VanVn.Net – Những ngày gần đây, cái tên Nguyễn Bình đang trở thành nhân vật “hot” của các trang báo mạng và báo giấy. Tháng 12 này Nguyễn Bình mới tròn 10 tuổi, thế mà cậu bé đã hoàn thành bản thảo Tập 1 của cuốn tiểu thuyết viễn tưởng “Cuộc chiến với hành tinh Fantom” (gần 200 trang). Bình đang viết Tập 2 và dự định sẽ cho ra mắt liền tù tì... 8 tập. Nguyễn Bình hiện học lớp 5 - Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội), nhiều người biết đến cậu đã gọi đây là “Thần đồng tiểu thuyết” của Việt Nam. Trước những “xôn xao” này, nhà thơ Trần Đăng Khoa (vẫn được coi là “Thần đồng thơ”) có đôi điều chia sẻ…
"Thần đồng tiểu thuyết" Nguyễn Bình
Cậu bé có tài đọc sách
18 tháng tuổi, Bình bắt đầu biết chữ, đọc vanh vách biển số xe và tên các loại xe. 3 tuổi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt. 4 tuổi, tự học tiếng Hán. 5 tuổi, dùng máy tính và sử dụng Internet. 6 tuổi, bắt đầu tham gia Wikipedia. Đến nay, Bình tự tạo được khoảng 100 khái niệm trên từ điển mở này, chủ yếu liên quan đến văn minh Ai Cập và các nền văn minh cổ đại khác. Có lần, Bình nhận được thư của quản trị trang Wikipedia, góp ý về phần tham gia của “bạn Nguyễn Bình”. Chắc họ không thể ngờ người lập các hạng mục thông tin ấy khi đó mới... 6 tuổi. Ngoài ra, Bình còn biết một ít tiếng Pháp, thích nghe nhạc cổ điển.
Bình mê đọc. Chẳng những “ngốn” hết hàng trăm cuốn trong tủ sách gia đình mà các sách thiếu nhi, từ Harry Potter đến một số truyện thần thoại hấp dẫn khác và các tập truyện tranh,… đều là món “khoái khẩu” của Bình. Tủ sách mini của cậu bé xếp ngăn nắp từng bộ sách, trong đó có Truyện cổ tích Việt Nam, Oliver Twist... Bình đọc rất nhanh và nhớ chính xác đường dây cốt truyện. Bình yêu thích nhất là những cuốn sách bách khoa tri thức như Almanach: Những nền văn minh thế giới và nhiều cuốn sách tư liệu khác.
Và rồi, chính biển thông tin trên mạng, mà Wikipedia cùng các trang liên kết của nó, đã mở ra thế giới thông tin và tri thức vô tận, cuốn hút cậu bé không ngừng khám phá. Có hôm, cậu bé đọc say sưa đến mức mẹ gọi ra ăn cơm nhưng vẫn tảng lờ. Bố phải cầm cái thước vào dọa, cậu bé mới toét miệng cười, phóng vội ra bàn ăn nhưng vẫn tiếc rẻ vì... “đọc đang hay!”…
Bình còn tự "download" phim trên mạng để xem, chủ yếu là phim hoạt hình. Phim nào chưa có phụ đề tiếng Việt, cậu copy phụ đề tiếng Anh để dịch sang tiếng Việt, rồi ghép phim và phụ đề để xem. Cậu bé “khai báo” với tôi, trung bình xem 5 - 6 phim/tuần. Hiện tại, Bình thích xem phim tài liệu của Discovery Channel. Bình cũng thích vẽ, nhất là vẽ hình người ngoài hành tinh (UFO) có hình dạng như… quả cầu lửa. Vì theo Bình, UFO giống như chiếc máy bay, lúc đâm vào vật thể khác sẽ nổ như cầu lửa. Ngoài ra, cậu bé cũng giúp mẹ làm việc nhà, như đổ rác, cắm cơm điện…
Rất yêu quý loài vật, cậu bé thường ôm cún bông đi ngủ. Cậu mang cả “báo hồng” bằng bông đến lớp để các bạn cùng chăm sóc. Đi du lịch Sapa, Tam Đảo, Huế, Đà Lạt,… hay đi thăm Bảo tàng ở Hà Nội, Bình thích chụp ảnh các con vật, kể cả hình ảnh động vật trong bảo tàng. Mê xếp giấy Origami, Bình thường xếp hình các con vật yêu thích theo chỉ dẫn trên Internet. Có lần, cậu bé gấp hàng trăm con vật bằng giấy, xếp thành vòng tròn trên giường rồi nằm khoèo vào giữa. Cậu nói với bố: “Con nằm chung với các em”!
Viết sách để… bố bất ngờ
Sau Tết âm lịch vừa rồi, Bình bắt đầu lẳng lặng viết tiểu thuyết. Cậu viết một mạch trong 3 tháng thì xong Tập 1. Sau khi đã làm xong bài tập ở lớp và đọc sách, thì cậu viết. Đang viết, nghe tiếng bố đi làm về, cậu tắt máy vi tính. Vậy nên ngày nghỉ mà bố đi vắng, Bình viết được 7 - 8 trang.
“Cháu định viết và xuất bản cho bố cháu bất ngờ, định khi xuất bản xong thì bố cháu mới biết. Nhưng chả hiểu thế nào bố cháu biết, thế là lộ hết bí mật” - Bình cười ra vẻ tiếc. Bình quả quyết đấy là tiểu thuyết vì theo Bình, “nó không phải truyện ngắn, hay truyện vừa”.
Tự mò mẫm để sử dụng vi tính, nên Bình gõ bàn phím bằng hai ngón, nhưng tốc độ gõ của Bình chẳng kém gì người lướt 10 ngón. Đặc biệt, Bình ít khi gõ sai chữ và các thao tác sử dụng bàn phím cực nhanh. Các chị gái chỉ biết Bình viết văn từ khi cậu bé đưa bản thảo lên Facebook (nhưng sau Bình lại xóa đi). Mãi khi bố gặng hỏi, Bình mới cho bố xem. Cậu bé còn tự dàn trang A5 và quả quyết với bố: “Con sẽ đưa bảo thảo đến NXB để in”.
Hóa ra, những lần cậu con trai chạy từ phòng học ra hỏi bố: “Hai tay con để thế này thì nên gọi là nghiêng bên phải hay lệch về bên phải hả bố?”, nghe bố trả lời xong, Bình cười tủm tỉm rồi chạy ù về phòng. Cậu bé đang viết văn, trong khi bố lại cứ tưởng con trai đang tập làm văn, vì hôm sau thời khóa biểu của Bình có môn đó. Ông ngạc nhiên chẳng hiểu con trai lấy đâu ra vốn sống để viết cả hai trăm trang sách, vì suốt ngày chỉ thấy con đọc sách, dùng máy tính, rồi chơi với chó bông và xếp hình Origami…
Điểm văn của Bình ở trường cao nhất là 9,5 và cậu thích học các môn xã hội hơn các môn tự nhiên. Bình không nổi bật về thành tích học tập như nhiều bạn trong lớp, dù được tiếng là thông minh và năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Hỏi Bình sao không đưa sách cho các bạn ở lớp xem, Bình giải thích: “Nếu đưa cho các bạn thì các bạn cũng không hiểu được”. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều do Bình tưởng tượng ra, nhân vật “tôi” dựa vào người viết. “Cháu chỉ lấy một số đặc điểm của cháu thôi chứ không phải tất cả, cháu không sợ giun như nhân vật”, Bình hồn nhiên kể. Khi nghe tôi hỏi vì sao để nhân vật sợ giun mà không sợ các con vật khác, Bình nói, vì đã có một nhân vật sợ rắn nên không thích lặp lại. Bố mẹ của Bình kể trước đây cậu bé sợ gián, giờ thì hết sợ rồi.
Bình hiếu động đến nỗi, gia đình đã vài lần phải thay bàn, hoặc thuê thợ sửa giá để bàn phím, hay sửa bàn ghế, vì cứ ngồi vào bàn là cậu bé đạp chân múa tay liên hồi. Tôi chứng kiến Bình gõ bàn phím nhoay nhoáy, hai chân lúc xoạc ra lúc co vào, Bình ngồi viết nhưng như nhạc công chơi bộ gõ. Tay giơ lên hạ xuống, miệng nói và chân đá. Dường như những suy nghĩ của cậu bé không chỉ hiện ra trong đầu mà còn chạy xuống chân tay, khiến cậu cứ đứng ngồi không yên. Chẳng thế mà có khi bố ngồi xem tivi, cậu cũng nhảy ra múa may trước màn hình, che hết hình để trêu bố. Hàng xóm nhà Bình bảo, mỗi khi Bình ra khỏi nhà là biết ngay, vì cậu thường nói liến thoắng hay “ư ử” theo các điệu nhạc cổ điển.
Có lẽ không ít người ngạc nhiên không hiểu vì sao cậu bé hiếu động như vậy lại có thể ngồi liền tù tì hàng giờ để viết hết trang này đến trang khác, hết Tập 1 rồi đến Tập 2. Tiểu thuyết là khái niệm khá xa xỉ với cả các cây bút trẻ viết truyện bây giờ, nhưng lại trở nên quá đỗi gần gũi với cậu bé mới chỉ học lớp 5 này.
Cuộc chiến với hành tinh Fantom
Ngạc nhiên đầu tiên khi đọc bản thảo tiểu thuyết của Bình là lối hành văn gãy gọn, khúc chiết, câu cú sử dụng linh hoạt không thua kém bất kỳ người viết kỳ cựu nào.
Bình viết theo dạng tiểu thuyết fantasy (kỳ ảo), với giọng điệu tưng tửng pha chút hóm hỉnh, tự tin và… tự trào của cậu bé mới lớn. Những trang viết do chính người cùng lứa tuổi các em viết, phù hợp với tâm lý và đặc biệt lời thoại cực kỳ hồn nhiên, ngộ nghĩnh chắc chắn dễ được các bạn cùng trang lứa đón nhận. Đặc biệt, chất fantasy của Bình mang màu sắc sử thi rất rõ, đúng như một trong những đặc trưng của thể loại này.
Tập 1 của cuốn sách gồm 11 chương, với những tựa đề khá hấp dẫn: Buổi sáng đầu tiên ở Hydra, Đám mây UFO ngoài khơi, Tới Floria, Đợt tấn công ở Floria, Dòng chữ trên ngôi đền, Mục đích những trận chiến, Trận thuỷ chiến thành Venice… Cuối mỗi chương, Bình biết mở ra một chi tiết hay hình ảnh để kết nối với chương tiếp.
Cuối Tập 1, Bình đưa ra khái niệm đầy tò mò để dẫn vào tập tiếp theo: “Tôi nhìn về phía trước. Chiếc phi thuyền hình con cá mập đồ sộ của bọn Bóng ma đang bốc cháy ngùn ngụt, chẳng khác gì tháp đôi Trung tâm Thượng mại thế giới khi bị tấn công ngày 11/9/2001. Bỗng, một giọng người thì thào trong đầu tôi: Chữ Vạn…”.
Bình nói rằng, chữ “Vạn” là khái niệm của đạo Hindu: “Cháu nói ra chắc không ai sốc đâu nhỉ? Hindu giáo là tôn giáo có nguồn gốc ngoài hành tinh, cháu tưởng tượng ra như vậy vì có tư liệu nói rằng kính viễn vọng không gian của NASA phát hiện các tượng đá như tượng Phật Hindu giáo ở hành tinh ngoài thiên hà cùng với chữ “vạn”, và người ta đặt giả thiết người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất từ thời cổ đại”.
Chọn đề tài UFO (đĩa bay) vì theo Bình, người ngoài hành tinh là vấn đề khoa học được quan tâm suốt nhiều năm nay, đặc biệt với người Mỹ. Điều này cũng lý giải việc Bình cho các nhân vật trong tiểu thuyết đều người Mỹ. “Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về UFO, báo chí vẫn tiếp tục đưa tin. Còn trẻ con vẫn tiếp tục ao ước và hy vọng một ngày nào đó, chúng sẽ được tận mắt chứng kiến UFO, được bắt tay trò chuyện với những người ngoài hành tinh, trò chuyện thân thiết như bạn bè (dù họ sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi không biết đâu nhé!), thậm chí cùng đi nghe hòa nhạc, xem phim với họ. Trẻ con tin rằng người ngoài hành tinh cũng giống như người Trái Đất, nghĩa là có người tốt - kẻ xấu, người giàu - kẻ nghèo…”, Bình “phi lộ” cho hành trình viễn tưởng của mình bằng những dòng viết như thế. Bình cũng biết, nếu không đề tên tác giả, có người sẽ nhầm bản thảo sách của Bình là… bản dịch từ tác phẩm nước ngoài.
Qua những trang viết, người đọc có thể thấy vốn từ của Bình cực kỳ phong phú, như của người trưởng thành. Nhưng ngạc nhiên lớn nhất là khối lượng thông tin Đông - Tây - Kim - Cổ và những kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học vũ trụ và các môn khoa học xã hội… dày đặc trong những trang viết của Bình. Điều này càng cho thấy tư duy vượt trội của người viết so với lứa tuổi. Cậu bé dùng thuật ngữ cực kỳ chính xác cũng như mô tả chi tiết về kiến trúc các công trình, thiết kế các đồ vật hay hiện tượng trên cơ sở những hình ảnh trong sự thật và trí tưởng tượng.
Viết văn chẳng bao giờ là công việc dễ dàng, có thể Bình chưa ý thức được điều này, nhưng tôi chứng kiến Bình đã viết đi viết lại một câu văn ở Tập 2: “Tường thành được xây bằng đá”, rồi thay bằng “Tường thành được xây bằng những phiến đá”, sau đó Bình vào Google để tìm “phiến đá cổ”, cuối cùng gắn cho nó một cái tên cụ thể bằng việc tra cứu về những phiến đá cổ trong Almanach: Những nền văn minh thế giới… Thông tin liên quan được tra cứu trên Wikipedia, tìm trong sách, nhưng có thể thấy mỗi câu chữ là một quá trình tìm tòi, khám phá của cậu bé tiểu học về thế giới với bao điều kỳ thú và hấp dẫn.
Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống chủ yếu từ việc đọc và xem phim, cùng với niềm say mê khám phá thế giới, cậu bé chưa đầy 10 tuổi này đã viết nên những trang sách kỳ diệu. Nếu cho rằng thế hệ những cậu bé 10 tuổi viết tiểu thuyết có thể dịch ra tiếng nước ngoài để hòa vào dòng chảy thế giới như Bình là việc không còn xa lạ, thì cũng không khó hình dung về những “công dân toàn cầu”, không còn khoảng cách về ngôn ngữ và lối sống, cả về tác phẩm nữa… Nhưng với tuổi của Bình, những gì cậu bé làm được vẫn thật đáng kinh ngạc.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
“Ngày trước, mình làm thơ nhưng suy nghĩ còn đơn giản, có bài vẫn nguyên lối nghĩ trẻ con. Còn Bình thì không có chút tư duy trẻ con nào... Tôi thấy Bình thật sự là một tài năng đặc biệt. Một “Thần đồng” theo đúng nghĩa đấy” - nhà thơ Trần Đăng Khoa sau nhiều lần hò hẹn đã chịu chia sẻ về cậu bé viết văn mà ông biết.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa biết cậu bé Nguyễn Bình từ nhỏ, vì ông chơi thân với bố cậu bé. Lặng lẽ dõi theo và trò chuyện với Bình mỗi lần đến chơi nhà, nhưng ông cũng thật sự bất ngờ khi cầm trên tay bản thảo dày dặn tiểu thuyết của Bình. Vốn tính cẩn trọng, phải nhiều lần hò hẹn ông mới chịu chia sẻ về cậu bé viết văn mà ông biết. Rồi khi vào chuyện, ông lại không giấu được cảm xúc ngạc nhiên và thán phục với một “Thần đồng”, như cách người ta vẫn thường gọi ông, từ hồi còn là cậu bé làm thơ với Góc sân và khoảng trời nức tiếng...
* Anh biết Nguyễn Bình từ khi nào và cảm giác của anh khi đọc bản thảo cuốn sách này
- Tôi biết Bình từ khi cậu bé mới sinh. Bình kém con gái đầu lòng của tôi một ngày tuổi. Bố Bình với tôi lại là bạn thân. Chuyện cậu bé này ra đời, còn nhiều điều tôi chưa thể nói được. Nhưng dần dà rồi sẽ nói. Khi mới lên bốn tuổi, Bình đã tự học chữ Hán. Thầy dạy cậu là cái máy vi tính của bố. Khi ngồi uống trà với tôi bên quán nước vỉa hè, bố cậu nhận được tin nhắn của con trai. Cả tôi và anh bạn tôi đều kinh ngạc về hành văn của cậu bé. Tôi bảo bạn: “Con ông là một đứa trẻ đặc biệt. Ông cũng nên quan tâm đến việc dạy cháu”. Tôi vẫn biết Bình là cậu bé đặc biệt, nhưng đến khi cầm cuốn bản thảo tập tiểu thuyết đầu tay của cậu, do chính cậu tự trình bày, mi trang, tôi vẫn thấy kinh ngạc.
Tôi không thể cắt nghĩa được hiện tượng này, nói chung rất kỳ lạ. Tôi có cảm giác như bản thảo được viết bởi một nhà văn nước ngoài với lối tư duy của người nước ngoài. Điều ấy cũng hợp lý. Vì nhân vật là người nước ngoài. Câu chuyện cũng xảy ra ở nước ngoài. Nó như cuốn sách dịch. Có thể đặt lẫn vào hàng ngũ tác phẩm của các nhà văn ngoại quốc. Không ai nghĩ đây là tập tiểu thuyết đầu tay của một cháu bé đang còn học tiểu học. Nhìn ở góc độ thể loại, đây là một dạng tiểu thuyết giả tưởng, văn hiện đại (kiểu văn điện tín), tư duy mạch lạc. Các nhân vật thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đời sống hiện đại và cả sự từng trải.
Bình đã không phản ánh hiện thực mà sáng tạo ra một hiện thực mới trong thế giới của riêng mình với các nhân vật và bối cảnh như một tác phẩm cần phải có. Bối cảnh và xã hội đó chỉ có trong trí tưởng tượng của người viết nhưng lại rất chân thật và sống động. Đặc biệt, những thông tin truyền tải trong đó cực kỳ chân xác...
Tôi cứ nghĩ, 10 tuổi là bằng tuổi con gái mình mà biết Philadelphia ở nơi nào và các vùng văn hóa trên thế giới từ cổ chí kim ra sao thì thật lạ kỳ... Với những trang viết đó, có thể coi Nguyễn Bình như một... quái kiệt, nếu như không nói đó là một trường hợp đặc biệt và không thể lý giải nổi...
* Những thông tin người viết đưa vào sách và nền tảng kiến thức như anh nói, đều có thể tích lũy được từ việc đọc nhiều và... chăm chỉ vào Google chứ?
- Chỉ kiến thức sách vở không thôi thì không đủ đâu. Người 20 tuổi đọc nhiều, biết nhiều vẫn khó có thể viết được như thế. Những câu chuyện liên quan đến đĩa bay, chiến hạm hay âm nhạc cổ điển... đòi hỏi người viết phải có kiến thức rất sâu rộng. Nếu không hiểu sâu sắc và đầy đủ sẽ không cắt nghĩa nổi các hiện tượng như vốn xảy ra, chưa nói đến việc đưa vào sách để chuyển tải thành suy nghĩ và hành động của các nhân vật nhuần nhuyễn đến vậy. Tôi đã cẩn trọng bỏ ra mấy ngày để thẩm tra, bằng cách lọc tư liệu, vào Google xem cu cậu có cóp nhặt ở đâu không? Rồi kiểm tra lại các địa danh trên thế giới mà cuốn sách đề cập. Nếu như tôi không nhầm, thì đây hoàn toàn là sự sáng tạo của cháu bé.
* Anh có nhận ra sự hồn nhiên, ngây thơ trong sách của Bình, giống như những trang viết của thiếu nhi bấy nay?
- Hầu như không. Chẳng có gì là trẻ con cả. Dấu hiệu trẻ con duy nhất chỉ có ở việc cu cậu liệt kê tiểu sử các nhân vật, rất trẻ con, thêm nữa, nhân vật của truyện đều rất bé, cùng sinh năm 2005. Câu chuyện giả tưởng xảy ra năm 2015, tức là khi nhân vật 10 tuổi, bình thường thì sẽ nghĩ rằng nhân vật không thể suy nghĩ và hành động như nhân vật Bình viết được. Nhưng có thể nhà văn nhí nghĩ rằng, ở tuổi đó là có thể làm được tất cả những điều kỳ diệu... Bình 10 tuổi mà tạo ra được một thế giới nhân vật như vậy thì 10 tuổi đi khám phá thế giới có gì lạ. Ngày trước, mình làm thơ nhưng suy nghĩ còn đơn giản, có bài vẫn nguyên lối nghĩ trẻ con. Còn Bình thì không có chút tư duy trẻ con nào. Thật là một hiện tượng!
* Vậy theo anh, chúng ta nên cư xử như thế nào với một hiện tượng văn chương như Nguyễn Bình?
- Ngày trước, thời của tôi, mọi việc đơn giản hơn nhiều. Tôi không biết mình là người nổi tiếng, chỉ thấy có nhiều người đến chơi và hỏi chuyện rồi sát hạch. Thời đại bùng nổ thông tin bây giờ thì nổi tiếng kèm theo nhiều hệ lụy khó lường. Đôi khi, điều đó dễ tạo ảo tưởng cho người ta lắm.
Với trẻ con lại càng bất lợi. Vậy nên cứ để mọi việc diễn ra bình thường, không nên làm ầm ĩ quá. Điều quan trọng nhất bây giờ là tìm được người giỏi kèm cặp, động viên và môi trường phù hợp để cháu phát triển tự nhiên và đi đúng hướng. Mà nói thật, cũng chẳng ai dạy được cậu ấy đâu. Bởi chính cu cậu cũng đã tìm ra được ông thầy của mình. Ông thầy ấy chính là “con ma xó” vi tính và một biển kiến thức khổng lồ trên Internet đã có sẵn ngay trong xó nhà cậu.
* Chỉ với một bản thảo, liệu đã có thể coi Bình là một tài năng văn chương?
- Tôi thấy Bình thật sự là một tài năng đặc biệt. Một “Thần đồng” theo đúng nghĩa đấy. Tôi cũng chưa thể nói gì thêm về cuốn tiểu thuyết này. Vì đây mới là tập đầu tiên, mà Bình còn dự kiến viết tám tập nữa. Con đường Bình đang đặt bước chân đầu tiên là một con đường bão táp. Tôi chỉ xin chúc cháu vẫn cứ hồn nhiên như một đứa trẻ. Chính sự hồn nhiên ấy sẽ cho cháu những phép nhiệm màu...
* Xin cảm ơn nhà thơ!
(Nguồn: TTVH)
VanVn.Net – Những ngày gần đây, cái tên Nguyễn Bình đang trở thành nhân vật “hot” của các trang báo mạng và báo giấy. Tháng 12 này Nguyễn Bình mới tròn 10 tuổi, thế mà cậu bé đã hoàn thành bản thảo Tập 1 của cuốn tiểu thuyết viễn tưởng “Cuộc chiến với hành tinh Fantom” (gần 200 trang). Bình đang viết Tập 2 và dự định sẽ cho ra mắt liền tù tì... 8 tập. Nguyễn Bình hiện học lớp 5 - Trường Tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy - Hà Nội), nhiều người biết đến cậu đã gọi đây là “Thần đồng tiểu thuyết” của Việt Nam. Trước những “xôn xao” này, nhà thơ Trần Đăng Khoa (vẫn được coi là “Thần đồng thơ”) có đôi điều chia sẻ…
"Thần đồng tiểu thuyết" Nguyễn Bình
Cậu bé có tài đọc sách
18 tháng tuổi, Bình bắt đầu biết chữ, đọc vanh vách biển số xe và tên các loại xe. 3 tuổi, đọc thông, viết thạo tiếng Việt. 4 tuổi, tự học tiếng Hán. 5 tuổi, dùng máy tính và sử dụng Internet. 6 tuổi, bắt đầu tham gia Wikipedia. Đến nay, Bình tự tạo được khoảng 100 khái niệm trên từ điển mở này, chủ yếu liên quan đến văn minh Ai Cập và các nền văn minh cổ đại khác. Có lần, Bình nhận được thư của quản trị trang Wikipedia, góp ý về phần tham gia của “bạn Nguyễn Bình”. Chắc họ không thể ngờ người lập các hạng mục thông tin ấy khi đó mới... 6 tuổi. Ngoài ra, Bình còn biết một ít tiếng Pháp, thích nghe nhạc cổ điển.
Bình mê đọc. Chẳng những “ngốn” hết hàng trăm cuốn trong tủ sách gia đình mà các sách thiếu nhi, từ Harry Potter đến một số truyện thần thoại hấp dẫn khác và các tập truyện tranh,… đều là món “khoái khẩu” của Bình. Tủ sách mini của cậu bé xếp ngăn nắp từng bộ sách, trong đó có Truyện cổ tích Việt Nam, Oliver Twist... Bình đọc rất nhanh và nhớ chính xác đường dây cốt truyện. Bình yêu thích nhất là những cuốn sách bách khoa tri thức như Almanach: Những nền văn minh thế giới và nhiều cuốn sách tư liệu khác.
Và rồi, chính biển thông tin trên mạng, mà Wikipedia cùng các trang liên kết của nó, đã mở ra thế giới thông tin và tri thức vô tận, cuốn hút cậu bé không ngừng khám phá. Có hôm, cậu bé đọc say sưa đến mức mẹ gọi ra ăn cơm nhưng vẫn tảng lờ. Bố phải cầm cái thước vào dọa, cậu bé mới toét miệng cười, phóng vội ra bàn ăn nhưng vẫn tiếc rẻ vì... “đọc đang hay!”…
Bình còn tự "download" phim trên mạng để xem, chủ yếu là phim hoạt hình. Phim nào chưa có phụ đề tiếng Việt, cậu copy phụ đề tiếng Anh để dịch sang tiếng Việt, rồi ghép phim và phụ đề để xem. Cậu bé “khai báo” với tôi, trung bình xem 5 - 6 phim/tuần. Hiện tại, Bình thích xem phim tài liệu của Discovery Channel. Bình cũng thích vẽ, nhất là vẽ hình người ngoài hành tinh (UFO) có hình dạng như… quả cầu lửa. Vì theo Bình, UFO giống như chiếc máy bay, lúc đâm vào vật thể khác sẽ nổ như cầu lửa. Ngoài ra, cậu bé cũng giúp mẹ làm việc nhà, như đổ rác, cắm cơm điện…
Rất yêu quý loài vật, cậu bé thường ôm cún bông đi ngủ. Cậu mang cả “báo hồng” bằng bông đến lớp để các bạn cùng chăm sóc. Đi du lịch Sapa, Tam Đảo, Huế, Đà Lạt,… hay đi thăm Bảo tàng ở Hà Nội, Bình thích chụp ảnh các con vật, kể cả hình ảnh động vật trong bảo tàng. Mê xếp giấy Origami, Bình thường xếp hình các con vật yêu thích theo chỉ dẫn trên Internet. Có lần, cậu bé gấp hàng trăm con vật bằng giấy, xếp thành vòng tròn trên giường rồi nằm khoèo vào giữa. Cậu nói với bố: “Con nằm chung với các em”!
Viết sách để… bố bất ngờ
Sau Tết âm lịch vừa rồi, Bình bắt đầu lẳng lặng viết tiểu thuyết. Cậu viết một mạch trong 3 tháng thì xong Tập 1. Sau khi đã làm xong bài tập ở lớp và đọc sách, thì cậu viết. Đang viết, nghe tiếng bố đi làm về, cậu tắt máy vi tính. Vậy nên ngày nghỉ mà bố đi vắng, Bình viết được 7 - 8 trang.
“Cháu định viết và xuất bản cho bố cháu bất ngờ, định khi xuất bản xong thì bố cháu mới biết. Nhưng chả hiểu thế nào bố cháu biết, thế là lộ hết bí mật” - Bình cười ra vẻ tiếc. Bình quả quyết đấy là tiểu thuyết vì theo Bình, “nó không phải truyện ngắn, hay truyện vừa”.
Tự mò mẫm để sử dụng vi tính, nên Bình gõ bàn phím bằng hai ngón, nhưng tốc độ gõ của Bình chẳng kém gì người lướt 10 ngón. Đặc biệt, Bình ít khi gõ sai chữ và các thao tác sử dụng bàn phím cực nhanh. Các chị gái chỉ biết Bình viết văn từ khi cậu bé đưa bản thảo lên Facebook (nhưng sau Bình lại xóa đi). Mãi khi bố gặng hỏi, Bình mới cho bố xem. Cậu bé còn tự dàn trang A5 và quả quyết với bố: “Con sẽ đưa bảo thảo đến NXB để in”.
Hóa ra, những lần cậu con trai chạy từ phòng học ra hỏi bố: “Hai tay con để thế này thì nên gọi là nghiêng bên phải hay lệch về bên phải hả bố?”, nghe bố trả lời xong, Bình cười tủm tỉm rồi chạy ù về phòng. Cậu bé đang viết văn, trong khi bố lại cứ tưởng con trai đang tập làm văn, vì hôm sau thời khóa biểu của Bình có môn đó. Ông ngạc nhiên chẳng hiểu con trai lấy đâu ra vốn sống để viết cả hai trăm trang sách, vì suốt ngày chỉ thấy con đọc sách, dùng máy tính, rồi chơi với chó bông và xếp hình Origami…
Điểm văn của Bình ở trường cao nhất là 9,5 và cậu thích học các môn xã hội hơn các môn tự nhiên. Bình không nổi bật về thành tích học tập như nhiều bạn trong lớp, dù được tiếng là thông minh và năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Hỏi Bình sao không đưa sách cho các bạn ở lớp xem, Bình giải thích: “Nếu đưa cho các bạn thì các bạn cũng không hiểu được”. Các nhân vật trong tiểu thuyết đều do Bình tưởng tượng ra, nhân vật “tôi” dựa vào người viết. “Cháu chỉ lấy một số đặc điểm của cháu thôi chứ không phải tất cả, cháu không sợ giun như nhân vật”, Bình hồn nhiên kể. Khi nghe tôi hỏi vì sao để nhân vật sợ giun mà không sợ các con vật khác, Bình nói, vì đã có một nhân vật sợ rắn nên không thích lặp lại. Bố mẹ của Bình kể trước đây cậu bé sợ gián, giờ thì hết sợ rồi.
Bình hiếu động đến nỗi, gia đình đã vài lần phải thay bàn, hoặc thuê thợ sửa giá để bàn phím, hay sửa bàn ghế, vì cứ ngồi vào bàn là cậu bé đạp chân múa tay liên hồi. Tôi chứng kiến Bình gõ bàn phím nhoay nhoáy, hai chân lúc xoạc ra lúc co vào, Bình ngồi viết nhưng như nhạc công chơi bộ gõ. Tay giơ lên hạ xuống, miệng nói và chân đá. Dường như những suy nghĩ của cậu bé không chỉ hiện ra trong đầu mà còn chạy xuống chân tay, khiến cậu cứ đứng ngồi không yên. Chẳng thế mà có khi bố ngồi xem tivi, cậu cũng nhảy ra múa may trước màn hình, che hết hình để trêu bố. Hàng xóm nhà Bình bảo, mỗi khi Bình ra khỏi nhà là biết ngay, vì cậu thường nói liến thoắng hay “ư ử” theo các điệu nhạc cổ điển.
Có lẽ không ít người ngạc nhiên không hiểu vì sao cậu bé hiếu động như vậy lại có thể ngồi liền tù tì hàng giờ để viết hết trang này đến trang khác, hết Tập 1 rồi đến Tập 2. Tiểu thuyết là khái niệm khá xa xỉ với cả các cây bút trẻ viết truyện bây giờ, nhưng lại trở nên quá đỗi gần gũi với cậu bé mới chỉ học lớp 5 này.
Cuộc chiến với hành tinh Fantom
Ngạc nhiên đầu tiên khi đọc bản thảo tiểu thuyết của Bình là lối hành văn gãy gọn, khúc chiết, câu cú sử dụng linh hoạt không thua kém bất kỳ người viết kỳ cựu nào.
Bình viết theo dạng tiểu thuyết fantasy (kỳ ảo), với giọng điệu tưng tửng pha chút hóm hỉnh, tự tin và… tự trào của cậu bé mới lớn. Những trang viết do chính người cùng lứa tuổi các em viết, phù hợp với tâm lý và đặc biệt lời thoại cực kỳ hồn nhiên, ngộ nghĩnh chắc chắn dễ được các bạn cùng trang lứa đón nhận. Đặc biệt, chất fantasy của Bình mang màu sắc sử thi rất rõ, đúng như một trong những đặc trưng của thể loại này.
Tập 1 của cuốn sách gồm 11 chương, với những tựa đề khá hấp dẫn: Buổi sáng đầu tiên ở Hydra, Đám mây UFO ngoài khơi, Tới Floria, Đợt tấn công ở Floria, Dòng chữ trên ngôi đền, Mục đích những trận chiến, Trận thuỷ chiến thành Venice… Cuối mỗi chương, Bình biết mở ra một chi tiết hay hình ảnh để kết nối với chương tiếp.
Cuối Tập 1, Bình đưa ra khái niệm đầy tò mò để dẫn vào tập tiếp theo: “Tôi nhìn về phía trước. Chiếc phi thuyền hình con cá mập đồ sộ của bọn Bóng ma đang bốc cháy ngùn ngụt, chẳng khác gì tháp đôi Trung tâm Thượng mại thế giới khi bị tấn công ngày 11/9/2001. Bỗng, một giọng người thì thào trong đầu tôi: Chữ Vạn…”.
Bình nói rằng, chữ “Vạn” là khái niệm của đạo Hindu: “Cháu nói ra chắc không ai sốc đâu nhỉ? Hindu giáo là tôn giáo có nguồn gốc ngoài hành tinh, cháu tưởng tượng ra như vậy vì có tư liệu nói rằng kính viễn vọng không gian của NASA phát hiện các tượng đá như tượng Phật Hindu giáo ở hành tinh ngoài thiên hà cùng với chữ “vạn”, và người ta đặt giả thiết người ngoài hành tinh đã viếng thăm trái đất từ thời cổ đại”.
Chọn đề tài UFO (đĩa bay) vì theo Bình, người ngoài hành tinh là vấn đề khoa học được quan tâm suốt nhiều năm nay, đặc biệt với người Mỹ. Điều này cũng lý giải việc Bình cho các nhân vật trong tiểu thuyết đều người Mỹ. “Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về UFO, báo chí vẫn tiếp tục đưa tin. Còn trẻ con vẫn tiếp tục ao ước và hy vọng một ngày nào đó, chúng sẽ được tận mắt chứng kiến UFO, được bắt tay trò chuyện với những người ngoài hành tinh, trò chuyện thân thiết như bạn bè (dù họ sử dụng ngôn ngữ gì thì tôi không biết đâu nhé!), thậm chí cùng đi nghe hòa nhạc, xem phim với họ. Trẻ con tin rằng người ngoài hành tinh cũng giống như người Trái Đất, nghĩa là có người tốt - kẻ xấu, người giàu - kẻ nghèo…”, Bình “phi lộ” cho hành trình viễn tưởng của mình bằng những dòng viết như thế. Bình cũng biết, nếu không đề tên tác giả, có người sẽ nhầm bản thảo sách của Bình là… bản dịch từ tác phẩm nước ngoài.
Qua những trang viết, người đọc có thể thấy vốn từ của Bình cực kỳ phong phú, như của người trưởng thành. Nhưng ngạc nhiên lớn nhất là khối lượng thông tin Đông - Tây - Kim - Cổ và những kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học vũ trụ và các môn khoa học xã hội… dày đặc trong những trang viết của Bình. Điều này càng cho thấy tư duy vượt trội của người viết so với lứa tuổi. Cậu bé dùng thuật ngữ cực kỳ chính xác cũng như mô tả chi tiết về kiến trúc các công trình, thiết kế các đồ vật hay hiện tượng trên cơ sở những hình ảnh trong sự thật và trí tưởng tượng.
Viết văn chẳng bao giờ là công việc dễ dàng, có thể Bình chưa ý thức được điều này, nhưng tôi chứng kiến Bình đã viết đi viết lại một câu văn ở Tập 2: “Tường thành được xây bằng đá”, rồi thay bằng “Tường thành được xây bằng những phiến đá”, sau đó Bình vào Google để tìm “phiến đá cổ”, cuối cùng gắn cho nó một cái tên cụ thể bằng việc tra cứu về những phiến đá cổ trong Almanach: Những nền văn minh thế giới… Thông tin liên quan được tra cứu trên Wikipedia, tìm trong sách, nhưng có thể thấy mỗi câu chữ là một quá trình tìm tòi, khám phá của cậu bé tiểu học về thế giới với bao điều kỳ thú và hấp dẫn.
Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống chủ yếu từ việc đọc và xem phim, cùng với niềm say mê khám phá thế giới, cậu bé chưa đầy 10 tuổi này đã viết nên những trang sách kỳ diệu. Nếu cho rằng thế hệ những cậu bé 10 tuổi viết tiểu thuyết có thể dịch ra tiếng nước ngoài để hòa vào dòng chảy thế giới như Bình là việc không còn xa lạ, thì cũng không khó hình dung về những “công dân toàn cầu”, không còn khoảng cách về ngôn ngữ và lối sống, cả về tác phẩm nữa… Nhưng với tuổi của Bình, những gì cậu bé làm được vẫn thật đáng kinh ngạc.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa
“Ngày trước, mình làm thơ nhưng suy nghĩ còn đơn giản, có bài vẫn nguyên lối nghĩ trẻ con. Còn Bình thì không có chút tư duy trẻ con nào... Tôi thấy Bình thật sự là một tài năng đặc biệt. Một “Thần đồng” theo đúng nghĩa đấy” - nhà thơ Trần Đăng Khoa sau nhiều lần hò hẹn đã chịu chia sẻ về cậu bé viết văn mà ông biết.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa biết cậu bé Nguyễn Bình từ nhỏ, vì ông chơi thân với bố cậu bé. Lặng lẽ dõi theo và trò chuyện với Bình mỗi lần đến chơi nhà, nhưng ông cũng thật sự bất ngờ khi cầm trên tay bản thảo dày dặn tiểu thuyết của Bình. Vốn tính cẩn trọng, phải nhiều lần hò hẹn ông mới chịu chia sẻ về cậu bé viết văn mà ông biết. Rồi khi vào chuyện, ông lại không giấu được cảm xúc ngạc nhiên và thán phục với một “Thần đồng”, như cách người ta vẫn thường gọi ông, từ hồi còn là cậu bé làm thơ với Góc sân và khoảng trời nức tiếng...
* Anh biết Nguyễn Bình từ khi nào và cảm giác của anh khi đọc bản thảo cuốn sách này
- Tôi biết Bình từ khi cậu bé mới sinh. Bình kém con gái đầu lòng của tôi một ngày tuổi. Bố Bình với tôi lại là bạn thân. Chuyện cậu bé này ra đời, còn nhiều điều tôi chưa thể nói được. Nhưng dần dà rồi sẽ nói. Khi mới lên bốn tuổi, Bình đã tự học chữ Hán. Thầy dạy cậu là cái máy vi tính của bố. Khi ngồi uống trà với tôi bên quán nước vỉa hè, bố cậu nhận được tin nhắn của con trai. Cả tôi và anh bạn tôi đều kinh ngạc về hành văn của cậu bé. Tôi bảo bạn: “Con ông là một đứa trẻ đặc biệt. Ông cũng nên quan tâm đến việc dạy cháu”. Tôi vẫn biết Bình là cậu bé đặc biệt, nhưng đến khi cầm cuốn bản thảo tập tiểu thuyết đầu tay của cậu, do chính cậu tự trình bày, mi trang, tôi vẫn thấy kinh ngạc.
Tôi không thể cắt nghĩa được hiện tượng này, nói chung rất kỳ lạ. Tôi có cảm giác như bản thảo được viết bởi một nhà văn nước ngoài với lối tư duy của người nước ngoài. Điều ấy cũng hợp lý. Vì nhân vật là người nước ngoài. Câu chuyện cũng xảy ra ở nước ngoài. Nó như cuốn sách dịch. Có thể đặt lẫn vào hàng ngũ tác phẩm của các nhà văn ngoại quốc. Không ai nghĩ đây là tập tiểu thuyết đầu tay của một cháu bé đang còn học tiểu học. Nhìn ở góc độ thể loại, đây là một dạng tiểu thuyết giả tưởng, văn hiện đại (kiểu văn điện tín), tư duy mạch lạc. Các nhân vật thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đời sống hiện đại và cả sự từng trải.
Bình đã không phản ánh hiện thực mà sáng tạo ra một hiện thực mới trong thế giới của riêng mình với các nhân vật và bối cảnh như một tác phẩm cần phải có. Bối cảnh và xã hội đó chỉ có trong trí tưởng tượng của người viết nhưng lại rất chân thật và sống động. Đặc biệt, những thông tin truyền tải trong đó cực kỳ chân xác...
Tôi cứ nghĩ, 10 tuổi là bằng tuổi con gái mình mà biết Philadelphia ở nơi nào và các vùng văn hóa trên thế giới từ cổ chí kim ra sao thì thật lạ kỳ... Với những trang viết đó, có thể coi Nguyễn Bình như một... quái kiệt, nếu như không nói đó là một trường hợp đặc biệt và không thể lý giải nổi...
* Những thông tin người viết đưa vào sách và nền tảng kiến thức như anh nói, đều có thể tích lũy được từ việc đọc nhiều và... chăm chỉ vào Google chứ?
- Chỉ kiến thức sách vở không thôi thì không đủ đâu. Người 20 tuổi đọc nhiều, biết nhiều vẫn khó có thể viết được như thế. Những câu chuyện liên quan đến đĩa bay, chiến hạm hay âm nhạc cổ điển... đòi hỏi người viết phải có kiến thức rất sâu rộng. Nếu không hiểu sâu sắc và đầy đủ sẽ không cắt nghĩa nổi các hiện tượng như vốn xảy ra, chưa nói đến việc đưa vào sách để chuyển tải thành suy nghĩ và hành động của các nhân vật nhuần nhuyễn đến vậy. Tôi đã cẩn trọng bỏ ra mấy ngày để thẩm tra, bằng cách lọc tư liệu, vào Google xem cu cậu có cóp nhặt ở đâu không? Rồi kiểm tra lại các địa danh trên thế giới mà cuốn sách đề cập. Nếu như tôi không nhầm, thì đây hoàn toàn là sự sáng tạo của cháu bé.
* Anh có nhận ra sự hồn nhiên, ngây thơ trong sách của Bình, giống như những trang viết của thiếu nhi bấy nay?
- Hầu như không. Chẳng có gì là trẻ con cả. Dấu hiệu trẻ con duy nhất chỉ có ở việc cu cậu liệt kê tiểu sử các nhân vật, rất trẻ con, thêm nữa, nhân vật của truyện đều rất bé, cùng sinh năm 2005. Câu chuyện giả tưởng xảy ra năm 2015, tức là khi nhân vật 10 tuổi, bình thường thì sẽ nghĩ rằng nhân vật không thể suy nghĩ và hành động như nhân vật Bình viết được. Nhưng có thể nhà văn nhí nghĩ rằng, ở tuổi đó là có thể làm được tất cả những điều kỳ diệu... Bình 10 tuổi mà tạo ra được một thế giới nhân vật như vậy thì 10 tuổi đi khám phá thế giới có gì lạ. Ngày trước, mình làm thơ nhưng suy nghĩ còn đơn giản, có bài vẫn nguyên lối nghĩ trẻ con. Còn Bình thì không có chút tư duy trẻ con nào. Thật là một hiện tượng!
* Vậy theo anh, chúng ta nên cư xử như thế nào với một hiện tượng văn chương như Nguyễn Bình?
- Ngày trước, thời của tôi, mọi việc đơn giản hơn nhiều. Tôi không biết mình là người nổi tiếng, chỉ thấy có nhiều người đến chơi và hỏi chuyện rồi sát hạch. Thời đại bùng nổ thông tin bây giờ thì nổi tiếng kèm theo nhiều hệ lụy khó lường. Đôi khi, điều đó dễ tạo ảo tưởng cho người ta lắm.
Với trẻ con lại càng bất lợi. Vậy nên cứ để mọi việc diễn ra bình thường, không nên làm ầm ĩ quá. Điều quan trọng nhất bây giờ là tìm được người giỏi kèm cặp, động viên và môi trường phù hợp để cháu phát triển tự nhiên và đi đúng hướng. Mà nói thật, cũng chẳng ai dạy được cậu ấy đâu. Bởi chính cu cậu cũng đã tìm ra được ông thầy của mình. Ông thầy ấy chính là “con ma xó” vi tính và một biển kiến thức khổng lồ trên Internet đã có sẵn ngay trong xó nhà cậu.
* Chỉ với một bản thảo, liệu đã có thể coi Bình là một tài năng văn chương?
- Tôi thấy Bình thật sự là một tài năng đặc biệt. Một “Thần đồng” theo đúng nghĩa đấy. Tôi cũng chưa thể nói gì thêm về cuốn tiểu thuyết này. Vì đây mới là tập đầu tiên, mà Bình còn dự kiến viết tám tập nữa. Con đường Bình đang đặt bước chân đầu tiên là một con đường bão táp. Tôi chỉ xin chúc cháu vẫn cứ hồn nhiên như một đứa trẻ. Chính sự hồn nhiên ấy sẽ cho cháu những phép nhiệm màu...
* Xin cảm ơn nhà thơ!
(Nguồn: TTVH)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn