VanVN.Net - Tập “Thơ tình sông Cửu Long” do NXB Trẻ và Công ty soncamedia phát hành, được tổ chức ra mắt vào lúc 3h chiều 23/7/2011 tại thành phố Long Xuyên, 84 tác giả của tập thơ ở 9 tỉnh ĐBSCL đã được mời đến tham dự. Ngày 21/7, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch HNVVN đã tự tay thảo bức thư chúc mừng gửi tới các nhà thơ… Ông Lê Văn Chính, Giám đốc công ty Soncamedia, sinh năm 1961, người đã tài trợ xuất bản 6 tập thơ tình của 6 miền đất, nhân dịp ra mắt tập thơ mới nhất, VanVN.Net đã có cuộc trò chuyện với ông...
Ông Lê Văn Chính
Bạn bè thường gọi anh là Chính “sơn ca”, tạo sao cố vấn kỹ thuật một công ty điện tử lại có “nghệ danh” lãng mạn như vậy?
- Sơn ca là tên công ty Soncamedia, anh em ghép lại gọi thành tên mình như vậy. Chứ tôi không phải nghệ sĩ để được đặt nghệ danh đâu. Chính “sơn ca” là tên gọi của thiên hạ, nó cũng như “Hai sài gòn” “Sáu giang hồ” v.v…
Anh đã “nổi tiếng” từ hai vụ “chuyển nhượng bản quyền tác giả” với bài “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan và 10 nốt nhạc đầu tiên trong bản “Tình ca” của nhạc sĩ Phạm Duy. Tại sao anh lại có ý định sở hữu hai tác phẩm này?
- “Duyên nợ” với “Màu tím hoa sim” là một câu chuyện dài tôi sẽ nói vào dịp khác. Còn “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” thì chỉ đơn giản là tôi nghe bài hát này từ khi còn rất nhỏ, nó ngấm vào như đã thuộc về mình lâu nay. Tiếng mẹ đẻ là thứ “keo” gắn kết đặc biệt khiến người ta chung sống và yêu thương nhau. Vì thế tôi chọn những nốt nhạc đó để làm nhạc hiệu khởi đầu một ngày mới của mình cũng như một ngày làm việc ở công ty, và cũng như một món quà tặng cho khách hàng.
Hiệu ứng đó ra sao, thưa anh?
- Rất tốt.
Dùng chính những sản phẩm công nghệ để quảng bá cho sản phẩm văn hóa tinh thần của người Việt Nam, ý tưởng độc đáo này đã tạo nên sự khác biệt của anh trong kinh doanh?
- Sản phẩm điện tử dân dụng của chúng tôi là phương tiện để công chúng thưởng ngoạn những tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Trong suy nghĩ của tôi, đây không phải là hành động mua bán đơn thuần mà là tấm lòng đối với một sản phẩm vô giá của dân tộc. Màu tím hoa sim sẽ đi khắp nơi, từ trong nước ra nước ngoài, giới thiệu đến cộng đồng khắp năm châu như một thi phẩm biểu trưng cho nền thi ca Việt Nam.
Gần đây Chính “sơn ca” lại được nhắc đến rất nhiều khi tài trợ xuất bản 6 tập thơ tình ở 6 miền đất. Điều gì đã khiến một nhà kinh doanh nhiệt tình làm những công việc có vẻ “phi lợi nhuận” và dễ bị gây hiểu lầm này?
- Tôi không có khả năng làm thơ mặc dù trước đây có học dang dở Văn khoa ở Sài Gòn, nhưng biết chút ít về thơ nên có khá nhiều anh em bạn bè làm văn chương. Trong đời sống hiện này, tôi nghiệm thấy cuộc sống mong manh, đầy tai ương bất trắc, nhiều niềm đau và nỗi buồn. Cơ hội để người ta làm “đau” nhau rất nhiều, niềm vui ít quá. Bởi vậy chúng tôi ấn hành mấy tập thơ như là một cách để “bày cuộc vui” cho xã hội. Chi phí in 1 tập thơ không nhiều, chúng tôi tập trung phi phí làm buổi ra mắt quy tụ anh em về gặp gỡ, hàn huyên với nhau, cho đời thêm vui. Quảng bá văn hóa là thứ lợi nhuận không thể tính đếm được.
Tại sao anh lại chỉ chọn thơ tình để tài trợ?
- Thơ tình dễ được đồng cảm, tình yêu chỉ có thêm vào và nhiều lên, như thế hận thù sẽ bớt đi… Ngay cả nỗi buồn trong tình yêu cũng rất thánh thiện. Mà nói thêm là chúng tôi không chỉ đầu tư vào các tập thơ, tủ sách Sơn ca có cả các tập văn xuôi.
Anh có đọc hết các bài thơ mà mình tài trợ không?
- Có chứ, nhưng tôi không phải là người tuyển lựa. Việc này là của các nhà thơ có trình độ chuyên môn.
Ông Chính "Sơn ca" (áo đen) và nhà thơ Trang Thế Hy (áo xanh)
Trong tập thơ mới nhất, “Thơ tình sông Cửu Long”, anh thích nhất bài nào?
- Tôi rất thích bài “Đắng và ngọt” của Trang Thế Hy, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Quán bên đường”. Tôi cũng đã có nhuận bút đặc biệt dành riêng cho Trang Thế Hy.
Lại là 100 triệu đồng chăng?
- Không có, chút ít của tấm lòng thôi. Con số 100 đang làm tôi phát chán sau hai vụ chuyển nhượng bị quá nhiều người nói đến, làm nên sự ồn ào không cần thiết. Lần này xin cho tôi được coi đây là chuyện riêng của người yêu thơ và tác giả.
Xin cảm ơn anh!
VanVN.Net - Tập “Thơ tình sông Cửu Long” do NXB Trẻ và Công ty soncamedia phát hành, được tổ chức ra mắt vào lúc 3h chiều 23/7/2011 tại thành phố Long Xuyên, 84 tác giả của tập thơ ở 9 tỉnh ĐBSCL đã được mời đến tham dự. Ngày 21/7, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch HNVVN đã tự tay thảo bức thư chúc mừng gửi tới các nhà thơ… Ông Lê Văn Chính, Giám đốc công ty Soncamedia, sinh năm 1961, người đã tài trợ xuất bản 6 tập thơ tình của 6 miền đất, nhân dịp ra mắt tập thơ mới nhất, VanVN.Net đã có cuộc trò chuyện với ông...
Ông Lê Văn Chính
Bạn bè thường gọi anh là Chính “sơn ca”, tạo sao cố vấn kỹ thuật một công ty điện tử lại có “nghệ danh” lãng mạn như vậy?
- Sơn ca là tên công ty Soncamedia, anh em ghép lại gọi thành tên mình như vậy. Chứ tôi không phải nghệ sĩ để được đặt nghệ danh đâu. Chính “sơn ca” là tên gọi của thiên hạ, nó cũng như “Hai sài gòn” “Sáu giang hồ” v.v…
Anh đã “nổi tiếng” từ hai vụ “chuyển nhượng bản quyền tác giả” với bài “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan và 10 nốt nhạc đầu tiên trong bản “Tình ca” của nhạc sĩ Phạm Duy. Tại sao anh lại có ý định sở hữu hai tác phẩm này?
- “Duyên nợ” với “Màu tím hoa sim” là một câu chuyện dài tôi sẽ nói vào dịp khác. Còn “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…” thì chỉ đơn giản là tôi nghe bài hát này từ khi còn rất nhỏ, nó ngấm vào như đã thuộc về mình lâu nay. Tiếng mẹ đẻ là thứ “keo” gắn kết đặc biệt khiến người ta chung sống và yêu thương nhau. Vì thế tôi chọn những nốt nhạc đó để làm nhạc hiệu khởi đầu một ngày mới của mình cũng như một ngày làm việc ở công ty, và cũng như một món quà tặng cho khách hàng.
Hiệu ứng đó ra sao, thưa anh?
- Rất tốt.
Dùng chính những sản phẩm công nghệ để quảng bá cho sản phẩm văn hóa tinh thần của người Việt Nam, ý tưởng độc đáo này đã tạo nên sự khác biệt của anh trong kinh doanh?
- Sản phẩm điện tử dân dụng của chúng tôi là phương tiện để công chúng thưởng ngoạn những tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Trong suy nghĩ của tôi, đây không phải là hành động mua bán đơn thuần mà là tấm lòng đối với một sản phẩm vô giá của dân tộc. Màu tím hoa sim sẽ đi khắp nơi, từ trong nước ra nước ngoài, giới thiệu đến cộng đồng khắp năm châu như một thi phẩm biểu trưng cho nền thi ca Việt Nam.
Gần đây Chính “sơn ca” lại được nhắc đến rất nhiều khi tài trợ xuất bản 6 tập thơ tình ở 6 miền đất. Điều gì đã khiến một nhà kinh doanh nhiệt tình làm những công việc có vẻ “phi lợi nhuận” và dễ bị gây hiểu lầm này?
- Tôi không có khả năng làm thơ mặc dù trước đây có học dang dở Văn khoa ở Sài Gòn, nhưng biết chút ít về thơ nên có khá nhiều anh em bạn bè làm văn chương. Trong đời sống hiện này, tôi nghiệm thấy cuộc sống mong manh, đầy tai ương bất trắc, nhiều niềm đau và nỗi buồn. Cơ hội để người ta làm “đau” nhau rất nhiều, niềm vui ít quá. Bởi vậy chúng tôi ấn hành mấy tập thơ như là một cách để “bày cuộc vui” cho xã hội. Chi phí in 1 tập thơ không nhiều, chúng tôi tập trung phi phí làm buổi ra mắt quy tụ anh em về gặp gỡ, hàn huyên với nhau, cho đời thêm vui. Quảng bá văn hóa là thứ lợi nhuận không thể tính đếm được.
Tại sao anh lại chỉ chọn thơ tình để tài trợ?
- Thơ tình dễ được đồng cảm, tình yêu chỉ có thêm vào và nhiều lên, như thế hận thù sẽ bớt đi… Ngay cả nỗi buồn trong tình yêu cũng rất thánh thiện. Mà nói thêm là chúng tôi không chỉ đầu tư vào các tập thơ, tủ sách Sơn ca có cả các tập văn xuôi.
Anh có đọc hết các bài thơ mà mình tài trợ không?
- Có chứ, nhưng tôi không phải là người tuyển lựa. Việc này là của các nhà thơ có trình độ chuyên môn.
Ông Chính "Sơn ca" (áo đen) và nhà thơ Trang Thế Hy (áo xanh)
Trong tập thơ mới nhất, “Thơ tình sông Cửu Long”, anh thích nhất bài nào?
- Tôi rất thích bài “Đắng và ngọt” của Trang Thế Hy, bài thơ này đã được Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc “Quán bên đường”. Tôi cũng đã có nhuận bút đặc biệt dành riêng cho Trang Thế Hy.
Lại là 100 triệu đồng chăng?
- Không có, chút ít của tấm lòng thôi. Con số 100 đang làm tôi phát chán sau hai vụ chuyển nhượng bị quá nhiều người nói đến, làm nên sự ồn ào không cần thiết. Lần này xin cho tôi được coi đây là chuyện riêng của người yêu thơ và tác giả.
Xin cảm ơn anh!
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn