NGĂN CHẶN SỰ XUỐNG CẤP CỦA ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Hình ảnh tranh cướp lộc đầu xuân đang trở thành nỗi bất an của nhiều lễ hội hiện nay. Ảnh internet
Ngay lập tức, chỉ đạo của Phó Thủ tướng đã nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội, bởi đây không chỉ là thông điệp mang tính định hướng trong phát triển du lịch mà còn là ‘tối hậu thư” cho công tác quản lý văn hóa và nhất là chấn chỉnh những bất cập trong tổ chức lễ hội, đang được cho là khó kiểm soát hiện nay.
|
|
Chính vì vậy, thông điệp của Phó Thủ tướng đã bắt đúng bệnh của mùa lễ hội. Trước đó, trong cuộc làm việc tại Bộ Văn hóa ngày 14/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng, ông Mai Tiến Dũng khi đề cập đến công tác quản lý lễ hội trong đó có tình trạng công chức sử dụng xe công, ăn cắp giờ hành chính di lễ hội đã khẳng định "Nếu Bộ trưởng Văn hóa ngại thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng".
Công bằng mà nói, tính đến thời điểm hiện tại, những lộn xộn trong mùa lễ hội, dù được các cơ quan quản lý gọi đúng tên, bắt đúng bệnh nhưng vẫn chưa tìm ra được phương thuốc đặc trị. Ngay cả khi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: “Làm văn hóa là khó, người làm văn hóa bên cạnh nhiệt huyết cũng cần kiên trì, tỉ mỉ, vừa có lý trí, vừa có tình cảm. Song song với việc vận động, thuyết phục, làm gương thì cơ quan quản lý văn hóa cũng cần có thái độ rõ ràng, xử lý nghiêm khắc, công bằng, dứt khoát”. Thì những biến tướng của lễ hội, hành vi ăn cắp giờ hành chính, tham nhũng xe công phục vụ nhu cầu lễ hội vẫn sẽ rất khó kiểm soát.
Lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Trên thực tế, Đề án Quy hoạch tổng thể lễ hội giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 dù đã được trình Chính phủ trong năm 2014. Song đề án được đánh giá là chưa bám sát thực tiễn của lễ hội hiện nay. Bên cạnh đó, đây là lĩnh vực rộng, không chỉ liên quan đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mà còn nhiều bộ, ngành khác nên phải chờ lấy thêm ý kiến các bộ ngành liên quan để hoàn thiện hơn.
Chính sự chậm chễ trong chỉnh sửa, bổ sung đề án đã dẫn đến sự biến tướng của lễ hội. Gần đây đã xuất hiện tâm lý cuồng tín, cuồng hội và tình trạng thương mại hóa lễ hội. Sự cuồng tín không chỉ ở người dân bình thường mà cả ở những quan chức vốn được xem là công bộc của dân. Không ai cấm việc cũng lễ ở chùa chiền, miếu mạo, nhưng dùng tiền hối lộ thần linh, để mua quan bán chức lại là việc làm đi ngược thuần phong mỹ tục vốn có từ bao đời nay trong đời sống người Việt. Chính vì vậy, xiết lễ hội, trả lại sự linh thiêng nơi cửa thiền có lẽ không chỉ phó mặc cho Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch mà cần có sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị, xã hội và cộng đồng đang sở hữu lễ hội - những báu vật của vô giả của nhân loại.
Tại hội nghị, bên cạnh những rốt ruột về tình trạng trục lợi từ lễ hội, sự xuống cấp của đạo đức, Phó Thủ tướng cũng đã đề nghị cần phải lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng thông qua tuyên truyền quảng bá văn học nghệ thuật, Phó Thủ đề nghị Trung ương và bộ Văn hóa cần sớm tiến hàng đặt hàng đào tạo, đặt hàng tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị để các địa phương học tập làm theo, đặc biệt là đặt hàng đào tạo với những chuyên ngành hiếm, ít người theo học. Phải đẩy mạnh văn học - nghệ thuật, bởi đây là việc làm quan trọng, không chỉ góp phần giữ gìn di sản văn học - nghệ thuật của dân tộc, khôi phục các loại hình nghệ thuật truyền thống mà quan trọng là lan tỏa những điều tốt đẹp trong văn hóa, đẩy lùi suy thoái đạo đức trong xã hội.
Hiện mục tiêu của Bộ Văn hóa là ngăn chặn và làm sách mùa lễ hội 2018. Quyết tâm đã có nhưng thực hiện thế nào để không xảy ra những hành vi khơi dậy lòng ham tiền, ham địa vị xã hội của một bộ phận không nhỏ trong người dân thì hẳn không dễ. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, năm 2018 bộ sẽ tiếp tục tham mưu, ban hành, đề nghị ban hành các nghị định, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những lĩnh vực quản lý văn hóa, thể thao, du lịch. Theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ có hội nghị triển khai công tác chuẩn bị lễ hội 2018 để công tác quản lý đi vào chiều sâu, khắc phục tồn tại, hạn chế của năm cũ. Còn lĩnh vực nghệ thuật cũng sẽ có những kế hoạch triển khai cụ thể. Hy vọng rằng ngay thời điểm đầu năm này những quyết tâm của Bộ sẽ trở thành những hành động cụ thể, không né tránh để mùa lễ hội và phong tục trẩy hội đầu năm về với giá trị vốn có của nó.
Cả nước hiện có 7.966 lễ hội, với sáu loại hình trong đó 80% là lễ hội dân gian. Và số lễ hội này sẽ được quy hoạch thời gian tới. Trả lời câu hỏi, sau quy hoạch liệu có thêm, bớt số lượng hay không, bà Tuyết Mai, Trưởng phòng nếp sống văn hóa, Cục Văn hóa cho biết: “Mục đích của quy hoạch nêu rõ nhằm bảo tồn có chọn lọc, phát huy cao nhất giá trị di sản văn hóa của lễ hội, không gian diễn ra lễ hội, lập quy hoạch các vùng giúp địa phương phát huy giá trị di sản”.
Nguồn: Văn Nghệ