VanVn.Net - Nhiều người hay đồng nhất nhà trí thức với nhà chuyên môn. Tôi không nghĩ vậy. Bởi trên thực tế, không hẳn cứ có học hành, đỗ đạt, với học vị này, học hàm nọ là đã trở thành nhà trí thức. Trí thức lớn càng khó. Điểm cốt lõi nhất ở người trí thức bao giờ cũng nằm ở tư cách văn hóa, hơn thế, ở phẩm cách tư tưởng trong một con người. Nghĩa là, họ cần tỏ rõ một bản lĩnh sống, bản lĩnh sáng tạo vững vàng ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi mối quan hệ và mọi hoàn cảnh.
Mọi người đều dễ dàng thừa nhận rằng trong mỗi tổ chức xã hội, dù lớn hay nhỏ, để công việc đạt hiệu quả, hiệu xuất thì phải có sự vận hành của một bộ máy thống nhất. Từ đó, tất phân chia ra thành người lãnh đạo (số ít, thậm chí rất ít) và người bị lãnh đạo (chiếm đa số). Đó là thang bậc xã hội chứ không phải là thang bậc giá trị. Làm nên giá trị ở mỗi người lại ở sự cống hiến thật sự trên cương vị của mình được thừa nhận khách quan và rộng rãi. Có điều, một cơ chế xã hội tiên tiến bao giờ cũng đòi hỏi và mang lại sự hòa hợp giữa hai thang bậc ấy từ cả hai phía. Muốn vậy, mỗi người trong bộ máy công quyền phải ứng xử với nhau và với phận sự của mình trên tinh thần trí thức chân chính. Có nhiều biểu hiện của tinh thần đó, nhưng điểm nổi bật nhất chính là ở thái độ dám tỏ bày và dám bảo vệ chủ kiến của mình trước mọi vấn đề gai góc thường xuyên xuất hiện trong đời sống cũng như trong công việc. Còn nếu buộc phải đứng trước một sự chọn lựa, thì theo tôi, người trí thức chúng ta ngày nay nên theo gương lối ứng xử mẫu mực của các bậc chính nhân, quân tử ngày trước thể hiện rõ trong phương châm nổi tiếng: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là biểu hiện cao nhất, tập trung nhất lương tri của con người, lương năng của xã hội, đảm bảo cho dòng chảy liên tục của lịch sử đi về phía trước.
Trong tương quan đó, trước những vấn đề không dễ giải quyết luôn xuất hiện, yêu cầu hàng đầu đối với người lãnh đạo mang phẩm giá trí thức đích thực là phải biết lắng nghe, hơn thế, biết tạo điều kiện cho những ý kiến khác nhau được bày tỏ. Mà ai hay có ý kiến nhất? Chính là người trí thức.
Đi ngược lại những đòi hỏi hệ trọng và thiết yếu ấy nếu, người lãnh đạo sa vào tệ hống hách, chuyên quyền từng được xem là một trong những nguy cơ làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của dân thì điều tệ hại hơn, nó là nguyên do chính tạo ra môi trường tinh thần thiếu lành mạnh, nếu không muốn nói là tiêu cực, thậm chí là ô nhiễm. ở đó, chỉ có những ý kiến dễ dãi, nông cạn, xuôi chiều, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí bề ngoài nhưng luôn tiềm ẩn những ngòi nổ tự bên trong có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Và liền với đó là những khoảng lặng ẩn chứa bao thảm kịch chua xót... Tất nhiên, những bậc trí giả sẽ biết vượt thoát khỏi tình cảnh đó bằng mọi cách. Có điều, bao năng lực quý báu bị phung phí. Nên nhớ, sự lãng phí lớn nhất khi nào cũng là sự lãng phí tiềm năng của con người. Trong khi, chưa bao giờ sự nghiệp lại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta cao và nhiều đến thế!
Tôi xin được kết thúc bài viết này bằng nỗi hy vọng không bao giờ vơi cạn đối với bản chất trí thức đích thực luôn ngời tỏ ở mỗi người công dân chúng ta, mà trước hết và trên hết là ở đội ngũ lãnh đạo – một trong những nguồn lực quyết định tới thành công của sự nghiệp hôm nay cũng như mai sau...
(Nguồn: Văn nghệ)
VanVn.Net - Nhiều người hay đồng nhất nhà trí thức với nhà chuyên môn. Tôi không nghĩ vậy. Bởi trên thực tế, không hẳn cứ có học hành, đỗ đạt, với học vị này, học hàm nọ là đã trở thành nhà trí thức. Trí thức lớn càng khó. Điểm cốt lõi nhất ở người trí thức bao giờ cũng nằm ở tư cách văn hóa, hơn thế, ở phẩm cách tư tưởng trong một con người. Nghĩa là, họ cần tỏ rõ một bản lĩnh sống, bản lĩnh sáng tạo vững vàng ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi mối quan hệ và mọi hoàn cảnh.
Mọi người đều dễ dàng thừa nhận rằng trong mỗi tổ chức xã hội, dù lớn hay nhỏ, để công việc đạt hiệu quả, hiệu xuất thì phải có sự vận hành của một bộ máy thống nhất. Từ đó, tất phân chia ra thành người lãnh đạo (số ít, thậm chí rất ít) và người bị lãnh đạo (chiếm đa số). Đó là thang bậc xã hội chứ không phải là thang bậc giá trị. Làm nên giá trị ở mỗi người lại ở sự cống hiến thật sự trên cương vị của mình được thừa nhận khách quan và rộng rãi. Có điều, một cơ chế xã hội tiên tiến bao giờ cũng đòi hỏi và mang lại sự hòa hợp giữa hai thang bậc ấy từ cả hai phía. Muốn vậy, mỗi người trong bộ máy công quyền phải ứng xử với nhau và với phận sự của mình trên tinh thần trí thức chân chính. Có nhiều biểu hiện của tinh thần đó, nhưng điểm nổi bật nhất chính là ở thái độ dám tỏ bày và dám bảo vệ chủ kiến của mình trước mọi vấn đề gai góc thường xuyên xuất hiện trong đời sống cũng như trong công việc. Còn nếu buộc phải đứng trước một sự chọn lựa, thì theo tôi, người trí thức chúng ta ngày nay nên theo gương lối ứng xử mẫu mực của các bậc chính nhân, quân tử ngày trước thể hiện rõ trong phương châm nổi tiếng: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Đó chính là biểu hiện cao nhất, tập trung nhất lương tri của con người, lương năng của xã hội, đảm bảo cho dòng chảy liên tục của lịch sử đi về phía trước.
Trong tương quan đó, trước những vấn đề không dễ giải quyết luôn xuất hiện, yêu cầu hàng đầu đối với người lãnh đạo mang phẩm giá trí thức đích thực là phải biết lắng nghe, hơn thế, biết tạo điều kiện cho những ý kiến khác nhau được bày tỏ. Mà ai hay có ý kiến nhất? Chính là người trí thức.
Đi ngược lại những đòi hỏi hệ trọng và thiết yếu ấy nếu, người lãnh đạo sa vào tệ hống hách, chuyên quyền từng được xem là một trong những nguy cơ làm giảm sút nghiêm trọng lòng tin của dân thì điều tệ hại hơn, nó là nguyên do chính tạo ra môi trường tinh thần thiếu lành mạnh, nếu không muốn nói là tiêu cực, thậm chí là ô nhiễm. ở đó, chỉ có những ý kiến dễ dãi, nông cạn, xuôi chiều, tạo ra sự đoàn kết, nhất trí bề ngoài nhưng luôn tiềm ẩn những ngòi nổ tự bên trong có thể bùng lên bất cứ lúc nào. Và liền với đó là những khoảng lặng ẩn chứa bao thảm kịch chua xót... Tất nhiên, những bậc trí giả sẽ biết vượt thoát khỏi tình cảnh đó bằng mọi cách. Có điều, bao năng lực quý báu bị phung phí. Nên nhớ, sự lãng phí lớn nhất khi nào cũng là sự lãng phí tiềm năng của con người. Trong khi, chưa bao giờ sự nghiệp lại đòi hỏi ở mỗi người chúng ta cao và nhiều đến thế!
Tôi xin được kết thúc bài viết này bằng nỗi hy vọng không bao giờ vơi cạn đối với bản chất trí thức đích thực luôn ngời tỏ ở mỗi người công dân chúng ta, mà trước hết và trên hết là ở đội ngũ lãnh đạo – một trong những nguồn lực quyết định tới thành công của sự nghiệp hôm nay cũng như mai sau...
(Nguồn: Văn nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn