VanVN.Net - Sinh năm 1981, Nguyễn Thị Thu Thủy chọn cho mình con đường đến với văn chương bằng một cuốn tiểu thuyết, hơn nữa lại là một cuốn tiểu thuyết tình báo chiến tranh. “Mảnh giấy bạc” ra đời trên “xương sống” từ cuốn hồi ký ngồn ngộn chất liệu của một nhà tình báo chuyên khai thác tài liệu, tin tức từ tù binh xâm lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ: Nhà tình báo Phan Mạc Lâm.
Bìa tiểu thuyết "Mảnh giấy bạc"
Nguyễn Thị Thu Thủy làm báo trước khi viết văn. Cuốn hồi ký tình báo đến với chị qua góc nhìn của một người làm báo. Có lẽ bởi thế mà lối văn của chị trong “Mảnh giấy bạc” lại chinh phục bạn đọc bằng cách hành văn tôn trọng tính trung thực để khắc họa đậm nét sự khốc liệt của chiến tranh.
Tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc” được hư cấu từ một nguyên mẫu có thật. Một nhà tình báo “sừng sỏ” có tiểng tại Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam). Đó là chàng trai xứ Nghệ: Đại tá Phan Mạc Lâm, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục 2 - người chuyên khai thác tài liệu, tin tức từ tù, hàng binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc” xoay quanh cuộc đấu trí cam go giữa lực lượng tình báo giữa ta và địch qua màn kịch xảo trá của kẻ thù. Nhân vật chính trong cuốn sách là chàng lính trẻ Mạc Lâm và cô y tá Mary Hương, người được giao nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân họ Mạc. Nhưng thật trớ trêu, Mạc Lâm công tác tại bộ phận khai thác xét hỏi tù hàng binh lấy thông tin cho bên ta trong khi Mary Hương chính là tình báo viên do quân Pháp cài vào hàng ngũ.
Bối cảnh câu chuyện chính là thời điểm cam go bậc nhất của cuộc chiến tranh giữa quân ta với đế quốc Mỹ khi địch mở rộng chiến tranh phá hoại đưa không quân ra bắn phá Miền Bắc XHCN hòng ngăn chặn công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Chính trong thời điểm ấy, Mạc Lâm và Mary Hương “chạm trán” nhau. Trong hoàn cảnh, máy bay Mỹ liên tiếp bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, đế quốc Mỹ lo lắng về những nguồn thông tin mà các phi công sẽ khai báo với quân ta sẽ phá vỡ những kế hoạch tấn công của chúng.
Chúng lồng lộn tìm cách tiếp cận với nguồn thông tin những phi công tù binh khai báo. Chính vì vậy, Mary Hương được tung vào hàng ngũ của chúng ta như “quân bài chiến lược” hòng tiếp cận bộ phận khai thác xét hỏi tù hàng binh thuộc Cục quân Báo quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể là nhà tình báo Mạc Lâm. Hai con người cũng với vai trò tình báo, chỉ khác rằng giữa mục đích phi nghĩa và chính nghĩa đã chạm trán nhau. Cuộc đấu trí giữ chân lí và tội ác là cuộc đấu trí căng thẳng và cam go. Thành công đầu tiên của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy là đã tạo ra được cái không khí cao go đến nín thở ấy trong mỗi trang tiểu thuyết của mình.
Qua cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”, Nguyễn Thị Thuy Thủy đã tái hiện được không chỉ chân dung của một người lính mà còn là quá trình hình thành lên một người lính tình báo. Người đọc có thể hình dung được quá trình lựa chọn, đào tạo một sỹ quan tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam qua mỗi trang sách. Phải trải qua biết bao nhiêu thử thách, thích nghi với mọi hoàn cảnh và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ không quản hiểm nguy là đức tính đầu tiên của người lính tình báo. Nhà văn đã xây dựng được nhân vật của mình, Đại tá Mạc Lâm trở thành một nhà tình báo thực thụ.
Điểm cốt lõi của tiểu thuyết tình báo là phải tạo được sự li kì, hồi hộp đến nín thở và những cách xử lí tình huống của nhân vật tạo cho người đọc cảm giác như chính họ đang tham gia vào hoạt động tình báo trong câu chuyện. Nhận thức được điều đó, Nguyễn Thị Thu Thủy đã tránh được “chủ nghĩa anh hùng cá nhân”, để nhân vật xử lí tình huống một cách tự nhiên, tạo kịch tính liên tiếp theo nhiều hướng thông tin nhưng luôn nhất quán với công tác tình báo. Những đoạn đấu trí, đấu lý của người chiến sĩ tình báo với tù binh Pháp và Mỹ thể hiện sự am hiểu nghiệp vụ tình báo và xử lí tình huống một cách sắc sảo của người viết. Trong chiến dịch “Điện biên phủ trên không”, quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay B52 qua lời kể của nhân chứng sống khiến cuốn tiểu thuyết trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhiều chuyện cơ mật trong “tổng hành dinh” của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được hé mở khiến người đọc thỏa mãn trí tò mò đến tuyệt đối.
Qua cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”, bạn đọc không khỏi ngạc nhiên bởi một nữ tác giả ngoài ba mươi tuổi lại có thể sưu tầm tài liệu, phác họa chân dung nhiều nhân vật lịch sử, những tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đậm nét đến như vậy. Những vị tướng như Văn Tiến Dũng, Phùng Thế Tài, Cao Pha… hiện lên một cách sinh động vừa hào hùng nhưng cũng vừa bình dị, gần gũi. Với những nguồn tư liệu lịch sử ăm ắp, những màn đấu trí mang đậm dấu ấn nghiệp vụ tình báo cùng lối viết tạo kịch tính dồn nén liên tiếp, Nguyễn Thị Thu Thủy đã mang đến cho bạn đọc một cuốn sách giàu ý nghĩa.
Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Thu Thủy đã khá táo bạo khi chọn lựa con đường tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tình báo chiến tranh để đến với văn chương. Có lẽ, chính bản tính cứng cỏi của một nhà báo đã là động lực để chị vững tin viết, tự tin cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”. Đó thực là một điều đáng trân trọng của một người viết trẻ.
VanVN.Net - Sinh năm 1981, Nguyễn Thị Thu Thủy chọn cho mình con đường đến với văn chương bằng một cuốn tiểu thuyết, hơn nữa lại là một cuốn tiểu thuyết tình báo chiến tranh. “Mảnh giấy bạc” ra đời trên “xương sống” từ cuốn hồi ký ngồn ngộn chất liệu của một nhà tình báo chuyên khai thác tài liệu, tin tức từ tù binh xâm lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ: Nhà tình báo Phan Mạc Lâm.
Bìa tiểu thuyết "Mảnh giấy bạc"
Nguyễn Thị Thu Thủy làm báo trước khi viết văn. Cuốn hồi ký tình báo đến với chị qua góc nhìn của một người làm báo. Có lẽ bởi thế mà lối văn của chị trong “Mảnh giấy bạc” lại chinh phục bạn đọc bằng cách hành văn tôn trọng tính trung thực để khắc họa đậm nét sự khốc liệt của chiến tranh.
Tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc” được hư cấu từ một nguyên mẫu có thật. Một nhà tình báo “sừng sỏ” có tiểng tại Tổng cục 2 (Tổng cục tình báo trực thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam). Đó là chàng trai xứ Nghệ: Đại tá Phan Mạc Lâm, nguyên Chánh văn phòng Tổng cục 2 - người chuyên khai thác tài liệu, tin tức từ tù, hàng binh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc” xoay quanh cuộc đấu trí cam go giữa lực lượng tình báo giữa ta và địch qua màn kịch xảo trá của kẻ thù. Nhân vật chính trong cuốn sách là chàng lính trẻ Mạc Lâm và cô y tá Mary Hương, người được giao nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân họ Mạc. Nhưng thật trớ trêu, Mạc Lâm công tác tại bộ phận khai thác xét hỏi tù hàng binh lấy thông tin cho bên ta trong khi Mary Hương chính là tình báo viên do quân Pháp cài vào hàng ngũ.
Bối cảnh câu chuyện chính là thời điểm cam go bậc nhất của cuộc chiến tranh giữa quân ta với đế quốc Mỹ khi địch mở rộng chiến tranh phá hoại đưa không quân ra bắn phá Miền Bắc XHCN hòng ngăn chặn công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc ta. Chính trong thời điểm ấy, Mạc Lâm và Mary Hương “chạm trán” nhau. Trong hoàn cảnh, máy bay Mỹ liên tiếp bị quân và dân miền Bắc bắn rơi, đế quốc Mỹ lo lắng về những nguồn thông tin mà các phi công sẽ khai báo với quân ta sẽ phá vỡ những kế hoạch tấn công của chúng.
Chúng lồng lộn tìm cách tiếp cận với nguồn thông tin những phi công tù binh khai báo. Chính vì vậy, Mary Hương được tung vào hàng ngũ của chúng ta như “quân bài chiến lược” hòng tiếp cận bộ phận khai thác xét hỏi tù hàng binh thuộc Cục quân Báo quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể là nhà tình báo Mạc Lâm. Hai con người cũng với vai trò tình báo, chỉ khác rằng giữa mục đích phi nghĩa và chính nghĩa đã chạm trán nhau. Cuộc đấu trí giữ chân lí và tội ác là cuộc đấu trí căng thẳng và cam go. Thành công đầu tiên của nữ nhà văn trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy là đã tạo ra được cái không khí cao go đến nín thở ấy trong mỗi trang tiểu thuyết của mình.
Qua cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”, Nguyễn Thị Thuy Thủy đã tái hiện được không chỉ chân dung của một người lính mà còn là quá trình hình thành lên một người lính tình báo. Người đọc có thể hình dung được quá trình lựa chọn, đào tạo một sỹ quan tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam qua mỗi trang sách. Phải trải qua biết bao nhiêu thử thách, thích nghi với mọi hoàn cảnh và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ không quản hiểm nguy là đức tính đầu tiên của người lính tình báo. Nhà văn đã xây dựng được nhân vật của mình, Đại tá Mạc Lâm trở thành một nhà tình báo thực thụ.
Điểm cốt lõi của tiểu thuyết tình báo là phải tạo được sự li kì, hồi hộp đến nín thở và những cách xử lí tình huống của nhân vật tạo cho người đọc cảm giác như chính họ đang tham gia vào hoạt động tình báo trong câu chuyện. Nhận thức được điều đó, Nguyễn Thị Thu Thủy đã tránh được “chủ nghĩa anh hùng cá nhân”, để nhân vật xử lí tình huống một cách tự nhiên, tạo kịch tính liên tiếp theo nhiều hướng thông tin nhưng luôn nhất quán với công tác tình báo. Những đoạn đấu trí, đấu lý của người chiến sĩ tình báo với tù binh Pháp và Mỹ thể hiện sự am hiểu nghiệp vụ tình báo và xử lí tình huống một cách sắc sảo của người viết. Trong chiến dịch “Điện biên phủ trên không”, quân và dân Hà Nội bắn rơi chiếc máy bay B52 qua lời kể của nhân chứng sống khiến cuốn tiểu thuyết trở nên sinh động, hấp dẫn. Nhiều chuyện cơ mật trong “tổng hành dinh” của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng được hé mở khiến người đọc thỏa mãn trí tò mò đến tuyệt đối.
Qua cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”, bạn đọc không khỏi ngạc nhiên bởi một nữ tác giả ngoài ba mươi tuổi lại có thể sưu tầm tài liệu, phác họa chân dung nhiều nhân vật lịch sử, những tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đậm nét đến như vậy. Những vị tướng như Văn Tiến Dũng, Phùng Thế Tài, Cao Pha… hiện lên một cách sinh động vừa hào hùng nhưng cũng vừa bình dị, gần gũi. Với những nguồn tư liệu lịch sử ăm ắp, những màn đấu trí mang đậm dấu ấn nghiệp vụ tình báo cùng lối viết tạo kịch tính dồn nén liên tiếp, Nguyễn Thị Thu Thủy đã mang đến cho bạn đọc một cuốn sách giàu ý nghĩa.
Ở tuổi 30, Nguyễn Thị Thu Thủy đã khá táo bạo khi chọn lựa con đường tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết tình báo chiến tranh để đến với văn chương. Có lẽ, chính bản tính cứng cỏi của một nhà báo đã là động lực để chị vững tin viết, tự tin cho ra đời cuốn tiểu thuyết “Mảnh giấy bạc”. Đó thực là một điều đáng trân trọng của một người viết trẻ.
VanVN.Net – Sáng nay, 11/1/2012, tại Hội trường 19A Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ quân đội đã tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 55 năm ngày ra số đầu tiên và Lễ trao giải ...
VanVN.Net - TS Đặng Kim Sơn là người sắc sảo, cá tính. Ông từng nói ông có “50% người ưa, 50% kẻ ghét”. Nhưng những quan điểm của ông trong cuộc trò chuyện này, tin rằng sẽ có nhiều hơn “50% ...
VanVN.Net – Nhân dịp xuân Nhâm Thìn 2012, dịch giả Lê Bá Thự muốn gửi tặng độc giả VanVN.Net chùm truyện cười, góp thêm niềm ui vào không khí Tết đang tràn về mỗi ngôi nhà, thay lời chúc một năm ...
VanVN.Net - Ngôn từ thơ với độ chuẩn xác cao, chọn lọc kĩ nhằm tiếp cận và thể hiện chính xác hiện thực - Lê Hưng Tiến từ chối đòi hỏi đó. Diễn tiến câu chuyện một trường ca có lớp ...
VanVN.Net – Sáng nay, 19/1/2012 (tức 26 tháng Chạp năm Tân Mão), đại diện Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, Chánh văn phòng Hội NVVN đến thăm và chúc tết Trung đoàn Thủ đô, Trung đoàn kết ...
VanVN.Net - Vì sao thơ Pháp được dịch nhiều ở Nhật Bản? Vì khi bắt đầu hiện đại hóa văn học Nhật Bản, nước Pháp và văn học Pháp là giấc mơ của các họa sĩ, nhà thơ, trí thức Nhật ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn