VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ khắc nghiệt, mà là sự bỏng rát của những kiếp người giữa vùng lõm than biển Cẩm Phả - Quảng Ninh qua nhiều thời khắc lịch sử cực kỳ khắc nghiệt và anh hùng.
Bìa bộ tiểu thuyết Đất bỏng
Đập vào ta là những dòng mở đầu nhiều ám ảnh của tập 2 bộ tiểu thuyết 4 tập có tên Đất bỏng của nhà văn Trần Tâm vừa được xuất bản. “Chù dật dờ bước từng bước trên con đường đất từ Cửa Ông về Cẩm Phả. Trong túi còn đúng hai mươi bảy xu. Nắng ong ong báo một ngày hè oi ngột.”
Ở đây như một tiếng chuông buồn rỉ rả giữa vùng đất đang đang nằm trong sự thuộc địa của kẻ mạnh. Cái giá trị được đong đếm, được chi ly “hai mươi bảy xu”, như muôn con số bình thường, thậm chí chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng quả thực, đọc những dòng này tôi cứ miên man những đồng tiền nhỏ nhoi của cánh phu mỏ mới eo hẹp làm sao, mới khốn cùng làm sao. Hình ảnh “Chù dật dờ từng bước...” lại càng làm cho ta thấy khung cảnh thời ấy sao mà u ám, sao mà buồn thương, xa xót. Cái u ám như choán cả tầng không gian vùng mỏ một cách trọn vẹn. Cuộc sống đâu chỉ khốn khó một chỗ nào đó, nó không chọn chỗ nào để cho khốn khó. Nó bao trùm, nó nghiệt ngã, nó “oi ngột”- chữ của nhà văn. Hình như cuộc sống vùng mỏ cứ như thể luẩn quẩn trong một vùng tối om, trong một sự thảng thốt đến kinh ngạc. Không ai hình dung được cuộc sống vùng mỏ-những thân phận culi mỏ ngày đó lại có những năm tháng kinh hoàng đến vậy.
Những số phận con người nghèo khó lê thê vắt từ ngày này sang ngày khác, vắt từ thế hệ này đến thế hệ kia. Những con người mà thực ra gọi đúng tên phải là những kiếp người cùng khổ. Mấy bác cháu, anh em ông Đục xuất hiện ngay đầu tập 1 cũng cho ta một sự liên tưởng những tháng năm u ám đó. Những người nông dân Nam Định đã tự ý thức được cuộc sống tù túng ở nơi thôn dã và quyết tâm ra đi để tìm cơ may cho cuộc đời vốn dĩ cũng khốn cùng ở nơi quê nhà, sự nghèo khổ ở làng quê đã thôi thúc họ khi: “Mỗi đứa được ba hào rưỡi. Công làm suốt hai tháng trời với người chủ tốt. Lặn tiền vào đáy túi đã được khâu rút chần trì cẩn thận, cả bọn cuốc bộ trên con đường gồ ghề, lồi lõm mới ngày nào còn phơi dày rạ rơm...Ông Đục đã ngoài năm mươi dẫn bốn đứa trẻ đi bộ ra mỏ. Năm cái bóng dăng rải trên đường, thập thững bước. Không một ai biết đây là lớp lứa đầu tiên làm nên lịch sử vùng mỏ khổ đau tăm tối và oai hùng rạng rỡ suốt những năm tháng sau này.” (Chương 1- tập2)
Và con đường hành trình ra mỏ than làm kiếp culi bắt đầu từ đây, “năm cái bóng”- những bước chân xiêu vẹo, cơn mưa lũ suýt làm mất mạng một thành viên trong đoàn. Hình ảnh đau buồn này khiến ta liên tưởng tới số phận của họ không xa trong cái tương lai mà họ đặt cược cuộc đời họ để đến đó là VÙNG MỎ xa lắc. Con đường thiên lý đi tìm chân trời mới cứ như thể dài ra, u ám, kéo dài, nhưng điểm cần đến đã đến. Những người đồng quê đi trước đỡ đần cho người đi sau, cứ thế, cây thêm chồi, vườn thành rừng, sinh sôi những thế hệ tiếp sau dù còn mịt mùng trong đêm đen u uất.
Suốt chiều dài 4 tập sách, những tên tuổi gắn với số phận con người đã làm nên một lịch sử hào hùng của vùng than. Từ thời còn thuộc địa đến khi cách mạng về, đến thời đổi mới. Mỗi chương trong các tập đều chứa đựng những thông điệp về số phận con người gắn với vùng đất đặc biệt này. Cái vùng lõm Cẩm Phả là trung tâm phản ánh của bộ tiểu thuyết 4 tập. Bóng dáng những cu li mỏ oằn lưng với kiếp làm than nhọc nhằn, những tệ nạn xã hội từ bon chủ mỏ đầy ác ý, những sự khốn cùng của những người thợ nữ bị hãm hiếp ngay trên tầng mỏ, những người thợ nam bị quỵt tiền lương, bị đánh đập tàn khốc, dã man. Những cái chết tức tưởi chỉ vì muốn duy trì sự sống một cách lương thiện cũng không được đáp ứng...Những chương, đoạn thời khắc lịch sử đen tối này như càng nung nấu ý chí, nghị lực của những người thợ mỏ âm thầm và mãnh liệt để làm nên cuộc cách mạng vô sản chưa từng thấy vào năm 1936. Họ đã sát cánh bên nhau, những con người nghèo khổ đó, áo chưa đủ ấm, cơm chưa đủ mặc đã bền bỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình và giành thắng lợi tuyệt đối...
Tiểu thuyết Đất bỏng, không có nhân vật trung tâm như ta thường thấy trong các bộ tiểu thuyết truyền thống, mà có tới hàng chục nhân vật đại diện cho những thế hệ thợ mỏ cần cù, cam chịu và sống mãi với thời gian ở một thời điểm lịch sử của dân tộc còn chìm trong gian khó, dưới gót giày của bọn chủ mỏ đế quốc, cho đến khi cách mạng về, người thợ mỏ được trở thành con người của xã hội chủ nghĩa, thành quả đấu tranh cách mạng của họ bắt đầu được thụ hưởng. Cho đến khi đời con cháu họ, tiếp tục được làm chủ tập thể, làm chủ nhà máy, công xưởng, được học hành, được vươn lên, thoát nghèo rồi làm giàu, rồi hưởng thụ... Xung quanh sự phát triển của xã hội là cả một vòng xoáy nghiệt ngã, mỗi con người trong tổng thể xã hội vùng mỏ đều cố gắng vươn lên để khẳng định mình, khẳng định thế mạnh, tiềm lực vốn có của mình. Sau cuộc chiến tranh giải phóng đất nước sau ngày bộ đội tiếp quản Cẩm Phả thì lại tiếp theo là cuộc hành trình của những người con Cẩm Phả đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đó là hình ảnh những người thợ mỏ-những chàng trai rực cháy tuổi thanh xuân lại lên đường chống Mỹ... Những ruộng muối, những bãi sú, bờ moong, ngôi đình, ngôi chùa, ngôi làng quanh vùng lõm Cẩm Phả hiện lên khi thăng, khi trầm, khi vui, khi buồn cứ đưa ta đến những miền cảm xúc mới lạ, mới lạ ở ngay chính quê hương ta mà dù ta ở đó nhưng không phải ai cũng biết, cũng tường tận. Nhờ những trang văn của MỘT NGƯỜI CẨM PHẢ đích thực mà người đọc có được những trang tiểu thuyết sử thi hiếm hoi về một vùng đất mang đầy chất bi tráng vùng Đông Bắc Tổ quốc. Với tình cảm, với sự trải nghiệm nhà văn Trần Tâm đã khắc hoạ vùng đất đó hết sức kỹ lưỡng, trau chuốt, đặc biệt là sự kiện, là hình vóc một Cẩm Phả thời đen tối đến ngày hôm nay dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ, vùng đất và con người ở nơi đây đã vượt lên bao nhiêu lần so với nửa đầu thế kỷ trước.
Từ cách đặt vấn đề, đến giải quyết các vấn đề của bộ tiểu thuyết với chiều dài lịch sử ngót nghét trăm năm nên nhà văn Trần Tâm dù cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi những chương, những đoạn còn nhiều giản đơn hoặc như còn sót lại dấu vết của tư liệu. Chẳng hạn ta thi thoảng gặp những đoạn như sau:
“Tháo quê Hải Hậu. Phả hệ các cụ truyền lại ghi thuỷ tổ khai sáng Quần Anh tên huý là Vu, tên thuỵ là Phúc Đức. Tổ là cháu 12 đời Đức thánh tổ Trần Hưng Đạo, cháu 11 đời Đức tổ Hưng vũ vương Trần Quốc Nghiễn. Thuỷ tổ bà họ Mai tên hiệu Từ Quang. Ông bà sinh hạ một trai là tổ huệ Thông. Tổ huệ Thông sinh hai con trai: An Cư - Tuyên Vũ. Tổ An Cư sinh sáu con trai dần dần qua nhiều đời thành nhiều chi, ngành khắp huyện Hải Hậu. Các cụ kể lại, ghi chép thế nào do các cụ. Mình sinh sau, nghe và tin như thế....” (Chương 1 -Tập 3)
Hoặc địa danh thật, tên người thật: Lý Nghiêm làm xã trưởng Hoàng Long (Nam Trực). Nhà mười lăm mẫu ruộng....
Thuận Vi trước kia thuộc Nam Định, nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Do thiên tai sạt lở, bồi đắp dịch chuyển, đất từ hữu ngạn đưa sang tả ngạn. Người đầu tiên phát hiện, di dân ra đấy là người dòng họ Nguyễn Đình. Ông đưa dân khai phá, lập ra làng Gòi sau đổi thành Thuận Vi. Ông tên là Nguyễn Đình Lan tri phủ huyện Vĩnh Lại, người kiên quyết đưa làng về tỉnh Thái Bình. Dân đã lập đền thờ để ghi sự tích. Làng Thuận Vi gần bến đò Tân Đệ...
Xa xưa, Cẩm Phả là một xã thuộc châu Tiên Yên. Nhà Nguyễn chuyển Cẩm Phả về huyện Hoành Bồ. Một xã dài, dày đặc núi. Núi đá, núi đất, chỗ liền chỗ cắt nhưng song song nhau. Những thửa ruộng nhỏ, ít màu mỡ do người Sán Dìu, Kinh, Hoa, Thanh phán, Thanh y khai phá
Đoạn văn không làm thấp giá trị của các vấn đề nhà văn đưa ra, nhưng vì trong cái mạch chảy của câu chuyện người đọc khó tính sẽ dễ nhận ra đã ông sa đà vào chi tiết quá mà không chi tiết hoá được nó để người đọc thấy còn sượng vì cách kể hồn nhiên, vô tư, đan chéo các sự kiện dễ bị rối...
Xuyên suốt bộ sách là không khí vùng mỏ Cẩm Phả luôn ăm ắp những sự kiện, những thay đổi, những được thua và đau đớn về thể xác, tâm hồn khi còn là kiếp dân thuộc địa. Mỗi thời khắc lịch sử là một vấn đề cần được khai phá và chiêm nghiệm. Từ khi chưa có chính quyền về tay nhân dân đến khi được làm chủ bản thana, làm chủ xã hội là những lát cắt lịch sử chứa chan biết bao điều cần nói.
Là một độc giả tôi chỉ cảm nhận được những vấn đề trong tiểu thuyết Đất bỏng thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ khắc nghiệt, mà là sự bỏng rát của những kiếp người giữa vùng lõm than biển Cẩm Phả - Quảng Ninh qua nhiều thời khắc lịch sử cực kỳ khắc nghiệt và anh hùng. Tiểu thuyết Đất bỏng ra đời như một sự khẳng định thêm tiềm lực văn chương của riêng nhà văn cũng như của vùng than biển Quảng Ninh. Đây là một bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất từ trước tới nay ở vùng than Quảng Ninh với độ dày 4 tập, chỉ viết riêng về một vùng đất CẨM PHẢ...
Hạ Long, 10/2011
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ khắc nghiệt, mà là sự bỏng rát của những kiếp người giữa vùng lõm than biển Cẩm Phả - Quảng Ninh qua nhiều thời khắc lịch sử cực kỳ khắc nghiệt và anh hùng.
Bìa bộ tiểu thuyết Đất bỏng
Đập vào ta là những dòng mở đầu nhiều ám ảnh của tập 2 bộ tiểu thuyết 4 tập có tên Đất bỏng của nhà văn Trần Tâm vừa được xuất bản. “Chù dật dờ bước từng bước trên con đường đất từ Cửa Ông về Cẩm Phả. Trong túi còn đúng hai mươi bảy xu. Nắng ong ong báo một ngày hè oi ngột.”
Ở đây như một tiếng chuông buồn rỉ rả giữa vùng đất đang đang nằm trong sự thuộc địa của kẻ mạnh. Cái giá trị được đong đếm, được chi ly “hai mươi bảy xu”, như muôn con số bình thường, thậm chí chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng quả thực, đọc những dòng này tôi cứ miên man những đồng tiền nhỏ nhoi của cánh phu mỏ mới eo hẹp làm sao, mới khốn cùng làm sao. Hình ảnh “Chù dật dờ từng bước...” lại càng làm cho ta thấy khung cảnh thời ấy sao mà u ám, sao mà buồn thương, xa xót. Cái u ám như choán cả tầng không gian vùng mỏ một cách trọn vẹn. Cuộc sống đâu chỉ khốn khó một chỗ nào đó, nó không chọn chỗ nào để cho khốn khó. Nó bao trùm, nó nghiệt ngã, nó “oi ngột”- chữ của nhà văn. Hình như cuộc sống vùng mỏ cứ như thể luẩn quẩn trong một vùng tối om, trong một sự thảng thốt đến kinh ngạc. Không ai hình dung được cuộc sống vùng mỏ-những thân phận culi mỏ ngày đó lại có những năm tháng kinh hoàng đến vậy.
Những số phận con người nghèo khó lê thê vắt từ ngày này sang ngày khác, vắt từ thế hệ này đến thế hệ kia. Những con người mà thực ra gọi đúng tên phải là những kiếp người cùng khổ. Mấy bác cháu, anh em ông Đục xuất hiện ngay đầu tập 1 cũng cho ta một sự liên tưởng những tháng năm u ám đó. Những người nông dân Nam Định đã tự ý thức được cuộc sống tù túng ở nơi thôn dã và quyết tâm ra đi để tìm cơ may cho cuộc đời vốn dĩ cũng khốn cùng ở nơi quê nhà, sự nghèo khổ ở làng quê đã thôi thúc họ khi: “Mỗi đứa được ba hào rưỡi. Công làm suốt hai tháng trời với người chủ tốt. Lặn tiền vào đáy túi đã được khâu rút chần trì cẩn thận, cả bọn cuốc bộ trên con đường gồ ghề, lồi lõm mới ngày nào còn phơi dày rạ rơm...Ông Đục đã ngoài năm mươi dẫn bốn đứa trẻ đi bộ ra mỏ. Năm cái bóng dăng rải trên đường, thập thững bước. Không một ai biết đây là lớp lứa đầu tiên làm nên lịch sử vùng mỏ khổ đau tăm tối và oai hùng rạng rỡ suốt những năm tháng sau này.” (Chương 1- tập2)
Và con đường hành trình ra mỏ than làm kiếp culi bắt đầu từ đây, “năm cái bóng”- những bước chân xiêu vẹo, cơn mưa lũ suýt làm mất mạng một thành viên trong đoàn. Hình ảnh đau buồn này khiến ta liên tưởng tới số phận của họ không xa trong cái tương lai mà họ đặt cược cuộc đời họ để đến đó là VÙNG MỎ xa lắc. Con đường thiên lý đi tìm chân trời mới cứ như thể dài ra, u ám, kéo dài, nhưng điểm cần đến đã đến. Những người đồng quê đi trước đỡ đần cho người đi sau, cứ thế, cây thêm chồi, vườn thành rừng, sinh sôi những thế hệ tiếp sau dù còn mịt mùng trong đêm đen u uất.
Suốt chiều dài 4 tập sách, những tên tuổi gắn với số phận con người đã làm nên một lịch sử hào hùng của vùng than. Từ thời còn thuộc địa đến khi cách mạng về, đến thời đổi mới. Mỗi chương trong các tập đều chứa đựng những thông điệp về số phận con người gắn với vùng đất đặc biệt này. Cái vùng lõm Cẩm Phả là trung tâm phản ánh của bộ tiểu thuyết 4 tập. Bóng dáng những cu li mỏ oằn lưng với kiếp làm than nhọc nhằn, những tệ nạn xã hội từ bon chủ mỏ đầy ác ý, những sự khốn cùng của những người thợ nữ bị hãm hiếp ngay trên tầng mỏ, những người thợ nam bị quỵt tiền lương, bị đánh đập tàn khốc, dã man. Những cái chết tức tưởi chỉ vì muốn duy trì sự sống một cách lương thiện cũng không được đáp ứng...Những chương, đoạn thời khắc lịch sử đen tối này như càng nung nấu ý chí, nghị lực của những người thợ mỏ âm thầm và mãnh liệt để làm nên cuộc cách mạng vô sản chưa từng thấy vào năm 1936. Họ đã sát cánh bên nhau, những con người nghèo khổ đó, áo chưa đủ ấm, cơm chưa đủ mặc đã bền bỉ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình và giành thắng lợi tuyệt đối...
Tiểu thuyết Đất bỏng, không có nhân vật trung tâm như ta thường thấy trong các bộ tiểu thuyết truyền thống, mà có tới hàng chục nhân vật đại diện cho những thế hệ thợ mỏ cần cù, cam chịu và sống mãi với thời gian ở một thời điểm lịch sử của dân tộc còn chìm trong gian khó, dưới gót giày của bọn chủ mỏ đế quốc, cho đến khi cách mạng về, người thợ mỏ được trở thành con người của xã hội chủ nghĩa, thành quả đấu tranh cách mạng của họ bắt đầu được thụ hưởng. Cho đến khi đời con cháu họ, tiếp tục được làm chủ tập thể, làm chủ nhà máy, công xưởng, được học hành, được vươn lên, thoát nghèo rồi làm giàu, rồi hưởng thụ... Xung quanh sự phát triển của xã hội là cả một vòng xoáy nghiệt ngã, mỗi con người trong tổng thể xã hội vùng mỏ đều cố gắng vươn lên để khẳng định mình, khẳng định thế mạnh, tiềm lực vốn có của mình. Sau cuộc chiến tranh giải phóng đất nước sau ngày bộ đội tiếp quản Cẩm Phả thì lại tiếp theo là cuộc hành trình của những người con Cẩm Phả đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đó là hình ảnh những người thợ mỏ-những chàng trai rực cháy tuổi thanh xuân lại lên đường chống Mỹ... Những ruộng muối, những bãi sú, bờ moong, ngôi đình, ngôi chùa, ngôi làng quanh vùng lõm Cẩm Phả hiện lên khi thăng, khi trầm, khi vui, khi buồn cứ đưa ta đến những miền cảm xúc mới lạ, mới lạ ở ngay chính quê hương ta mà dù ta ở đó nhưng không phải ai cũng biết, cũng tường tận. Nhờ những trang văn của MỘT NGƯỜI CẨM PHẢ đích thực mà người đọc có được những trang tiểu thuyết sử thi hiếm hoi về một vùng đất mang đầy chất bi tráng vùng Đông Bắc Tổ quốc. Với tình cảm, với sự trải nghiệm nhà văn Trần Tâm đã khắc hoạ vùng đất đó hết sức kỹ lưỡng, trau chuốt, đặc biệt là sự kiện, là hình vóc một Cẩm Phả thời đen tối đến ngày hôm nay dưới ánh sáng của Đảng, Bác Hồ, vùng đất và con người ở nơi đây đã vượt lên bao nhiêu lần so với nửa đầu thế kỷ trước.
Từ cách đặt vấn đề, đến giải quyết các vấn đề của bộ tiểu thuyết với chiều dài lịch sử ngót nghét trăm năm nên nhà văn Trần Tâm dù cố gắng đến mấy cũng không tránh khỏi những chương, những đoạn còn nhiều giản đơn hoặc như còn sót lại dấu vết của tư liệu. Chẳng hạn ta thi thoảng gặp những đoạn như sau:
“Tháo quê Hải Hậu. Phả hệ các cụ truyền lại ghi thuỷ tổ khai sáng Quần Anh tên huý là Vu, tên thuỵ là Phúc Đức. Tổ là cháu 12 đời Đức thánh tổ Trần Hưng Đạo, cháu 11 đời Đức tổ Hưng vũ vương Trần Quốc Nghiễn. Thuỷ tổ bà họ Mai tên hiệu Từ Quang. Ông bà sinh hạ một trai là tổ huệ Thông. Tổ huệ Thông sinh hai con trai: An Cư - Tuyên Vũ. Tổ An Cư sinh sáu con trai dần dần qua nhiều đời thành nhiều chi, ngành khắp huyện Hải Hậu. Các cụ kể lại, ghi chép thế nào do các cụ. Mình sinh sau, nghe và tin như thế....” (Chương 1 -Tập 3)
Hoặc địa danh thật, tên người thật: Lý Nghiêm làm xã trưởng Hoàng Long (Nam Trực). Nhà mười lăm mẫu ruộng....
Thuận Vi trước kia thuộc Nam Định, nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Do thiên tai sạt lở, bồi đắp dịch chuyển, đất từ hữu ngạn đưa sang tả ngạn. Người đầu tiên phát hiện, di dân ra đấy là người dòng họ Nguyễn Đình. Ông đưa dân khai phá, lập ra làng Gòi sau đổi thành Thuận Vi. Ông tên là Nguyễn Đình Lan tri phủ huyện Vĩnh Lại, người kiên quyết đưa làng về tỉnh Thái Bình. Dân đã lập đền thờ để ghi sự tích. Làng Thuận Vi gần bến đò Tân Đệ...
Xa xưa, Cẩm Phả là một xã thuộc châu Tiên Yên. Nhà Nguyễn chuyển Cẩm Phả về huyện Hoành Bồ. Một xã dài, dày đặc núi. Núi đá, núi đất, chỗ liền chỗ cắt nhưng song song nhau. Những thửa ruộng nhỏ, ít màu mỡ do người Sán Dìu, Kinh, Hoa, Thanh phán, Thanh y khai phá
Đoạn văn không làm thấp giá trị của các vấn đề nhà văn đưa ra, nhưng vì trong cái mạch chảy của câu chuyện người đọc khó tính sẽ dễ nhận ra đã ông sa đà vào chi tiết quá mà không chi tiết hoá được nó để người đọc thấy còn sượng vì cách kể hồn nhiên, vô tư, đan chéo các sự kiện dễ bị rối...
Xuyên suốt bộ sách là không khí vùng mỏ Cẩm Phả luôn ăm ắp những sự kiện, những thay đổi, những được thua và đau đớn về thể xác, tâm hồn khi còn là kiếp dân thuộc địa. Mỗi thời khắc lịch sử là một vấn đề cần được khai phá và chiêm nghiệm. Từ khi chưa có chính quyền về tay nhân dân đến khi được làm chủ bản thana, làm chủ xã hội là những lát cắt lịch sử chứa chan biết bao điều cần nói.
Là một độc giả tôi chỉ cảm nhận được những vấn đề trong tiểu thuyết Đất bỏng thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ khắc nghiệt, mà là sự bỏng rát của những kiếp người giữa vùng lõm than biển Cẩm Phả - Quảng Ninh qua nhiều thời khắc lịch sử cực kỳ khắc nghiệt và anh hùng. Tiểu thuyết Đất bỏng ra đời như một sự khẳng định thêm tiềm lực văn chương của riêng nhà văn cũng như của vùng than biển Quảng Ninh. Đây là một bộ tiểu thuyết đồ sộ nhất từ trước tới nay ở vùng than Quảng Ninh với độ dày 4 tập, chỉ viết riêng về một vùng đất CẨM PHẢ...
Hạ Long, 10/2011
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn