VanVn.Net - …Lập tức nghĩ ngay đến Chí Phèo, Thị Nở, Chị Dậu, Chị Đỏ Câu và sau này là những nhân vật trong Con trâu, Cái sân gạch, Tầm nhìn xa rồi Ba người khác. Vân vân. Như một nhà phê bình nói đại ý: trên lưng mỗi ông Tiến sĩ Việt đều hằn sống lưng trâu. Và như sử gia Trần Quốc Vượng: Hà nội chỉ là một cái làng lớn.
Quê, làng xã, với mỗi người viết nào, ở đâu, cũng quen quen. Nhưng mỗi người có một quê riêng, một trải nghiệm riêng, một nhãn quan riêng, nên dẫu thông tin có giống nhau, cái ao, cái đình có nhang nhác – thì vẫn có riêng, cái khu biệt và bởi vậy, có những chuyện riêng. Như trong 11 truyện ngắn ở tập này, rải rác trước sau 75 đến trước sau Đổi mới và mới hơn, Trần Quang Quý, thay vì thơ, đã đưa ta về các không gian làng xã Việt mà bối cảnh là một vùng quê thân với anh, mà có đi đâu, về đâu, vẫn luẩn quẩn không thoát khỏi cái lũy tre làng, như các bậc tiền bối, các đàn anh, như bị ma làm, như một nỗi ám ảnh không thể nguôi ngoai.
Cái nhìn của người Việt không hề ngộ nhận, không một chút tiêu cực: cái nhìn của một người xa quê trải nhiều, nghĩ nhiều, sực tỉnh, trở về, hoặc nhìn lại, nhớ lại. Phải, nó tỉnh táo, thật như có thể sờ thấy. Vẫn những nhân vật như Phởn với Voan, những cái tên cổ cổ, cũ cũ, quê đặc, giờ chẳng ai đặt. Vẫn “Tiếng côn trùng kêu tỉ mỉ dưới những bụi cây lúp xúp” (Bờ sông trăng sáng, tr 27). Và, lại chúng khẩu đồng từ. “Hà Nội thực ra là cái làng góp…Chó, lợn đua nhau lên nhà tầng” (Ngày phố, tr 47). Và Hà nội trong mắt lão láo nháo, bụ bẩn, dây dợ đèn đóm chạy lằng nhằng như mạng nhện. Mấy nét chấm phá về nông thôn, không biết tôi có quá nhời, suy đoán khiên cưỡng, chứ cái chất khái quát của nhà thơ ở văn xuôi của tác giả có đất dụng võ. Mà Trần Quang Quý cũng đáo để, cứ nói khơi khơi, thản nhiên những chuyện tưởng ai cũng biết. Tỷ như, “trẻ em hôm nay, con nợ ngày mai” (NT, tr 49), “nước ta có thể xuất khẩu vận động viên điền kinh “chạy chức”. Đây là”thế mạnh” đang phổ biến” (NT, tr 50). “Mà là, dân ta hay quốc sự “(NT, tr 56). Có chăng chỉ khác là (cũng rất đáo để) “lão thấy đi ị mà tiến lên công nghệ chùi giấy đã là tân kỳ rồi” (NT, tr 53).
Cứ khơi khơi, thản nhiên, thi thoảng hài hước giấu một chút nước mắt, tác giả đã chấm phá những thân phận, cảnh đời nhỏ bé ở một miền quê thân quen nào đó cái buổi lờ mờ, ương ương, nhá nhem, tranh tối tranh sáng chẳng hiểu hay hay dở, vui hay buồn, nhưng thật sự tâm huyết. Nhà văn, dẫu có xưng tôi, cũng không hẳn đã nhập vai, mà đứng lùi ra, quan sát, nghĩ ngợi, nhớ lại, rồi cẩn thận ghi chép. Ta nhớ nghệ thuật gián cách không nhập vai mà đóng vai. Về phương diện này thì chèo là nhất, là bài học kinh điển. ở tập truyện này cũng có những cái tích, cái trò như vậy.
Truyện Phởn-Xoan ở gốc sung, chuyện một anh bộ đội phục viên về làm viện trưởng viện kiểm sát huyện và một gái có chồng, đã hóa nạ dòng vì chồng đột tử lúc mới cưới được một tháng, nhưng mơn mởn xinh nhất làng. Voan không thích lũ trai tân cứ bấu lấy cô, mà yêu anh cán bộ cù mì này, - người cưới vợ rất nhanh giữa một kỳ nghỉ phép trước khi vào chiến trường. “Vào chiến trường, “bụp” cái là chết, tính toán làm gì. Lúc đó, chỉ cầu mong giời thương cho tí ngẩu để nối dõi tông đường là phúc cao đức dày lắm rồi” (Dốc sung, tr 10). Voan, đâu như con gái hậu duệ của một tướng quân trong truyền thuyết, là người “thích thì làm”, thế thôi! Và chuyện gì phải đến sẽ đến. Họ đã trao thân cho nhau ở gốc sung. Rồi Phởn tình nguyện xin từ nhiệm. Voan thành bà chủ quán nước ở chân dốc “Phởn và Voan đã viết cho con dốc này một truyền thuyết mới” (NT, tr 23). Truyện có những tình tiết hư hư thực thực, rất có duyên. Cùng với đó là vài suy nghĩ tác giả đã cân nhắc kỹ, được cài vào, rất thực. Như truyện đình chùa miếu mạo ở ta ngày nay có phong trào xin gắn biển di tích. Đúng hơn nữa là đa số dựa vào truyền thuyết, huyền tích, rất ít cái có sử liệu “cũng phải thừa nhận dân ta giàu tưởng tượng vào loại nhất thế giới, hay sáng tạo truyền thuyết vặt…đa số các vị linh thần rụp một cái đã tụt áo quần bay về trời, …rụp một cái đã vô hình vô ảnh, dân chạy đến thì ngài đã hóa, chỉ còn đống mối đùn to như cái mả (tr 9). Ông tướng Đinh Đẻn ở dốc Sung này cũng vậy. Hay những chuyện cưới vợ, cưới nhanh để vào chiến trường. Là bi (có hài chăng) kịch một thời!
“Bờ sông trăng sáng” cũng là một khúc bi ca về thân phận một người phụ nữ ở làng thời hiện đại. Nó hay không kém “Dốc Sung”, nhưng bi hơn. Và cũng có giá trị cổ điển hơn. Vì nó khái quát một kiểu thân phận như chị Dậu, chị Đỏ Câu, như một nhân vật trong “Chiếc lá” của Bùi Hiển mà nay đã mấy chục năm, tôi quên mất tên. Là những phụ nữ đẹp hoặc có duyên. Nó làm ta chợt nhớ đến “Người đàn bà làm nghề độn ghế” của G. Mô-pát-xăng, nhưng nhân vật Châu trong truyện này là phận gái lấn bấn giữa mấy dòng nước.
Hoàng và Quân, hai trai làng, hai người bạn, đều yêu Châu, cô gái “khi cười, cái lúm đồng tiền lệch chôn sống khối đôi mắt đàn ông”. Trong cái cảnh ngồ ngộ, nhưng chẳng có thực, chỉ có câu hát “sáng giăng suông tay luồn vào vú, anh hỏi cô nàng có thú hay không” (hai đoạn trích, tr 26). Quân chân quê, Hoàng trai phố huyện. Đêm cuối cùng của Châu với Hoàng “họ ngã đè lên hàng rào dâm bụt. Và giọng chó nhách húc hắc sủa… đấy là buổi gặp cuối cùng của họ. (Phía trước là chiến tranh”, tr 31). Rồi cha mẹ Châu mất cách nhau chỉ vài tháng. Rồi bất ngờ Quân trở về. ở xóm Thượng có “lão tuổi đã uể oải”, vẫn liều sang nhà Châu tỏ tình. Gia cảnh Châu gieo neo, phải làm lụng nuôi mấy em ăn học “chị đã quen vai mẹ hơn là làm người tình” (tr 34). Rồi một tay buôn chuối đến xã làm kinh tế. Nhà Châu thành đại lý chuối xanh. Dĩ nhiên, Châu đã có ý định lấy Phó, - bấy lâu vẫn đeo đuổi Châu. Nhưng trước khi lấy y, Châu đã trao thân cho Quân. Và bi kịch xảy ra, khi Quân nổi điên, định giành lại người tình từ tay Phó. Con dao chặt chuối phóng về phía trước, đúng lúc Châu lao vào cản hai người. Để tôi (- người kể chuyện -) đau đớn chạy, chạy mãi “bước chân lại vẫn là nơi ấy, vườn chuối, bờ sông” (tr 41).
Truyện này có thể đọc một mạch, không hấp dẫn mùi mẫn kịch tính mà giọng kể xót xa, cảm thông, chia sẻ, đớn đau. “Có lẽ nào chị chết vì một con dao bầu. Không, chị chết vì một cái gì đó kinh khủng hơn thế đang gặm nhấm vào sự yên tĩnh của làng tôi” (-người viết nhấn mạnh). Cái sự gặm nhấm không gian yên bình ấy lại là một ám ảnh, một nét khái quát nữa, cứ lặp đi lặp lại trong những làng Việt bàng hoàng, ngơ ngác thời mở cửa. Ai biết cái văn minh làng xã muôn đời còn ăn nhập với văn minh nào. Nhà văn không phải là thầy thuốc. Anh ta chỉ có thể chẩn bệnh, gióng hồi chuông cảnh báo, nhưng việc chữa trị là của người khác.
Tiếp nối là “Ngày Phố”. Ngày ông bà lão An ra Hà nội ở với ông con trai Bình làm giám đốc một bệnh viện. Đến đây, cái chất thản nhiên, khơi khơi, cài cắm vào chuyện của tác giả lại có dịp phát lộ. Như “Hợp tác xã thời bao cấp là một thứ đại lãn công” (tr.45). Rồi phong trào “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa” phá sản” (tr.45). Và “phá rừng thì cả nước cùng phá, ngành ngành đều phá” (tr.45). Và “giấy khen lão đỏ rực cả nhà nhưng làng vẫn đói nghèo, nhà lão ‘mướp” lắm” (tr.45). Đó là đêm trước của ngày “các quan thì thụt đi đêm, lo chạy “phiếu” đây” (tr.46). Rồi đó là chuyện “chó lợn đua nhau lên nhà tầng”, Cả chuyện đi khám lấy chế độ PAM, cán bộ y tế nghi ngờ “bắt vén áo, lột ngực, bóp sưng vều cả vú mà chả phọt ra tí sữa nào” (tr.47). Cái thời nhập nhoạng thì dĩ nhiên có cái chuyện dở khóc, dở cười là công chức nhà nước chăm thủ trưởng lợn, thủ trưởng mà ốm là mất ăn, mất ngủ. Rồi ông con cả đi dạy thêm ở trường cán bộ y tế, nhờ có nhiều học sinh là cửa hàng trưởng hiệu thuốc nên nhờ trò bán cho một vài thùng vitamin, thuốc kháng sinh giá phân phối, đá ra chợ đen (cũng gọi là giậu), cũng tậu được cái xe mi-pha, cái cát-xét.
Đến cái giai đoạn hiện đại hơn, thành phố đã có bọn choai, tóc nhuộm râu ngô, bơm kim tiêm vào háng. Bây giờ, phòng ở của ông bà lão đã có ti-vi siêu mỏng, siêu phẳng, bếp có máy rửa bát, máy sấy, máy giặt, bồn ị có nút bấm tự rửa. Nhưng ông lão đâu có quen với những thứ văn minh này, lại vốn là người làm lụng, nhớ bàn tổ tôm, nồi nước trà xanh, gói thuốc lào và bạn bè. Tóm lại là nhớ quê. Bà lão thì buồn chân buồn tay, thậm chí tranh cả việc của ô-sin. Bí thì phải tìm cách. Cuối cùng lão cũng tìm được cái quán trà đầu ngõ của cô Thu béo để làm chén rượu nếp giải sầu. Rồi đến cái đận cô Thu hiến kế cho lão trồng hoa cây cảnh trên sân thượng. Thật là gãi đúng chỗ ngứa: ngày hai buổi tưới tưới, vun vun. Cái đoạn phân bón thì cả hai ông bà, ô-sin tha hồ tích đạm vào cái can nhựa cưa ngang. Rồi việc gì đến cũng phải đến. Dẫu có nồi canh ngọt từ rau tích đạm của lão, nhưng mùi nước tiểu nồng nặc đã khiến hàng xóm ì xèo. Một đêm, lão tìm cách xử lý cái thứ đạm này cho bớt mùi, thì đạp ngay vào chai nước tiểu. Rồi lão phải vào bệnh viện… Câu chuyện không hề tức cười này có bóng dáng loáng thoáng đâu đó ở khắp các đô thị, nơi văn minh làng xã không thể ngoắc tay cùng văn minh đô thị. Nơi bàn tay đen đủi, chai sần cùng cái quần thâm lam lũ cứ lồ lộ dưới lớp áo sa-tanh mỏng, bộ đồ ngủ lòe lọet và cả những phấn son nhoe nhoét. Có đắp giời thì quê vẫn là quê. Nơi các thói quen làng xã bị câu thúc bởi không khí tù túng, chật hẹp, xô bồ nơi đô thị và mâu thuẫn với không khí yên ả, bình lặng, có phần trì chậm nơi làng quê; nó xung đột với văn minh, đô thị có phần nào bốc đồng, không phát triển tuần tự như tiến, thiếu những giai đoạn chuyển tiếp cần thiết, với tốc độ phi mã, song lại không có căn cơ, có chỗ đứng.
Cứ như thế, các truyện “Bố vợ”, “Khí thơ”, “Đệ nhất tiểu hổ quán”, đã trưng ra cái không khí ngây ngô, ngỡ ngàng, kệch cỡm, dở ông dở thằng của làng quê thời nhá nhem song lại có sức hút kỳ lạ. Rồi những chuyện gái quê lấy chồng ngoại, anh hùng về làng sau nhiều năm mẹ đẻ bị hắt hủi, giờ lại được tôn vinh vội vã; chuyện quan huyện thời mới chọn trợ lý…,- nói cho cùng, vẫn là chuyện làng, hay việc làng, có chăng chỉ thay khăn xếp, áo the hay cái váy đụp bằng com-plê, cà vạt nhầu nhĩ và quần váy tân thời. Những chuyện này, đâu đó có chất bi hài, thậm chí có sự pha tạp thể loại, đọc nhiều lúc như ký phóng sự của phóng viên, vì vậy nó sinh động và có chất thời sự.
Có thể kỳ vọng một cây bút về nông thôn mới, trong cảnh chen chân về “mảng” đô thị bây giờ, ở tập truyện ngắn đầu tiên, có thể gọi là đầu tay, sau đến năm tập thơ của Trần Quang Quý.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVn.Net - …Lập tức nghĩ ngay đến Chí Phèo, Thị Nở, Chị Dậu, Chị Đỏ Câu và sau này là những nhân vật trong Con trâu, Cái sân gạch, Tầm nhìn xa rồi Ba người khác. Vân vân. Như một nhà phê bình nói đại ý: trên lưng mỗi ông Tiến sĩ Việt đều hằn sống lưng trâu. Và như sử gia Trần Quốc Vượng: Hà nội chỉ là một cái làng lớn.
Quê, làng xã, với mỗi người viết nào, ở đâu, cũng quen quen. Nhưng mỗi người có một quê riêng, một trải nghiệm riêng, một nhãn quan riêng, nên dẫu thông tin có giống nhau, cái ao, cái đình có nhang nhác – thì vẫn có riêng, cái khu biệt và bởi vậy, có những chuyện riêng. Như trong 11 truyện ngắn ở tập này, rải rác trước sau 75 đến trước sau Đổi mới và mới hơn, Trần Quang Quý, thay vì thơ, đã đưa ta về các không gian làng xã Việt mà bối cảnh là một vùng quê thân với anh, mà có đi đâu, về đâu, vẫn luẩn quẩn không thoát khỏi cái lũy tre làng, như các bậc tiền bối, các đàn anh, như bị ma làm, như một nỗi ám ảnh không thể nguôi ngoai.
Cái nhìn của người Việt không hề ngộ nhận, không một chút tiêu cực: cái nhìn của một người xa quê trải nhiều, nghĩ nhiều, sực tỉnh, trở về, hoặc nhìn lại, nhớ lại. Phải, nó tỉnh táo, thật như có thể sờ thấy. Vẫn những nhân vật như Phởn với Voan, những cái tên cổ cổ, cũ cũ, quê đặc, giờ chẳng ai đặt. Vẫn “Tiếng côn trùng kêu tỉ mỉ dưới những bụi cây lúp xúp” (Bờ sông trăng sáng, tr 27). Và, lại chúng khẩu đồng từ. “Hà Nội thực ra là cái làng góp…Chó, lợn đua nhau lên nhà tầng” (Ngày phố, tr 47). Và Hà nội trong mắt lão láo nháo, bụ bẩn, dây dợ đèn đóm chạy lằng nhằng như mạng nhện. Mấy nét chấm phá về nông thôn, không biết tôi có quá nhời, suy đoán khiên cưỡng, chứ cái chất khái quát của nhà thơ ở văn xuôi của tác giả có đất dụng võ. Mà Trần Quang Quý cũng đáo để, cứ nói khơi khơi, thản nhiên những chuyện tưởng ai cũng biết. Tỷ như, “trẻ em hôm nay, con nợ ngày mai” (NT, tr 49), “nước ta có thể xuất khẩu vận động viên điền kinh “chạy chức”. Đây là”thế mạnh” đang phổ biến” (NT, tr 50). “Mà là, dân ta hay quốc sự “(NT, tr 56). Có chăng chỉ khác là (cũng rất đáo để) “lão thấy đi ị mà tiến lên công nghệ chùi giấy đã là tân kỳ rồi” (NT, tr 53).
Cứ khơi khơi, thản nhiên, thi thoảng hài hước giấu một chút nước mắt, tác giả đã chấm phá những thân phận, cảnh đời nhỏ bé ở một miền quê thân quen nào đó cái buổi lờ mờ, ương ương, nhá nhem, tranh tối tranh sáng chẳng hiểu hay hay dở, vui hay buồn, nhưng thật sự tâm huyết. Nhà văn, dẫu có xưng tôi, cũng không hẳn đã nhập vai, mà đứng lùi ra, quan sát, nghĩ ngợi, nhớ lại, rồi cẩn thận ghi chép. Ta nhớ nghệ thuật gián cách không nhập vai mà đóng vai. Về phương diện này thì chèo là nhất, là bài học kinh điển. ở tập truyện này cũng có những cái tích, cái trò như vậy.
Truyện Phởn-Xoan ở gốc sung, chuyện một anh bộ đội phục viên về làm viện trưởng viện kiểm sát huyện và một gái có chồng, đã hóa nạ dòng vì chồng đột tử lúc mới cưới được một tháng, nhưng mơn mởn xinh nhất làng. Voan không thích lũ trai tân cứ bấu lấy cô, mà yêu anh cán bộ cù mì này, - người cưới vợ rất nhanh giữa một kỳ nghỉ phép trước khi vào chiến trường. “Vào chiến trường, “bụp” cái là chết, tính toán làm gì. Lúc đó, chỉ cầu mong giời thương cho tí ngẩu để nối dõi tông đường là phúc cao đức dày lắm rồi” (Dốc sung, tr 10). Voan, đâu như con gái hậu duệ của một tướng quân trong truyền thuyết, là người “thích thì làm”, thế thôi! Và chuyện gì phải đến sẽ đến. Họ đã trao thân cho nhau ở gốc sung. Rồi Phởn tình nguyện xin từ nhiệm. Voan thành bà chủ quán nước ở chân dốc “Phởn và Voan đã viết cho con dốc này một truyền thuyết mới” (NT, tr 23). Truyện có những tình tiết hư hư thực thực, rất có duyên. Cùng với đó là vài suy nghĩ tác giả đã cân nhắc kỹ, được cài vào, rất thực. Như truyện đình chùa miếu mạo ở ta ngày nay có phong trào xin gắn biển di tích. Đúng hơn nữa là đa số dựa vào truyền thuyết, huyền tích, rất ít cái có sử liệu “cũng phải thừa nhận dân ta giàu tưởng tượng vào loại nhất thế giới, hay sáng tạo truyền thuyết vặt…đa số các vị linh thần rụp một cái đã tụt áo quần bay về trời, …rụp một cái đã vô hình vô ảnh, dân chạy đến thì ngài đã hóa, chỉ còn đống mối đùn to như cái mả (tr 9). Ông tướng Đinh Đẻn ở dốc Sung này cũng vậy. Hay những chuyện cưới vợ, cưới nhanh để vào chiến trường. Là bi (có hài chăng) kịch một thời!
“Bờ sông trăng sáng” cũng là một khúc bi ca về thân phận một người phụ nữ ở làng thời hiện đại. Nó hay không kém “Dốc Sung”, nhưng bi hơn. Và cũng có giá trị cổ điển hơn. Vì nó khái quát một kiểu thân phận như chị Dậu, chị Đỏ Câu, như một nhân vật trong “Chiếc lá” của Bùi Hiển mà nay đã mấy chục năm, tôi quên mất tên. Là những phụ nữ đẹp hoặc có duyên. Nó làm ta chợt nhớ đến “Người đàn bà làm nghề độn ghế” của G. Mô-pát-xăng, nhưng nhân vật Châu trong truyện này là phận gái lấn bấn giữa mấy dòng nước.
Hoàng và Quân, hai trai làng, hai người bạn, đều yêu Châu, cô gái “khi cười, cái lúm đồng tiền lệch chôn sống khối đôi mắt đàn ông”. Trong cái cảnh ngồ ngộ, nhưng chẳng có thực, chỉ có câu hát “sáng giăng suông tay luồn vào vú, anh hỏi cô nàng có thú hay không” (hai đoạn trích, tr 26). Quân chân quê, Hoàng trai phố huyện. Đêm cuối cùng của Châu với Hoàng “họ ngã đè lên hàng rào dâm bụt. Và giọng chó nhách húc hắc sủa… đấy là buổi gặp cuối cùng của họ. (Phía trước là chiến tranh”, tr 31). Rồi cha mẹ Châu mất cách nhau chỉ vài tháng. Rồi bất ngờ Quân trở về. ở xóm Thượng có “lão tuổi đã uể oải”, vẫn liều sang nhà Châu tỏ tình. Gia cảnh Châu gieo neo, phải làm lụng nuôi mấy em ăn học “chị đã quen vai mẹ hơn là làm người tình” (tr 34). Rồi một tay buôn chuối đến xã làm kinh tế. Nhà Châu thành đại lý chuối xanh. Dĩ nhiên, Châu đã có ý định lấy Phó, - bấy lâu vẫn đeo đuổi Châu. Nhưng trước khi lấy y, Châu đã trao thân cho Quân. Và bi kịch xảy ra, khi Quân nổi điên, định giành lại người tình từ tay Phó. Con dao chặt chuối phóng về phía trước, đúng lúc Châu lao vào cản hai người. Để tôi (- người kể chuyện -) đau đớn chạy, chạy mãi “bước chân lại vẫn là nơi ấy, vườn chuối, bờ sông” (tr 41).
Truyện này có thể đọc một mạch, không hấp dẫn mùi mẫn kịch tính mà giọng kể xót xa, cảm thông, chia sẻ, đớn đau. “Có lẽ nào chị chết vì một con dao bầu. Không, chị chết vì một cái gì đó kinh khủng hơn thế đang gặm nhấm vào sự yên tĩnh của làng tôi” (-người viết nhấn mạnh). Cái sự gặm nhấm không gian yên bình ấy lại là một ám ảnh, một nét khái quát nữa, cứ lặp đi lặp lại trong những làng Việt bàng hoàng, ngơ ngác thời mở cửa. Ai biết cái văn minh làng xã muôn đời còn ăn nhập với văn minh nào. Nhà văn không phải là thầy thuốc. Anh ta chỉ có thể chẩn bệnh, gióng hồi chuông cảnh báo, nhưng việc chữa trị là của người khác.
Tiếp nối là “Ngày Phố”. Ngày ông bà lão An ra Hà nội ở với ông con trai Bình làm giám đốc một bệnh viện. Đến đây, cái chất thản nhiên, khơi khơi, cài cắm vào chuyện của tác giả lại có dịp phát lộ. Như “Hợp tác xã thời bao cấp là một thứ đại lãn công” (tr.45). Rồi phong trào “làm ăn lớn xã hội chủ nghĩa” phá sản” (tr.45). Và “phá rừng thì cả nước cùng phá, ngành ngành đều phá” (tr.45). Và “giấy khen lão đỏ rực cả nhà nhưng làng vẫn đói nghèo, nhà lão ‘mướp” lắm” (tr.45). Đó là đêm trước của ngày “các quan thì thụt đi đêm, lo chạy “phiếu” đây” (tr.46). Rồi đó là chuyện “chó lợn đua nhau lên nhà tầng”, Cả chuyện đi khám lấy chế độ PAM, cán bộ y tế nghi ngờ “bắt vén áo, lột ngực, bóp sưng vều cả vú mà chả phọt ra tí sữa nào” (tr.47). Cái thời nhập nhoạng thì dĩ nhiên có cái chuyện dở khóc, dở cười là công chức nhà nước chăm thủ trưởng lợn, thủ trưởng mà ốm là mất ăn, mất ngủ. Rồi ông con cả đi dạy thêm ở trường cán bộ y tế, nhờ có nhiều học sinh là cửa hàng trưởng hiệu thuốc nên nhờ trò bán cho một vài thùng vitamin, thuốc kháng sinh giá phân phối, đá ra chợ đen (cũng gọi là giậu), cũng tậu được cái xe mi-pha, cái cát-xét.
Đến cái giai đoạn hiện đại hơn, thành phố đã có bọn choai, tóc nhuộm râu ngô, bơm kim tiêm vào háng. Bây giờ, phòng ở của ông bà lão đã có ti-vi siêu mỏng, siêu phẳng, bếp có máy rửa bát, máy sấy, máy giặt, bồn ị có nút bấm tự rửa. Nhưng ông lão đâu có quen với những thứ văn minh này, lại vốn là người làm lụng, nhớ bàn tổ tôm, nồi nước trà xanh, gói thuốc lào và bạn bè. Tóm lại là nhớ quê. Bà lão thì buồn chân buồn tay, thậm chí tranh cả việc của ô-sin. Bí thì phải tìm cách. Cuối cùng lão cũng tìm được cái quán trà đầu ngõ của cô Thu béo để làm chén rượu nếp giải sầu. Rồi đến cái đận cô Thu hiến kế cho lão trồng hoa cây cảnh trên sân thượng. Thật là gãi đúng chỗ ngứa: ngày hai buổi tưới tưới, vun vun. Cái đoạn phân bón thì cả hai ông bà, ô-sin tha hồ tích đạm vào cái can nhựa cưa ngang. Rồi việc gì đến cũng phải đến. Dẫu có nồi canh ngọt từ rau tích đạm của lão, nhưng mùi nước tiểu nồng nặc đã khiến hàng xóm ì xèo. Một đêm, lão tìm cách xử lý cái thứ đạm này cho bớt mùi, thì đạp ngay vào chai nước tiểu. Rồi lão phải vào bệnh viện… Câu chuyện không hề tức cười này có bóng dáng loáng thoáng đâu đó ở khắp các đô thị, nơi văn minh làng xã không thể ngoắc tay cùng văn minh đô thị. Nơi bàn tay đen đủi, chai sần cùng cái quần thâm lam lũ cứ lồ lộ dưới lớp áo sa-tanh mỏng, bộ đồ ngủ lòe lọet và cả những phấn son nhoe nhoét. Có đắp giời thì quê vẫn là quê. Nơi các thói quen làng xã bị câu thúc bởi không khí tù túng, chật hẹp, xô bồ nơi đô thị và mâu thuẫn với không khí yên ả, bình lặng, có phần trì chậm nơi làng quê; nó xung đột với văn minh, đô thị có phần nào bốc đồng, không phát triển tuần tự như tiến, thiếu những giai đoạn chuyển tiếp cần thiết, với tốc độ phi mã, song lại không có căn cơ, có chỗ đứng.
Cứ như thế, các truyện “Bố vợ”, “Khí thơ”, “Đệ nhất tiểu hổ quán”, đã trưng ra cái không khí ngây ngô, ngỡ ngàng, kệch cỡm, dở ông dở thằng của làng quê thời nhá nhem song lại có sức hút kỳ lạ. Rồi những chuyện gái quê lấy chồng ngoại, anh hùng về làng sau nhiều năm mẹ đẻ bị hắt hủi, giờ lại được tôn vinh vội vã; chuyện quan huyện thời mới chọn trợ lý…,- nói cho cùng, vẫn là chuyện làng, hay việc làng, có chăng chỉ thay khăn xếp, áo the hay cái váy đụp bằng com-plê, cà vạt nhầu nhĩ và quần váy tân thời. Những chuyện này, đâu đó có chất bi hài, thậm chí có sự pha tạp thể loại, đọc nhiều lúc như ký phóng sự của phóng viên, vì vậy nó sinh động và có chất thời sự.
Có thể kỳ vọng một cây bút về nông thôn mới, trong cảnh chen chân về “mảng” đô thị bây giờ, ở tập truyện ngắn đầu tiên, có thể gọi là đầu tay, sau đến năm tập thơ của Trần Quang Quý.
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn