VanVn.Net - Với từ khoá “Gần mặt cách lòng”, sau 0.05 giây, Google đã cung cấp 42.900.000 thông tin liên quan đến cụm từ này. Đó là tên cuốn tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” (Mạo hợp thần ly) của nhà thơ, nhà tiểu thuyết Tạ Hồng, được văn đàn Trung Quốc chú ý và bạn đọc trẻ nước này rất ưa thích, tính đến nay (cuối tháng 9 năm 2011) anh đã có tới 36.901 fan hâm mộ; Bản dịch của dịch giả trẻ Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ, đang hấp dẫn bạn đọc trẻ Việt Nam.
* Một tiểu thuyết được giải thưởng Văn học thanh niên
* Một dịch giả trẻ chuyển ngữ
* Một cuốn sách thu hút bạn đọc trẻ
Tóm tắt nội dung cuốn sách “Gần mặt cách lòng”:
Lý Bạch - tất nhiên không phải là nhà thơ Lý Bạch nổi tiếng đời Đường - mà chỉ là một nhân viên ngân hàng sống trong xã hội hiện đại ngày nay. Anh ta mơ ước sống theo mẫu người có tư tưởng phóng khoáng, nhưng tính tình cẩn thận, mang một nửa phong cách của nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch, như vậy sẽ làm cho cuộc sống thêm thi vị. Nhưng hiện thực luôn mang đến cho anh những thất bại.
Tuy hàng ngày làm việc với tiền bạc và những con số, nhưng anh lại có một sở thích trái chiều: Thích đọc truyện kiếm hiệp. Cuốn sách anh yêu thích nhất là “Lộc đỉnh ký”. Anh thường ước ao được như nhân vật Vi Tiểu Bảo và cũng từng lấy Vi Tiểu Bảo ra so sánh với mình, ngay cả những lúc gần gũi nhất với vợ…
Một con người đầy mâu thuẫn giữa nội tâm và hành động. Bằng mặt nhưng không bằng lòng với thực tế. Trạng thái sinh tồn của anh chính là cuộc sống hiện nay của một bộ phận rất lớn thanh niên Trung Quốc.
Rồi người đàn ông đang bước vào độ tuổi trung niên này sẽ đối mặt như thế nào với hiện thực cuộc sống, với những thú vui và hoài bão mà anh theo đuổi.
Đây chính là bộ mặt chân thật của cuộc sống mà nhà văn Tạ Hồng muốn nói với chúng ta: Lặp lại, đơn điệu, vụn vặt, khó khăn, bất đắc dĩ, buồn rầu…
Để rồi, mỗi khi đọc tiểu thuyết, chúng ta lại tìm thấy một chút hình ảnh của mình ở trong đó…
Nhà tiểu thuyết - nhà thơ Tạ Hồng
Để bạn đọc có thêm những tài liệu tham khảo để tìm hiểu tác phẩm “Gần mặt cách lòng”, người viết bài này, xin cung cấp thêm đôi nét về tác giả và dịch giả của cuốn tiểu thuyết đã từng được trao hai giải thưởng văn học ở Trung Quốc này.
Nhà tiểu thuyết, nhà thơ Tạ Hồng sinh năm 1966, người Long Hoa, thành phố Thâm Quyến; Là Hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc; Nhà văn ký hợp đồng làm việc đợt đầu tiên với Viện Văn học tỉnh Quảng Đông; Nhà văn ký hợp đồng làm việc với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thâm Quyến; Phó chủ tịch Hội Nhà văn khu Nam Sơn, thành phố Thâm Quyến; Uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn thành phố Thâm Quyến.
Năm 1989, anh tốt nghiệp Hệ Kinh tế Trường Đại học sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải). Cử nhân kinh tế, đã từng công tác tại Chi nhánh Xà Khẩu, Ngân hàng Trung Quốc. Hiện nay là nhà đầu tư cá nhân, người viết văn tự do.
Năm 1985, Tạ Hồng bắt đầu công bố tác phẩm văn học. Năm 2007, gia nhập Hội Nhà văn Trung Quốc. Hiện được công nhận là nhà văn sáng tác văn học bậc 2.
Đã công bố các tác phẩm có dung lượng hơn 10 triệu chữ Hán, trên các tạp chí văn học “Văn học nhân dân”, “Văn học thanh niên”, “Đồng cỏ rậm rạp” (Mãng nguyên), v.v… Nhiều tác phẩm được chọn in trong các Tạp chí chọn lọc (tuyển san) và các Bộ tác phẩm chọn lọc hàng năm (niên độ tuyển bản).
Tác phẩm chủ yếu gồm có: Các bộ tiểu thuyết (trường thiên tiểu thuyết) “Truyện xưa Thâm Quyến”(2009), “Miệng tìm tai”(2007), “Nghệ nhân xăm người”(2006), “Gần mặt cách lòng”(2003); Tập truyện “Du khách tự do”(2008), “Hiền hoà và cuồng bạo”(1995); Tập thơ “Truyện bóng mây”(1991), “Trưởng ban Tín dụng”(2010), v.v…
Tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” (xuất bản năm 2003) của nhà văn Tạ Hồng đã được trao Giải thưởng Văn học thanh niên Thâm Quyến lần thứ 4 (năm 2003) và Giải thưởng Nhà văn mới Tác phẩm mới tỉnh Quảng Đông lần thứ 14 (năm 2004).
Khi biên tập công bố tiểu thuyết của Tạ Hồng, ông Lý Kính Trạch, Nhà bình luận văn học, hiện là Tổng biên tập tạp chí “Văn học nhân dân” (của Hội Nhà văn Trung Quốc) đã từng bình luận rằng: “Tác phẩm của Tạ Hồng có một dạng tế nhị trong hoang vu. Anh được những tình cảm nhậy bén trước hiện tượng cuộc sống thường ngày của đô thị dẫn dụ chỉ đường, tự nhiên tiếp cận với tâm linh u ám đau khổ buồn bực của những người dân đô thị.”
Dịch giả Nguyễn Thị Thúy Ngọc
Tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” của nhà văn Tạ Hồng đã được nữ dịch giả trẻ Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Lao Động phát hành từ tháng 5 năm 2011.
Trong hồ sơ của Đại biểu chính thức tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức (từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 9 năm 2011, tại Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên) của đại biểu Nguyễn Thị Thuý Ngọc, với một dòng trích ngang tóm tắt: “Nguyễn Thị Thuý Ngọc, 1979, nữ, dịch thuật, Hà Nội, Thạc sĩ Hán ngữ, Cán bộ giảng dạy và phiên dịch tiếng Trung, Học viện Quản lý Giáo dục”, chưa có tên tác phẩm dịch này.
Từ năm 2003 đến tháng 5 năm 2011, Nguyễn Thị Thuý Ngọc đã dịch chung và dịch độc lập, xuất bản 8 tác phẩm văn hoá và văn học Trung Quốc: “Bí quyết trường thọ của các danh nhân” (Nxb Lao Động, 2003, 2008), “Mời tình địch ăn cơm” (Nxb Văn học, 2008), “Gõ cửa ba lần Anh yêu em” (Nxb Văn học, 2008), “Sẽ có thiên thần thay anh yêu em” (Nxb Văn học, 2010), “Phấn hoa lầu xanh” (Nxb Văn học, 2010), “Kiếp trước em đã chôn cất cho anh” (Nxb Lao Động, 2010), “Ánh sao ban ngày” (Nxb Lao Động, 3-2011), “Gần mặt cách lòng” (Nxb Lao Động, 5-2011).
Ngoài ra, Thuý Ngọc còn thường xuyên dịch nhiều truyện ngắn Trung Quốc, đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Sách và đời sống của Hội Xuất bản Việt Nam, tạp chí Truyền hình Việt Nam, tạp chí Truyền hình Hà Nội, Báo Nhi đồng-Hoạ Mi, v.v…
*
Về chất lượng bản dịch của tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng”, xin dành cho đông đảo người đọc nhận xét.
Nhân đây, tôi chỉ xin “tán gẫu” một chút về việc chuyển ngữ tên của tác phẩm, cho vui mà thôi.
Nguyên văn tên Hán Việt của tác phẩm là “Mạo hợp thần ly”.
Đây là một thành ngữ thường dùng trong Hán ngữ.
“Từ điển Thành ngữ” của Trung Quốc giải thích: “Mạo”: Bề ngoài, vẻ ngoài; “Thần”: Nội tâm.
Thành ngữ này có nghĩa là: Ngoài mặt quan hệ rất mật thiết, song trên thực tế lòng dạ khác nhau; Vẻ ngoài nhất trí, thực tế không như vậy hoặc Ngoài mặt thân cận, trong lòng cách xa.
Từ gần nghĩa: “Đồng sàng dị mộng”; “Mạo hợp tâm ly”.
Về ngữ pháp Hán ngữ, thành ngữ “Mạo hợp thần ly” thường được dùng vào các vị trí: Vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ; Hàm nghĩa xấu, chê bai.
Xuất sứ của thành ngữ này từ sách “Tố thư - Tuân Nghĩa” của Hoàng Công Thạch, đời Hán, viết: “Mạo hợp tâm ly giả cô, thân nguỵ viễn trung giả vong”, có nghĩa là “Người gần mặt xa lòng thì cô đơn, kẻ giả dối với người thân trung thành với người dưng sẽ bị diệt vong.” Trong bài “Tiêu đề chưa đặt”, đại văn hào Lỗ Tấn viết: “Kỳ thực trên thế giới cũng không có bản dịch ăn khớp nguyên tác (hoàn toàn quy hoá), thậm chí có bản dịch ngược hẳn nguyên tác (mạo hợp thần ly)”. Trong bài “Phường tô vẽ”, nhà văn hoá lừng danh, Học giả Quách Mạt Nhước, đã là Trung tướng, Phó chủ nhiệm chính trị của Trường Quân sự Hoàng Phố, đã viết: “Nhưng, từ sau khi tôi làm Đại biểu Đảng của ông ta (Tưởng Giới Thạch-ND), thì lập tức từ “đồng chí hợp cạ” (chí đồng đạo hợp) bèn biến thành “đối thủ ngấm ngầm” (mạo hợp thần ly).”
Cho nên, trong từng ngữ cảnh cụ thể, thành ngữ “Mạo hợp thần ly” có thể dịch là: “Gần mặt cách lòng”, “Gần mặt xa lòng”, “Đồng sàng dị mộng”, “Biển lặng sóng ngầm”, “Bằng mặt lệch lòng”, “Nói một đằng làm một nẻo”, “Khẩu phật tâm xà”, “Lệch pha”, “Sóng ngầm”, “”Miệng nam mô bụng bồ dao găm”, “Bằng mặt không bằng lòng”, “Chéo ngoe”, “Khác hẳn”, “Phản bội”, “Thâm nho” (nho nhã nham hiểm), “Mật ngọt chết ruồi”, “Nói ngọt lọt tận xương”, “Cuộc tình hai mặt”, “Điệp viên hai mang”, “Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm”, “Công khai đồng chí bí mật kẻ thù”, “Viên đạn bọc đường”, “Nói zậy mà không phải zậy”, “Cảnh sát thường phục”, “Học giả bằng thật”, “Bằng dởm”, “Tiến sĩ giấy”, “Giáo sư mua”, “Tiến sĩ tại chức”, “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”(Truyện Kiều), v.v…và v.v…
Cho nên, dịch giả Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ tên sách “Mạo hợp thần ly” thành “Gần mặt cách lòng” là sát nghĩa, hợp lý hợp tình và thanh thoát, sát hợp với nội dung và chủ đề tác phẩm của nhà văn Tạ Hồng của đặc khu Thâm Quyến, một hiện tượng “bụt chùa nhà lâu thiêng”.
Sở dĩ tôi nói vậy, bởi vì đa số tác phẩm của Tạ Hồng được xuất bản ở bên ngoài, ở toàn quốc trước địa phương; Bởi vì sau khi văn đàn cả nước rùm beng tổ chức hội thảo, báo chí nô nức phỏng vấn, anh mới được trao Giải thưởng văn học trẻ của thành phố Thâm Quyến và Giải thưởng Nhà văn mới Tác phẩm mới của tỉnh Quảng Đông, cùng cho tác phẩm tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng”, hiện đang có ở trong tầm tay bạn đọc Việt Nam chúng ta.
Bìa cuốn "Mạo hợp thần ly" - nguyên tác tiếng Trung Quốc
Trên trang web “Xã hội luận bàn” (www.xaluan.com) lại có một bài viết về cuốn sách này, khá thú vị:
Đâu phải chỉ khi “xa mặt” con người ta mới “cách lòng”? Biết bao người gần nhau, bên nhau, nói yêu nhau mà trong lòng vẫn cứ cách xa vời vợi…
Tôi thích lời đề từ của cuốn sách, lời đề từ nghe thật giản dị nhưng cũng khá sâu xa - “Đàn ông và đàn bà, đến với nhau thật ngẫu nhiên, rồi cũng có thể vì những lý do quá đỗi nhỏ bé mà lại phải chia lìa”.
Có lẽ trong cuộc sống của mỗi người, ít nhiều đã trải qua vài ba mối tình, vui có, buồn có, trộn lẫn những thứ cảm xúc say đắm khát khao cũng như oán hờn trách móc… Để rồi đến một lúc nào đó, chợt nhận ra: Có những việc khi bắt đầu giống nhau, nhưng kết thúc lại không hề giống nhau, từ khi nó mới bắt đầu…
“Gần mặt cách lòng” của Tạ Hồng là một câu chuyện như thế. Chuyện về anh nhân viên ngân hàng phóng khoáng, cẩn thận, tư tưởng anh ngập tràn những giáo lý cổ xưa, nhưng ẩn bên trong là tâm hồn cực kỳ thơ dại. Vì nét đa tính cách ấy mà dẫu bộn bề trong công việc để tạo nên vật chất, quay cuồng với guồng máy của xã hội kim tiền thì anh vẫn giữ trong mình một thói quen, một sở thích khó có thể tách rời. Ấy là những câu chuyện kiếm hiệp! Có lẽ bạn cảm thấy thấy sở thích đó đang đi ngược lại với những gì mà hiện tại anh ta đối mặt. Một nhân viên ngân hàng với những con số chạy đi chạy lại trong đầu nhưng đêm đến lại vùi mình vào những câu chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, đẹp tựa như thần thoại? Phải chăng vì những cuốn sách ăn sâu vào máu thịt, nên câu chuyện về chàng đào hoa “Vi Tiểu Bảo” mà anh tâm đắc nhất dường như cũng đang vận vào thân phận mình?
Tôi không biết anh có ao ước được như anh chàng họ Vi không, còn trên thực tế, Lý Bạch yêu Thanh Chiếu nhưng người vợ đầu gối tay ấp với anh lại là Dương Tiểu Vi…
Yêu một người, lại bên cạnh một người khác! Dẫu đã có một mặt con, dẫu đã từng trải qua những phút giây buồn vui san sẻ… thế nhưng, sự đơn điệu nhàm chán, sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng khác dần dà làm cho cuộc sống của họ thành địa ngục. Sự đơn tẻ giết đi con người phóng túng trong anh, những vụn vặt trong cuộc sống vợ chồng cứ thế làm chết dần chết mòn cái gọi là hạnh phúc. Từ con người vui vẻ năng động bỗng trở nên lầm lì cáu gắt…
Nhân vật của Tạ Hồng mang người đọc đến với cái chân tướng của cuộc sống đời thường mà đôi khi bản thân chúng ta cũng từng trải qua, cũng từng thấu hiểu.
Tôi bất chợt hình dung cuộc sống hiện tại của Lý Bạch là một cái bể cá cảnh khổng lồ, còn anh? Anh - là một con cá không hơn không kém, một con cá đang “bơi đi bơi lại”, quẩn quanh, quanh quẩn… Hình như mọi ước mơ bị dồn nén trong lòng người đàn ông, dẫu mạnh mẽ đến đâu cũng không có cách nào bứt phá ra khỏi tấm kính trong suốt mà dày cộp ấy.
Khi con người ta nhận ra tiếng lòng mình va đập vào những miếng chắn thủy tinh thì cũng là lúc mà nỗi đau ê chề càng trở nên rỉ máu. Máu nhỏ xuống nơi vết thương chưa kịp kín miệng một lần…
Rồi một ngày, cái ảo giác về những tháng ngày tù túng ấy đã dẫn đến một kết cục hiển nhiên - ly dị. Đứa con trai về ở với bố, người bố tự do như được chắp thêm trên mình đôi cánh của sự lãng mạn bay bổng. Nhưng liệu cuộc sống của người đàn ông ấy có trôi qua nhẹ nhàng như anh vẫn nghĩ? Hay nó lại đưa anh vào một bể kính mới - trong suốt hơn, to hơn và mãi mãi không thể nào vượt thoát?
Cuộc sống phía trước không chỉ là những trang sách kiếm hiệp hay những cuốn truyện tranh mà anh từng đọc - Cuộc sống - tự bản thân nó cần một người biết đối mặt.
Đưa ra một nghịch lý trong cuộc sống - “gần mặt” nhưng “cách lòng”, nhà văn Tạ Hồng đã gửi gắm biết bao ý vị trong câu chuyện nhẹ nhàng của mình. Đôi khi, có những khoảng cách - tưởng xa nhưng lại gần, tưởng gần nhưng thực sự lại quá xa xôi.
VanVn.Net - Với từ khoá “Gần mặt cách lòng”, sau 0.05 giây, Google đã cung cấp 42.900.000 thông tin liên quan đến cụm từ này. Đó là tên cuốn tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” (Mạo hợp thần ly) của nhà thơ, nhà tiểu thuyết Tạ Hồng, được văn đàn Trung Quốc chú ý và bạn đọc trẻ nước này rất ưa thích, tính đến nay (cuối tháng 9 năm 2011) anh đã có tới 36.901 fan hâm mộ; Bản dịch của dịch giả trẻ Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ, đang hấp dẫn bạn đọc trẻ Việt Nam.
* Một tiểu thuyết được giải thưởng Văn học thanh niên
* Một dịch giả trẻ chuyển ngữ
* Một cuốn sách thu hút bạn đọc trẻ
Tóm tắt nội dung cuốn sách “Gần mặt cách lòng”:
Lý Bạch - tất nhiên không phải là nhà thơ Lý Bạch nổi tiếng đời Đường - mà chỉ là một nhân viên ngân hàng sống trong xã hội hiện đại ngày nay. Anh ta mơ ước sống theo mẫu người có tư tưởng phóng khoáng, nhưng tính tình cẩn thận, mang một nửa phong cách của nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch, như vậy sẽ làm cho cuộc sống thêm thi vị. Nhưng hiện thực luôn mang đến cho anh những thất bại.
Tuy hàng ngày làm việc với tiền bạc và những con số, nhưng anh lại có một sở thích trái chiều: Thích đọc truyện kiếm hiệp. Cuốn sách anh yêu thích nhất là “Lộc đỉnh ký”. Anh thường ước ao được như nhân vật Vi Tiểu Bảo và cũng từng lấy Vi Tiểu Bảo ra so sánh với mình, ngay cả những lúc gần gũi nhất với vợ…
Một con người đầy mâu thuẫn giữa nội tâm và hành động. Bằng mặt nhưng không bằng lòng với thực tế. Trạng thái sinh tồn của anh chính là cuộc sống hiện nay của một bộ phận rất lớn thanh niên Trung Quốc.
Rồi người đàn ông đang bước vào độ tuổi trung niên này sẽ đối mặt như thế nào với hiện thực cuộc sống, với những thú vui và hoài bão mà anh theo đuổi.
Đây chính là bộ mặt chân thật của cuộc sống mà nhà văn Tạ Hồng muốn nói với chúng ta: Lặp lại, đơn điệu, vụn vặt, khó khăn, bất đắc dĩ, buồn rầu…
Để rồi, mỗi khi đọc tiểu thuyết, chúng ta lại tìm thấy một chút hình ảnh của mình ở trong đó…
Nhà tiểu thuyết - nhà thơ Tạ Hồng
Để bạn đọc có thêm những tài liệu tham khảo để tìm hiểu tác phẩm “Gần mặt cách lòng”, người viết bài này, xin cung cấp thêm đôi nét về tác giả và dịch giả của cuốn tiểu thuyết đã từng được trao hai giải thưởng văn học ở Trung Quốc này.
Nhà tiểu thuyết, nhà thơ Tạ Hồng sinh năm 1966, người Long Hoa, thành phố Thâm Quyến; Là Hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc; Nhà văn ký hợp đồng làm việc đợt đầu tiên với Viện Văn học tỉnh Quảng Đông; Nhà văn ký hợp đồng làm việc với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thâm Quyến; Phó chủ tịch Hội Nhà văn khu Nam Sơn, thành phố Thâm Quyến; Uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn thành phố Thâm Quyến.
Năm 1989, anh tốt nghiệp Hệ Kinh tế Trường Đại học sư phạm Hoa Đông (Thượng Hải). Cử nhân kinh tế, đã từng công tác tại Chi nhánh Xà Khẩu, Ngân hàng Trung Quốc. Hiện nay là nhà đầu tư cá nhân, người viết văn tự do.
Năm 1985, Tạ Hồng bắt đầu công bố tác phẩm văn học. Năm 2007, gia nhập Hội Nhà văn Trung Quốc. Hiện được công nhận là nhà văn sáng tác văn học bậc 2.
Đã công bố các tác phẩm có dung lượng hơn 10 triệu chữ Hán, trên các tạp chí văn học “Văn học nhân dân”, “Văn học thanh niên”, “Đồng cỏ rậm rạp” (Mãng nguyên), v.v… Nhiều tác phẩm được chọn in trong các Tạp chí chọn lọc (tuyển san) và các Bộ tác phẩm chọn lọc hàng năm (niên độ tuyển bản).
Tác phẩm chủ yếu gồm có: Các bộ tiểu thuyết (trường thiên tiểu thuyết) “Truyện xưa Thâm Quyến”(2009), “Miệng tìm tai”(2007), “Nghệ nhân xăm người”(2006), “Gần mặt cách lòng”(2003); Tập truyện “Du khách tự do”(2008), “Hiền hoà và cuồng bạo”(1995); Tập thơ “Truyện bóng mây”(1991), “Trưởng ban Tín dụng”(2010), v.v…
Tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” (xuất bản năm 2003) của nhà văn Tạ Hồng đã được trao Giải thưởng Văn học thanh niên Thâm Quyến lần thứ 4 (năm 2003) và Giải thưởng Nhà văn mới Tác phẩm mới tỉnh Quảng Đông lần thứ 14 (năm 2004).
Khi biên tập công bố tiểu thuyết của Tạ Hồng, ông Lý Kính Trạch, Nhà bình luận văn học, hiện là Tổng biên tập tạp chí “Văn học nhân dân” (của Hội Nhà văn Trung Quốc) đã từng bình luận rằng: “Tác phẩm của Tạ Hồng có một dạng tế nhị trong hoang vu. Anh được những tình cảm nhậy bén trước hiện tượng cuộc sống thường ngày của đô thị dẫn dụ chỉ đường, tự nhiên tiếp cận với tâm linh u ám đau khổ buồn bực của những người dân đô thị.”
Dịch giả Nguyễn Thị Thúy Ngọc
Tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng” của nhà văn Tạ Hồng đã được nữ dịch giả trẻ Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt, Nhà xuất bản Lao Động phát hành từ tháng 5 năm 2011.
Trong hồ sơ của Đại biểu chính thức tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức (từ ngày 7 đến ngày 11 tháng 9 năm 2011, tại Hà Nội, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên) của đại biểu Nguyễn Thị Thuý Ngọc, với một dòng trích ngang tóm tắt: “Nguyễn Thị Thuý Ngọc, 1979, nữ, dịch thuật, Hà Nội, Thạc sĩ Hán ngữ, Cán bộ giảng dạy và phiên dịch tiếng Trung, Học viện Quản lý Giáo dục”, chưa có tên tác phẩm dịch này.
Từ năm 2003 đến tháng 5 năm 2011, Nguyễn Thị Thuý Ngọc đã dịch chung và dịch độc lập, xuất bản 8 tác phẩm văn hoá và văn học Trung Quốc: “Bí quyết trường thọ của các danh nhân” (Nxb Lao Động, 2003, 2008), “Mời tình địch ăn cơm” (Nxb Văn học, 2008), “Gõ cửa ba lần Anh yêu em” (Nxb Văn học, 2008), “Sẽ có thiên thần thay anh yêu em” (Nxb Văn học, 2010), “Phấn hoa lầu xanh” (Nxb Văn học, 2010), “Kiếp trước em đã chôn cất cho anh” (Nxb Lao Động, 2010), “Ánh sao ban ngày” (Nxb Lao Động, 3-2011), “Gần mặt cách lòng” (Nxb Lao Động, 5-2011).
Ngoài ra, Thuý Ngọc còn thường xuyên dịch nhiều truyện ngắn Trung Quốc, đã được đăng trên Tuần báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, tạp chí Sách và đời sống của Hội Xuất bản Việt Nam, tạp chí Truyền hình Việt Nam, tạp chí Truyền hình Hà Nội, Báo Nhi đồng-Hoạ Mi, v.v…
*
Về chất lượng bản dịch của tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng”, xin dành cho đông đảo người đọc nhận xét.
Nhân đây, tôi chỉ xin “tán gẫu” một chút về việc chuyển ngữ tên của tác phẩm, cho vui mà thôi.
Nguyên văn tên Hán Việt của tác phẩm là “Mạo hợp thần ly”.
Đây là một thành ngữ thường dùng trong Hán ngữ.
“Từ điển Thành ngữ” của Trung Quốc giải thích: “Mạo”: Bề ngoài, vẻ ngoài; “Thần”: Nội tâm.
Thành ngữ này có nghĩa là: Ngoài mặt quan hệ rất mật thiết, song trên thực tế lòng dạ khác nhau; Vẻ ngoài nhất trí, thực tế không như vậy hoặc Ngoài mặt thân cận, trong lòng cách xa.
Từ gần nghĩa: “Đồng sàng dị mộng”; “Mạo hợp tâm ly”.
Về ngữ pháp Hán ngữ, thành ngữ “Mạo hợp thần ly” thường được dùng vào các vị trí: Vị ngữ, định ngữ, trạng ngữ; Hàm nghĩa xấu, chê bai.
Xuất sứ của thành ngữ này từ sách “Tố thư - Tuân Nghĩa” của Hoàng Công Thạch, đời Hán, viết: “Mạo hợp tâm ly giả cô, thân nguỵ viễn trung giả vong”, có nghĩa là “Người gần mặt xa lòng thì cô đơn, kẻ giả dối với người thân trung thành với người dưng sẽ bị diệt vong.” Trong bài “Tiêu đề chưa đặt”, đại văn hào Lỗ Tấn viết: “Kỳ thực trên thế giới cũng không có bản dịch ăn khớp nguyên tác (hoàn toàn quy hoá), thậm chí có bản dịch ngược hẳn nguyên tác (mạo hợp thần ly)”. Trong bài “Phường tô vẽ”, nhà văn hoá lừng danh, Học giả Quách Mạt Nhước, đã là Trung tướng, Phó chủ nhiệm chính trị của Trường Quân sự Hoàng Phố, đã viết: “Nhưng, từ sau khi tôi làm Đại biểu Đảng của ông ta (Tưởng Giới Thạch-ND), thì lập tức từ “đồng chí hợp cạ” (chí đồng đạo hợp) bèn biến thành “đối thủ ngấm ngầm” (mạo hợp thần ly).”
Cho nên, trong từng ngữ cảnh cụ thể, thành ngữ “Mạo hợp thần ly” có thể dịch là: “Gần mặt cách lòng”, “Gần mặt xa lòng”, “Đồng sàng dị mộng”, “Biển lặng sóng ngầm”, “Bằng mặt lệch lòng”, “Nói một đằng làm một nẻo”, “Khẩu phật tâm xà”, “Lệch pha”, “Sóng ngầm”, “”Miệng nam mô bụng bồ dao găm”, “Bằng mặt không bằng lòng”, “Chéo ngoe”, “Khác hẳn”, “Phản bội”, “Thâm nho” (nho nhã nham hiểm), “Mật ngọt chết ruồi”, “Nói ngọt lọt tận xương”, “Cuộc tình hai mặt”, “Điệp viên hai mang”, “Mâu thuẫn giữa lời nói với việc làm”, “Công khai đồng chí bí mật kẻ thù”, “Viên đạn bọc đường”, “Nói zậy mà không phải zậy”, “Cảnh sát thường phục”, “Học giả bằng thật”, “Bằng dởm”, “Tiến sĩ giấy”, “Giáo sư mua”, “Tiến sĩ tại chức”, “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”(Truyện Kiều), v.v…và v.v…
Cho nên, dịch giả Nguyễn Thị Thuý Ngọc chuyển ngữ tên sách “Mạo hợp thần ly” thành “Gần mặt cách lòng” là sát nghĩa, hợp lý hợp tình và thanh thoát, sát hợp với nội dung và chủ đề tác phẩm của nhà văn Tạ Hồng của đặc khu Thâm Quyến, một hiện tượng “bụt chùa nhà lâu thiêng”.
Sở dĩ tôi nói vậy, bởi vì đa số tác phẩm của Tạ Hồng được xuất bản ở bên ngoài, ở toàn quốc trước địa phương; Bởi vì sau khi văn đàn cả nước rùm beng tổ chức hội thảo, báo chí nô nức phỏng vấn, anh mới được trao Giải thưởng văn học trẻ của thành phố Thâm Quyến và Giải thưởng Nhà văn mới Tác phẩm mới của tỉnh Quảng Đông, cùng cho tác phẩm tiểu thuyết “Gần mặt cách lòng”, hiện đang có ở trong tầm tay bạn đọc Việt Nam chúng ta.
Bìa cuốn "Mạo hợp thần ly" - nguyên tác tiếng Trung Quốc
Trên trang web “Xã hội luận bàn” (www.xaluan.com) lại có một bài viết về cuốn sách này, khá thú vị:
Đâu phải chỉ khi “xa mặt” con người ta mới “cách lòng”? Biết bao người gần nhau, bên nhau, nói yêu nhau mà trong lòng vẫn cứ cách xa vời vợi…
Tôi thích lời đề từ của cuốn sách, lời đề từ nghe thật giản dị nhưng cũng khá sâu xa - “Đàn ông và đàn bà, đến với nhau thật ngẫu nhiên, rồi cũng có thể vì những lý do quá đỗi nhỏ bé mà lại phải chia lìa”.
Có lẽ trong cuộc sống của mỗi người, ít nhiều đã trải qua vài ba mối tình, vui có, buồn có, trộn lẫn những thứ cảm xúc say đắm khát khao cũng như oán hờn trách móc… Để rồi đến một lúc nào đó, chợt nhận ra: Có những việc khi bắt đầu giống nhau, nhưng kết thúc lại không hề giống nhau, từ khi nó mới bắt đầu…
“Gần mặt cách lòng” của Tạ Hồng là một câu chuyện như thế. Chuyện về anh nhân viên ngân hàng phóng khoáng, cẩn thận, tư tưởng anh ngập tràn những giáo lý cổ xưa, nhưng ẩn bên trong là tâm hồn cực kỳ thơ dại. Vì nét đa tính cách ấy mà dẫu bộn bề trong công việc để tạo nên vật chất, quay cuồng với guồng máy của xã hội kim tiền thì anh vẫn giữ trong mình một thói quen, một sở thích khó có thể tách rời. Ấy là những câu chuyện kiếm hiệp! Có lẽ bạn cảm thấy thấy sở thích đó đang đi ngược lại với những gì mà hiện tại anh ta đối mặt. Một nhân viên ngân hàng với những con số chạy đi chạy lại trong đầu nhưng đêm đến lại vùi mình vào những câu chuyện anh hùng cứu mỹ nhân, đẹp tựa như thần thoại? Phải chăng vì những cuốn sách ăn sâu vào máu thịt, nên câu chuyện về chàng đào hoa “Vi Tiểu Bảo” mà anh tâm đắc nhất dường như cũng đang vận vào thân phận mình?
Tôi không biết anh có ao ước được như anh chàng họ Vi không, còn trên thực tế, Lý Bạch yêu Thanh Chiếu nhưng người vợ đầu gối tay ấp với anh lại là Dương Tiểu Vi…
Yêu một người, lại bên cạnh một người khác! Dẫu đã có một mặt con, dẫu đã từng trải qua những phút giây buồn vui san sẻ… thế nhưng, sự đơn điệu nhàm chán, sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua tháng khác dần dà làm cho cuộc sống của họ thành địa ngục. Sự đơn tẻ giết đi con người phóng túng trong anh, những vụn vặt trong cuộc sống vợ chồng cứ thế làm chết dần chết mòn cái gọi là hạnh phúc. Từ con người vui vẻ năng động bỗng trở nên lầm lì cáu gắt…
Nhân vật của Tạ Hồng mang người đọc đến với cái chân tướng của cuộc sống đời thường mà đôi khi bản thân chúng ta cũng từng trải qua, cũng từng thấu hiểu.
Tôi bất chợt hình dung cuộc sống hiện tại của Lý Bạch là một cái bể cá cảnh khổng lồ, còn anh? Anh - là một con cá không hơn không kém, một con cá đang “bơi đi bơi lại”, quẩn quanh, quanh quẩn… Hình như mọi ước mơ bị dồn nén trong lòng người đàn ông, dẫu mạnh mẽ đến đâu cũng không có cách nào bứt phá ra khỏi tấm kính trong suốt mà dày cộp ấy.
Khi con người ta nhận ra tiếng lòng mình va đập vào những miếng chắn thủy tinh thì cũng là lúc mà nỗi đau ê chề càng trở nên rỉ máu. Máu nhỏ xuống nơi vết thương chưa kịp kín miệng một lần…
Rồi một ngày, cái ảo giác về những tháng ngày tù túng ấy đã dẫn đến một kết cục hiển nhiên - ly dị. Đứa con trai về ở với bố, người bố tự do như được chắp thêm trên mình đôi cánh của sự lãng mạn bay bổng. Nhưng liệu cuộc sống của người đàn ông ấy có trôi qua nhẹ nhàng như anh vẫn nghĩ? Hay nó lại đưa anh vào một bể kính mới - trong suốt hơn, to hơn và mãi mãi không thể nào vượt thoát?
Cuộc sống phía trước không chỉ là những trang sách kiếm hiệp hay những cuốn truyện tranh mà anh từng đọc - Cuộc sống - tự bản thân nó cần một người biết đối mặt.
Đưa ra một nghịch lý trong cuộc sống - “gần mặt” nhưng “cách lòng”, nhà văn Tạ Hồng đã gửi gắm biết bao ý vị trong câu chuyện nhẹ nhàng của mình. Đôi khi, có những khoảng cách - tưởng xa nhưng lại gần, tưởng gần nhưng thực sự lại quá xa xôi.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn