VanVN.Net - Cuốn tiểu thuyết hơn sáu trăm trang của một nhà văn nữ Nam bộ viết về những biến động dữ dội trong sự thay đổi triều đại Lý - Trần ở Thăng Long và vùng đất Bắc.
Cầm cuốn sách trên tay, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng là trong số sáng tác như hoa xuân nở rộ của các nhà văn, nhà thơ Nam bộ, trong đó có những cuốn tiểu thuyết dày dặn của Trầm Hương, Bích Ngân, Lê Thành Chơn... ở Sài Gòn thì Mệnh đế vương của Trương Thị Thanh Hiền ở Long Xuyên làm nhiều người trong Hội thảo văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long rất chú ý. Lâu nay, tôi có “theo dõi” và để ý đến “nội lực” của cây bút này qua một số truyện ngắn, nay lại thêm lời “dọa” của Ngô Khắc Tài: “Anh không đọc cuốn này, anh sẽ ân hận!” Nhưng lướt qua vài chục trang sách, tôi cảm thấy lo. Lo là tác giả Nam bộ lại viết về Thăng Long... gần ngàn năm trước. Lo vì tôi đã đọc Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, “nhà văn Thăng Long”, viết rất hay, cả Tám triều vua Lý nữa... Cô gái Nam bộ này “uống mật gấu chăng”...? Nhưng càng đọc, nỗi lo của tôi càng tan theo sự hấp dẫn của cuốn sách, vì đây là tiểu thuyết, khác với tiểu thuyết lịch sử. Thỉnh thoảng tôi lại tức cười vì người Thăng Long lâu lâu lại đệm những từ hoặc thành ngữ chỉ có dân Nam bộ mới hay dùng như nghen (nhé), chạy có cờ..., hoặc lỗi chính tả do quen phát âm Nam bộ... Tôi nghĩ cũng chẳng sao, có khi lại giúp người đọc cảm thấy gần gũi nhau hơn, chẳng phải người Bắc vào Nam hay người Nam ra Bắc vẫn nương theo cách nói của nhau để thêm gần gũi? Vả lại, nói cho chặt chẽ, người biên tập có thể dễ dàng sửa lại những lỗi này.
Bìa cuốn tiểu thuyết "Mệnh đế vương"
Khác với tiểu thuyết lịch sử thường bám sát tiến trình lịch sử qua những nhân vật và sự kiện mang tầm vóc lịch sử, tiểu thuyết Mệnh đế vương triển khai theo ý tưởng chủ đề tiểu thuyết, tuy vẫn tôn trọng gần như hoàn toàn các sự kiện và nhân vật lịch sử được chính sử ghi nhận. Như việc Lý Chiêu Hoàng lên ngôi rồi truyền ngôi cho Trần Cảnh, việc phế Chiêu Hoàng lập Thuận Thiên làm hoàng hậu, việc các loạn đảng nổi dậy định khôi phục nhà Lý, việc Trần Thái Tông bỏ kinh thành lên Yên Tử, việc quân Thát Đát chiếm Thăng Long lần thứ nhất sau trận Bình Lệ Nguyên, việc gả Chiêu Hoàng cho Lê Tần, v.v... Nếu đọc truyện theo dòng lịch sử thì có thể nghĩ bố cục Mệnh đế vương hơi bị rối, các sự kiện sau trước chưa mạch lạc lắm, có khi vừa nhắc đến đã bị lướt qua... Nhưng nếu đọc theo con mắt đọc “tiểu thuyết” thì thấy truyện triển khai khá hấp dẫn, tuy các chương chưa được chia theo ý đồ từng đoạn. Cuốn sách hơn 600 trang chia thành mười chương, mỗi chương hơn 60 trang, nên phải chia thêm ba, bốn đoạn nữa, người đọc khó nắm bắt ngay ý đồ tác giả định triển khai... Nhưng phải chăng viết văn là “mã hóa” ý tưởng và đọc văn là “giải mã” ý tưởng nên mới có chuyện tri kỷ tri âm?
Mở đầu tiểu thuyết là chương viết về một công chúa “cuối cùng” của triều Lý, công chúa Chu Vũ, đầy bản lĩnh và cũng đầy lòng thù hận, thù hận ngất trời, trang bị vũ khí cho thái ấp mình, mong làm “đảo chinh”. Nàng có gia nô là Phạm Đức Việt, con người quả cảm, tài trí, tuyệt đối trung thành với chủ. Đường dây chủ đề tiểu thuyết là đây chăng? Nhưng nó lại lặn đi với những đoạn tiếp theo về dòng họ Trần, sự về kinh của nàng Ngừ - Trần Thị Dung và sự lên ngôi gấp gáp của Chiêu Hoàng rồi Trần Cảnh... dài ngót 80 trang sách. Chương hai viết về những nhân vật họ Trần: Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, Trần Liễu, Trần Cảnh và một nhân vật khá lạ và hay là Trần Ngọc Mai... và chuyện “chuyển giao quyền lực”. Một chủ đề nữa chăng? Chủ đề này thì có gì mới? Hơn 600 trang sách, hai chủ đề này lặp đi lặp lại, đan quyện, xoắn xuýt nhau. Xen với những truyện theo hai chủ đề đó là những đoạn mô tả khá tỉ mỉ những tục lệ, những vùng đất xưa, cả chuyện về Phật học, y học cổ truyền, chứng tỏ tác giả đã dày công nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc nhưng có lúc chưa vận dụng thật nhuần nhuyễn vào thủ pháp tiểu thuyết nên có thể làm mạch truyện bị phân tán. Thật ra thì trong một số đoạn, tác giả đã vận dụng tư liệu lịch sử văn hóa này đầy chất “tiểu thuyết” như đoạn lễ hội mo cau, tôi sẽ nói sau... Tôi tự bảo: phải thông cảm cho người đầu tiên viết tiểu thuyết, mà tiểu thuyết dài và khó như vầy. Bù lại, sự hấp dẫn của tiểu thuyết cứ lôi kéo người đọc.
Theo đường dây của chủ đề “oán hận, báo thù”, người đọc có thể xâu chuỗi lại câu chuyện: Mưu mô của công chúa Chu Vũ bị Trần Thủ Độ phát hiện. Ông kéo quân về Quắc Hương tàn sát “nghịch đảng”. hai đứa con mới lên mười lên tám của Phạm Đức Việt là Đức Khuê và Gia Tú chứng kiến cái chết lẫm liệt của công chúa Chu Vũ, Khuê run sợ, nhưng cô bé Gia Tú rút chiếc đoản đao gia truyền lao ra đâm Trần Thủ Độ và bị bắt làm gia nô. Con hổ nhỏ Gia Tú lớn lên trong nhà họ Trần, với lòng thù hận chảy bỏng trong ánh mắt. Nó đã ở sát bên cạnh Trần Thị Dung, chực rút đoản đao đâm chết bà, nhưng thấy bà tận tụy, xả thân “sơ tán” dân chúng cả thành Thăng Long chống giặc Thát nên mềm lòng, bỏ lỡ cơ hội. Rồi Gia Tú tìm cách kết thân với Nguyễn Phước Hậu, chỉ huy quân hộ vệ Trần Thủ Độ, để mượn tay Hậu giết Trần Thủ Độ. Nàng cũng kết với Lưu Hòa, “phó tướng” của Hậu với mục đích đó. Nàng lại thúc đẩy Đức Khuê, anh trai mình đang có cuộc sống mới, vợ con yên ổn, vào cuộc rửa hận. Kết quả là Khuê bị băm thây, gia đình tan nát, Hậu bị bắt hành hình, cơ sở làm ăn của cha Lưu Hòa bị đốt tan, cha thành người mất trí. Nhưng lửa hận thù của Gia Tú vẫn không tắt. Cuối cùng, trong lễ hội mo cau, khi quyền lực họ Trần đã củng cố vững chắc, triều Trần đã làm được những việc lớn như chống ngoại xâm, mang cuộc sống an bình cho dân, nàng vẫn tìm cách bỏ thuốc độc vào rượu mong giết chết Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ. Nhưng mệnh trời đã định, hai người thoát chết và nàng đã dành chén rượu độc cuối cùng cho mình. Nàng còn đủ sức lê về thuyền với Lưu Hòa, người vì yêu nàng mà đi theo “nghịch đảng” nhưng vẫn luôn khuyên nàng nên theo mệnh trời mà xóa bỏ hận thù...
Trong đường dây này, có những chương đoạn, những nhân vật được viết rất hay. Như chương lễ hội mo cau, ở đây, thông qua nội tâm giằng xé của nhân vật, tác giả miêu tả lễ hội như một lễ hội hóa trang, đầy màu sắc với đèn đuốc, xiêm y, mặt nạ... đậm chất văn chương và điện ảnh. Nếu lễ hội mo cau là một lễ hội có thật thì công sưu tầm tư liệu của tác giả thật đáng quí, nếu là lễ hội “hư cấu” thì cảm hứng văn chương của nhà văn cũng rất đáng ghi nhận. Tả lễ hội, tình huống đầu độc căng thẳng, tình tiết luôn biến đổi ngược chiều thông qua nội tâm nhân vật là cách viết đậm chất tiểu thuyết. Còn một số cảnh nữa, như cảnh Gia Tú mang tang phục người vợ đi xem hành hình Phước Hậu cũng rất “tiểu thuyết”, tiếc là chưa được khai thác sâu... Về nhân vật thì có thêm Ngọc Mai, con gái họ Trần, nhưng lại tiếp tay cho “nghịch đảng” vì không chịu nổi những thủ đoạn trái luân thường đạo lý của Trần Thủ Độ dù những thủ đoạn đó củng cố quyền lực nhà Trần để tránh bạo loạn, đưa đất nước thoát nạn ngoại xâm và dần vào ổn định...
Theo đường dây của chủ đề “củng cố quyền lực”, các nhân vật được miêu tả diễn biến nội tâm khá sâu sắc, nội tâm hết sức phức tạp, giằng xé nhiều chiều, nhất là hai nhân vật Lý Chiêu Hoàng và Trân Cảnh, những nhân vật đứng ở đỉnh điểm của vô vàn mâu thuẫn, giữa sư mất còn của một dòng họ, một ngai vàng, một dân tộc, một cá nhân với tư cách là một con người. Với Chiêu Hoàng thì Nhường ngôi đã vậy lại nhường chồng, đau đớn biết chừng nào, từ hoàng đế xuống làm hoàng hậu, rồi bị gả cho “thường dân”, nhục biết chừng nào. Nhân vật Lý Chiêu Hoàng hiện diện qua suốt cuốn sách, kể cả việc tham gia đứng đầu “nghịch đảng” nhưng bộc lộ rõ nhất ở chương chín. Chương này tác giả viết về Trần Cảnh, Trần Thị Dung và Lý Chiêu Hoàng, một chương đầy cảm hứng nhân văn. Khác với chương tám đầy màu sắc với lễ hội mo cau, chương này xoáy sâu vào nội tâm nhân vật. Trần Cảnh cũng biết gả Chiêu Hoàng cho Lê Tần là làm nàng cảm thấy đớn đau, nhục nhã hơn là cho nàng đi tu. Nhưng trên hết là đưa nàng trở lại “nhân sinh” với một người anh hùng cứu quốc hiểu thấu lẽ đời, lẽ người như Lê Phụ Trần (Lê Tần), chắc nàng sẽ tìm lại được hạnh phúc “đời thường” với con người ấy, chấm dứt mọi mưu đồ khôi phục triều đại đã đi vào dĩ vãng một cách rất... người. Trần Thị Dung mẹ ruột của Chiêu Hoàng đã hy sinh con gái mình vì đại cuộc cũng cất được phần nào gánh nặng tội lỗi với đứa con gái mình rứt ruột đẻ ra. Cảnh Chiêu Hoàng và Trần Cảnh soi chung trong chiếc gương Uyên Ương trước lúc biệt ly lần cuối cũng đầy xúc cảm... Đọc chương này, tôi không khỏi liên tưởng đến chương Mông-ta-ne-li bị vỡ tim mà chết sau khi bán đứng con mình cho kẻ thù xử bắn trong một chương hết sức ấn tượng trước đó của tiểu thuyết Ruồi Trâu. Tất nhiên, tay nghề của nữ nhà văn Ê-ten Li-li-an Vôi-ních đã vào bậc “kinh điển”, Mệnh đế vương không thể so sánh, nhưng chất liệu tiểu thuyết trong tâm trạng xé nát trái tim nhiều người của Việt sử này thì không hề thua kém để nhà văn ta khai thác... Và Trương Thị Thanh Hiền không phải là người đầu tiên khai thác chất liệu này trong văn chương nghệ thuật...
Về phần Trần Cảnh, tính cách nhân vật này phát triển dần theo chiều dài năm tháng, từ chỗ là cậu bé con Vẫy nước đùa nhau thành sóng cả, dần lộ rõ là một con người đầy lòng nhân, lấy thân che cho anh nổi loạn vì bị mình cướp vợ trước lưỡi gươm của Thái sư Thượng phụ, bỏ ngai vàng lên núi trước ý muốn củng cố quyền lực bất chấp đạo lý luân thường... Trong sách có cảnh luận tội, luận công sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ nhất, vua hỏi: Còn trẫm có tội gì? Và tự nhận mình có tội không nghe lời Lê Tần, liều lĩnh xua quân đón giặc để đến nỗi nhiều tướng sĩ phải bỏ mạng trong trận Bình Lệ Nguyên, đất nước suýt rơi vào tay giặc... Một con người như vậy đã làm rõ cái đức lớn: giành quyền lực bằng bạo lực, thủ đoạn, có khi hết sức tàn bạo, là chuyện muôn khó... nhưng giữ được quyền lực chỉ có lòng nhân, lấy ý nguyện muôn dân làm của mình, chăm lo cho dân, biết nghe lời phải vì dân vì nước, biết yêu thương dân, trong đó có người đã từng yêu thương gắn bó với mình...
Gấp cuốn sách lại, tôi tự hỏi: Cái gì đã thúc đẩy nhà văn nữ của một tỉnh Nam bộ có thể gọi là biên thùy bỏ công sức tâm huyết để viết tiểu thuyết về đề tài ở Thăng Long ngót ngàn năm trước? Sự hấp dẫn của chất liệu thì rõ rồi. Nhưng... ở vùng đất mấy trăm năm chịu ơn khai phá của chúa Nguyễn (thường được coi là không chính thống) và nhất là nơi đã đổ biết bao xương trắng máu đào để “chuyển quyền lực”, với bao hận thù sâu sắc của bao triệu người dường như còn gần gũi lắm thì sự nhận chân xu thế “trời định”, cởi bỏ hận thù, thương dân thương nước, hiểu thấu lòng dân, biết nghe lời phải vì đất nước an bình và hưng thịnh chẳng phải là đông lực cao cả để ai yêu đất nước dâng hiến cả tài năng và tâm huyết của mình hay sao?
VanVN.Net - Cuốn tiểu thuyết hơn sáu trăm trang của một nhà văn nữ Nam bộ viết về những biến động dữ dội trong sự thay đổi triều đại Lý - Trần ở Thăng Long và vùng đất Bắc.
Cầm cuốn sách trên tay, tôi vừa mừng vừa lo. Mừng là trong số sáng tác như hoa xuân nở rộ của các nhà văn, nhà thơ Nam bộ, trong đó có những cuốn tiểu thuyết dày dặn của Trầm Hương, Bích Ngân, Lê Thành Chơn... ở Sài Gòn thì Mệnh đế vương của Trương Thị Thanh Hiền ở Long Xuyên làm nhiều người trong Hội thảo văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long rất chú ý. Lâu nay, tôi có “theo dõi” và để ý đến “nội lực” của cây bút này qua một số truyện ngắn, nay lại thêm lời “dọa” của Ngô Khắc Tài: “Anh không đọc cuốn này, anh sẽ ân hận!” Nhưng lướt qua vài chục trang sách, tôi cảm thấy lo. Lo là tác giả Nam bộ lại viết về Thăng Long... gần ngàn năm trước. Lo vì tôi đã đọc Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, “nhà văn Thăng Long”, viết rất hay, cả Tám triều vua Lý nữa... Cô gái Nam bộ này “uống mật gấu chăng”...? Nhưng càng đọc, nỗi lo của tôi càng tan theo sự hấp dẫn của cuốn sách, vì đây là tiểu thuyết, khác với tiểu thuyết lịch sử. Thỉnh thoảng tôi lại tức cười vì người Thăng Long lâu lâu lại đệm những từ hoặc thành ngữ chỉ có dân Nam bộ mới hay dùng như nghen (nhé), chạy có cờ..., hoặc lỗi chính tả do quen phát âm Nam bộ... Tôi nghĩ cũng chẳng sao, có khi lại giúp người đọc cảm thấy gần gũi nhau hơn, chẳng phải người Bắc vào Nam hay người Nam ra Bắc vẫn nương theo cách nói của nhau để thêm gần gũi? Vả lại, nói cho chặt chẽ, người biên tập có thể dễ dàng sửa lại những lỗi này.
Bìa cuốn tiểu thuyết "Mệnh đế vương"
Khác với tiểu thuyết lịch sử thường bám sát tiến trình lịch sử qua những nhân vật và sự kiện mang tầm vóc lịch sử, tiểu thuyết Mệnh đế vương triển khai theo ý tưởng chủ đề tiểu thuyết, tuy vẫn tôn trọng gần như hoàn toàn các sự kiện và nhân vật lịch sử được chính sử ghi nhận. Như việc Lý Chiêu Hoàng lên ngôi rồi truyền ngôi cho Trần Cảnh, việc phế Chiêu Hoàng lập Thuận Thiên làm hoàng hậu, việc các loạn đảng nổi dậy định khôi phục nhà Lý, việc Trần Thái Tông bỏ kinh thành lên Yên Tử, việc quân Thát Đát chiếm Thăng Long lần thứ nhất sau trận Bình Lệ Nguyên, việc gả Chiêu Hoàng cho Lê Tần, v.v... Nếu đọc truyện theo dòng lịch sử thì có thể nghĩ bố cục Mệnh đế vương hơi bị rối, các sự kiện sau trước chưa mạch lạc lắm, có khi vừa nhắc đến đã bị lướt qua... Nhưng nếu đọc theo con mắt đọc “tiểu thuyết” thì thấy truyện triển khai khá hấp dẫn, tuy các chương chưa được chia theo ý đồ từng đoạn. Cuốn sách hơn 600 trang chia thành mười chương, mỗi chương hơn 60 trang, nên phải chia thêm ba, bốn đoạn nữa, người đọc khó nắm bắt ngay ý đồ tác giả định triển khai... Nhưng phải chăng viết văn là “mã hóa” ý tưởng và đọc văn là “giải mã” ý tưởng nên mới có chuyện tri kỷ tri âm?
Mở đầu tiểu thuyết là chương viết về một công chúa “cuối cùng” của triều Lý, công chúa Chu Vũ, đầy bản lĩnh và cũng đầy lòng thù hận, thù hận ngất trời, trang bị vũ khí cho thái ấp mình, mong làm “đảo chinh”. Nàng có gia nô là Phạm Đức Việt, con người quả cảm, tài trí, tuyệt đối trung thành với chủ. Đường dây chủ đề tiểu thuyết là đây chăng? Nhưng nó lại lặn đi với những đoạn tiếp theo về dòng họ Trần, sự về kinh của nàng Ngừ - Trần Thị Dung và sự lên ngôi gấp gáp của Chiêu Hoàng rồi Trần Cảnh... dài ngót 80 trang sách. Chương hai viết về những nhân vật họ Trần: Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, Trần Liễu, Trần Cảnh và một nhân vật khá lạ và hay là Trần Ngọc Mai... và chuyện “chuyển giao quyền lực”. Một chủ đề nữa chăng? Chủ đề này thì có gì mới? Hơn 600 trang sách, hai chủ đề này lặp đi lặp lại, đan quyện, xoắn xuýt nhau. Xen với những truyện theo hai chủ đề đó là những đoạn mô tả khá tỉ mỉ những tục lệ, những vùng đất xưa, cả chuyện về Phật học, y học cổ truyền, chứng tỏ tác giả đã dày công nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc nhưng có lúc chưa vận dụng thật nhuần nhuyễn vào thủ pháp tiểu thuyết nên có thể làm mạch truyện bị phân tán. Thật ra thì trong một số đoạn, tác giả đã vận dụng tư liệu lịch sử văn hóa này đầy chất “tiểu thuyết” như đoạn lễ hội mo cau, tôi sẽ nói sau... Tôi tự bảo: phải thông cảm cho người đầu tiên viết tiểu thuyết, mà tiểu thuyết dài và khó như vầy. Bù lại, sự hấp dẫn của tiểu thuyết cứ lôi kéo người đọc.
Theo đường dây của chủ đề “oán hận, báo thù”, người đọc có thể xâu chuỗi lại câu chuyện: Mưu mô của công chúa Chu Vũ bị Trần Thủ Độ phát hiện. Ông kéo quân về Quắc Hương tàn sát “nghịch đảng”. hai đứa con mới lên mười lên tám của Phạm Đức Việt là Đức Khuê và Gia Tú chứng kiến cái chết lẫm liệt của công chúa Chu Vũ, Khuê run sợ, nhưng cô bé Gia Tú rút chiếc đoản đao gia truyền lao ra đâm Trần Thủ Độ và bị bắt làm gia nô. Con hổ nhỏ Gia Tú lớn lên trong nhà họ Trần, với lòng thù hận chảy bỏng trong ánh mắt. Nó đã ở sát bên cạnh Trần Thị Dung, chực rút đoản đao đâm chết bà, nhưng thấy bà tận tụy, xả thân “sơ tán” dân chúng cả thành Thăng Long chống giặc Thát nên mềm lòng, bỏ lỡ cơ hội. Rồi Gia Tú tìm cách kết thân với Nguyễn Phước Hậu, chỉ huy quân hộ vệ Trần Thủ Độ, để mượn tay Hậu giết Trần Thủ Độ. Nàng cũng kết với Lưu Hòa, “phó tướng” của Hậu với mục đích đó. Nàng lại thúc đẩy Đức Khuê, anh trai mình đang có cuộc sống mới, vợ con yên ổn, vào cuộc rửa hận. Kết quả là Khuê bị băm thây, gia đình tan nát, Hậu bị bắt hành hình, cơ sở làm ăn của cha Lưu Hòa bị đốt tan, cha thành người mất trí. Nhưng lửa hận thù của Gia Tú vẫn không tắt. Cuối cùng, trong lễ hội mo cau, khi quyền lực họ Trần đã củng cố vững chắc, triều Trần đã làm được những việc lớn như chống ngoại xâm, mang cuộc sống an bình cho dân, nàng vẫn tìm cách bỏ thuốc độc vào rượu mong giết chết Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ. Nhưng mệnh trời đã định, hai người thoát chết và nàng đã dành chén rượu độc cuối cùng cho mình. Nàng còn đủ sức lê về thuyền với Lưu Hòa, người vì yêu nàng mà đi theo “nghịch đảng” nhưng vẫn luôn khuyên nàng nên theo mệnh trời mà xóa bỏ hận thù...
Trong đường dây này, có những chương đoạn, những nhân vật được viết rất hay. Như chương lễ hội mo cau, ở đây, thông qua nội tâm giằng xé của nhân vật, tác giả miêu tả lễ hội như một lễ hội hóa trang, đầy màu sắc với đèn đuốc, xiêm y, mặt nạ... đậm chất văn chương và điện ảnh. Nếu lễ hội mo cau là một lễ hội có thật thì công sưu tầm tư liệu của tác giả thật đáng quí, nếu là lễ hội “hư cấu” thì cảm hứng văn chương của nhà văn cũng rất đáng ghi nhận. Tả lễ hội, tình huống đầu độc căng thẳng, tình tiết luôn biến đổi ngược chiều thông qua nội tâm nhân vật là cách viết đậm chất tiểu thuyết. Còn một số cảnh nữa, như cảnh Gia Tú mang tang phục người vợ đi xem hành hình Phước Hậu cũng rất “tiểu thuyết”, tiếc là chưa được khai thác sâu... Về nhân vật thì có thêm Ngọc Mai, con gái họ Trần, nhưng lại tiếp tay cho “nghịch đảng” vì không chịu nổi những thủ đoạn trái luân thường đạo lý của Trần Thủ Độ dù những thủ đoạn đó củng cố quyền lực nhà Trần để tránh bạo loạn, đưa đất nước thoát nạn ngoại xâm và dần vào ổn định...
Theo đường dây của chủ đề “củng cố quyền lực”, các nhân vật được miêu tả diễn biến nội tâm khá sâu sắc, nội tâm hết sức phức tạp, giằng xé nhiều chiều, nhất là hai nhân vật Lý Chiêu Hoàng và Trân Cảnh, những nhân vật đứng ở đỉnh điểm của vô vàn mâu thuẫn, giữa sư mất còn của một dòng họ, một ngai vàng, một dân tộc, một cá nhân với tư cách là một con người. Với Chiêu Hoàng thì Nhường ngôi đã vậy lại nhường chồng, đau đớn biết chừng nào, từ hoàng đế xuống làm hoàng hậu, rồi bị gả cho “thường dân”, nhục biết chừng nào. Nhân vật Lý Chiêu Hoàng hiện diện qua suốt cuốn sách, kể cả việc tham gia đứng đầu “nghịch đảng” nhưng bộc lộ rõ nhất ở chương chín. Chương này tác giả viết về Trần Cảnh, Trần Thị Dung và Lý Chiêu Hoàng, một chương đầy cảm hứng nhân văn. Khác với chương tám đầy màu sắc với lễ hội mo cau, chương này xoáy sâu vào nội tâm nhân vật. Trần Cảnh cũng biết gả Chiêu Hoàng cho Lê Tần là làm nàng cảm thấy đớn đau, nhục nhã hơn là cho nàng đi tu. Nhưng trên hết là đưa nàng trở lại “nhân sinh” với một người anh hùng cứu quốc hiểu thấu lẽ đời, lẽ người như Lê Phụ Trần (Lê Tần), chắc nàng sẽ tìm lại được hạnh phúc “đời thường” với con người ấy, chấm dứt mọi mưu đồ khôi phục triều đại đã đi vào dĩ vãng một cách rất... người. Trần Thị Dung mẹ ruột của Chiêu Hoàng đã hy sinh con gái mình vì đại cuộc cũng cất được phần nào gánh nặng tội lỗi với đứa con gái mình rứt ruột đẻ ra. Cảnh Chiêu Hoàng và Trần Cảnh soi chung trong chiếc gương Uyên Ương trước lúc biệt ly lần cuối cũng đầy xúc cảm... Đọc chương này, tôi không khỏi liên tưởng đến chương Mông-ta-ne-li bị vỡ tim mà chết sau khi bán đứng con mình cho kẻ thù xử bắn trong một chương hết sức ấn tượng trước đó của tiểu thuyết Ruồi Trâu. Tất nhiên, tay nghề của nữ nhà văn Ê-ten Li-li-an Vôi-ních đã vào bậc “kinh điển”, Mệnh đế vương không thể so sánh, nhưng chất liệu tiểu thuyết trong tâm trạng xé nát trái tim nhiều người của Việt sử này thì không hề thua kém để nhà văn ta khai thác... Và Trương Thị Thanh Hiền không phải là người đầu tiên khai thác chất liệu này trong văn chương nghệ thuật...
Về phần Trần Cảnh, tính cách nhân vật này phát triển dần theo chiều dài năm tháng, từ chỗ là cậu bé con Vẫy nước đùa nhau thành sóng cả, dần lộ rõ là một con người đầy lòng nhân, lấy thân che cho anh nổi loạn vì bị mình cướp vợ trước lưỡi gươm của Thái sư Thượng phụ, bỏ ngai vàng lên núi trước ý muốn củng cố quyền lực bất chấp đạo lý luân thường... Trong sách có cảnh luận tội, luận công sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ nhất, vua hỏi: Còn trẫm có tội gì? Và tự nhận mình có tội không nghe lời Lê Tần, liều lĩnh xua quân đón giặc để đến nỗi nhiều tướng sĩ phải bỏ mạng trong trận Bình Lệ Nguyên, đất nước suýt rơi vào tay giặc... Một con người như vậy đã làm rõ cái đức lớn: giành quyền lực bằng bạo lực, thủ đoạn, có khi hết sức tàn bạo, là chuyện muôn khó... nhưng giữ được quyền lực chỉ có lòng nhân, lấy ý nguyện muôn dân làm của mình, chăm lo cho dân, biết nghe lời phải vì dân vì nước, biết yêu thương dân, trong đó có người đã từng yêu thương gắn bó với mình...
Gấp cuốn sách lại, tôi tự hỏi: Cái gì đã thúc đẩy nhà văn nữ của một tỉnh Nam bộ có thể gọi là biên thùy bỏ công sức tâm huyết để viết tiểu thuyết về đề tài ở Thăng Long ngót ngàn năm trước? Sự hấp dẫn của chất liệu thì rõ rồi. Nhưng... ở vùng đất mấy trăm năm chịu ơn khai phá của chúa Nguyễn (thường được coi là không chính thống) và nhất là nơi đã đổ biết bao xương trắng máu đào để “chuyển quyền lực”, với bao hận thù sâu sắc của bao triệu người dường như còn gần gũi lắm thì sự nhận chân xu thế “trời định”, cởi bỏ hận thù, thương dân thương nước, hiểu thấu lòng dân, biết nghe lời phải vì đất nước an bình và hưng thịnh chẳng phải là đông lực cao cả để ai yêu đất nước dâng hiến cả tài năng và tâm huyết của mình hay sao?
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn