VanVN.Net - "Lịch sử trong ngàn bản đồ cổ xuyên suốt trong hàng trăm năm qua, do người đương thời khi ấy vẽ đã khẳng định rằng: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam! Điều đó là chắc chắn!". Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã thông tin như thế tại buổi nói chuyện về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa qua các bản đồ cổ ở Cà phê thứ Bảy, sáng 23-7...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với tấm bản đồ cổ
Trên rất nhiều bản đồ cổ có được, ông cho biết tất cả đều ghi rất rõ ràng: Vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa (hay Paracel) là của Việt Nam, không có bản đồ nào ghi đó là vùng biển của Trung Quốc. Ông cũng phân tích sự hiểu nhầm danh xưng về biển Nam Trung Hoa (biển Hoa Nam) mà Trung Quốc đã lợi dụng để thâu tóm biển Đông thông qua "đường đứt đoạn chín khúc" là vô lý và vi phạm luật pháp quốc tế. Cụ thể, trước khi có tên gọi biển Nam Trung Hoa thì biển Đông đã được ghi trong rất nhiều bản đồ cổ (có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ) là Giao Chỉ dương, Đông Dương đại hải, Đông Nam hải rồi biển Giao Chỉ gần Trung Hoa (Cochinchine)…. Về sau, do các nhà vẽ bản đồ phương Tây hiểu nhầm chỉ ghi là biển Trung Hoa (Mer de Chine hoặc China sea). (Xem các bài: Từ biển Giao Chỉ đến "đường lưỡi bò" và Vì sao biển Đông lại thành biển Trung Hoa? (Pháp Luật TP.HCM, 27-6 và 3-7-2011).
Tại buổi nói chuyện, nhiều người lần đầu tiên được biết những kiến thức trên, được trực tiếp nhìn thấy những bản đồ cổ, những nét vẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhiều người mong muốn những kiến thức quý báu này đến được nhiều hơn nữa với toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trăn trở: "Tôi mong muốn những tấm bản đồ này được treo ở các trường học, viện nghiên cứu và rộng hơn nữa là trong nhà người dân hay chí ít là trong những quán cà phê như thế này... Làm sao để nói được thật nhiều cho dân mình, cho thế giới, cho người Trung Quốc biết những chứng cứ lịch sử có thật, không thể đi ngược lại về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta. Và chính từ sự hiểu biết thật cặn kẽ, vững chắc mới mong tạo được sự thống nhất, sự nhận thức sâu xa trong lòng dân tộc về chủ quyền của mình. Điều ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
(Nguồn phapluattp.vn)
VanVN.Net - "Lịch sử trong ngàn bản đồ cổ xuyên suốt trong hàng trăm năm qua, do người đương thời khi ấy vẽ đã khẳng định rằng: Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam! Điều đó là chắc chắn!". Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã thông tin như thế tại buổi nói chuyện về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa qua các bản đồ cổ ở Cà phê thứ Bảy, sáng 23-7...
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu với tấm bản đồ cổ
Trên rất nhiều bản đồ cổ có được, ông cho biết tất cả đều ghi rất rõ ràng: Vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa (hay Paracel) là của Việt Nam, không có bản đồ nào ghi đó là vùng biển của Trung Quốc. Ông cũng phân tích sự hiểu nhầm danh xưng về biển Nam Trung Hoa (biển Hoa Nam) mà Trung Quốc đã lợi dụng để thâu tóm biển Đông thông qua "đường đứt đoạn chín khúc" là vô lý và vi phạm luật pháp quốc tế. Cụ thể, trước khi có tên gọi biển Nam Trung Hoa thì biển Đông đã được ghi trong rất nhiều bản đồ cổ (có cả những bản đồ do người Trung Quốc vẽ) là Giao Chỉ dương, Đông Dương đại hải, Đông Nam hải rồi biển Giao Chỉ gần Trung Hoa (Cochinchine)…. Về sau, do các nhà vẽ bản đồ phương Tây hiểu nhầm chỉ ghi là biển Trung Hoa (Mer de Chine hoặc China sea). (Xem các bài: Từ biển Giao Chỉ đến "đường lưỡi bò" và Vì sao biển Đông lại thành biển Trung Hoa? (Pháp Luật TP.HCM, 27-6 và 3-7-2011).
Tại buổi nói chuyện, nhiều người lần đầu tiên được biết những kiến thức trên, được trực tiếp nhìn thấy những bản đồ cổ, những nét vẽ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nhiều người mong muốn những kiến thức quý báu này đến được nhiều hơn nữa với toàn thể người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trăn trở: "Tôi mong muốn những tấm bản đồ này được treo ở các trường học, viện nghiên cứu và rộng hơn nữa là trong nhà người dân hay chí ít là trong những quán cà phê như thế này... Làm sao để nói được thật nhiều cho dân mình, cho thế giới, cho người Trung Quốc biết những chứng cứ lịch sử có thật, không thể đi ngược lại về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ta. Và chính từ sự hiểu biết thật cặn kẽ, vững chắc mới mong tạo được sự thống nhất, sự nhận thức sâu xa trong lòng dân tộc về chủ quyền của mình. Điều ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
(Nguồn phapluattp.vn)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn