Tác phẩm chọn lọc

23/7
7:58 PM 2020

NHÀ VĂN HỮU ƯỚC VÀ CÂU CHUYỆN MỚI VỀ MỘT KẺ TỬ TÙ

VI VI- Sang tuổi 69, Hữu Ước không hề có khái niệm “ nghỉ hưu”. Sau khi người vợ tào khang ( Đại tá Nguyễn Thị Lý, 1957 - 2012) qua đời 8 năm, ông không cho mình 1 ngày nhàn rỗi, liên tục sáng tác tiểu thuyết, thơ, nhạc, tranh sơn dầu.

Nhà văn Hữu Ước đang vẽ

Nhà văn, Trung tướng Nguyễn Hữu Ước mãi mãi khiến tôi kính nể về sức sáng tạo đầy nhựa thanh xuân. Ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” năm 2008 bởi đã sáng lập, xây dựng và làm lớn mạnh hệ thống báo chí của lực lượng công an, khai sinh Truyền hình ANTV.

 Không chỉ đến mốc được tôn vinh ấy mà trước đó, sau này và trong suốt đời mình, Hữu Ước hằng sống với tư chất một anh hùng luôn tiên phong dấn thân vào những con đường mời, địa hạt khó, dám đối mặt mọi thử thách, can đảm vượt qua mọi bão tố, bản lĩnh sống và lao động.

Ông coi sự tận hiến, trí tuệ và sức lực cho sáng tác, công việc là ý nghĩa của kiếp người. Một lý tưởng cao cả lại được bộc bạch bằng quan niệm dung dị: “Tôi không cho mình ngơi nghỉ, làm việc mỗi ngày nhu người nông dân thì phải cần mẫn trên cánh đồng”. Sang tuổi 69, Hữu Ước không hề có khái niệm “ nghỉ hưu”. Sau khi người vợ tào khang ( Đại tá Nguyễn Thị Lý, 1957 - 2012) qua đời 8 năm, ông không cho mình 1 ngày nhàn rỗi, liên tục sáng tác tiểu thuyết, thơ, nhạc, tranh sơn dầu. Sau bộ tiểu thuyết đồ sộ Kiếp người 3 tập, ông lại hăm hở với các kịch bản sân khấu. Từ 30 năm nay, Hữu Ước đã là nhà biên kịch điện ảnh, tác giả sân khấu dều đặn có tác phẩm gây chú ý. Tại Liên hoan Sân khấu “Hình tượng Người chiến sĩ công an Nhân dân” lần IV đang diễn ra (16/7 – 2/8/2020) tại Hà Nội, Hữu Ước lập half-trick là tác giả nhiều vở diễn nhất. Tối 18/7 là vở chèo Tiếng chuông ( Nhà hát Chèo Hưng Yên, đạo diễn - NSƯT Lê Tuấn Cường); 9h sáng ngày 20/7 là vở Cơn lốc (Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ, đạo diễn - NSND Giang Mạnh Hà). Đáng chú ý hơn cả là vở kịch nói Nhật ký kẻ tử tù, sẽ công diễn lúc 20h ngày 24/7 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ ( Số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội). Đây là tác phẩm vừa viết mới tinh, hợp tác lần đầu với Trung tâm bảo tồn và phát triển Nghệ thuật Sân khấu ( Hội NS Sân khấu Việt Nam) do NSND Ngọc Thư lãnh đạo. Vốn là diễn viên, giám đốc Nhà hát Kịch quân đội, NSND Ngọc Thư đã mời các diễn viên của Nhà hát mà vợ chồng chị gắn bó cả đời nghệ thuật để làm nên vở diễn qua sự dàn dựng của đạo diễn, NSND Lê Hùng - người đã có nhiều hợp tác thành công với kịch quân đội. Hội tụ 11 diễn viên tham gia, sân khấu cuốn hút bời thiết kế của họa sĩ Đặng Minh Tuấn, âm nhạc Trịnh Công Sơn, vở diễn dài 90 phút là câu chuyện đương đại nơi biên giới phía bắc. Điểm đặc biệt là gia đình NSND Ngọc Thư tham gia vở diễn: NSƯT Lê Minh Tuấn vai Hoàng “nổ” - kẻ tử tù, NSND Nguyễn Ngọc Thư vai giám thị trại giam, Lê Minh Sơn - con trai của cặp nghệ sĩ Minh Tuấn – Ngọc Thư vai người tù câm, Hà Hoàng Hiệp (vai Nguyên), Nguyễn Hằng (vợ Nguyên), Quốc Tuấn (vai Diêm vương). Hoàng “nổ” bị tù và kết án tử hình do bị lừa mang hộ Heroin, nhưng hắn đã khai hết ra đường dây những kẻ buôn chất trắng chết người, cùng nhiều uẩn khúc. Với tư liệu dồi dào, kinh nghiệm của một người làm báo lão luyện, lừng lẫy của lực lượng Công an, nhà văn, tác giả Hữu Ước bằng vốn sống của một nhà báo đầy trải nghiệm đắt giá luôn tràn ngập những tình tiết, tình huống, lời thoại độc đáo, đắc địa được công chúng tán thưởng. Cần nhấn mạnh: Trong lịch sử của Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, không có ai bị tù hơn 3 năm oan ức mà vượt lên bi kịch để trờ thành một “ người tù vinh quang” nổi tiếng lâu bền, là cựu sinh viên duy nhất của Học viện Báo chí - Tuyên truyền được phong Anh hùng lao động.

Chịu nhiều nỗi buồn nhưng lại rất tự hào bởi giàu bạn bè nhờ sống tình nghĩa, hào sảng, nghĩa hiệp,chỉ biết đặt hiệu quả công việc lên trên lợi ích bản thân, không thù oán với kẻ phản bội, hãm hại mình. Đó là Hữu Ước - người thầy không niên khóa của tôi; người không bao giờ cho tôi câu trả lời chính xác ông viết lúc nào khi thường trực tấp nập bạn bè, sự kiện, những lời mời hẹn; người mà khiến tôi ngay cả lúc tuổi trẻ sung sức nhất cũng không viết, lao động bản thảo bằng một phần nửa của ông bây giờ. Sở hữu gia tài cô đơn, miệt mài những chuyến đi, miệt mài dịch chuyển từ Hà Nội sang công viên Ước - Sóc Sơn, nơi ông đang xây dựng Bảo tàng nghệ thuật lại về quê Phù Cừ - Hưng Yên với mẹ già 103 tuổi, thay phần của những người anh đã mất - khi chỉ còn Hữu Ước là con trai duy nhất, chưa khi nào tôi thấy ông tỏ ra buông xuôi, yếu đuối.

Nhà văn Hữu Ước vẫn sống và tận hiến bằng phẩm chất người lính dù hoàn cảnh nào. Tất cả làm nên sức quyến rũ và cuốn hút của con người - tác phẩm của ông.

 

Từ khóa
Chia sẻ

Tin khác

0 bình luận

Bình luận

Email sẽ không được công khai trên trang.
Điền đầy đủ các thông tin có *