VanVN.Net - Kết quả một cuộc điều tra gần đây ở nước ta cho biết: 96% người được hỏi thừa nhận có tham nhũng vặt, khi tiếp cận với các cơ quan công quyền, những dịch vụ công… Đây là một điều đáng báo động, bởi tham nhũng đã lan tràn, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và việc ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này là rất khó khăn và không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai.
Nhưng còn những vi phạm khác, có thể gọi là những vi phạm vặt cũng đáng hết sức phổ biến gây phiền phức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của cư dân đô thị còn ít được nhắc đến và phê phán: ấy là những vi phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh…
Ở các đường phố lớn, các lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, thì việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn có mức độ. Nhưng ở những phố nhỏ, ngõ phố thì việc lấn chiếm này coi như đã hoàn thành 100%. ở nhiều đường phố (ví dụ như Lê Thanh Nghị, Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), vỉa hè gần như không còn là của người đi bộ. Các chủ buôn bán nhỏ không chỉ bày hàng hoá lấn chiếm đến nửa vỉa hè, mà còn xếp xe máy như một bức tường thành, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Rồi chị bán nước mía, bà bán chè chén… không chỉ để quầy hàng chình ình trên vỉa hè, mà còn xếp ghế như thiên la địa võng, cốt cho bộ hành không còn chỗ chen chân. ở những phố nhỏ không có vỉa hè, hoặc vỉa hè quá hẹp thì cứ đến giờ tan tầm là tắc đường như một thứ bệnh kinh niên. Còi xe máy, ôtô cứ réo, người đi bộ cứ việc luồn lách nhưng không mấy ai quan tâm.
Việc gửi xe tại các công viên ở Hà Nội vi phạm - Ảnh minh họa
Các công viên ở Hà Nội việc vi phạm cũng kinh hoàng không kém. Các cổng của công viên đều ghi phải gửi xe, nhưng ghi cho vui vậy thôi, bởi chả ai gửi, mà bảo vệ cũng thấy không cần phải nhắc nhở. Tất cả các đường đi dạo trong công viên đã biến thành sân đá bóng, cầu lông… Trẻ nhỏ và người già muốn đi qua phải mắt trước mắt sau chạy cho nhanh. Có lẽ vì chán và sợ cho nên bảo vệ không nhắc nữa từ đó đá bóng, đánh cầu lông nghiễm nhiên được thừa nhận, người đi bộ trở nên yếu thế và chả ai dám kêu ca.
Trên rất nhiều đường phố, người đi xe máy, ôtô hành xử như ở nhà riêng của họ vậy. Muốn để chỗ nào thì để, đỗ bao lâu cũng được. Rồi gần như 100% xe máy và gần đây cả ôtô rẽ không hề xi nhan xin đường khiến không ít người đi đường thót tim và đã có trường hợp gây tai nạn. Và để tranh thủ, rất nhiều xe tắc xi đã ngang nhiên dừng đón và trả khách ngay giữa lòng đường.
Sự vi phạm không chỉ diễn ra ở các cá nhân, mà còn trở nên phổ biến ở nhiều công sở, doanh nghiệp. Rất nhiều đơn vị đã ngang nhiên xếp xe máy hàng ba, hàng tư trên vỉa hè, ôtô đỗ xếp hàng hai bên lòng đường ngay tại những khu phố cấm...
Tất cả những điều này, chứng tỏ luật pháp, trật tự nơi công cộng, nếp sống văn minh đô thị… đã bị vi phạm hết sức nghiêm trọng và các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc đã làm ngơ hoặc đã bất lực. Cái xấu, cái vô tổ chức – thậm chí cả cái ác vẫn hoạt động như ở chỗ không có ai quản lý.
Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông báo động về những vi phạm vặt (cả về luật pháp và lối sống) đang hết sức phát triển mà chưa được ngăn chặn. Người dân đô thị nói chung và ở thủ đô nói riêng đã bị nhiều loại ô nhiễm tấn công, đừng để chất lượng sống của họ ngày càng đi xuống, đặc biệt vào thời điểm nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước đang chuẩn bị thực hiện đề án Quy hoạch chung, xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Kết quả một cuộc điều tra gần đây ở nước ta cho biết: 96% người được hỏi thừa nhận có tham nhũng vặt, khi tiếp cận với các cơ quan công quyền, những dịch vụ công… Đây là một điều đáng báo động, bởi tham nhũng đã lan tràn, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Và việc ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn này là rất khó khăn và không thể thực hiện được trong ngày một ngày hai.
Nhưng còn những vi phạm khác, có thể gọi là những vi phạm vặt cũng đáng hết sức phổ biến gây phiền phức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của cư dân đô thị còn ít được nhắc đến và phê phán: ấy là những vi phạm trật tự công cộng, nếp sống văn minh…
Ở các đường phố lớn, các lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, thì việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường còn có mức độ. Nhưng ở những phố nhỏ, ngõ phố thì việc lấn chiếm này coi như đã hoàn thành 100%. ở nhiều đường phố (ví dụ như Lê Thanh Nghị, Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), vỉa hè gần như không còn là của người đi bộ. Các chủ buôn bán nhỏ không chỉ bày hàng hoá lấn chiếm đến nửa vỉa hè, mà còn xếp xe máy như một bức tường thành, khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Rồi chị bán nước mía, bà bán chè chén… không chỉ để quầy hàng chình ình trên vỉa hè, mà còn xếp ghế như thiên la địa võng, cốt cho bộ hành không còn chỗ chen chân. ở những phố nhỏ không có vỉa hè, hoặc vỉa hè quá hẹp thì cứ đến giờ tan tầm là tắc đường như một thứ bệnh kinh niên. Còi xe máy, ôtô cứ réo, người đi bộ cứ việc luồn lách nhưng không mấy ai quan tâm.
Việc gửi xe tại các công viên ở Hà Nội vi phạm - Ảnh minh họa
Các công viên ở Hà Nội việc vi phạm cũng kinh hoàng không kém. Các cổng của công viên đều ghi phải gửi xe, nhưng ghi cho vui vậy thôi, bởi chả ai gửi, mà bảo vệ cũng thấy không cần phải nhắc nhở. Tất cả các đường đi dạo trong công viên đã biến thành sân đá bóng, cầu lông… Trẻ nhỏ và người già muốn đi qua phải mắt trước mắt sau chạy cho nhanh. Có lẽ vì chán và sợ cho nên bảo vệ không nhắc nữa từ đó đá bóng, đánh cầu lông nghiễm nhiên được thừa nhận, người đi bộ trở nên yếu thế và chả ai dám kêu ca.
Trên rất nhiều đường phố, người đi xe máy, ôtô hành xử như ở nhà riêng của họ vậy. Muốn để chỗ nào thì để, đỗ bao lâu cũng được. Rồi gần như 100% xe máy và gần đây cả ôtô rẽ không hề xi nhan xin đường khiến không ít người đi đường thót tim và đã có trường hợp gây tai nạn. Và để tranh thủ, rất nhiều xe tắc xi đã ngang nhiên dừng đón và trả khách ngay giữa lòng đường.
Sự vi phạm không chỉ diễn ra ở các cá nhân, mà còn trở nên phổ biến ở nhiều công sở, doanh nghiệp. Rất nhiều đơn vị đã ngang nhiên xếp xe máy hàng ba, hàng tư trên vỉa hè, ôtô đỗ xếp hàng hai bên lòng đường ngay tại những khu phố cấm...
Tất cả những điều này, chứng tỏ luật pháp, trật tự nơi công cộng, nếp sống văn minh đô thị… đã bị vi phạm hết sức nghiêm trọng và các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc đã làm ngơ hoặc đã bất lực. Cái xấu, cái vô tổ chức – thậm chí cả cái ác vẫn hoạt động như ở chỗ không có ai quản lý.
Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông báo động về những vi phạm vặt (cả về luật pháp và lối sống) đang hết sức phát triển mà chưa được ngăn chặn. Người dân đô thị nói chung và ở thủ đô nói riêng đã bị nhiều loại ô nhiễm tấn công, đừng để chất lượng sống của họ ngày càng đi xuống, đặc biệt vào thời điểm nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước đang chuẩn bị thực hiện đề án Quy hoạch chung, xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn