một trong những vấn đề quan trọng nhất phải bàn.
Muốn thực sự phá được cái kiềng ba chân như tôi vừa nói phải đổi mới tư duy của lãnh đạo: tư duy về quản lý kinh tế, tư duy cả về công bằng xã hội. Chúng ta tính đến công bằng xã hội ở đây là tạo cơ hội cho người lao động tiến vào tương lai chứ không phải là tư liệu sản xuất trước đây. Những thay đổi như thế phải đi đến tận cùng. |
“Chỉ có một con đường”
PV: Ông có hiến kế gì để giải bài toán “kiềng ba chân” vừa nêu không?
Bây giờ, cái bức xúc nhất của người dân như chúng ta đã nói là từ đất đai. Nhưng cuối cùng, mục tiêu cốt lõi của mọi vấn đề theo tôi là con người. Ở đây chính là người nông dân. Bây giờ 70% dân số sống ở nông thôn, hơn 50% lao động nông nghiệp. Nhưng trong một nền kinh tế hiện đại sẽ thì chỉ cần 5-10% lao động nông nghiệp thôi. Số còn lại phải ra đi. Nhưng đi đâu? Làm gì? trong hoàn cảnh không có đường cho lao động thủ công đi vào công nghiệp hiện đại. Các nghiên cứu đều cho thấy rằng, trên toàn thế giới hiện nay công nghiệp càng tiến triển nhanh hơn thì càng bớt lao động đi. Nghe ra thì ngạc nhiên đấy ! Anh cũng không được về thành phố. Rõ ràng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh “chết nghẹt” rồi, bây giờ tăng dân số lên gấp 5, gấp 7 thì không thể tồn tại được. Vậy, hàng chục triệu lao động từ nông nghiệp ra đi đâu ? hàng chục triệu người gia đình họ đi theo sẽ về đâu ?
Tôi rất trăn trở chuyện này. Không giải được bài toán này thì đừng nói đến chuyện tích tụ, chuyện hiện đại hóa nông nghiệp nông dân nông thôn mà đến bảo vệ môi trường đất nước, phát triển kinh tế vững bền, ổn định chính trị quốc gia cũng khó. Bài toán này không phải của riêng nông nghiệp, nông thôn. Bài toán này là mô hình phát triển công nghiệp hóa trong thời đại ngày nay. Thế thì chỉ có một con đường. Đó là đi vào nền kinh tế dịch vụ!
Thế giới người ta chia quá trình tăng trường gồm 3 bước. Bước thứ nhất, là phát triển nông nghiệp, thứ hai phát triển công nghiệp, thứ ba phát triển dịch vụ. Thường thì các nước đi theo tuần tự đó trong hàng trăm năm, nhưng chúng ta đi sau, trâu chậm uống nước đục. Với hệ canh tác hiện nay thì con đường nông nghiệp của chúng ta đến gần đỉnh về việc làm rồi. Con đường công nghiệp mới bắt đầu nhưng có thể thấy không có lối ra cho bài toán lao động. Thế thì chỉ có con đường dịch vụ thôi.
Hiện nay tất cả các nền kinh tế phát triển đều thiếu lao động trẻ vì dân số già đi nhanh chóng, kể cả Trung Quốc với ảnh hưởng của chính sách “một con”. Một lực lượng lao động trẻ, có trình độ văn hóa, và khả năng tiếp thu tay nghề tốt như Việt Nam thì rất ít. Hiện nay nền kinh tế dịch vụ được chia như một cái tháp. Ở trên chóp là những ngành cao cấp như thời trang, giải trí, thiết kế, chế tạo, tài chính, phần mềm… thì các nền kinh tế phát triển và đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Công, Ấn Độ … nắm. ở mức phục vụ đào tạo, y tế, du lịch,… thì Singapore, Úc, Thái Lan… đang chiếm lĩnh; phần giữa có qui mô khổng lồ như xây dựng, an ninh, lái xe, buôn bán,… và phần thấp hơn nữa như giúp việc nhà, thủy thủ, vệ sinh môi trường, nông nghiệp mùa vụ… thì Philippine, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… đang tham gia chính thức và cả tự phát. Ngoài ra ngành du lịch trải rộng ra ở các cấp.
Trông vào cái tháp này để thấy, chỗ làm cho lao động trong các ngành dịch vụ là mênh mông. Nói về vốn liếng, nếu muốn làm nông nghiệp phải có đất, có nước; muốn làm công nghiệp phải có cơ sở hạ tầng, có điện,… thì làm dịch vụ chỉ cần con người được trang bị kỹ năng. Nói về địa bàn, muốn làm nông nghiệp phải ở nông thôn; làm công nghiệp phải cố định trong khu công nghiệp. Làm dịch vụ có thể xuất khẩu đến nơi tiêu dùng như người Philipin ra nước ngoài giúp việc nhà, có thể ở tại chỗ cung cấp dịch vụ như người Ấn Độ trả lời điện thoại cho Mỹ, có thể đưa người tiêu dùng đến nước mình như Thái Lan đón người già Nhật Bản về chăm sóc.
Khi về làng quê ta thấy những người có của ăn của để có hai loại. Một là cán bộ về hưu, có con em làm công ăn lương; hai là nhà có người đi xuất khẩu lao động, hoặc những nhà có người đi làm ăn xa. Đa số họ đều làm các nghề dịch vụ. Dù chưa được tổ chức tốt, chưa được đào tạo hẳn hoi thì so sánh với những người đi làm công nhân lương từ 2 - 3 triệu đồng, làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, vẫn hơn rất nhiều. Điều đó khiến tôi về suy nghĩ mãi.
Trước đây, ở một số địa phương vùng ĐBSCL người ta rủ nhau đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, mình thực sự cảm thấy không vui. Nhưng rồi đến nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH, có truyền thống văn hóa rất tốt, chị em học hành tử tế lắm vẫn cứ rủ nhau đi. Hóa ra, sang bên kia gặp mới thấy cuộc sống của nhiều người tốt lắm. Các quốc gia có nhiều cô dâu nước ngoài đang áp dụng các chính sách để đảm bảo một quá trình hội nhập tốt nhất vì thế hệ tương lai của dân tộc họ. Trong khi đó, cơ hội của phụ nữ ở nông thôn quê nhà chưa phải ở đâu cũng ổn cả. Trong một thế giới toàn cầu hóa khi thị trường lao động chất lượng cao là thị trường tài nguyên có giá trị cao nhất và quí hiếm nhất thì nếu ta biết xây dựng một chiến lược khôn ngoan, biết tổ chức và đầu tư thì vấn đề mình tưởng chừng gánh nặng thực ra lại là sức mạnh và lợi thế của Việt Nam. Chính đấy là tiềm năng phát triển không chỉ là kinh tế mà là văn hóa, chính trị của dân tộc ta.
PV: Như vậy, rõ ràng đây không còn là câu chuyện của ngành nông nghiệp?
Đúng vậy! Phát triển một nền kinh tế dịch vụ khác với phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hay công nghiệp. Bắt đầu phải từ cải cách trong ngành giáo dục phổ thông. Với nền giáo dục phổ thông như hiện nay hiện nay chỉ có hỏng thôi. Muốn có một đội ngũ lao động dịch vụ tốt thì phải chấm dứt chuyện “học sinh ngồi nhầm lớp”, học lớp 4 lớp 5 mà đọc không thông viết không thạo. Phải cải tổ ngành y tế, muốn chấm dứt tình trạng bà con kéo nhau lên bệnh viện tuyến trên thì làm sao những yếu kém chuyên môn như kiểu tiêm chích mà tạo nên cảnh “teo cơ delta” của bao trẻ em nông thôn không bao giờ tái diễn. Đầu tư vào tài nguyên con người không phải là chi phí phúc lợi, càng không phải là hoạt động nhân đạo, đó là đầu tư để tạo động lực phát triển.
PV: Càng nghe ông nói thì càng thấy mông lung về câu chuyện tích tụ đất đai. Nếu cứ cái đà này, ông có thể tiên đoán đến khi nào chúng ta mới có thể giải quyết câu chuyện này?
Câu trả lời của tôi là rất buồn. “Cứ cái đà này”, nếu không giải quyết một cách dứt điểm thì đến một lúc nào đấy chúng ta không còn giải quyết được nữa. Nó là một cái bẫy, tôi gọi là “bẫy sản xuất nhỏ”. Bây giờ đất ở đô thị rất cao, nông thôn rất rẻ nên còn khả năng tích tụ được. Nếu anh cứ nhùng nhằng, thời gian cứ trôi đi thì đến một lúc, thị trường đất đai ở đô thị và nông thôn sẽ thông với nhau. Khi mà thị trường đã nối liền với nhau rồi thì ở nông thôn không ai người ta muốn bán đất nữa. Nền nông nghiệp sau khi lên đến đỉnh, nếu không đất tích tụ được thì sẽ đi xuống. Mất đi nước, lao động, sản xuất nông nghiệp sẽ bị bó chặt trong qui mô sản xuất nhỏ, không cơ giới hóa, thủy lợi hóa được, không có sản phẩm đồng bộ. Nông nghiệp mất khả năng cạnh tranh. Hệ quả của nó là gì? Là bắt đầu nhập khẩu nông sản, bắt đầu trợ cấp cho nông dân, bảo hộ nông nghiệp. Đấy là cái bẫy mà Hàn Quốc, Nhật Bản rơi vào rồi. Tất cả những nước có nền sản xuất nhỏ ở Châu Á đều có nguy cơ đi vào bẫy đó.
PV: Vậy, muốn giải giải quyết câu chuyện này phải ở tầm nào?
Phải là vấn đề toàn cục. Nếu nghe lời Nguyễn Trường Tộ, Việt Nam công nghiệp hóa từ thời Vua Tự Đức thì chắc chúng ta có cơ hội ấy. Tức là công nghiệp hóa xong rồi dịch vụ hóa, rồi đầu tư trở lại nông nghiệp. Còn bây giờ thế kỷ 21 rồi, lời giải ấy đã lỗi thời, không thể đi tuần tự như các nước đi trước nữa. Chúng ta phải đi bằng con đường khác.
Nông dân chiến thắng nhưng trả giá nặng nề
PV: Người nước ngoài thường có hai điều họ thán phục Việt Nam là đánh thắng ngoại xâm và không để dân đói sau chiến tranh. Vế thứ hai này, nói rộng ra là họ thán phục nền nông nghiệp và nông dân Việt Nam. Hơn 20 năm đổi mới, phải thừa nhận một điều, nông nghiệp đã có những thành tựu kì vĩ. Ngay cả thời điểm này, nông nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là cứu cánh cho cả nền kinh tế. Thế nhưng, theo ông người nông dân Việt đã được hưởng xứng đáng với thành tựu do chính mình làm ra chưa?
Không còn nghi ngờ gì nữa, người nông dân là những chiến sĩ xung kích đột phá mở ra cánh cửa thời kỳ đổi mới. Mỗi khi kinh tế chòng chành thì nông nghiệp, nông thôn, lại trở thành phao đỡ, cấp cứu cho cả đất nước chống lạm phát, cân bằng xuất nhập khẩu. Còn trong quá trình công nghiệp hóa thì nông nghiệp đóng góp lao động rẻ, tài nguyên dồi dào cho phát triển. Bước vào quá trình toàn cầu hóa, nông dân Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với tất cả đối thủ khác mà không có trợ cấp yểm trợ, không có bảo hộ bọc lót. Tay trần, chân đất đứng lên chống cự. Chỗ nào thua thì mất sân, chỗ nào thắng thì xông lên. Nhưng đại cục, mười mấy mặt hàng chúng ta đứng hàng tầm cỡ trên thế giới, chiến thắng.
Nhưng chiến thắng ấy phải trả giá rất nặng nề. Cái giá ấy thế nào? Thứ nhất, điều kiện sống và thu nhập của nông thôn so với thành thị quá chênh lệch. Trong nông thôn với nhau vẫn chênh lệch khá nhiều. Thu nhập của gia đình nông dân trung bình chỉ vừa đủ cho mức sống bình thường thôi, không có tích lũy, cũng có nghĩa là không được hưởng nhiều từ những thành tựu khoa học, văn hóa, kinh tế mà quá trình phát triển chung đem lại cho toàn xã hội tăng khá nhanh thời gian qua.
Thiệt thòi thứ hai là rủi ro. Trong khi cư dân ở đô thị được bảo hiểm tương đối đầy đủ. Về hưu, ốm đau có chữa bệnh, mất việc có trợ cấp…thì cư dân nông thôn hầu như không có gì, trừ gia đình chính sách, hộ nghèo. Bình thường thì không sao nhưng một khi sóng gió bất kỳ: ốm đau, mất mùa cũng chết mà con đỗ đại học cũng chết, … Không có sức đề kháng, không có bảo hiểm rủi ro, dễ tổn thương trước mọi biến động. Mà biến động thì ngày càng quyết liệt.
Thứ ba là cái đáng ngại nhất mà nhiều người không nhìn thấy. Đó là xét về cơ hội thì nông thôn có rất ít. Công nhân trong nhà máy có thang bậc nghề nghiệp để thăng tiến, người kinh doanh có triển vọng tích lũy để đổi nghề tốt hơn, viên chức có phẩm trật quản lý,… còn nông dân làm nông nghiệp thì loay hoay đổi cây nọ con kia nhưng khó có chỗ đứng trong xã hội hiện đại tương lai. Điều vô lý nhất là ai cũng sẵn sàng “hy sinh đời bố để củng cố đời con” nhưng trẻ em sinh ra ở nông thôn có bao nhiêu cơ hội để học hành tấn tới ? để tìm được một việc làm tốt trong tương lai như trẻ em ở đô thị ?
Ba cái “giá phải trả” đó làm công lao ngành nông nghiệp trở nên cực kỳ bất hợp lý.
Tôi là người tham vọng
PV: Nếu có một ước mơ về nông thôn, ông ước gì?
Ước mơ về nông thôn của tôi cực kỳ giản dị. Nó đã thực tế ở nhiều nơi trên thế giới rồi. Đấy là thu nhập, vị thế, cơ hội của người dân ở nông thôn không khác gì ở đô thị.
PV: Khi ông mới về Viện, có phát biểu: “Tôi về đây để thay đổi”. Vậy, xin hỏi, đến nay còn điều gì ông chưa thay đổi được?
Tôi là người tham vọng. Sau 5 năm, chúng tôi đã có chục tiến sĩ, vài ba chục thạc sĩ từ các nước về. Đội ngũ anh em viện tôi có 150 người, trang bị khá đầy đủ, nhiều anh em làm việc tận tình. Nhưng có nghĩa lý gì so với yêu cầu to lớn và chính đáng của 10 triệu hộ nông dân Việt Nam ? Với những câu hỏi khó mình vừa nói ở trên ? Chúng tôi làm được rất ít, không đáng kể cho nghiên cứu thị trường để người dân có hướng đầu tư về cây nọ, con kia. Về chính sách, chiến lược còn làm được rất hạn chế, rất ít mưu kế được người lãnh đạo đem dùng. Nghiên cứu về nông thôn chưa nhiều...
PV: Tức là ông vẫn còn “mắc nợ” người nông dân nhiều điều?
Tất cả chúng ta đều mắc nợ nông dân. Từ các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương đến từng cán bộ trong viện nghiên cứu… Chúng ta đều mắc nợ dân. Đến lúc này, nếu được, tôi vẫn cố vượt mọi trở ngại, làm một cơ quan nghiên cứu thực sự để trả được món nợ này.
PV: Nhiều người nói, thời trước có những người lãnh đạo sâu sát, lặn lội cùng dân và đã trở thành biểu tượng cao đẹp. Bây giờ hình ảnh đó vắng vẻ…
Tôi lại nghĩ khác. Tướng thời xưa phải cưỡi ngựa đi đầu, vung đao ra trận. Chiến tranh điện tử ngày nay thì bộ chỉ huy phải nằm ở hậu phương điều khiển vũ khí trên chiến trường. Không phải như thế là không sâu sát. Điều quan trọng nhất đối với người lãnh đạo trong cơ chế thị trường là đứng về phía ai ? Nếu anh đại diện cho cho quyền lợi người dân, tấm lòng hướng về người nông dân, thì vẫn làm tốt việc dân tại các bàn tiệc sang trọng giữa các hội nghị quốc tế. Còn dù có đội mũ cối ra đồng đốc thúc sản xuất nhưng bụng chỉ toan tính cho việc nhà mình, lo vun đắp quyền lợi cho tầng lớp giàu có, thì không phải là người dân cần, dân tin. Làm việc công phải tính đến lợi cho dân mới thực sự giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thế thì phải biết lắng nghe. Nếu để tai, mắt vào báo chí, lá thư, lời khiếu nại… để giải quyết, xử lý thì như thế đã phải với lòng mình rồi.
PV: Xin cám ơn ông!
TS Đặng Kim Sơn sinh năm 1954, quê Thái Bình. Ông được đánh giá là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, soạn thảo, tư vấn nhiều dự án, chương trình và chiến lược, chính sách liên quan tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện tại, ông là Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN - PTNT) |
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn