VanVN.Net - Bắt đầu tiếp xúc với sách qua những câu chuyện từ bà để rồi ấp ủ mơ ước được trở thành nhà sưu tập sách. Tình yêu và lòng đam mê sách giúp ông trở thành chủ sở hữu một kho sách đồ sộ và viết nên nhiều cuốn sách giá trị.
Lần theo địa chỉ, tôi tìm đến nhà ông Trương Sĩ Hùng trong một ngõ hẻm tại xã Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội. Ngôi nhà ba tầng với diện tích sàn chỉ khoảng 20m2 nhưng chỗ nào cũng thấy sách. Những chồng sách vuông vắn, ngăn nắp xếp đầy ắp từ cầu thang tầng 1 lên đến tận tầng 3. Ông Hùng cho biết, ban đầu ông bày sách cả dưới tầng 1, nhưng thấy bất tiện cho sinh hoạt. Hai tầng còn lại của ngôi nhà, sách chiếm gần như toàn bộ diện tích, có nơi sách kê lên sát trần nhà cao hơn 3m.
Ông Trương Sĩ Hùng
Chủ nhân của hơn 20.000 cuốn sách
Theo ông Hùng, hiện số sách ông có khoảng hơn 20.000 cuốn, thuộc đủ thể loại, trong đó chiếm nhiều nhất là sách văn học. “Tôi mê sách từ hồi bé. Lúc đó, bà tôi thường kể cho nghe nhiều chuyện, nhiều tích lắm. Chuyện nào cũng dẫn từ sách văn học. Truyện Kiều, Truyện Hoa Tiên, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử... Lúc nào bà rảnh rỗi tôi lại đòi bà đọc cho mấy câu. Đến khi đi học, biết viết rồi thì chép lại trong Truyện Kiều. Tôi tự nhủ, khi nào lớn lên, có tiền phải tiết kiệm để mua sách”, ông Hùng kể.
Sau khi đỗ vào khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trương Sĩ Hùng mới thực sự có điều kiện, cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với sách và hiện thực hóa giấc mơ trở thành nhà sưu tầm sách lúc thiếu thời. Hàng ngày, sau thời gian trên giảng đường, Hùng lang thang khắp ngõ ngách, gặp hàng sách cũ, đồng nát nào, ông đều lao vào. Tiền ăn, tiền tiêu vặt và cả tiền kiếm được khi đi làm thêm, ông đều dành dụm để mua sách. Cứ thế, số đầu sách ông có lớn dần theo thời gian. “Hồi còn sinh viên, bạn bè bảo tôi là con mọt sách. Lắm đứa còn đùa rằng “không khéo sau này mày chẳng lấy vợ mà cưới nàng Kiều, nàng Vân cũng nên. Cũng có người thấy tôi yêu sách quá cho tôi là lập dị. Nhưng tôi không quan tâm. Với tôi, mối quan tâm lớn nhất là mua được nhiều sách và đọc được càng nhiều càng tốt”.
Đối với ông Hùng, mỗi cuốn sách là một câu chuyện đáng nhớ. Cầm cuốn Từ điển Thánh kinh, ông trầm ngâm một lúc rồi kể: “Tôi thường đi xa để sưu tầm sách. Năm đó, tôi vào miền Nam, đến một nhà thờ ở Tây Ninh, tôi thấy có người đang cầm cuốn sách cũ. Tôi lại gần hỏi thì được biết đây là cuốn sách do các giáo sỹ phương Tây in từ ngày đạo Thiên chúa mới vào Việt Nam. Biết nó là cuốn sách cổ, quý, tôi trò truyện và thuyết phục vị này nhượng lại, mất mấy ngày mới được. Cầm cuốn sách trên tay mà mừng muốn nhảy cẫng lên”. Tuy nhiên, khi lần giở hết các trang sách, ông Hùng phát hiện ra bộ sách này có hai tập, và ông mới chỉ có một nửa. Thế là ông lại bắt đầu hành trình truy tìm tung tích nửa còn lại. “Tôi cất công đi tìm ở nhiều nhà thờ khác nhưng không thấy. May mắn là trong lần lang thang trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh, tôi vào một cửa hàng sách cũ và tìm thấy cuốn tập 2. Hỏi mua, chủ cửa hàng quát 1 triệu đồng. Sau khi trò chuyện, biết tôi là người sưu tầm và nghiên cứu sách, chủ cửa hàng để cho giá... 300.000 đồng. Hiện bộ sách này đã được một Việt kiều Pháp trả 30 triệu đồng”.
Đi dự đám ma để... viết sách
Không chỉ sưu tầm sách, ông Trương Sĩ Hùng còn đã cho ra đời hơn 30 đầu sách riêng. Chuyện viết sách với ông cũng tình cờ. Năm 1981, khi là sinh viên năm cuối trường ĐH Tổng hợp, đến chơi nhà thầy Đinh Gia Khánh, ông Hùng khoe một số cuốn sổ chép tay những câu ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng khi ông còn là học sinh, bộ đội trên mảnh đất Thái Bình. “Đọc xong, thầy Khánh thấy nhiều câu ca dao, tục ngữ, truyện mới lạ, độc đáo, thầy bảo: ‘Thế này mà không in sách thì phí quá! In, in ngay đi’. Được thầy động viên, tôi liên hệ với một nhà xuất bản và in cuốn sách đầu tay tiêu đề Văn học Dân gian Thái Bình. Coi như là tôi đã trả món nợ với quê hương” - ông Hùng tâm sự.
Sau này, ông Hùng cho ra đời nhiều cuốn sách là kết quả của những năm tháng sưu tầm, khảo cứu khắp các vùng quê như Truyện trạng Đông Nam Á, Thần thoại Đông Nam Á (2 cuốn sách này ông Hùng viết khi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.) Tuy nhiên, ông Hùng tâm đắc nhất với cuốn sử thi thần thoại dân tộc Mường Đẻ đất đẻ nước, xuất bản năm 1992. Cầm cuốn sử thi trên tay, mắt ông Hùng ánh lên vẻ tự hào: “Vì sự tình cờ mà tôi nên duyên với nó”. Chuyện là, một lần ông Hùng lên Hòa Bình dự đám tang của người Mường tổ chức theo nghi lễ cổ. Quan sát những nghi lễ, ông Hùng thấy rất giống với phần sử thi dở dang mà ông từng đọc. Sau lần đó, ông nung nấu ý định tìm hiểu kỹ để góp phần hoàn chỉnh bộ sử thi Đẻ đất đẻ nước mà ông tin là nó phải đồ sộ hơn thời bấy giờ. Trong gần 20 năm nghiên cứu, tìm tư liệu để hoàn thành cuốn Đẻ đất đẻ nước, ông Hùng chủ yếu dành thời gian để đi... đám ma của người Mường. “Thực chất, đám ma chính là một dịp để người Mường giáo dục con cháu. Đó cũng chính là nội dung cơ bản của sử thi. Muốn viết được thì phải hiểu, mà muốn hiểu thì phải đi đám ma. Suốt gần 20 năm trời tôi đã dự không biết bao nhiêu đám, mỗi đám là một câu chuyện, một khối kiến thức và một kỷ niệm đáng nhớ. Đến khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc tôi nằm lòng tất cả nghi lễ đám ma của người Mường. Sau khi ra đời, cuốn sách được giới nghiên cứu khoa học và dư luận đã ghi nhận là cuốn sử thi hoàn chỉnh, đồng bộ nhất. Cuốn sử thi còn được dùng cho sinh viên năm 4 khoa Văn, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội những năm 1994 - 1998”, ông Hùng kể.
(Nguồn daibieunhandan)
VanVN.Net - Bắt đầu tiếp xúc với sách qua những câu chuyện từ bà để rồi ấp ủ mơ ước được trở thành nhà sưu tập sách. Tình yêu và lòng đam mê sách giúp ông trở thành chủ sở hữu một kho sách đồ sộ và viết nên nhiều cuốn sách giá trị.
Lần theo địa chỉ, tôi tìm đến nhà ông Trương Sĩ Hùng trong một ngõ hẻm tại xã Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội. Ngôi nhà ba tầng với diện tích sàn chỉ khoảng 20m2 nhưng chỗ nào cũng thấy sách. Những chồng sách vuông vắn, ngăn nắp xếp đầy ắp từ cầu thang tầng 1 lên đến tận tầng 3. Ông Hùng cho biết, ban đầu ông bày sách cả dưới tầng 1, nhưng thấy bất tiện cho sinh hoạt. Hai tầng còn lại của ngôi nhà, sách chiếm gần như toàn bộ diện tích, có nơi sách kê lên sát trần nhà cao hơn 3m.
Ông Trương Sĩ Hùng
Chủ nhân của hơn 20.000 cuốn sách
Theo ông Hùng, hiện số sách ông có khoảng hơn 20.000 cuốn, thuộc đủ thể loại, trong đó chiếm nhiều nhất là sách văn học. “Tôi mê sách từ hồi bé. Lúc đó, bà tôi thường kể cho nghe nhiều chuyện, nhiều tích lắm. Chuyện nào cũng dẫn từ sách văn học. Truyện Kiều, Truyện Hoa Tiên, Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử... Lúc nào bà rảnh rỗi tôi lại đòi bà đọc cho mấy câu. Đến khi đi học, biết viết rồi thì chép lại trong Truyện Kiều. Tôi tự nhủ, khi nào lớn lên, có tiền phải tiết kiệm để mua sách”, ông Hùng kể.
Sau khi đỗ vào khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trương Sĩ Hùng mới thực sự có điều kiện, cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với sách và hiện thực hóa giấc mơ trở thành nhà sưu tầm sách lúc thiếu thời. Hàng ngày, sau thời gian trên giảng đường, Hùng lang thang khắp ngõ ngách, gặp hàng sách cũ, đồng nát nào, ông đều lao vào. Tiền ăn, tiền tiêu vặt và cả tiền kiếm được khi đi làm thêm, ông đều dành dụm để mua sách. Cứ thế, số đầu sách ông có lớn dần theo thời gian. “Hồi còn sinh viên, bạn bè bảo tôi là con mọt sách. Lắm đứa còn đùa rằng “không khéo sau này mày chẳng lấy vợ mà cưới nàng Kiều, nàng Vân cũng nên. Cũng có người thấy tôi yêu sách quá cho tôi là lập dị. Nhưng tôi không quan tâm. Với tôi, mối quan tâm lớn nhất là mua được nhiều sách và đọc được càng nhiều càng tốt”.
Đối với ông Hùng, mỗi cuốn sách là một câu chuyện đáng nhớ. Cầm cuốn Từ điển Thánh kinh, ông trầm ngâm một lúc rồi kể: “Tôi thường đi xa để sưu tầm sách. Năm đó, tôi vào miền Nam, đến một nhà thờ ở Tây Ninh, tôi thấy có người đang cầm cuốn sách cũ. Tôi lại gần hỏi thì được biết đây là cuốn sách do các giáo sỹ phương Tây in từ ngày đạo Thiên chúa mới vào Việt Nam. Biết nó là cuốn sách cổ, quý, tôi trò truyện và thuyết phục vị này nhượng lại, mất mấy ngày mới được. Cầm cuốn sách trên tay mà mừng muốn nhảy cẫng lên”. Tuy nhiên, khi lần giở hết các trang sách, ông Hùng phát hiện ra bộ sách này có hai tập, và ông mới chỉ có một nửa. Thế là ông lại bắt đầu hành trình truy tìm tung tích nửa còn lại. “Tôi cất công đi tìm ở nhiều nhà thờ khác nhưng không thấy. May mắn là trong lần lang thang trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Hồ Chí Minh, tôi vào một cửa hàng sách cũ và tìm thấy cuốn tập 2. Hỏi mua, chủ cửa hàng quát 1 triệu đồng. Sau khi trò chuyện, biết tôi là người sưu tầm và nghiên cứu sách, chủ cửa hàng để cho giá... 300.000 đồng. Hiện bộ sách này đã được một Việt kiều Pháp trả 30 triệu đồng”.
Đi dự đám ma để... viết sách
Không chỉ sưu tầm sách, ông Trương Sĩ Hùng còn đã cho ra đời hơn 30 đầu sách riêng. Chuyện viết sách với ông cũng tình cờ. Năm 1981, khi là sinh viên năm cuối trường ĐH Tổng hợp, đến chơi nhà thầy Đinh Gia Khánh, ông Hùng khoe một số cuốn sổ chép tay những câu ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng khi ông còn là học sinh, bộ đội trên mảnh đất Thái Bình. “Đọc xong, thầy Khánh thấy nhiều câu ca dao, tục ngữ, truyện mới lạ, độc đáo, thầy bảo: ‘Thế này mà không in sách thì phí quá! In, in ngay đi’. Được thầy động viên, tôi liên hệ với một nhà xuất bản và in cuốn sách đầu tay tiêu đề Văn học Dân gian Thái Bình. Coi như là tôi đã trả món nợ với quê hương” - ông Hùng tâm sự.
Sau này, ông Hùng cho ra đời nhiều cuốn sách là kết quả của những năm tháng sưu tầm, khảo cứu khắp các vùng quê như Truyện trạng Đông Nam Á, Thần thoại Đông Nam Á (2 cuốn sách này ông Hùng viết khi đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.) Tuy nhiên, ông Hùng tâm đắc nhất với cuốn sử thi thần thoại dân tộc Mường Đẻ đất đẻ nước, xuất bản năm 1992. Cầm cuốn sử thi trên tay, mắt ông Hùng ánh lên vẻ tự hào: “Vì sự tình cờ mà tôi nên duyên với nó”. Chuyện là, một lần ông Hùng lên Hòa Bình dự đám tang của người Mường tổ chức theo nghi lễ cổ. Quan sát những nghi lễ, ông Hùng thấy rất giống với phần sử thi dở dang mà ông từng đọc. Sau lần đó, ông nung nấu ý định tìm hiểu kỹ để góp phần hoàn chỉnh bộ sử thi Đẻ đất đẻ nước mà ông tin là nó phải đồ sộ hơn thời bấy giờ. Trong gần 20 năm nghiên cứu, tìm tư liệu để hoàn thành cuốn Đẻ đất đẻ nước, ông Hùng chủ yếu dành thời gian để đi... đám ma của người Mường. “Thực chất, đám ma chính là một dịp để người Mường giáo dục con cháu. Đó cũng chính là nội dung cơ bản của sử thi. Muốn viết được thì phải hiểu, mà muốn hiểu thì phải đi đám ma. Suốt gần 20 năm trời tôi đã dự không biết bao nhiêu đám, mỗi đám là một câu chuyện, một khối kiến thức và một kỷ niệm đáng nhớ. Đến khi cuốn sách hoàn thành cũng là lúc tôi nằm lòng tất cả nghi lễ đám ma của người Mường. Sau khi ra đời, cuốn sách được giới nghiên cứu khoa học và dư luận đã ghi nhận là cuốn sử thi hoàn chỉnh, đồng bộ nhất. Cuốn sử thi còn được dùng cho sinh viên năm 4 khoa Văn, trường ĐH Tổng hợp Hà Nội những năm 1994 - 1998”, ông Hùng kể.
(Nguồn daibieunhandan)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn