VanVN.Net - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam mới – Nhà nước Dân chủ, Cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam á. Lịch sử sẽ mãi mãi ghi nhớ câu hỏi bất tử của Người: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”…
Mít tinh trên Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.
Do sự hạn chế về phương tiện truyền thông thời đó, chúng ta còn lại rất ít tư liệu ngoài một số thước phim, một vài tấm ảnh về buổi lễ khai quốc ấy. Trong một lần trò chuyện với nhà văn Nguyễn Đình Thi, thành viên trẻ nhất của Chính phủ Cách mạng lâm thời năm 1945 về những đóng góp, tham dự của giới văn nghệ sĩ trong ngày lễ, nhà nghiên cứu văn hoá Nhật Hoa Khanh đã được Nguyễn Đình Thi cung cấp cho một số tư liệu quý, trong đó có bài tường thuật của nhà báo Hồng Hà đăng trên báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945 nhan đề: Cuộc mít tinh và biểu tình tại vườn hoa Ba Đình trong buổi lễ “Ngày độc lập”. Một bài báo chân thực, cảm động được viết ngay sau buổi lễ.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 66 ngày Quốc khánh, Văn nghệ xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của Hồng Hà để bạn đọc có thể cảm nhận được không khí, hơi thở của người dân Hà Nội trong buổi chiều thiêng liêng ấy. Hồng Hà là nhà văn, nhà báo kỳ cựu, từng được Đảng và Nhà nước trao giữ những trọng trách: Tổng biên tập báo Nhân dân, Bí thư Trung ương Đảng. Ông mất năm 2011 tại Hà Nội.
Nhà báo Hồng Hà (ngoài cùng bên trái) và các văn nghệ sĩ tại Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
“Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi đã chọn để cử hành lễ “Ngày Độc lập”, đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể. Các anh em công nhân, các nhân viên sở công sở tư, các bô lão trong thành phố, các chị em phụ nữ, các anh em thanh niên, các trẻ em nhi đồng, v.v...
Người ta chú ý tới trong buổi lễ này lại có cả những người từ trước tới nay vẫn vắng mặt trong các cuộc biểu tình chính trị: các nhà tu hành.
Tất cả, hôm đó, đều không giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ,...
Đến đấy, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về cuộc độc lập của nước nhà.
Giữa công trường vườn hoa Ba Đình đã dựng sẵn một cái diễn đài cao, căng vải đỏ và trắng, giữa là một cột cờ sơn trắng vươn lên cao chót vót. Máy truyền thanh đặt ở trên diễn đài.
Các đoàn thể tới dự lễ, theo trật tự đã định sẵn do Ban Tổ chức, đứng bao quanh lấy công trường. Gần với diễn đài nhất, người ta nhận thấy đoàn thể các bô lão thành phố, đoàn thể Phật giáo, đoàn thể Công giáo và đoàn thể các chị em phụ nữ.
Một đơn vị bộ đội, lưỡi lê cắm ở đầu súng, sáng loáng, đứng dàn ở phía sau kỳ đài. Vòng ngoài, trông ra xa, người ta chỉ trông thấy một biển người trắng xóa, trên đó phấp phới một rừng cờ đỏ rực rỡ dưới ánh nắng của một ngày thu chói lọi.
Hai giờ. Các nhân viên của Chính phủ tới để khai mạc cuộc lễ.
Trật tự quanh diễn đài lúc ấy rất nghiêm. Một đội tự vệ súng lục cầm tay đứng chèn khít nhau thành một hàng rào tròn quanh kỳ đài. Lính bồng súng đứng dàn ra cho đến đầu con đường Cột Cờ. Mọi người im lặng hồi hộp đợi cho đến lúc đội âm nhạc giải phóng quân cử bài kèn chào.
Đoàn xe hơi của Chính phủ, có đội cảnh sát đi trước dẫn đầu, từ từ đỗ. Các nhân viên trong Chính phủ bước lên kỳ đài.
Tất cả sự chú ý của đám đông khổng lồ tới dự đều dồn cả vào vị Chủ tịch của Chính phủ lần này là lần đầu tiên mới ra mắt quốc dân trong cái dịp long trọng này để tuyên bố chính thức về sự thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một ông già dáng gày yếu nhưng tinh thần hiện nay vẫn lộ ra trong bộ điệu ung dung, trong vầng trán cao mênh mông và đôi mắt sáng quắc. Ông vận một bộ quần áo vải vàng đã bạc màu, đã nhàu nát, có lẽ vẫn là y phục của ông mang theo về từ những ngày lận đận bôn ba ở hải ngoại. Hình ảnh của ông đúng vẹn như cái hình ảnh mà mọi người trong nước vẫn vẽ trong trí tưởng tượng về nhà chí sĩ đầu tóc hoa râm đã bao năm rong ruổi phương xa, mưu tính sự tự do, độc lập cho Tổ quốc.
Buổi lễ bắt đầu.
Lá cờ màu đỏ sao vàng được từ từ kéo lên ngọn cột cờ trong khi đội âm nhạc cử bài Tiến quân ca.
Trên kỳ đài, các nhân viên Chính phủ đầu trần đứng lên giơ nắm tay chào.
Bên dưới, một rừng cánh tay cũng giơ lên.
Một sự im lặng trang nghiêm. Một quang cảnh vừa lớn lao, vừa rung động.
Anh Nguyễn Hữu Đang, đại biểu Ban Tổ chức ngày Lễ Độc lập, đứng trước máy truyền thanh đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đoạn, vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời đứng lên.
Bằng một giọng rành mạch, giản dị (thỉnh thoảng lại hỏi xuống: “TÔI NÓI THẾ NÀY, ĐỒNG BÀO NGHE CÓ RÕ KHÔNG?”, tỏ ra mỗi lời nói của ông cất lên lúc này đều rất nghiêm trọng và ông muốn quốc dân không để lọt mất lời nào), ông đọc lời tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản tuyên ngôn lúc đầu nhắc đến cái quyền sống của tất cả mọi dân tộc, cái quyền được hưởng tự do và mưu cầu hạnh phúc cho mình. Nước Việt Nam ngày nay, căn cứ vào lợi quyền ấy, lật đổ chế độ cũ, chế độ thuộc địa áp bức dã man của người Pháp và chế độ quân chủ phong kiến thoái hóa, dựng thành một nước Việt Nam độc lập, một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày hôm nay, Chính phủ Lâm thời do Quốc dân Đại hội bầu lên trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới và quốc dân rằng nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam đã thành lập.
Dứt lời tuyên ngôn đanh thép có một giá trị lịch sử lớn lao, tất cả quốc dân dưới đài đều đồng thanh cất tiếng lên hoan hô như sấm vang trong một sự nhiệt liệt, say sưa chưa bao giờ thấy!
Tiếp đến, cuộc tuyên thệ của Chính phủ. Đứng trước lá quốc kỳ, đứng trước quốc dân, các nhân viên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ mũ, đứng thẳng người, thề rằng: “Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh đặng mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc; trong lúc giữ nền độc lập, sẽ kiên quyết vượt qua mọi nỗi khó khăn, nguy hiểm dù phải hi sinh tính mệnh cũng không từ”.
Sau khi Chính phủ tuyên thệ, anh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Lâm thời, đứng lên giãi bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ. Lời nói của anh Bộ trưởng trẻ tuổi ấy có một sức hùng hồn, khích động vô cùng. Những tiếng vỗ tay, những tiếng gào thét vì phấn khích của dân chúng luôn luôn đưa lên từ cái bể người đứng dưới đài.
Sau anh Võ Nguyên Giáp, là anh Trần Huy Liệu tường trình về cái sứ mệnh của anh vừa rồi vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Anh đưa ra trình với quốc dân chiếc ấn quốc bảo và thanh kiếm bằng vàng mà vua Bảo Đại đã trao cho anh tỏ dấu rằng từ này đã trao chủ quyền trong nước vào tay Chính phủ của nhân dân.
Đến lượt anh Nguyễn Lương Bằng, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh. Nhà chiến sĩ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu đầy nỗi gian lao, khó khăn mà Việt Minh đã theo đuổi trong mấy năm nay để mưu giải phóng cho dân tộc và kêu gọi đồng bào thống nhất, đoàn kết lại để ủng hộ Chính phủ để Chính phủ có thể thi hành triệt để chương trình kiến quốc của Việt Minh.
3 giờ rưỡi, quốc dân tuyên thệ.
Một anh trong Ban Tổ chức đứng trước đài đọc to những lời thề. Mỗi lời đọc xong, toàn thể đồng bào đứng dưới đài đều hô to: “Xin thề !”. Trong cái tiếng “Xin thề” đanh thép cất lên bởi hàng triệu người đồng thanh một lúc ấy biểu lộ rõ cái ý chí bền vững không ai lay chuyển được của cả một dân tộc đã quyết giữ vững lấy tự do, độc lập của mình bằng bất cứ một giá nào.
Vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời lại bước ra kỳ đài nói thêm với quốc dân một lần nữa, một lời tâm huyết, nói bằng một giọng tha thiết, thấm thía vô cùng. Ông nhủ rằng: độc lập là một của báu quý giá vô ngần, nay ta đã khổ sở, đau đớn trong bao nhiêu lâu mới giành được nó, cần phải cố gắng dù phải hi sinh bậc nào đi cũng quyết giữ lấy nó.
Đám đông đứng im phăng phắc, trầm ngâm nghe lời căn dặn chí tình của nhà chí sĩ già mà nỗi lo âu về vận mệnh của nước nhà đã suốt cả đời canh cánh trong lòng, nên mỗi lời nói ra đều nặng trĩu một ý thắc mắc lớn.
Cuộc lễ đã hết.
Bài “Tiến quân ca” do đội âm nhạc nhà binh cử lên được vang trên miệng hàng ngàn hàng vạn con người.
Các nhân viên Chính phủ xuống đài.
Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình vĩ đại. Các đoàn thể biểu tình lần lượt diễu quanh kỳ đài rồi chia ra làm ba đường kéo đi.
Những dòng người ấy chảy mãi đến hơn
hai giờ mà vẫn chưa hết...”
VanVN.Net - Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới về sự ra đời của một nước Việt Nam mới – Nhà nước Dân chủ, Cộng hoà đầu tiên ở Đông Nam á. Lịch sử sẽ mãi mãi ghi nhớ câu hỏi bất tử của Người: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”…
Mít tinh trên Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.
Do sự hạn chế về phương tiện truyền thông thời đó, chúng ta còn lại rất ít tư liệu ngoài một số thước phim, một vài tấm ảnh về buổi lễ khai quốc ấy. Trong một lần trò chuyện với nhà văn Nguyễn Đình Thi, thành viên trẻ nhất của Chính phủ Cách mạng lâm thời năm 1945 về những đóng góp, tham dự của giới văn nghệ sĩ trong ngày lễ, nhà nghiên cứu văn hoá Nhật Hoa Khanh đã được Nguyễn Đình Thi cung cấp cho một số tư liệu quý, trong đó có bài tường thuật của nhà báo Hồng Hà đăng trên báo Cứu Quốc, số ra ngày 5 tháng 9 năm 1945 nhan đề: Cuộc mít tinh và biểu tình tại vườn hoa Ba Đình trong buổi lễ “Ngày độc lập”. Một bài báo chân thực, cảm động được viết ngay sau buổi lễ.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 66 ngày Quốc khánh, Văn nghệ xin trân trọng giới thiệu lại bài viết của Hồng Hà để bạn đọc có thể cảm nhận được không khí, hơi thở của người dân Hà Nội trong buổi chiều thiêng liêng ấy. Hồng Hà là nhà văn, nhà báo kỳ cựu, từng được Đảng và Nhà nước trao giữ những trọng trách: Tổng biên tập báo Nhân dân, Bí thư Trung ương Đảng. Ông mất năm 2011 tại Hà Nội.
Nhà báo Hồng Hà (ngoài cùng bên trái) và các văn nghệ sĩ tại Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
“Mới từ 12 giờ trưa, những nẻo đường dẫn vào vườn hoa Ba Đình, nơi đã chọn để cử hành lễ “Ngày Độc lập”, đã thấy cuồn cuộn những dòng người chảy đến. Đủ mặt các giới, các đoàn thể. Các anh em công nhân, các nhân viên sở công sở tư, các bô lão trong thành phố, các chị em phụ nữ, các anh em thanh niên, các trẻ em nhi đồng, v.v...
Người ta chú ý tới trong buổi lễ này lại có cả những người từ trước tới nay vẫn vắng mặt trong các cuộc biểu tình chính trị: các nhà tu hành.
Tất cả, hôm đó, đều không giữ sự phân biệt của mọi ngày thường về đẳng cấp, về tín ngưỡng, về nam nữ, về thế hệ,...
Đến đấy, ai cũng chỉ còn là một người dân Việt Nam giữa những người dân Việt Nam khác đi đón nhận lời tuyên bố chính thức về cuộc độc lập của nước nhà.
Giữa công trường vườn hoa Ba Đình đã dựng sẵn một cái diễn đài cao, căng vải đỏ và trắng, giữa là một cột cờ sơn trắng vươn lên cao chót vót. Máy truyền thanh đặt ở trên diễn đài.
Các đoàn thể tới dự lễ, theo trật tự đã định sẵn do Ban Tổ chức, đứng bao quanh lấy công trường. Gần với diễn đài nhất, người ta nhận thấy đoàn thể các bô lão thành phố, đoàn thể Phật giáo, đoàn thể Công giáo và đoàn thể các chị em phụ nữ.
Một đơn vị bộ đội, lưỡi lê cắm ở đầu súng, sáng loáng, đứng dàn ở phía sau kỳ đài. Vòng ngoài, trông ra xa, người ta chỉ trông thấy một biển người trắng xóa, trên đó phấp phới một rừng cờ đỏ rực rỡ dưới ánh nắng của một ngày thu chói lọi.
Hai giờ. Các nhân viên của Chính phủ tới để khai mạc cuộc lễ.
Trật tự quanh diễn đài lúc ấy rất nghiêm. Một đội tự vệ súng lục cầm tay đứng chèn khít nhau thành một hàng rào tròn quanh kỳ đài. Lính bồng súng đứng dàn ra cho đến đầu con đường Cột Cờ. Mọi người im lặng hồi hộp đợi cho đến lúc đội âm nhạc giải phóng quân cử bài kèn chào.
Đoàn xe hơi của Chính phủ, có đội cảnh sát đi trước dẫn đầu, từ từ đỗ. Các nhân viên trong Chính phủ bước lên kỳ đài.
Tất cả sự chú ý của đám đông khổng lồ tới dự đều dồn cả vào vị Chủ tịch của Chính phủ lần này là lần đầu tiên mới ra mắt quốc dân trong cái dịp long trọng này để tuyên bố chính thức về sự thành lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một ông già dáng gày yếu nhưng tinh thần hiện nay vẫn lộ ra trong bộ điệu ung dung, trong vầng trán cao mênh mông và đôi mắt sáng quắc. Ông vận một bộ quần áo vải vàng đã bạc màu, đã nhàu nát, có lẽ vẫn là y phục của ông mang theo về từ những ngày lận đận bôn ba ở hải ngoại. Hình ảnh của ông đúng vẹn như cái hình ảnh mà mọi người trong nước vẫn vẽ trong trí tưởng tượng về nhà chí sĩ đầu tóc hoa râm đã bao năm rong ruổi phương xa, mưu tính sự tự do, độc lập cho Tổ quốc.
Buổi lễ bắt đầu.
Lá cờ màu đỏ sao vàng được từ từ kéo lên ngọn cột cờ trong khi đội âm nhạc cử bài Tiến quân ca.
Trên kỳ đài, các nhân viên Chính phủ đầu trần đứng lên giơ nắm tay chào.
Bên dưới, một rừng cánh tay cũng giơ lên.
Một sự im lặng trang nghiêm. Một quang cảnh vừa lớn lao, vừa rung động.
Anh Nguyễn Hữu Đang, đại biểu Ban Tổ chức ngày Lễ Độc lập, đứng trước máy truyền thanh đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đoạn, vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời đứng lên.
Bằng một giọng rành mạch, giản dị (thỉnh thoảng lại hỏi xuống: “TÔI NÓI THẾ NÀY, ĐỒNG BÀO NGHE CÓ RÕ KHÔNG?”, tỏ ra mỗi lời nói của ông cất lên lúc này đều rất nghiêm trọng và ông muốn quốc dân không để lọt mất lời nào), ông đọc lời tuyên ngôn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản tuyên ngôn lúc đầu nhắc đến cái quyền sống của tất cả mọi dân tộc, cái quyền được hưởng tự do và mưu cầu hạnh phúc cho mình. Nước Việt Nam ngày nay, căn cứ vào lợi quyền ấy, lật đổ chế độ cũ, chế độ thuộc địa áp bức dã man của người Pháp và chế độ quân chủ phong kiến thoái hóa, dựng thành một nước Việt Nam độc lập, một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày hôm nay, Chính phủ Lâm thời do Quốc dân Đại hội bầu lên trịnh trọng tuyên bố cho cả thế giới và quốc dân rằng nền độc lập và dân chủ của nước Việt Nam đã thành lập.
Dứt lời tuyên ngôn đanh thép có một giá trị lịch sử lớn lao, tất cả quốc dân dưới đài đều đồng thanh cất tiếng lên hoan hô như sấm vang trong một sự nhiệt liệt, say sưa chưa bao giờ thấy!
Tiếp đến, cuộc tuyên thệ của Chính phủ. Đứng trước lá quốc kỳ, đứng trước quốc dân, các nhân viên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bỏ mũ, đứng thẳng người, thề rằng: “Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh đặng mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc; trong lúc giữ nền độc lập, sẽ kiên quyết vượt qua mọi nỗi khó khăn, nguy hiểm dù phải hi sinh tính mệnh cũng không từ”.
Sau khi Chính phủ tuyên thệ, anh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ Lâm thời, đứng lên giãi bày về tình hình trong nước và những chính sách của Chính phủ. Lời nói của anh Bộ trưởng trẻ tuổi ấy có một sức hùng hồn, khích động vô cùng. Những tiếng vỗ tay, những tiếng gào thét vì phấn khích của dân chúng luôn luôn đưa lên từ cái bể người đứng dưới đài.
Sau anh Võ Nguyên Giáp, là anh Trần Huy Liệu tường trình về cái sứ mệnh của anh vừa rồi vào Huế nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Anh đưa ra trình với quốc dân chiếc ấn quốc bảo và thanh kiếm bằng vàng mà vua Bảo Đại đã trao cho anh tỏ dấu rằng từ này đã trao chủ quyền trong nước vào tay Chính phủ của nhân dân.
Đến lượt anh Nguyễn Lương Bằng, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh. Nhà chiến sĩ Việt Minh thuật qua lại cuộc tranh đấu đầy nỗi gian lao, khó khăn mà Việt Minh đã theo đuổi trong mấy năm nay để mưu giải phóng cho dân tộc và kêu gọi đồng bào thống nhất, đoàn kết lại để ủng hộ Chính phủ để Chính phủ có thể thi hành triệt để chương trình kiến quốc của Việt Minh.
3 giờ rưỡi, quốc dân tuyên thệ.
Một anh trong Ban Tổ chức đứng trước đài đọc to những lời thề. Mỗi lời đọc xong, toàn thể đồng bào đứng dưới đài đều hô to: “Xin thề !”. Trong cái tiếng “Xin thề” đanh thép cất lên bởi hàng triệu người đồng thanh một lúc ấy biểu lộ rõ cái ý chí bền vững không ai lay chuyển được của cả một dân tộc đã quyết giữ vững lấy tự do, độc lập của mình bằng bất cứ một giá nào.
Vị Chủ tịch Chính phủ Lâm thời lại bước ra kỳ đài nói thêm với quốc dân một lần nữa, một lời tâm huyết, nói bằng một giọng tha thiết, thấm thía vô cùng. Ông nhủ rằng: độc lập là một của báu quý giá vô ngần, nay ta đã khổ sở, đau đớn trong bao nhiêu lâu mới giành được nó, cần phải cố gắng dù phải hi sinh bậc nào đi cũng quyết giữ lấy nó.
Đám đông đứng im phăng phắc, trầm ngâm nghe lời căn dặn chí tình của nhà chí sĩ già mà nỗi lo âu về vận mệnh của nước nhà đã suốt cả đời canh cánh trong lòng, nên mỗi lời nói ra đều nặng trĩu một ý thắc mắc lớn.
Cuộc lễ đã hết.
Bài “Tiến quân ca” do đội âm nhạc nhà binh cử lên được vang trên miệng hàng ngàn hàng vạn con người.
Các nhân viên Chính phủ xuống đài.
Cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình vĩ đại. Các đoàn thể biểu tình lần lượt diễu quanh kỳ đài rồi chia ra làm ba đường kéo đi.
Những dòng người ấy chảy mãi đến hơn
hai giờ mà vẫn chưa hết...”
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn