VanVN.Net - Đã đến lúc chúng ta cần phân biệt hai khái niệm “quan tham” và tham quan”, vì đó là hai hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay…
Khi nói tới quan tham là ta nói tới việc làm quan mà tham lam không những trong việc bòn rút của dân mà còn đục khoét của cải của Nhà nước, gây nên nạn tham nhũng. Chính vì làm quan ở xã hội nào cũng có nhiều cơ hội để “tham” nên cái việc “tham chức quan” trở thành căn bệnh thâm căn cố đế ăn sâu vào máu thịt của rất nhiều người. Trong môi trường giáo dục của ta hiện nay, sở dĩ xảy ra nhiều chuyện bùng nhùng, cười ra nước mắt vì chính hiện tượng tham quan đã ngang nhiên tồn tại một cách vô cùng ngang tai trái mắt. Lấy ví dụ, theo quy định của Nhà nước, các cán bộ có chức danh (GS và PGS) thì hết tuổi 65 phải về hưu và đến 60 thì không được quản lý. Thế nhưng, người ta có rất nhiều cách biện hộ để cho một số vị ngồi ở ghế này, ghế nọ, chẳng hạn như chủ nhiệm bộ môn của các khoa chuyên ngành. Theo lý giải của phái “tham quan” thì bộ môn thuộc cấp dưới khoa nên 60 tuổi vẫn có thể làm quản lý. Thậm chí có vị giáo sư đã qua tuổi 65 vẫn xoay xỏa cách này cách khác để ngồi bằng được cái ghế chủ nhiệm bộ môn. Chưa hết, có vị còn xin kiêm chủ nhiệm cho cả hai bộ môn một lúc, và còn tìm mọi cách “hợp lý hóa” không chịu về nơi cứ trú sinh hoạt Đảng khi đã về hưu theo Điều lệ Đảng. Bởi nếu chuyển sinh hoạt về nơi cư trú, thì không còn tiếng nói ở chi bộ, đâu còn gây được những áp lực cần thiết cho cái ghế của mình!
Theo cái lý thường, giáo sư đã đến tuổi hưu, nếu có yêu nghề thì cũng chỉ nên xin hợp đồng giảng dạy hoặc dành thời gian ngồi nhà viết sách để truyền bá kiến thức cho thế hệ sau. Điều gì khiến người ta “tham làm quan” hơn làm chuyên môn như vậy? Vì thực chất, cái chân quan này tuy nhỏ, thậm chí chả có nghĩa lý gì với một nhà chuyên môn thực thụ, nhưng nó rất có nghiã với các vị “tham quan” bởi có cái chân này thì tự nó sẽ mọc ra nhiều cái chân khác như: chân trong Hội đồng khoa học, Hội đồng chức danh, Hội đồng tuyển sinh... còn có nhiều dịp để kẻ khác chạy chọt và có khối cách để “tham” của thiên hạ. Sự có mặt của các vị ở tuổi hưu gây ra không ít tai vạ. Thực chất, các vị này ở cái tuổi không còn năng động nữa, lại không nằm trong biên chế nên mọi thứ giấy tờ thì phải để “anh phó” hoặc cho thư ký, trợ lý làm, từ soạn thảo các văn bản đến ký giấy tờ... ở nhiều khoa của trường đại học đẻ ra thêm 5, 7 trợ lý giúp việc, nhưng bộ máy lúc nào cũng rối tít mù. Thực chất công việc quản lý hóa ra lại do các trợ lý hay thư ký đảm nhiệm cả.
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần ra Nghị quyết thực hiện chống tham nhũng và từng bước đạt được hiệu quả. Nhưng chống tham nhũng trước hết phải là chống “tham quan”. Đáng tiếc là môi trường giáo dục đại học lại đang tồn tại nhan nhản những hiện tượng tham quan kiểu như vậy! Liệu sản phẩm được đào tạo từ đây sẽ thực sự là các nhà chuyên môn hay họ sẽ phấn đấu để trở thành các vị “tham quan” như chính các ông thầy của mình???
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net - Đã đến lúc chúng ta cần phân biệt hai khái niệm “quan tham” và tham quan”, vì đó là hai hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay…
Khi nói tới quan tham là ta nói tới việc làm quan mà tham lam không những trong việc bòn rút của dân mà còn đục khoét của cải của Nhà nước, gây nên nạn tham nhũng. Chính vì làm quan ở xã hội nào cũng có nhiều cơ hội để “tham” nên cái việc “tham chức quan” trở thành căn bệnh thâm căn cố đế ăn sâu vào máu thịt của rất nhiều người. Trong môi trường giáo dục của ta hiện nay, sở dĩ xảy ra nhiều chuyện bùng nhùng, cười ra nước mắt vì chính hiện tượng tham quan đã ngang nhiên tồn tại một cách vô cùng ngang tai trái mắt. Lấy ví dụ, theo quy định của Nhà nước, các cán bộ có chức danh (GS và PGS) thì hết tuổi 65 phải về hưu và đến 60 thì không được quản lý. Thế nhưng, người ta có rất nhiều cách biện hộ để cho một số vị ngồi ở ghế này, ghế nọ, chẳng hạn như chủ nhiệm bộ môn của các khoa chuyên ngành. Theo lý giải của phái “tham quan” thì bộ môn thuộc cấp dưới khoa nên 60 tuổi vẫn có thể làm quản lý. Thậm chí có vị giáo sư đã qua tuổi 65 vẫn xoay xỏa cách này cách khác để ngồi bằng được cái ghế chủ nhiệm bộ môn. Chưa hết, có vị còn xin kiêm chủ nhiệm cho cả hai bộ môn một lúc, và còn tìm mọi cách “hợp lý hóa” không chịu về nơi cứ trú sinh hoạt Đảng khi đã về hưu theo Điều lệ Đảng. Bởi nếu chuyển sinh hoạt về nơi cư trú, thì không còn tiếng nói ở chi bộ, đâu còn gây được những áp lực cần thiết cho cái ghế của mình!
Theo cái lý thường, giáo sư đã đến tuổi hưu, nếu có yêu nghề thì cũng chỉ nên xin hợp đồng giảng dạy hoặc dành thời gian ngồi nhà viết sách để truyền bá kiến thức cho thế hệ sau. Điều gì khiến người ta “tham làm quan” hơn làm chuyên môn như vậy? Vì thực chất, cái chân quan này tuy nhỏ, thậm chí chả có nghĩa lý gì với một nhà chuyên môn thực thụ, nhưng nó rất có nghiã với các vị “tham quan” bởi có cái chân này thì tự nó sẽ mọc ra nhiều cái chân khác như: chân trong Hội đồng khoa học, Hội đồng chức danh, Hội đồng tuyển sinh... còn có nhiều dịp để kẻ khác chạy chọt và có khối cách để “tham” của thiên hạ. Sự có mặt của các vị ở tuổi hưu gây ra không ít tai vạ. Thực chất, các vị này ở cái tuổi không còn năng động nữa, lại không nằm trong biên chế nên mọi thứ giấy tờ thì phải để “anh phó” hoặc cho thư ký, trợ lý làm, từ soạn thảo các văn bản đến ký giấy tờ... ở nhiều khoa của trường đại học đẻ ra thêm 5, 7 trợ lý giúp việc, nhưng bộ máy lúc nào cũng rối tít mù. Thực chất công việc quản lý hóa ra lại do các trợ lý hay thư ký đảm nhiệm cả.
Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần ra Nghị quyết thực hiện chống tham nhũng và từng bước đạt được hiệu quả. Nhưng chống tham nhũng trước hết phải là chống “tham quan”. Đáng tiếc là môi trường giáo dục đại học lại đang tồn tại nhan nhản những hiện tượng tham quan kiểu như vậy! Liệu sản phẩm được đào tạo từ đây sẽ thực sự là các nhà chuyên môn hay họ sẽ phấn đấu để trở thành các vị “tham quan” như chính các ông thầy của mình???
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn