VanVN.Net - Tác giả Trần Quân Ngọc thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nga, ông từng là phiên dịch tiếng Nga của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, từng là thứ kí riêng của Tổng bí thư Đỗ Mười. Hiện ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ Việt Nam. VanVN.Net trân trọng giới thiệu bài viết về hồi ức năm học đầu tiên trên đất nước Trung Hoa của ông nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 – 2012 sắp tới.
Thầy giáo nhạc Phạm Tuyên (áo trắng) và tác giả bài viết (năm 1951)
Năm 1951, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam chúng tôi đang đóng quân tại Thái Nguyên thì được lệnh chuyển lên Cao Bằng để từ đó chuyển toàn trường sang Trung Quốc.
Chúng tôi đi bộ. Trong ba lô của mỗi người chỉ có hai bộ quần áo, một chiếc áo trấn thủ. Sách vở, giấy tờ có chữ Việt đều phải để lại. Tôi có một bức ký họa, do họa sĩ Trần Văn Cẩn, mà tôi gọi bằng cậu, vẽ em gái tôi, mà cũng bị giữ lại! Sau một ngày hành quân vất vả, xẩm tối thì tới cầu Thủy Khẩu, nơi phân chia ranh giới hai nước Việt – Trung. Lệnh từ hàng trên truyền xuống: “mỗi tiểu đội đi cách nhau 50m. Nhìn lại phía sau mình xem có ai trà trộn vào hàng ngũ không?”.
Chúng tôi được dẫn vào một doanh trại của Quân giải phóng Trung Quốc, đèn điện thắp sáng trưng. Cờ đỏ, băng rôn treo khắp nơi trên tường. Lần đầu tiên chúng tôi được thấy các nam, nữ giải phóng quân, từng đôi một, múa với nhau theo kiểu vũ tập thể nom rất lạ mắt.
Sau buổi xem các giải phóng quân biểu diễn các tiết mục “tự biên tự diễn”, chúng tôi tỏa về các nhà dân Trung Quốc nghỉ. Hôm sau lại hành quân tiếp tới Long Châu. Có điều sau khi sang đất bạn thì không phải đi đêm nữa, mà “đi giữa ban ngày”. Quảng Tây rất ít cây cối. Nắng, khát, mồ hôi ướt đẫm vai áo! Bù lại là sau mỗi chặng đường, các “vệ thiếu” được chén những bữa cơm rất thịnh soạn, có bữa được thưởng thức tới 7, 8 món ăn Tàu rất lạ miệng!
Ở Long Châu có khá nhiều Việt kiều. Bà con sang đây làm ăn từ lâu, nhiều người đã quên tiếng Việt hoặc chỉ biết dùng những từ đơn giản. Thấy “bộ đội trẻ con”, ăn mặc quần áo lính, có cầu vai, đi dép lốp, bà con rất lạ, ùa ra xem. Có người còn hỏi tiếng Việt, chúng tôi chỉ cười, giả vờ không hiểu. Trước khi vào thị trấn, chúng tôi đã được căn dặn: không được nói chuyện với ai, phải giữ bí mật.
Từ Long Châu, 400 thiếu sinh quân được đưa lên 10 chiếc quân sự, đi tiếp đến Nam Ninh! Để bảo đảm bí mật, 3 phía phải trái và sau xe đều có bạt che kín. Ấy thế mà bụi đỏ vẫn phủ đầy quần áo của chúng tôi.
Sau hai ngày ngồi xe, chập tối đoàn chúng tôi dừng lại bên bờ sông Tây Giang. Xe từ từ lăn bánh xuống những chiếc phà lớn được ca nô đẩy sang phía bờ kia. Sông rộng mênh mông. Chúng tôi cố gắng vạch vải bạt, ngó ra phía trước. Bên kia sông là một thành phố lớn, cả một rừng đèn điện lung linh tỏa sáng, soi bóng xuống dòng sông. Khi phà cập bờ đã thấy các đại biểu Quân giải phóng Trung Quốc và đại diện của Biên sự sứ Việt Nam tại Nam Ninh đứng đón. Phần lớn các thiếu sinh quân chúng tôi được đưa tới một hội trường lớn, trang trí đèn lồng, hoa giấy, băng rôn rực rỡ. Một bộ phận nhỏ, khoảng ba mươi người, gồm các cán bộ phụ trách và các thiếu sinh quân trong đó có tôi được đưa đi một khách sạn để ăn cơm với một số vị chỉ huy của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chúng tôi chia về mấy chiếc bàn tròn, trên bàn có hàng chục món ăn Trung Quốc. Chính ủy Đường (dường như ông lúc đó đang chỉ huy Quân giải phóng Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây) đi từng bàn trò chuyện, giới thiệu các món ăn truyền thống. Sau bữa tiệc, mặc dù trời đã muộn, nhưng các bạn Trung Quốc mời chúng tôi lên sân thượng để chụp một kiểu ảnh để kỷ niệm. Đó là tấm ảnh đầu tiên chúng tôi chụp trên đất Trung Quốc. Tôi vẫn còn giữ được tấm ảnh đó cho tới nay.
Sau mọi nghi lễ chào đón, chúng tôi được đưa về một làng nhỏ, cách thành phố Nam Ninh chừng mươi cây số. Đây là một vùng đồi thấp, không có cây lớn. Các làng quê ở vùng này không có lũy tre quen thuộc bao quanh như làng quê bên ta. Dân làng nhường cho chúng tôi những ngôi đình lớn để ở. Ngoài ra còn dựng thêm một số lán trại bằng tre, lợp gồi để cho các chiến sĩ giải phóng canh gác bảo vệ cho chúng tôi. Các lán trại này còn được dùng để làm bếp, nhà ăn, kho, máy phát điện...
Chúng tôi giải chiếu, nằm ngay trên nền nhà; cũng chia ra thành tiểu đội, trung đội, đại đội. Hàng ngày, chưa có việc gì làm, chúng tôi học hát, học múa. Chúng tôi học và đã biết múa một số điệu theo kiểu ương ca Trung Quốc. Sáng sáng đứng trước đình, xem bà con người địa phương, lúc đó còn rất nghèo, gồng gánh, vác liềm, vác dao vào những khu đồi xa tít để hái guột về làm củi đun. Vùng này mới giải phóng được hơn một năm, cuộc sống của bà con nông dân Trung Quốc còn rất thiếu thốn. Chúng tôi được nước bạn phát cho quần áo và đồ dùng hàng ngày, chậu rửa mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, ca uống nước có nắp đậy. Chậu và ca đều được tráng men, vẽ chim vẽ hoa, màu sắc sặc sỡ và rất đẹp. Diện quần áo mới, chúng tôi sang đơn vị giải phóng quân chơi, các anh rất vui, khen lấy khen để: “hảo! hảo”! Thỉnh thoảng vào những ngày chủ nhật, các đội chiếu bóng lưu động lại mang phim đến chiếu cho chúng tôi xem. Khi đó thì chúng tôi - những thiếu nhi Việt Nam - được ngồi phía trước. Bà con địa phương ngồi phía sau. Các chiến sĩ quân giải phóng với đầy đủ súng ống đứng bảo vệ một vòng xung quanh. Sở dĩ phải canh gác cẩn mật như vậy, vì vùng đất này mới được giải phóng chưa được bao lâu. Tôi nhớ, lúc đó chỉ riêng ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, quân giải phóng đã bắt được 40 vạn tù binh Tưởng Giới Thạch! Tại đây, chúng tôi được xem những phim cách mạng Trung Quốc như “Bảy nữ anh hùng”, “Bạch mao nữ”, “Cờ hồng trên núi Thúy”... Trong những dịp lễ lớn, bạn cũng tổ chức giết lợn ăn tươi để chiêu đãi chúng tôi. Thú vị nhất là được xem các anh chị giải phóng quân nhào bột để làm bánh bao. Những anh khỏe tay nhất nhấc bổng những đống bộ nhão, đập xuống bàn gỗ kêu như nổ pháo, kéo bột ra, vo viên, cho nhân vào... rất nhanh, rất thiện nghệ!
Ở Tâm Hư – tên của làng mà chúng tôi đang đóng quân, được hơn hai tháng thì chúng tôi được lệnh chuyển lên Quế Lâm, cách nơi này 400km, để chính thức bước vào niên học 1951-1952. Tại đây chúng tôi được phân về một địa điểm khá đẹp, nằm bên bờ sông Ly nổi tiếng: khu Giáp Sơn. Nghe nói đây là nơi đào tạo các con em của các quan chức Chính phủ Quốc dân đảng trước ngày giải phóng. Nay bạn tu sửa lại và dành cho học sinh Việt Nam. Trước cổng trường có biển đề tên theo chiều dọc, từ trên xuống dưới “Quế Lâm dục tài học hiệu” (Trường giáo dục, đào tạo nhân tài Quế Lâm). Chúng tôi học tập ở đây hai năm rồi lại trở về Tâm Hư, nơi chúng tôi từng lưu trú 2 tháng khi mới đặt chân sang nước bạn. Khi trở lại Tâm Hư, chúng tôi không thể tin vào mắt mình nữa: Nó đã được xây dựng thành một khu học xá khang trang, đẹp đẽ. Trên một khu đất tương đối bằng phẳng, rộng hàng trăm hécta, nhiều ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát, theo một quy hoạch được tính toán chu đáo, khoa học. Phía đông của khu học xá là các nhà học hai tầng, nhà thí nghiệm, thư viện. Vào sâu một chút là nhà ở của các học sinh, nhà ăn. Tại đây có các trường sư phạm trung cấp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trường sư phạm sơ cấp, trường dạy tiếng Trung Quốc, các lớp sư phạm cao cấp và khoa học cơ bản.
Khu phía Tây có những ngôi nhà một tầng dành cho các thầy cô giáo và gia đình, nhà hai tầng dành cho nữ học sinh, sinh viên.
Hội trường của toàn khu nom rất nguy nga với những hàng cột cao to nằm ở phía trước, nổi bật giữa những ngôi nhà xung quanh. Cạnh hội trường là nhà hiệu bộ, nhà dành cho trường phổ thông thực hành.
Hệ thống đường sá mới xây tỏa ra các khu vực. Bên bờ kênh những hàng cây mới trồng lá tươi xanh mơn mởn. Sau nhà hội trường là tháp nước cao vút. Những người xây dựng đã khoan những giếng sâu để hút nước ngầm cung cấp cho toàn khu. Giữa các tòa nhà cao tầng là những sân bóng.
Đảng và Nhà nước ta đã cử sang Khu học xá Nam Ninh những chuyên gia, những thầy cô giáo hàng đầu của ta để chăm lo việc dạy dỗ, đào tạo các cán bộ, các giáo viên cho cả nước: giáo sư Nguyễn Xiển, giáo sư Ngụy Như Kon Tum, bác sĩ Nguyễn Tấn Di Trọng, nhà toán học Lê Văn Thiêm, giáo sư Hoàng Thúc Lanh, thầy Hoàng Như Mai, thầy Đinh Gia Khánh, thầy Lê Bá Thảo, thầy Nguyễn Trọng Phấn... Trong Ban Giáo vụ của khu có cả Ban Văn Thể Mỹ (thầy Phạm Tuyên là trưởng ban), phụ trách việc dạy âm nhạc, hội họa, ca múa, thể dục thể thao. Các đội bóng rổ, bóng chuyền của các trường luôn tổ chức thi đấu với nhau, có khi thi đấu cả với các đội bóng của nước bạn. Các đội đồng ca, hợp xướng rất lớn được hình thành dưới sự chỉ huy của các nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Tuyên... Các học sinh, sinh viên của Khu học xá Nam Ninh trong những năm tháng đó được đào tạo một cách toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, thể dục. Cơ sở Đảng, Đoàn và Đội hoạt động một cách sôi nổi.
Bốn trăm thiếu sinh quân chúng tôi - những cư dân đầu tiên của Khu học xá Nam Ninh - những người từng sống ở Tâm Hư thì tháng 8 năm 1953, sau gần 3 năm học tập đã được phân ra nhiều tốp: Tốp lớn nhất, tình nguyện trở về nước chiến đấu, có nhiều bạn kịp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và 7 bạn đã nằm lại trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Tốp thứ hai được cử đi học tiếng Trung Quốc để trở thành những cán bộ phiên dịch cho các cơ quan nhà nước và quân đội ta. Nhóm thứ 3, sau khi học hết cấp hai, được đào tạo tiếp tại các trường trung cấp sư phạm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để trở thành những nhà giáo tương lai. Riêng nhóm “em út” chúng tôi: Đặng Nhật Minh, Trần Cao Thụy (đạo diễn điện ảnh), Hoàng Thúy Toàn (dịch giả), Đỗ Dũng (nhạc sĩ), Đỗ Xuân Hà (giáo sư văn học), Hồ Thể Lan (nguyên là người phát ngôn bộ Ngoại giao), Vũ Khoan (nguyên Phó Thủ tướng) và nhiều bạn khác… Sau khi học hết cấp hai, được cho học tiếp lên cấp 3 tại Khu học xá Nam Ninh để sau này được cử đi học tại các trường đại học của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác để trưởng thành trở về phục vụ đất nước.
Mới đó mà đã 60 năm!
VanVN.Net - Tác giả Trần Quân Ngọc thông thạo tiếng Hoa, tiếng Nga, ông từng là phiên dịch tiếng Nga của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, từng là thứ kí riêng của Tổng bí thư Đỗ Mười. Hiện ông đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ Việt Nam. VanVN.Net trân trọng giới thiệu bài viết về hồi ức năm học đầu tiên trên đất nước Trung Hoa của ông nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 – 2012 sắp tới.
Thầy giáo nhạc Phạm Tuyên (áo trắng) và tác giả bài viết (năm 1951)
Năm 1951, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam chúng tôi đang đóng quân tại Thái Nguyên thì được lệnh chuyển lên Cao Bằng để từ đó chuyển toàn trường sang Trung Quốc.
Chúng tôi đi bộ. Trong ba lô của mỗi người chỉ có hai bộ quần áo, một chiếc áo trấn thủ. Sách vở, giấy tờ có chữ Việt đều phải để lại. Tôi có một bức ký họa, do họa sĩ Trần Văn Cẩn, mà tôi gọi bằng cậu, vẽ em gái tôi, mà cũng bị giữ lại! Sau một ngày hành quân vất vả, xẩm tối thì tới cầu Thủy Khẩu, nơi phân chia ranh giới hai nước Việt – Trung. Lệnh từ hàng trên truyền xuống: “mỗi tiểu đội đi cách nhau 50m. Nhìn lại phía sau mình xem có ai trà trộn vào hàng ngũ không?”.
Chúng tôi được dẫn vào một doanh trại của Quân giải phóng Trung Quốc, đèn điện thắp sáng trưng. Cờ đỏ, băng rôn treo khắp nơi trên tường. Lần đầu tiên chúng tôi được thấy các nam, nữ giải phóng quân, từng đôi một, múa với nhau theo kiểu vũ tập thể nom rất lạ mắt.
Sau buổi xem các giải phóng quân biểu diễn các tiết mục “tự biên tự diễn”, chúng tôi tỏa về các nhà dân Trung Quốc nghỉ. Hôm sau lại hành quân tiếp tới Long Châu. Có điều sau khi sang đất bạn thì không phải đi đêm nữa, mà “đi giữa ban ngày”. Quảng Tây rất ít cây cối. Nắng, khát, mồ hôi ướt đẫm vai áo! Bù lại là sau mỗi chặng đường, các “vệ thiếu” được chén những bữa cơm rất thịnh soạn, có bữa được thưởng thức tới 7, 8 món ăn Tàu rất lạ miệng!
Ở Long Châu có khá nhiều Việt kiều. Bà con sang đây làm ăn từ lâu, nhiều người đã quên tiếng Việt hoặc chỉ biết dùng những từ đơn giản. Thấy “bộ đội trẻ con”, ăn mặc quần áo lính, có cầu vai, đi dép lốp, bà con rất lạ, ùa ra xem. Có người còn hỏi tiếng Việt, chúng tôi chỉ cười, giả vờ không hiểu. Trước khi vào thị trấn, chúng tôi đã được căn dặn: không được nói chuyện với ai, phải giữ bí mật.
Từ Long Châu, 400 thiếu sinh quân được đưa lên 10 chiếc quân sự, đi tiếp đến Nam Ninh! Để bảo đảm bí mật, 3 phía phải trái và sau xe đều có bạt che kín. Ấy thế mà bụi đỏ vẫn phủ đầy quần áo của chúng tôi.
Sau hai ngày ngồi xe, chập tối đoàn chúng tôi dừng lại bên bờ sông Tây Giang. Xe từ từ lăn bánh xuống những chiếc phà lớn được ca nô đẩy sang phía bờ kia. Sông rộng mênh mông. Chúng tôi cố gắng vạch vải bạt, ngó ra phía trước. Bên kia sông là một thành phố lớn, cả một rừng đèn điện lung linh tỏa sáng, soi bóng xuống dòng sông. Khi phà cập bờ đã thấy các đại biểu Quân giải phóng Trung Quốc và đại diện của Biên sự sứ Việt Nam tại Nam Ninh đứng đón. Phần lớn các thiếu sinh quân chúng tôi được đưa tới một hội trường lớn, trang trí đèn lồng, hoa giấy, băng rôn rực rỡ. Một bộ phận nhỏ, khoảng ba mươi người, gồm các cán bộ phụ trách và các thiếu sinh quân trong đó có tôi được đưa đi một khách sạn để ăn cơm với một số vị chỉ huy của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chúng tôi chia về mấy chiếc bàn tròn, trên bàn có hàng chục món ăn Trung Quốc. Chính ủy Đường (dường như ông lúc đó đang chỉ huy Quân giải phóng Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây) đi từng bàn trò chuyện, giới thiệu các món ăn truyền thống. Sau bữa tiệc, mặc dù trời đã muộn, nhưng các bạn Trung Quốc mời chúng tôi lên sân thượng để chụp một kiểu ảnh để kỷ niệm. Đó là tấm ảnh đầu tiên chúng tôi chụp trên đất Trung Quốc. Tôi vẫn còn giữ được tấm ảnh đó cho tới nay.
Sau mọi nghi lễ chào đón, chúng tôi được đưa về một làng nhỏ, cách thành phố Nam Ninh chừng mươi cây số. Đây là một vùng đồi thấp, không có cây lớn. Các làng quê ở vùng này không có lũy tre quen thuộc bao quanh như làng quê bên ta. Dân làng nhường cho chúng tôi những ngôi đình lớn để ở. Ngoài ra còn dựng thêm một số lán trại bằng tre, lợp gồi để cho các chiến sĩ giải phóng canh gác bảo vệ cho chúng tôi. Các lán trại này còn được dùng để làm bếp, nhà ăn, kho, máy phát điện...
Chúng tôi giải chiếu, nằm ngay trên nền nhà; cũng chia ra thành tiểu đội, trung đội, đại đội. Hàng ngày, chưa có việc gì làm, chúng tôi học hát, học múa. Chúng tôi học và đã biết múa một số điệu theo kiểu ương ca Trung Quốc. Sáng sáng đứng trước đình, xem bà con người địa phương, lúc đó còn rất nghèo, gồng gánh, vác liềm, vác dao vào những khu đồi xa tít để hái guột về làm củi đun. Vùng này mới giải phóng được hơn một năm, cuộc sống của bà con nông dân Trung Quốc còn rất thiếu thốn. Chúng tôi được nước bạn phát cho quần áo và đồ dùng hàng ngày, chậu rửa mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, ca uống nước có nắp đậy. Chậu và ca đều được tráng men, vẽ chim vẽ hoa, màu sắc sặc sỡ và rất đẹp. Diện quần áo mới, chúng tôi sang đơn vị giải phóng quân chơi, các anh rất vui, khen lấy khen để: “hảo! hảo”! Thỉnh thoảng vào những ngày chủ nhật, các đội chiếu bóng lưu động lại mang phim đến chiếu cho chúng tôi xem. Khi đó thì chúng tôi - những thiếu nhi Việt Nam - được ngồi phía trước. Bà con địa phương ngồi phía sau. Các chiến sĩ quân giải phóng với đầy đủ súng ống đứng bảo vệ một vòng xung quanh. Sở dĩ phải canh gác cẩn mật như vậy, vì vùng đất này mới được giải phóng chưa được bao lâu. Tôi nhớ, lúc đó chỉ riêng ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, quân giải phóng đã bắt được 40 vạn tù binh Tưởng Giới Thạch! Tại đây, chúng tôi được xem những phim cách mạng Trung Quốc như “Bảy nữ anh hùng”, “Bạch mao nữ”, “Cờ hồng trên núi Thúy”... Trong những dịp lễ lớn, bạn cũng tổ chức giết lợn ăn tươi để chiêu đãi chúng tôi. Thú vị nhất là được xem các anh chị giải phóng quân nhào bột để làm bánh bao. Những anh khỏe tay nhất nhấc bổng những đống bộ nhão, đập xuống bàn gỗ kêu như nổ pháo, kéo bột ra, vo viên, cho nhân vào... rất nhanh, rất thiện nghệ!
Ở Tâm Hư – tên của làng mà chúng tôi đang đóng quân, được hơn hai tháng thì chúng tôi được lệnh chuyển lên Quế Lâm, cách nơi này 400km, để chính thức bước vào niên học 1951-1952. Tại đây chúng tôi được phân về một địa điểm khá đẹp, nằm bên bờ sông Ly nổi tiếng: khu Giáp Sơn. Nghe nói đây là nơi đào tạo các con em của các quan chức Chính phủ Quốc dân đảng trước ngày giải phóng. Nay bạn tu sửa lại và dành cho học sinh Việt Nam. Trước cổng trường có biển đề tên theo chiều dọc, từ trên xuống dưới “Quế Lâm dục tài học hiệu” (Trường giáo dục, đào tạo nhân tài Quế Lâm). Chúng tôi học tập ở đây hai năm rồi lại trở về Tâm Hư, nơi chúng tôi từng lưu trú 2 tháng khi mới đặt chân sang nước bạn. Khi trở lại Tâm Hư, chúng tôi không thể tin vào mắt mình nữa: Nó đã được xây dựng thành một khu học xá khang trang, đẹp đẽ. Trên một khu đất tương đối bằng phẳng, rộng hàng trăm hécta, nhiều ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát, theo một quy hoạch được tính toán chu đáo, khoa học. Phía đông của khu học xá là các nhà học hai tầng, nhà thí nghiệm, thư viện. Vào sâu một chút là nhà ở của các học sinh, nhà ăn. Tại đây có các trường sư phạm trung cấp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, trường sư phạm sơ cấp, trường dạy tiếng Trung Quốc, các lớp sư phạm cao cấp và khoa học cơ bản.
Khu phía Tây có những ngôi nhà một tầng dành cho các thầy cô giáo và gia đình, nhà hai tầng dành cho nữ học sinh, sinh viên.
Hội trường của toàn khu nom rất nguy nga với những hàng cột cao to nằm ở phía trước, nổi bật giữa những ngôi nhà xung quanh. Cạnh hội trường là nhà hiệu bộ, nhà dành cho trường phổ thông thực hành.
Hệ thống đường sá mới xây tỏa ra các khu vực. Bên bờ kênh những hàng cây mới trồng lá tươi xanh mơn mởn. Sau nhà hội trường là tháp nước cao vút. Những người xây dựng đã khoan những giếng sâu để hút nước ngầm cung cấp cho toàn khu. Giữa các tòa nhà cao tầng là những sân bóng.
Đảng và Nhà nước ta đã cử sang Khu học xá Nam Ninh những chuyên gia, những thầy cô giáo hàng đầu của ta để chăm lo việc dạy dỗ, đào tạo các cán bộ, các giáo viên cho cả nước: giáo sư Nguyễn Xiển, giáo sư Ngụy Như Kon Tum, bác sĩ Nguyễn Tấn Di Trọng, nhà toán học Lê Văn Thiêm, giáo sư Hoàng Thúc Lanh, thầy Hoàng Như Mai, thầy Đinh Gia Khánh, thầy Lê Bá Thảo, thầy Nguyễn Trọng Phấn... Trong Ban Giáo vụ của khu có cả Ban Văn Thể Mỹ (thầy Phạm Tuyên là trưởng ban), phụ trách việc dạy âm nhạc, hội họa, ca múa, thể dục thể thao. Các đội bóng rổ, bóng chuyền của các trường luôn tổ chức thi đấu với nhau, có khi thi đấu cả với các đội bóng của nước bạn. Các đội đồng ca, hợp xướng rất lớn được hình thành dưới sự chỉ huy của các nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Phạm Tuyên... Các học sinh, sinh viên của Khu học xá Nam Ninh trong những năm tháng đó được đào tạo một cách toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, thể dục. Cơ sở Đảng, Đoàn và Đội hoạt động một cách sôi nổi.
Bốn trăm thiếu sinh quân chúng tôi - những cư dân đầu tiên của Khu học xá Nam Ninh - những người từng sống ở Tâm Hư thì tháng 8 năm 1953, sau gần 3 năm học tập đã được phân ra nhiều tốp: Tốp lớn nhất, tình nguyện trở về nước chiến đấu, có nhiều bạn kịp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và 7 bạn đã nằm lại trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Tốp thứ hai được cử đi học tiếng Trung Quốc để trở thành những cán bộ phiên dịch cho các cơ quan nhà nước và quân đội ta. Nhóm thứ 3, sau khi học hết cấp hai, được đào tạo tiếp tại các trường trung cấp sư phạm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để trở thành những nhà giáo tương lai. Riêng nhóm “em út” chúng tôi: Đặng Nhật Minh, Trần Cao Thụy (đạo diễn điện ảnh), Hoàng Thúy Toàn (dịch giả), Đỗ Dũng (nhạc sĩ), Đỗ Xuân Hà (giáo sư văn học), Hồ Thể Lan (nguyên là người phát ngôn bộ Ngoại giao), Vũ Khoan (nguyên Phó Thủ tướng) và nhiều bạn khác… Sau khi học hết cấp hai, được cho học tiếp lên cấp 3 tại Khu học xá Nam Ninh để sau này được cử đi học tại các trường đại học của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác để trưởng thành trở về phục vụ đất nước.
Mới đó mà đã 60 năm!
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn