VanVN.Net - "Ở nghĩa trang Trường Sơn" là một bài thơ mà Mai Thìn đã “khảm” được một hiện thực có giá trị lịch sử của dân tộc vào không gian, thời gian và trong tâm tưởng người đọc...
Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn
800 ký tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời
32 năm vẫn lơi rơi
nhang cứ đỏ lên trời
nhoe nhớ
… mặt trận… tháng ngày…
quê hương xứ sở
tuổi tên…
câu ngắn câu dài
từng khổ
chậm rãi từng khổ
những ngôi mộ vắt dòng
10 nghìn câu thơ
10 nghìn ô chữ
khảm lên trời
bài thơ bất tử
30-4-2007
Lời bình của Nguyễn Mậu Hùng Kiệt:
Chúng ta biết rằng việc phân thơ thành dòng là tổ chức đặc biệt của thơ. Tùy theo dụng ý của người viết mà bài thơ được tách thành những dòng thơ, câu thơ, khổ thơ dài ngắn khác nhau. Và vắt dòng là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của thơ.
Với cái nhìn phát hiện, hiện thực ở nghĩa trang Trường Sơn đã được Mai Thìn tái hiện thành một bài thơ vắt dòng đầy ám ảnh. Bằng cách nói hình tượng, người thơ đã cho ta một hình dung:
Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn 800 ký tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời
Một trật tự của hiện thực được khai mở. Những ngôi mộ được xếp đặt như những khổ thơ. Khổ ngắn có thể đo đếm được bằng những con số cụ thể “800 ký tự”, khổ dài lại hết sức trừu tượng: “luênh loang nắng”. Một không gian vừa được giới hạn bởi số lượng của những ngôi mộ vừa được mở ra trong cái vô hạn của thiên nhiên. Trên cơ sở vắt dòng, người thơ đã đưa ta về với cái mông mênh hư ảo sương khói: “lơ phơ hương/ cứ thoảng lên trời” của nghĩa trang Trường Sơn.
Không gian là thế. Còn thời gian? Thời gian cũng được đánh dấu bằng số năm cụ thể - “32 năm” - để rồi sau đó lại mờ nhòe đi trong sự “lơi rơi”, “nhoe nhớ”. Đến đây bài thơ đã mở theo một chiều kích khác. Chỉ với hai từ lạ và gợi, có thể xem như một sáng tạo nghệ thuật, Mai Thìn đã hướng người đọc đến một vấn đề lớn hơn. Đó không còn là số ít, hay số nhiều, khổ ngắn, hay dài của bia mộ mà là cái không xác định của địa danh, thời gian, tuổi tên: “… mặt trận… tháng ngày… quê hương xứ sở/ tuổi tên…”. Không biết những dấu chấm lửng (…) kia ngay từ đầu đã “khuyết” hay cuộc sống hôm nay đã làm “nhoe nhớ” những gì của một thời quá vãng? Thật khó cắt nghĩa một cách rành rọt cho một câu thơ “vắt dòng liên tưởng”!
Vắt dòng những câu thơ để có có được một sự chậm rãi minh triết, chủ thể trữ tình dường như đã chạm đến từng ngôi mộ trước khi hoàn chỉnh tác phẩm nghệ thuật của mình:
Từng khổ
Chậm rãi từng khổ
Những ngôi mộ vắt dòng
10 nghìn câu thơ
10 nghìn ô chữ
khảm lên trời
bài thơ bất tử
“Sự phát khởi của thơ là lòng người”(*). Nếu không có cái nhìn nhân văn, một trái tim mẫn cảm và một tài năng nghệ thuật thì Mai Thìn khó “vắt dòng” được những ý tưởng của mình trong bài thơ. “10 nghìn câu thơ/ 10 nghìn ô chữ” là hình ảnh có sức gợi nhưng chính từ “khảm” mới tạo dựng được một hình tượng thơ đẹp: “khảm lên trời/ bài thơ bất tử”.
Ở nghĩa trang Trường Sơn là một bài thơ mà Mai Thìn đã “khảm” được một hiện thực có giá trị lịch sử của dân tộc vào không gian, thời gian và trong tâm tưởng người đọc.
---------------------
(*) Câu nói của Lê Quý Đôn
VanVN.Net - "Ở nghĩa trang Trường Sơn" là một bài thơ mà Mai Thìn đã “khảm” được một hiện thực có giá trị lịch sử của dân tộc vào không gian, thời gian và trong tâm tưởng người đọc...
Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn
800 ký tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời
32 năm vẫn lơi rơi
nhang cứ đỏ lên trời
nhoe nhớ
… mặt trận… tháng ngày…
quê hương xứ sở
tuổi tên…
câu ngắn câu dài
từng khổ
chậm rãi từng khổ
những ngôi mộ vắt dòng
10 nghìn câu thơ
10 nghìn ô chữ
khảm lên trời
bài thơ bất tử
30-4-2007
Lời bình của Nguyễn Mậu Hùng Kiệt:
Chúng ta biết rằng việc phân thơ thành dòng là tổ chức đặc biệt của thơ. Tùy theo dụng ý của người viết mà bài thơ được tách thành những dòng thơ, câu thơ, khổ thơ dài ngắn khác nhau. Và vắt dòng là một trong những thủ pháp nghệ thuật độc đáo của thơ.
Với cái nhìn phát hiện, hiện thực ở nghĩa trang Trường Sơn đã được Mai Thìn tái hiện thành một bài thơ vắt dòng đầy ám ảnh. Bằng cách nói hình tượng, người thơ đã cho ta một hình dung:
Những ngôi mộ vắt dòng
khổ ngắn 800 ký tự
khổ dài luênh loang nắng
lơ phơ hương
cứ thoảng lên trời
Một trật tự của hiện thực được khai mở. Những ngôi mộ được xếp đặt như những khổ thơ. Khổ ngắn có thể đo đếm được bằng những con số cụ thể “800 ký tự”, khổ dài lại hết sức trừu tượng: “luênh loang nắng”. Một không gian vừa được giới hạn bởi số lượng của những ngôi mộ vừa được mở ra trong cái vô hạn của thiên nhiên. Trên cơ sở vắt dòng, người thơ đã đưa ta về với cái mông mênh hư ảo sương khói: “lơ phơ hương/ cứ thoảng lên trời” của nghĩa trang Trường Sơn.
Không gian là thế. Còn thời gian? Thời gian cũng được đánh dấu bằng số năm cụ thể - “32 năm” - để rồi sau đó lại mờ nhòe đi trong sự “lơi rơi”, “nhoe nhớ”. Đến đây bài thơ đã mở theo một chiều kích khác. Chỉ với hai từ lạ và gợi, có thể xem như một sáng tạo nghệ thuật, Mai Thìn đã hướng người đọc đến một vấn đề lớn hơn. Đó không còn là số ít, hay số nhiều, khổ ngắn, hay dài của bia mộ mà là cái không xác định của địa danh, thời gian, tuổi tên: “… mặt trận… tháng ngày… quê hương xứ sở/ tuổi tên…”. Không biết những dấu chấm lửng (…) kia ngay từ đầu đã “khuyết” hay cuộc sống hôm nay đã làm “nhoe nhớ” những gì của một thời quá vãng? Thật khó cắt nghĩa một cách rành rọt cho một câu thơ “vắt dòng liên tưởng”!
Vắt dòng những câu thơ để có có được một sự chậm rãi minh triết, chủ thể trữ tình dường như đã chạm đến từng ngôi mộ trước khi hoàn chỉnh tác phẩm nghệ thuật của mình:
Từng khổ
Chậm rãi từng khổ
Những ngôi mộ vắt dòng
10 nghìn câu thơ
10 nghìn ô chữ
khảm lên trời
bài thơ bất tử
“Sự phát khởi của thơ là lòng người”(*). Nếu không có cái nhìn nhân văn, một trái tim mẫn cảm và một tài năng nghệ thuật thì Mai Thìn khó “vắt dòng” được những ý tưởng của mình trong bài thơ. “10 nghìn câu thơ/ 10 nghìn ô chữ” là hình ảnh có sức gợi nhưng chính từ “khảm” mới tạo dựng được một hình tượng thơ đẹp: “khảm lên trời/ bài thơ bất tử”.
Ở nghĩa trang Trường Sơn là một bài thơ mà Mai Thìn đã “khảm” được một hiện thực có giá trị lịch sử của dân tộc vào không gian, thời gian và trong tâm tưởng người đọc.
---------------------
(*) Câu nói của Lê Quý Đôn
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn