VanVN.Net - miên di (viết thường), bút danh của Lê Xuân Hòa, sinh năm 1976 tại Thái Nguyên. Theo cha mẹ vào vùng đất Tây Nguyên từ năm 2 tuổi. Hiện đang là chủ quán Ngói Nâu tại Pleiku, Gia Lai – nơi quần tụ của bạn bè và người yêu mến văn chương từ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam có dịp dừng chân ở Tây Nguyên. miên di làm thơ, viết phê bình, viết truyện ngắn cho người lớn và trẻ em. Mới đây nhất đã hoàn thành “Tân dế mèn phiêu lưu kí” nhưng chưa cho ra mắt chính thức, vì còn đang đợi hồi âm từ nhà văn Tô Hoài. VanVN.Net xin giới thiệu vài đoạn trích trong tác phẩm độc đáo này. Nhưng trước khi thưởng thức, mong bạn đọc bớt chút thời gian xem qua bức thư của tác giả “tân Dế Mèn” gửi “cựu Dế Mèn”…
Nhà văn Tô Hoài
Thưa nhà văn Tô Hoài!
Đầu thư, con xin gửi đến gia đình Bác lời chúc sức khỏe!
Con là miên di, tuổi thơ của con cũng như những đứa trẻ khác, đã được sống trong cõi miền tưởng tượng vô cùng sinh động, ăm ắp yêu thương và ngập tràn những điều hay lẽ phải trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Bác.
Từ lâu, con có một ý tưởng nho nhỏ là: viết tiếp tác phẩm “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký”, đưa nhân vật dế Mèn của Bác vào một không gian sống đương đại, mang những tâm tình của trẻ thơ thời nay, và cố gắng lồng ghép vào nội dung truyện những kỹ năng sống cho trẻ…
“Tân dế Mèn phiêu lưu ký” con viết đang ở dạng bản thảo, đã gần viết xong tới chương cuối cùng, nghĩa là đang còn dở dang. Trước khi hoàn tất, con xin gửi đến Bác lời xin phép: Cho phép con được tiếp tục khai thác hình tượng dế Mèn do Bác sáng tạo ra – với một nội dung khác, văn thái khác, không gian truyện khác. Và con có tâm nguyện rằng, nếu may mắn truyện được một nhà xuất bản nào đó dùng, thì toàn bộ nhuận bút con xin gửi đến các cháu bé cơ nhỡ ở một trại trẻ mồ côi.
Xin gửi đến Bác lời biết ơn chân thành, và rất mong nhận được sự đồng ý của Bác.
Một lần nữa, gửi đến Bác cùng gia đình lời chúc sức khỏe!
Pleiku, ngày 28 tháng 6 năm 2011.
Kính thư!
miên di
Tác giả miên di
TÂN DỄ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
(Trích)
I. Bài học đầu đời về tính hống hách.
Tôi là con trai cả của một gia đình dế, mẹ sinh được tôi và một cô em gái, chúng tôi sống trên một cánh đồng rộng lớn, nơi này từ xa xưa cụ tổ dế Mèn và bác Tô Hoài đã chọn là quê hương. Cha luôn khuyên nhủ anh em tôi nên đọc gia phả mà bác Tô Hoài đã viết cho nhà tôi, nhưng tôi chỉ đọc loáng thoáng vài trang, rồi nghĩ, thời của các cụ đã lạc hậu lắm rồi đọc cũng chả để làm gì, bây giờ bao nhiêu là những cái mới lạ, đâu như ngày xưa. Thấy tôi không lưu tâm đến gia phả nên cha buồn rầu lắm:
- Con ạ, ngày xưa cụ tổ nhà ta, cũng ương bướng như con vậy, về sau phải ân hận.
Nghe thế, nhưng tôi chỉ ậm à ậm ừ cho qua chuyện, cứ ngọ nguậy mấy cái cánh còn ngắn cũn cỡn không yên. Đợi cha vừa nói dứt câu là nhảy toách một cái ra ngoài cánh đồng, nơi có mấy đứa bạn đang đợi sẵn, bày ra những trò nghịch ngợm phá phách, ầm ĩ cả xóm giềng. Em gái tôi tính tình nhút nhát và yếu đuối, nên ngoan ngoãn ngồi đọc gia phả. Thấy thế tôi cười thầm, nghĩ bụng: cái ngữ yếu đuối thích đọc sách ấy rồi sẽ chả làm được chuyện gì to tát cả. Hãy xem trong khu này, chả thấy có ai hơn được tôi, tôi là nhất. Mẹ bảo tôi giống với cụ tổ nên mới vạm vỡ như thế. Nhưng tôi nghĩ, chính là do hàng ngày chăm chỉ luyện võ nghệ nên cơ thể mới săn chắc, cặp đùi tôi to lớn, các thớ thịt cuồn cuộn, nhất là cặp càng thì càng oai vệ tợn, nó dềnh dàng trông rất hùng dũng. Do tôi lớn nhanh trước tuổi nên bộ cánh trên lưng khiến tôi chưa vừa ý lắm, nó còn ngắn cũn cỡn, chưa che được tấm lưng lực lưỡng của tôi.
Dòng họ dế chúng tôi có tính tự lập từ rất sớm, nên từ bé tôi đã ra ở riêng. Nơi chúng tôi sống là một dải đất rộng, xung quanh là những cánh đồng lúa. Đi ngang qua cánh đồng có một con đường to lắm. Trên con đường ấy, những cái gì đó đủ màu đỏ, đen, vàng, trắng… Cái thì lù lù phun khói mù mịt, cái thì lao vun vút làm rung bần bật cả hang của chúng tôi. Mẹ bảo đó là xe ô tô, rồi lo lắng dặn dò:
- Các con đừng bao giờ băng ngang qua cái đại lộ đó nhé, Ô tô nó chạy nhanh lắm, đè qua người là chết không kịp ngáp đấy!
Nhưng tôi thì không mấy lưu tâm gì đến lời mẹ, chả việc gì phải sợ sất! Nhất định một ngày nào đó tôi sẽ leo lên những cỗ máy biết đi ấy, để làm một chuyến chu du thiên hạ cho đã đời. Tôi nghe anh ong Mật đi đây đi đó rất nhiều bảo con đường ấy dẫn đến một thành phố lớn, nơi đó có những ngôi nhà cao tầng mọc lên cao vút. Bên trong những ngôi nhà đó có rất nhiều thứ kỳ lạ, mỗi khi cần gió, con người chỉ cần bấm vào một cái máy, cái máy ấy sẽ xoay tít tạo ra gió. Và chỉ cần ngồi một chỗ có thể xem và nghe thấy mọi chuyện trên đời, họ gọi đó là cái ti-vi. Anh ong Mật còn kể về rất nhiều điều thú vị nữa khiến tôi ngẩn tò te. Kể từ đó cứ mỗi buổi chiều, tôi lại đứng vuốt râu nhìn về xa xăm, tưởng tượng một ngày kia Mèn tôi sẽ đi chu du thiên hạ, đi thật nhiều nơi, nhìn thấy được thật nhiều những điều kỳ thú. Một chú dế oai vệ như tôi nhất định không thể cứ rúc mãi ở cái xó đồng này, biết đến bao giờ cho khôn.
Gần hang của tôi có dế Lửa và dế Than, nghe phong phanh rằng chúng nó cũng rất giỏi võ nghệ, tuy rằng không thể nào cường tráng được như tôi, nhưng chúng có cái mà tôi chưa kịp có: đôi cánh gồ ghề lấp lánh như viên than đá, trông rất oách. Mỗi lần cất tiếng gáy là vang vọng cả cánh đồng, nghe ngứa cả tai, nên tôi rắp tâm hôm nào đó sẽ dạy cho chúng một bài học, cho bõ ghét.
Hôm đó, vào một đêm trời sáng trăng, nằm trong nhà nhâm nhi mấy cọng cỏ mật no căng cả bụng, buồn quá, tôi định đào thêm một cái ngách hang. Dòng họ nhà dế chúng tôi luôn cẩn thận phòng hờ những mối nguy hiểm, nên trong hang luôn có những lối thoát bí mật. Đang đào chưa được bao lâu, bỗng dế Lửa và dế Than cất tiếng gáy nghe nhức cả đầu, tôi bực mình dò theo tiếng gáy rồi tìm thấy hai anh em nhà chúng nó đang uống sương đêm trên bãi đất trống gần hang của tôi. Tôi tới gần, cất tiếng hỏi:
- Chúng mày làm gì mà ầm ĩ cả lên thế, chả cho ai nghỉ ngơi gì cả.
Dế Lửa trả lời:
- Anh em tớ đang luyện võ.
Tôi khiêu khích:
- Chúng bay thì võ vẽ gì, có ngon thì thử đấu với tớ một hiệp xem sao.
- Thôi anh ạ - dế Than can ngăn dế Lửa - mình tập võ chỉ để phòng thân và có sức khỏe, bạn bè trong ngõ xóm với nhau, hơn thua nhau làm gì.
- Chúng mày sợ rồi phỏng? - tôi tiếp tục khiêu khích - nếu sợ thì đây chấp cả hai.
Dế Lửa vốn tính nóng nảy, nên ngay lập tức đã mắc vào kế khích tướng của tôi:
- Được, tớ sẽ đấu với cậu!
Tôi và dế Lửa kéo nhau ra một vuông đất bằng phẳng, biết dế Lửa rất lì lợm nên tôi thủ thế cẩn thận lắm, chỉ đợi khi nào dế Lửa tấn công thì mới phản đòn. Hai đứa gờm gờm nhìn nhau, lúc dế Lửa giương bộ hàm sắc như dao lao vào, ngay lập tức tôi xoay người, trong tích tắc, cái yết hầu không có lớp giáp cứng của dế Lửa hở ra, chỉ chờ có thế, tôi tung một đòn chí tử. Dế Lửa từ từ gục xuống khi tôi cười ngạo nghễ:
- Chúng bay đã thấy “trời cao đất dày” chưa? Lần sau chừa cái thói “xem trời bằng vung” nhé!
Dế Than hốt hoảng chạy đến - Than ôi! Bị trúng cú đòn quá tàn nhẫn của tôi, dế Lửa đã nằm bất động, dế Than hiền lành nhưng cục tính, thấy anh họ của mình bị thương quá nặng như thế, không còn kiềm chế được nữa, lao thẳng vào tôi, đang trong cơn hả hê chiến thắng nên không đỡ kịp, tôi bị dính một đòn quá hiểm của dế Than cắn phập vào nách sườn, choáng váng rồi ngất lịm đi…
Khi tỉnh lại tôi thấy chị Nhện Y Tá đang khâu vết thương, bên cạnh là bố mẹ đang buồn bã nhìn tôi lo lắng, thấy con tỉnh lại bố mẹ tôi mừng lắm nhưng rồi lại buồn ngay. Thấy thế tôi chợt linh tính một điều gì đó rất hệ trọng đã xảy ra, quả đúng như vậy, chị Nhện Y Tá vừa băng bó cho tôi vừa nói nhỏ:
- Dế Lửa chết rồi em ạ!
Tôi nghe như trời sập, tuy rằng không ưa gì tiếng gáy của anh em nhà dế Than, dế Lửa. Nhưng tôi không hề muốn một kết cục đau buồn như thế, chỉ vì một phút giây nông nổi, muốn chứng tỏ rằng mình tài ba, tôi đã gây ra một cái tội tày đình.
Hôm sau, vết thương vẫn còn đau nhức khiến tôi phải nằm bệt trong hang, nghe phía ngoài cửa tiếng gáy khóc ri ri của bố mẹ dế Lửa, tôi cố men ra cửa hang nhìn, thì ra, đây là lễ đưa tang. Xác của dế Lửa được các chú kiến Càng nâng lên cẩn thận, phía sau một đoàn kiến lớn kiến bé kéo thành một hàng thật dài, thật trang nghiêm. Đoàn đưa tang chầm chậm và ngay ngắn đưa linh cữu dế Lửa đi xa dần. Tôi buồn bã quay vào hang, nằm vắt râu lên trán suy nghĩ, một nỗi ân hận dày vò…
Nằm lì trong hang rất lâu, một phần là do vết thương chưa lành, một phần tôi sợ ra ngoài sẽ gặp dế Than và bố mẹ dế Lửa thì không biết phải ăn nói với họ như thế nào. Trước đây, tôi cứ tưởng mình dũng cảm lắm, luôn ra vẻ ta đây, oai vệ và vênh váo, bây giờ gặp việc, không dám ra ngoài nhận lỗi – tôi chợt hiểu rằng mình hèn lắm.
Tôi thiếp đi trong nỗi ân hận dày vò, mê man không biết bao lâu, mẹ sang thăm mang theo những đọt cỏ non nhất, nghe tiếng động tôi giật mình thức dậy:
- Con còn sốt cao lắm - mẹ nói - hãy nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho thật khỏe, rồi bố mẹ dẫn con qua nhà dế Lửa mà xin lỗi nó.
Tôi ngạc nhiên, nghĩ mình sốt cao quá nên ù tai nghe nhầm, ấp úng hỏi lại mẹ:
- Ủa? dế Lửa vì lỗi của con... qua đời rồi mà mẹ?
Mẹ điềm đạm trả lời:
- Dế Lửa chỉ bị thương rất nặng thôi con ạ, chị Nhện Y Tá đang cố gắng cứu chữa cho nó.
- Con thấy rõ ràng, hôm qua các anh kiến làm lễ đưa ma cho dế Lửa mà?
- Chắc là do con sốt cao, rồi nằm mơ đó thôi, nghỉ ngơi đi cho chóng khỏe rồi đi mà xin lỗi dế Lửa.
Tôi bần thần suy nghĩ, may quá, việc dế Lửa chết chỉ là một giấc mơ, nhưng giấc mơ đó đã khiến tôi bàng hoàng - một bài học đầu đời về tính hống hách. Tôi tự nhủ, từ rày về sau sẽ cố gắng từ bỏ cái tính khí bốc đồng của mình. Nghĩ tới đó trong lòng tôi thấy nhẹ nhõm hơn, mong sớm tới ngày lành vết thương để sang nhà dế Lửa nói lời xin lỗi. Rồi cái ngày mà tôi mong mỏi cũng đến, dế Lửa nóng tính nhưng lại độ lượng, không giận lâu ai bao giờ, kể từ đấy chúng tôi trở thành bạn thân của nhau, cùng nhau đi qua bao nhiêu những hiểm nghèo và rất nhiều những kỳ thú, niềm vui…
Dạo này, nơi cánh đồng chúng tôi sinh sống có những đoàn người kéo đến rất đông, họ đứng chỉ trỏ và đo đạc rất lâu, tôi còn nghe họ nói nơi này sẽ được xây dựng thành một khu dân cư cho loài người ở. Cái tin ấy nhanh chóng lan truyền, các gia đình chim muông lục đục kéo nhau từng đàn bay đi nơi khác, cả cánh đồng xao xác hẳn đi, anh Thạch Sành về đêm ca thán nghe eo óc cả một vùng. Cha tôi gọi cả gia đình lại bàn bạc, tất cả quây quần bên nhau mà chẳng ai vui. Nơi đây kể từ thời cụ tổ nhà tôi chọn là quê hương, mọi gốc rạ, ụ đất đều đã rất thân quen, bạn bè đông vui, những lúc tối lửa tắt đèn kề cận giúp đỡ lẫn nhau, bây giờ phải chuyển đi thì buồn lắm.
Cứ thế, gia đình và xóm giềng cứ bịn rịn, nấn ná với nhau mãi, thật khó khăn khi phải dời khỏi quê hương, dời khỏi mảnh đất đã gắn bó thân thương này… Cho đến một hôm, tất cả choàng tỉnh bởi những tiếng gầm rú, tôi bật dậy lao ra cửa hang, một cái gì đó đang phun khói đen xì, nó có cái càng to lớn khủng khiếp, cái càng đó ngoạm từng vạt đất khổng lồ rồi nâng lên rất nhẹ nhàng - mẹ tôi hớt hải gọi con í ới, cha thì bình tĩnh hơn, nói:
- Đó là cái xe máy ủi của loài người, vậy là chúng ta không thể nấn ná thêm ở đây nữa rồi.
Gia đình tôi tay sách nách mang kéo nhau đi. Dọc đường, từng đàn côn trùng cũng hối hả, những anh Châu Chấu, chị Cào Cào bay rợp cả bầu trời. Cái xe máy ủi ấy hung dữ quá, chỉ trong thoáng chốc, đã san bằng tất cả những gì gắn bó với chúng tôi bấy lâu nay. Trước cảnh vật trở nên hoang tàn, tôi thấy mắt cha nhìn xa xót, bỗng một ụ đất từ chiếc máy ủi đổ ầm xuống, may mà gia đình tôi nhanh chân thoát được, nhưng bác Bổ Củi già chậm chạp nên bị kẹt lại, một hòn đất rất to đang đè lên người bác, thoáng thấy thế tôi vội lao lại, cố hết sức đẩy cục đất, bác Bổ Củi sợ đến xanh cả người, nằm ngửa thở hổn hển rồi bật mấy cái, nhưng do tuổi già sức yếu không thể nào lật thân hình lên được, vừa lúc đó dế Lửa đến kịp, hai đứa hì hục đỡ bác dậy rồi cùng nhau dìu bác đi - khi chúng tôi vừa đi được một đoạn thì chiếc máy ủi hung dữ ấy lại đổ ụp xuống một khối đất khổng lồ nữa vào ngay chỗ bác Bổ Củi vừa bị kẹt lại. Thật hú vía! Cha vỗ vai hai đứa chúng tôi khen:
- Các con vừa làm được một điều rất tốt!
Tôi và dế Lửa nhìn nhau mỉm cười rồi lại vội vã theo chân cha mẹ, cả đoàn đi mãi, đi mãi, trên đường đi chúng tôi hàn huyên với nhau bao nhiêu là chuyện. Chưa bao giờ được đi xa đến thế, nên đi đến đâu cảnh vật mang đến cho chúng tôi sự ngạc nhiên đến đó. Tự dưng tôi sực nhớ lại ý muốn về cuộc chu du thiên hạ, bèn nói với dế Lửa:
- Dế Lửa ạ, anh em ta từ bé chẳng được đi đâu, hay là nhân dịp chuyển nhà này, tớ và cậu cùng nhau đi chu du thiên hạ một chuyến xem sao?
Dế Lửa tỏ vẻ ưu tư lắm:
- Thật tình, tớ cũng rất muốn đi với cậu, nhưng nếu đi, cha mẹ già chưa có chỗ ở như thế này, ai sẽ chăm sóc đây?
Nghe dế Lửa nói thế tôi chợt trắc ẩn, tự nhủ, tại sao mình không nghĩ được như dế Lửa nhỉ? Cha mẹ mình cũng già rồi, em thì còn bé dại, chỉ có mỗi mình tôi trong gia đình là có sức khỏe, trong lúc đang rối bời vì phải từ giã quê hương, rất cần tôi đỡ đần đào hang làm tổ, vậy mà tôi nỡ chỉ biết đến riêng mình… Nghĩ đến đó, cảm thấy xấu hổ với dế Lửa về tính ích kỷ của mình, tôi lẳng lặng bước đi mà không nói thêm gì nữa.
Chúng tôi đi mãi, không biết bao nhiêu lần ông mặt trời mọc lên rồi lặn xuống, đói thì dừng lại ăn cỏ, khát thì tìm những chiếc lá còn đọng sương đêm mà uống. Một ngày kia, trời mưa to lắm, tất cả phải dừng lại để trú mưa trong một hốc cây mục. Cơn mưa kéo dài, mẹ tôi sau bao ngày đường xa, sức khỏe đã yếu đi nhiều. Cha lo lắng bảo chúng tôi đứng gần lại bên mẹ để hơi ấm làm mẹ đỡ lạnh hơn. Cơn mưa vẫn kéo dài, bỗng cha tôi giương râu lên lo lắng, hình như cha đang linh cảm thấy một điều gì đó sắp xảy ra, ông nói:
- Các con hãy dựa sát vào nhau nhé, có thể một cơn lũ sắp ập đến đấy!
Cha vừa dứt lời, thì một cây nước ào đến, cuốn phăng thân cây gỗ mục mà hai gia đình dế chúng tôi đang ẩn nấp ra giữa dòng. Cha tôi vội vàng giữ chặt lấy mẹ, tôi thì giữ chặt lấy em gái, tập bơi từ nhỏ nên tôi bơi rất giỏi nhưng em tôi lại không biết bơi, nhìn em sợ hãi cứ run lên cầm cập giữa tiếng mưa gió gầm gào, nước cuốn xối xả, tôi chợt ân hận vì mình ham chơi quá không chịu quan tâm đến em gái, mỗi lần đi bơi, không bao giờ rủ em đi cùng, giá như ngày trước, tôi chịu khó tập bơi cho em thì giữa mênh mông sóng nước như thế này đã không quá nguy hiểm cho em tôi.
Cơn lũ đổ xuống từ đầu nguồn, nên nước càng lúc càng chảy mạnh hơn, giữa dòng nước lũ cuồn cuộn, khúc gỗ mục chở chúng tôi trở nên bé nhỏ, mong manh. Một thân cây rất to không chịu nổi sức nước, bật gốc, đổ ập xuống cản hướng trôi của khúc gỗ mục. Cú va đập quá mạnh làm tôi lảo đảo, em gái tôi ngã văng ra khỏi khúc gỗ, hoảng hồn, không cần suy nghĩ, tôi nhào ngay xuống dòng nước đang cuồn cuộn để cứu em…
Vật lộn với dòng nước lũ, cố ngoi lên để thấy hướng em gái, đến lúc gần như kiệt sức thì khoảng cách giữa tôi và em gái ngắn gần, tôi cố níu lấy em mình rồi bơi về hướng thanh gỗ mục, một cơn sóng đã giúp đẩy dạt chúng tôi về phía khúc gỗ, cha hốt hoảng kéo em gái tôi lên, khi em tôi vừa được cha kéo lên thì tôi đuối hẳn, buông tay… trong mê man tôi thấy mình bị dòng nước cuốn phăng đi, chìm dần... Không biết dòng nước lũ đã cuốn tôi đi bao xa, có lẽ xa lắm. Khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên một triền cát hoang vắng, không còn ai bên cạnh. Trong biến cố đầu tiên của đời mình, tôi đã lạc mất cha mẹ và em gái thân thương.
Cố bò lên một đụn cát cao nằm dưỡng sức, nằm thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy cũng khỏe lại phần nào. Lòng nôn nao, thương nhớ cha mẹ và em gái, lo lắng không biết sau cơn lũ thảm khốc đó, gia đình tôi lúc này ra sao. Từ bé, đã quen sống trong yêu thương của mọi người, có khi quên khuấy mất gia đình quan trọng với mình đến mức nào. Lúc này lạc mất nhau, mới cảm thấy hoang mang vô cùng, giữa mênh mông đất trời thế này, biết tìm cha mẹ, em gái ở đâu đây?
Vừa suy nghĩ thơ thẩn vừa đi mãi mà không biết mình đi đâu, cho đến lúc tôi gặp một con đường nhựa giống như cái đại lộ ở quê tôi ngày xưa, một chiếc xe ô tô dừng lại, mọi người trên xe kéo xuống bên vệ đường nghỉ ngơi. Tôi nghĩ: chiếc xe này đang chạy về hướng ngược lại dòng chảy mà đã cuốn tôi đến đây, hay là mình leo lên, biết đâu nó sẽ chở mình về với cha mẹ và em gái. Không kịp suy nghĩ nhiều, tôi nhảy ngay lên cái càng xe, tìm một chỗ an toàn, bám vào.
Chiếc xe chở tôi đi rất lâu, hai bên đường những hàng cây như chạy lùi lại, những cánh đồng thấp thoáng xa dần, càng đi các ngôi nhà to xuất hiện càng nhiều, giống như những gì mà anh ong Mật đã kể về các tòa nhà chọc trời của loài người, nơi mà họ gọi là thành phố.
Tôi chợt lo lắng, vậy là đã không như hy vọng, chuyến xe này đã không đưa tôi về gặp cha mẹ, mà đã dẫn đến một thành phố với những cảnh vật xa lạ, những âm thanh cũng xa lạ, không như sự yên ả của làng quê. Thành phố này ầm ĩ tiếng còi xe, tiếng gầm rú của những cỗ máy, tiếng người cười nói rầm rì, tiếng chó sủa ông ổng bên trong những cánh cửa khép kín, không giống như tiếng sủa hiền lành của bác chó Vện quê tôi...
Cuộc phiêu lưu đầy thử thách trong cuộc đời tôi đã bắt đầu một cách tình cờ như thế, vừa như đi tìm những kỳ thú, vừa như cuộc hành trình với rất nhiều những gian nan, để tìm về với gia đình thân yêu và đầm ấm của tôi.
II. Một tình bạn mới.
Rồi cũng đến lúc chiếc xe dừng lại, tôi nghe mọi người nói là đã đến bến xe, họ lục đục lấy hành lý. Tôi thì dáo dác không biết phải làm sao giữa cái nơi lạ lẫm này, không bè bạn côn trùng, không hàng xóm láng giềng. Sau biến cố đầu đời từ cơn lũ, đây là lần thứ hai tôi cảm thấy sợ hãi, một thứ sợ hãi đến từ những khuôn mặt người xa lạ, họ trắng trẻo hơn những người hay ra đồng làm ruộng ở quê tôi và cũng ít cười ít nói hơn. Sự trầm ngâm của họ khiến tôi hoang mang lắm. Tôi quan sát và thấy trong những người đó có một chú bé là có vẻ mặt hiền lành nhất, nên tạm yên tâm chui vào trong ngách túi ba-lô đeo trên lưng chú bé. Khi đã đến nước này, đành phải đến đâu hay đến đấy vậy, chứ biết làm sao đây…
Chú bé đưa tôi về một ngôi nhà ở tít trên cao, sau khi đi qua một cái hộp bằng sắt mà con người gọi là thang máy. Cha mẹ đón chú với một vẻ ân cần, làm tôi chạnh nhớ về gia đình mình. Đợi khi mọi người yên giấc tôi rón rén bò ra, ở đây nền nhà trơn láng làm chân tôi cứ trợt hì hoạch, đi loanh quanh một lúc tôi cảm thấy đói, định tìm chút cỏ ăn lót dạ nhưng tìm mãi không thấy, chỉ thấy một bó rau trong cái tủ chưa đóng kín cửa, tôi ngó trước ngó sau rồi chui vào, bên trong tủ hơi lạnh phả ra làm tôi run cầm cập, cố chịu lạnh, tôi tìm lấy một nhánh lá non nhất ăn ngon lành. Khi đã no căng, như thói quen từ ngày còn được ở cánh đồng quê hương thơm ngát hương lúa, tôi liền đi tìm những giọt sương trong để uống. Nhưng sực nhớ, trong căn nhà như cái hộp khổng lồ này làm gì mà có sương đọng. Khát quá, quên lời mẹ dặn không được uống nước đục, tôi vục xuống vũng nước đọng uống một hơi ngon lành. Chỉ một lát sau một cơn đau âm ỷ lan dần trong bụng, cơn đau càng lúc càng dữ dội. Tôi mệt đừ, chui vào một kẽ tường nằm thở thoi thóp, rồi thiếp ngủ đi. Trong giấc ngủ chập chờn tôi cảm thấy như ai đang chọc vào người mình liền bật dậy, thì ra một chú gián khoảng bằng tuổi tôi, đang đang lấy cặp râu khều khều tôi và thì thầm:
- Này, tớ là gián Nhép, cậu muốn chết à? Tớ theo dõi cậu từ nãy đến giờ, đúng là thứ nhà quê lên tỉnh. Đi theo tớ ngay kẻo bọn Thằn lằn mà biết được là toi đấy!
Tôi đứng im quan sát, nhớ lời mẹ dặn không được tin ngay những ai lần đầu gặp, gián Nhép có cái vẻ lúc nào cũng hoang mang sợ sệt, cộng với một chút láu cá trên một khuôn mặt tối tăm, chẳng có chút nào là nhuệ khí. Thân người dẹp lép, bẩn thỉu, lúc nào cũng sát rạt dưới đất, chẳng giống như dòng họ dế nhà tôi, bất cứ lúc nào cũng ngạo nghễ, kiêu hãnh. Tôi coi thường gián Nhép ta mặt, mặc dù rất lo lắng trong lòng nhưng vẫn sĩ diện, kiêu ngạo trả lời:
- Tớ là dế Mèn, tớ có chút việc nên ghé qua đây. Chú mày yên tâm, đây chả sợ mấy cái đứa Thằn Lằn vớ vẩn đâu.
Tuy thế, nhưng vì muốn tìm hiểu nơi này nên tôi vẫn đi theo gián Nhép, khi chui vào nơi ở ẩm ướt bẩn thỉu của nó, tôi tỏ vẻ khó chịu:
- Này, tớ không ở được ở cái chỗ bẩn thỉu này của cậu đâu.
Nói xong tôi quay ra ngay, vừa bò ra được một đoạn bỗng một con Thằn Lằn béo ú không biết ở đâu nhào tới. Đang bị cơn đau bụng hành hạ, sức yếu, các cơ bắp rũ rượi nên phản xạ của tôi chậm chạp hẳn, trong tích tắc hàm răng nhọn hoắt của Thằn Lằn đã chực táp vào tôi…
Khoảng khắc ấy tôi cảm thấy bất lực, nhắm mắt chờ chết, dù vẫn kịp tự nhủ: chẳng lẽ cuộc đời dế Mèn này chấm dứt nơi xó nhà bẩn thỉu này ư, hình ảnh cha mẹ và em gái chợt vụt hiện trong tâm trí… Nhưng, bỗng tôi thấy thân người mình bị hất sang một bên, cú táp của Thằn Lằn hụt vào khoảng không, còn chưa biết chuyện gì xảy ra thì gián Nhép đã đẩy tuột tôi vào kẽ tường, tôi thoát khỏi Thằn Lằn hung tợn, nhưng gián Nhép vào sau chưa kịp hết thân mình nên bị Thằn Lằn vung tiếp một cú táp thứ hai trúng ngay vào chân, Thằn Lằn lôi gián Nhép ra từ từ, tôi hốt hoảng kéo lại. Hai bên giằng có nhau rất lâu, cho tới khi một khúc chân gián nhép đứt lìa.
Thoát nạn, nhưng gián Nhép đã bị mất một phần chân. Hai đứa nằm thở hổn hển, lát sau, biết tôi bị đau bụng, gián Nhép cố bò đi lấy một viên bột trăng trắng đưa tôi:
- Cậu hãy nhấm một tí viên thuốc này, sẽ hết đau bụng ngay thôi. Đó là thuốc kháng sinh của con người dùng để chữa bệnh đấy.
Tôi xúc động, nhận lấy thuốc mà trong lòng day dứt. Gián Nhép đã liều mình cứu tôi đến nỗi phải tàn tật, vậy mà lúc đầu tôi đã khinh khi, coi thường thân phận gián Nhép ra mặt. Từ lâu tôi vẫn có cái tính thích bạn bè phong lưu, hôm nay gián Nhép đã khiến tôi sáng mắt, xúc động trước lòng tốt bên trong một hình hài bẩn thỉu - tôi tự nhủ - từ nay sẽ xem gián Nhép là bạn. Đêm đó, chúng tôi trò chuyện với nhau rất nhiều, tôi kể về quê hương yên ả, thanh bình, kể về cơn lũ đã khiến tôi lạc cha mẹ và chuyến xe đã dẫn tôi đến đây. Gián Nhép tính tình vui nhộn, lém lỉnh, bắt đầu kể cho tôi nghe về thành thị, về những mối nguy hiểm của cuộc sống nơi đây, chúng tôi tỉ tê với nhau đến quá nửa đêm rồi ngủ thiếp đi, trong giấc mơ tôi thấy mình được trở về với cha mẹ và em gái, về với bạn bè dế Lửa, dế Than…
Sau khi gián Nhép bị Thằn lằn tấn công, nhìn một phần chân bị đứt lìa của cậu ta tôi lo lắng lắm. Nhưng gián Nhép thì cứ tỉnh bơ như không, lại còn nói rằng:
- Cậu yên tâm, sức sống của dòng họ gián nhà tớ rất mãnh liệt, bọn tớ vẫn sống nhởn nhơ ở vùng từng nổ bom nguyên tử đầy các chất phóng xạ đấy! Chỉ có loài gián nhà tớ là chịu đựng giỏi nhất ở nơi độc hại đó thôi đấy nhé.
Tôi ngơ ngác, chẳng biết “bom nguyên tử” là cái gì, gián Nhép lại phải giải thích:
- Tớ nghe trên ti- vi nói, đó là một loại bom mà con người làm ra để tàn sát lẫn nhau, loại bom ấy có thể giết chết cả thành phố trong tích tắc đấy cậu ạ!
Gián Nhép còn tưng tửng nói đùa:
- Nếu cắt đầu tớ, tớ vẫn thở, vẫn ngọ nguậy, nghĩa là tớ vẫn sống, he he… vài ngày sau mới chịu về với ông bà ông vải.
Rồi gián Nhép trầm ngâm hẳn đi, khi kể về những nỗi buồn của dòng họ mình. Nghe cậu ta kể tôi mới biết, tuy không sang trọng, nhưng các cụ tổ của gián Nhép đã có mặt trên trái đất này từ thủa xa xưa, nghe đâu cùng lúc với loài khủng long, và khi loài khủng long to lớn là thế mà cũng không thể chịu đựng được những khó khăn, thì loài gián vẫn vẫn biết sống để vượt qua những thời khắc đen tối nhất, khắc nghiệt nhất, khổ đau nhất và cả nhục nhã nhất… Tôi chợt tự nhủ, trong lúc khó khăn, lạc mẹ cha, xa quê hương này, chẳng cần học đâu xa, chỉ cần học nghị lực và sự chịu đựng ở gián Nhép, chắc chắn sẽ tìm về được với cha mẹ, tôi sẽ phải cố gắng sống đầy nghị lực như loài gián kia…
Cuộc sống thành thị không mấy dễ dàng. May cho tôi là đã có gián Nhép chỉ vẽ. Cậu ta cẩn thận dặn tôi không được thò râu vào các ổ cắm điện, vì trong đó có một sức mạnh khủng khiếp nhưng vô hình sẽ làm tê liệt toàn thân, có khi còn bị chết cháy. Rồi là, không được được ăn các loại thức ăn đã lên nấm mốc sẽ bị ngộ độc. Và còn rất nhiều điều khác nữa… Tôi hiểu ra mình còn tậm tịt lắm, từ đó biết khiêm tốn hơn mà bớt đi mấy phần kênh kiệu.
Gián Nhép sống ở thành thị từ bé nên rất láu lỉnh, nhưng vì cái tính ăn ở bẩn thỉu mà cậu ta bị con người ghét cay ghét đắng, họ làm ra một loại bình xịt tỏa ra một làn hơi rất độc, nếu không kịp chui sâu vào những nơi kín đáo nấp, là sẽ bị chết ngạt ngay. Gián Nhép vốn tính láu cá và có trí nhớ tốt nên nhiều lúc đoán biết trước được, chỉ cần nghe tiếng con người lắc bình xịt là lôi tôi đi trốn ngay. Sau những lần như thế, cậu ta thường tìm cách trả đũa bằng cách chui vào tủ quần áo của loài người nhấm thủng lỗ chỗ, rồi cười hỉ hả. Làm bạn với gián Nhép một thời gian tôi mới hiểu hết tính nết của cậu ta vừa tốt vừa xấu. Nhưng vẫn tự nhủ: chả lẽ làm bạn bè với nhau mà chỉ chọn lấy phần tốt mà chơi thì cái phần xấu kia biết để đi đâu.
Gián Nhép thì có vẻ tự hào lắm vì được làm bạn với tôi, mỗi lần bướm Vàng ghé chơi đậu bên cửa sổ là cậu ta vội vàng chạy ra khoe. Có lẽ, từ trước đến giờ ai cũng khinh thường, chẳng ai thèm làm bạn với gián Nhép. Nên khi có tôi làm bạn, cậu ta cảm thấy đỡ tủi thân. Có lần, gián Nhép ấm ức nói:
- Cậu biết không? Các cụ bảo rằng: vì dòng họ nhà tớ thường sống trong các nơi mất vệ sinh, có nhiều loại vi khuẩn, nên chúng tớ đã biết tiến hóa để thích nghi và bảo vệ chính mình, nhờ vậy mà các nhà khoa học trong thế giới loài người đã lợi dụng vào đó, họ lấy trong não của dòng họ nhà tớ một loại chất kháng sinh, để làm được một thứ thuốc rất quí cho họ.
Tôi chạnh nghĩ, ai cũng thế thôi, cũng vừa tốt vừa xấu, chẳng mấy ai toàn diện được cả. Tính xấu của gián thì ai cũng biết rồi, nhưng dòng họ gián vẫn có nhiều ích lợi mà ít ai biết. Kể ra, loài gián cũng phải chịu quá nhiều thị phi, chạnh lòng, tôi động viên gián Nhép:
- Thôi, cậu đừng buồn nữa, có lẽ cái thân phận nhà gián của cậu phải chịu sự khinh khi, ghét bỏ. Thôi cố gắng lên vậy, nhé!
Gián Nhép vẫn còn ấm ức:
- Như cô ả bướm kia thì ai cũng khen, nào là xinh đẹp, nào là có công đi thụ phấn cho muôn hoa, chẳng mấy ai nhắc đến lúc bướm là sâu thì cũng phá phách chẳng kém…
Tôi ngắt lời:
- Thôi bạn ạ, hãy cứ nghĩ, nếu không có em bướm Vàng kia, biết lấy ai để cậu khoe những niềm vui?
Nghe tôi nói thế gián Nhép lại vui ngay, rủ tôi đi lang thang ra ngoài. Sống ở ngôi nhà này được một thời gian, tôi đã quen với mọi thứ ở đây, nên cũng phần nào nguôi ngoai nỗi nhớ cha mẹ và em gái. Tự nhủ, một lúc nào đó thuận tiện. sẽ nghĩ cách tìm về. Đang vẩn vơ suy nghĩ, không chú ý đến mọi thứ xung quanh. Bỗng tôi thấy trời đất tối sầm lại và tiếng reo của cậu bé chủ nhà:
- Bé Na ơi! Anh bắt được một chú dế nè…
(còn tiếp)
VanVN.Net - miên di (viết thường), bút danh của Lê Xuân Hòa, sinh năm 1976 tại Thái Nguyên. Theo cha mẹ vào vùng đất Tây Nguyên từ năm 2 tuổi. Hiện đang là chủ quán Ngói Nâu tại Pleiku, Gia Lai – nơi quần tụ của bạn bè và người yêu mến văn chương từ khắp ba miền Bắc - Trung - Nam có dịp dừng chân ở Tây Nguyên. miên di làm thơ, viết phê bình, viết truyện ngắn cho người lớn và trẻ em. Mới đây nhất đã hoàn thành “Tân dế mèn phiêu lưu kí” nhưng chưa cho ra mắt chính thức, vì còn đang đợi hồi âm từ nhà văn Tô Hoài. VanVN.Net xin giới thiệu vài đoạn trích trong tác phẩm độc đáo này. Nhưng trước khi thưởng thức, mong bạn đọc bớt chút thời gian xem qua bức thư của tác giả “tân Dế Mèn” gửi “cựu Dế Mèn”…
Nhà văn Tô Hoài
Thưa nhà văn Tô Hoài!
Đầu thư, con xin gửi đến gia đình Bác lời chúc sức khỏe!
Con là miên di, tuổi thơ của con cũng như những đứa trẻ khác, đã được sống trong cõi miền tưởng tượng vô cùng sinh động, ăm ắp yêu thương và ngập tràn những điều hay lẽ phải trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Bác.
Từ lâu, con có một ý tưởng nho nhỏ là: viết tiếp tác phẩm “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký”, đưa nhân vật dế Mèn của Bác vào một không gian sống đương đại, mang những tâm tình của trẻ thơ thời nay, và cố gắng lồng ghép vào nội dung truyện những kỹ năng sống cho trẻ…
“Tân dế Mèn phiêu lưu ký” con viết đang ở dạng bản thảo, đã gần viết xong tới chương cuối cùng, nghĩa là đang còn dở dang. Trước khi hoàn tất, con xin gửi đến Bác lời xin phép: Cho phép con được tiếp tục khai thác hình tượng dế Mèn do Bác sáng tạo ra – với một nội dung khác, văn thái khác, không gian truyện khác. Và con có tâm nguyện rằng, nếu may mắn truyện được một nhà xuất bản nào đó dùng, thì toàn bộ nhuận bút con xin gửi đến các cháu bé cơ nhỡ ở một trại trẻ mồ côi.
Xin gửi đến Bác lời biết ơn chân thành, và rất mong nhận được sự đồng ý của Bác.
Một lần nữa, gửi đến Bác cùng gia đình lời chúc sức khỏe!
Pleiku, ngày 28 tháng 6 năm 2011.
Kính thư!
miên di
Tác giả miên di
TÂN DỄ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
(Trích)
I. Bài học đầu đời về tính hống hách.
Tôi là con trai cả của một gia đình dế, mẹ sinh được tôi và một cô em gái, chúng tôi sống trên một cánh đồng rộng lớn, nơi này từ xa xưa cụ tổ dế Mèn và bác Tô Hoài đã chọn là quê hương. Cha luôn khuyên nhủ anh em tôi nên đọc gia phả mà bác Tô Hoài đã viết cho nhà tôi, nhưng tôi chỉ đọc loáng thoáng vài trang, rồi nghĩ, thời của các cụ đã lạc hậu lắm rồi đọc cũng chả để làm gì, bây giờ bao nhiêu là những cái mới lạ, đâu như ngày xưa. Thấy tôi không lưu tâm đến gia phả nên cha buồn rầu lắm:
- Con ạ, ngày xưa cụ tổ nhà ta, cũng ương bướng như con vậy, về sau phải ân hận.
Nghe thế, nhưng tôi chỉ ậm à ậm ừ cho qua chuyện, cứ ngọ nguậy mấy cái cánh còn ngắn cũn cỡn không yên. Đợi cha vừa nói dứt câu là nhảy toách một cái ra ngoài cánh đồng, nơi có mấy đứa bạn đang đợi sẵn, bày ra những trò nghịch ngợm phá phách, ầm ĩ cả xóm giềng. Em gái tôi tính tình nhút nhát và yếu đuối, nên ngoan ngoãn ngồi đọc gia phả. Thấy thế tôi cười thầm, nghĩ bụng: cái ngữ yếu đuối thích đọc sách ấy rồi sẽ chả làm được chuyện gì to tát cả. Hãy xem trong khu này, chả thấy có ai hơn được tôi, tôi là nhất. Mẹ bảo tôi giống với cụ tổ nên mới vạm vỡ như thế. Nhưng tôi nghĩ, chính là do hàng ngày chăm chỉ luyện võ nghệ nên cơ thể mới săn chắc, cặp đùi tôi to lớn, các thớ thịt cuồn cuộn, nhất là cặp càng thì càng oai vệ tợn, nó dềnh dàng trông rất hùng dũng. Do tôi lớn nhanh trước tuổi nên bộ cánh trên lưng khiến tôi chưa vừa ý lắm, nó còn ngắn cũn cỡn, chưa che được tấm lưng lực lưỡng của tôi.
Dòng họ dế chúng tôi có tính tự lập từ rất sớm, nên từ bé tôi đã ra ở riêng. Nơi chúng tôi sống là một dải đất rộng, xung quanh là những cánh đồng lúa. Đi ngang qua cánh đồng có một con đường to lắm. Trên con đường ấy, những cái gì đó đủ màu đỏ, đen, vàng, trắng… Cái thì lù lù phun khói mù mịt, cái thì lao vun vút làm rung bần bật cả hang của chúng tôi. Mẹ bảo đó là xe ô tô, rồi lo lắng dặn dò:
- Các con đừng bao giờ băng ngang qua cái đại lộ đó nhé, Ô tô nó chạy nhanh lắm, đè qua người là chết không kịp ngáp đấy!
Nhưng tôi thì không mấy lưu tâm gì đến lời mẹ, chả việc gì phải sợ sất! Nhất định một ngày nào đó tôi sẽ leo lên những cỗ máy biết đi ấy, để làm một chuyến chu du thiên hạ cho đã đời. Tôi nghe anh ong Mật đi đây đi đó rất nhiều bảo con đường ấy dẫn đến một thành phố lớn, nơi đó có những ngôi nhà cao tầng mọc lên cao vút. Bên trong những ngôi nhà đó có rất nhiều thứ kỳ lạ, mỗi khi cần gió, con người chỉ cần bấm vào một cái máy, cái máy ấy sẽ xoay tít tạo ra gió. Và chỉ cần ngồi một chỗ có thể xem và nghe thấy mọi chuyện trên đời, họ gọi đó là cái ti-vi. Anh ong Mật còn kể về rất nhiều điều thú vị nữa khiến tôi ngẩn tò te. Kể từ đó cứ mỗi buổi chiều, tôi lại đứng vuốt râu nhìn về xa xăm, tưởng tượng một ngày kia Mèn tôi sẽ đi chu du thiên hạ, đi thật nhiều nơi, nhìn thấy được thật nhiều những điều kỳ thú. Một chú dế oai vệ như tôi nhất định không thể cứ rúc mãi ở cái xó đồng này, biết đến bao giờ cho khôn.
Gần hang của tôi có dế Lửa và dế Than, nghe phong phanh rằng chúng nó cũng rất giỏi võ nghệ, tuy rằng không thể nào cường tráng được như tôi, nhưng chúng có cái mà tôi chưa kịp có: đôi cánh gồ ghề lấp lánh như viên than đá, trông rất oách. Mỗi lần cất tiếng gáy là vang vọng cả cánh đồng, nghe ngứa cả tai, nên tôi rắp tâm hôm nào đó sẽ dạy cho chúng một bài học, cho bõ ghét.
Hôm đó, vào một đêm trời sáng trăng, nằm trong nhà nhâm nhi mấy cọng cỏ mật no căng cả bụng, buồn quá, tôi định đào thêm một cái ngách hang. Dòng họ nhà dế chúng tôi luôn cẩn thận phòng hờ những mối nguy hiểm, nên trong hang luôn có những lối thoát bí mật. Đang đào chưa được bao lâu, bỗng dế Lửa và dế Than cất tiếng gáy nghe nhức cả đầu, tôi bực mình dò theo tiếng gáy rồi tìm thấy hai anh em nhà chúng nó đang uống sương đêm trên bãi đất trống gần hang của tôi. Tôi tới gần, cất tiếng hỏi:
- Chúng mày làm gì mà ầm ĩ cả lên thế, chả cho ai nghỉ ngơi gì cả.
Dế Lửa trả lời:
- Anh em tớ đang luyện võ.
Tôi khiêu khích:
- Chúng bay thì võ vẽ gì, có ngon thì thử đấu với tớ một hiệp xem sao.
- Thôi anh ạ - dế Than can ngăn dế Lửa - mình tập võ chỉ để phòng thân và có sức khỏe, bạn bè trong ngõ xóm với nhau, hơn thua nhau làm gì.
- Chúng mày sợ rồi phỏng? - tôi tiếp tục khiêu khích - nếu sợ thì đây chấp cả hai.
Dế Lửa vốn tính nóng nảy, nên ngay lập tức đã mắc vào kế khích tướng của tôi:
- Được, tớ sẽ đấu với cậu!
Tôi và dế Lửa kéo nhau ra một vuông đất bằng phẳng, biết dế Lửa rất lì lợm nên tôi thủ thế cẩn thận lắm, chỉ đợi khi nào dế Lửa tấn công thì mới phản đòn. Hai đứa gờm gờm nhìn nhau, lúc dế Lửa giương bộ hàm sắc như dao lao vào, ngay lập tức tôi xoay người, trong tích tắc, cái yết hầu không có lớp giáp cứng của dế Lửa hở ra, chỉ chờ có thế, tôi tung một đòn chí tử. Dế Lửa từ từ gục xuống khi tôi cười ngạo nghễ:
- Chúng bay đã thấy “trời cao đất dày” chưa? Lần sau chừa cái thói “xem trời bằng vung” nhé!
Dế Than hốt hoảng chạy đến - Than ôi! Bị trúng cú đòn quá tàn nhẫn của tôi, dế Lửa đã nằm bất động, dế Than hiền lành nhưng cục tính, thấy anh họ của mình bị thương quá nặng như thế, không còn kiềm chế được nữa, lao thẳng vào tôi, đang trong cơn hả hê chiến thắng nên không đỡ kịp, tôi bị dính một đòn quá hiểm của dế Than cắn phập vào nách sườn, choáng váng rồi ngất lịm đi…
Khi tỉnh lại tôi thấy chị Nhện Y Tá đang khâu vết thương, bên cạnh là bố mẹ đang buồn bã nhìn tôi lo lắng, thấy con tỉnh lại bố mẹ tôi mừng lắm nhưng rồi lại buồn ngay. Thấy thế tôi chợt linh tính một điều gì đó rất hệ trọng đã xảy ra, quả đúng như vậy, chị Nhện Y Tá vừa băng bó cho tôi vừa nói nhỏ:
- Dế Lửa chết rồi em ạ!
Tôi nghe như trời sập, tuy rằng không ưa gì tiếng gáy của anh em nhà dế Than, dế Lửa. Nhưng tôi không hề muốn một kết cục đau buồn như thế, chỉ vì một phút giây nông nổi, muốn chứng tỏ rằng mình tài ba, tôi đã gây ra một cái tội tày đình.
Hôm sau, vết thương vẫn còn đau nhức khiến tôi phải nằm bệt trong hang, nghe phía ngoài cửa tiếng gáy khóc ri ri của bố mẹ dế Lửa, tôi cố men ra cửa hang nhìn, thì ra, đây là lễ đưa tang. Xác của dế Lửa được các chú kiến Càng nâng lên cẩn thận, phía sau một đoàn kiến lớn kiến bé kéo thành một hàng thật dài, thật trang nghiêm. Đoàn đưa tang chầm chậm và ngay ngắn đưa linh cữu dế Lửa đi xa dần. Tôi buồn bã quay vào hang, nằm vắt râu lên trán suy nghĩ, một nỗi ân hận dày vò…
Nằm lì trong hang rất lâu, một phần là do vết thương chưa lành, một phần tôi sợ ra ngoài sẽ gặp dế Than và bố mẹ dế Lửa thì không biết phải ăn nói với họ như thế nào. Trước đây, tôi cứ tưởng mình dũng cảm lắm, luôn ra vẻ ta đây, oai vệ và vênh váo, bây giờ gặp việc, không dám ra ngoài nhận lỗi – tôi chợt hiểu rằng mình hèn lắm.
Tôi thiếp đi trong nỗi ân hận dày vò, mê man không biết bao lâu, mẹ sang thăm mang theo những đọt cỏ non nhất, nghe tiếng động tôi giật mình thức dậy:
- Con còn sốt cao lắm - mẹ nói - hãy nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho thật khỏe, rồi bố mẹ dẫn con qua nhà dế Lửa mà xin lỗi nó.
Tôi ngạc nhiên, nghĩ mình sốt cao quá nên ù tai nghe nhầm, ấp úng hỏi lại mẹ:
- Ủa? dế Lửa vì lỗi của con... qua đời rồi mà mẹ?
Mẹ điềm đạm trả lời:
- Dế Lửa chỉ bị thương rất nặng thôi con ạ, chị Nhện Y Tá đang cố gắng cứu chữa cho nó.
- Con thấy rõ ràng, hôm qua các anh kiến làm lễ đưa ma cho dế Lửa mà?
- Chắc là do con sốt cao, rồi nằm mơ đó thôi, nghỉ ngơi đi cho chóng khỏe rồi đi mà xin lỗi dế Lửa.
Tôi bần thần suy nghĩ, may quá, việc dế Lửa chết chỉ là một giấc mơ, nhưng giấc mơ đó đã khiến tôi bàng hoàng - một bài học đầu đời về tính hống hách. Tôi tự nhủ, từ rày về sau sẽ cố gắng từ bỏ cái tính khí bốc đồng của mình. Nghĩ tới đó trong lòng tôi thấy nhẹ nhõm hơn, mong sớm tới ngày lành vết thương để sang nhà dế Lửa nói lời xin lỗi. Rồi cái ngày mà tôi mong mỏi cũng đến, dế Lửa nóng tính nhưng lại độ lượng, không giận lâu ai bao giờ, kể từ đấy chúng tôi trở thành bạn thân của nhau, cùng nhau đi qua bao nhiêu những hiểm nghèo và rất nhiều những kỳ thú, niềm vui…
Dạo này, nơi cánh đồng chúng tôi sinh sống có những đoàn người kéo đến rất đông, họ đứng chỉ trỏ và đo đạc rất lâu, tôi còn nghe họ nói nơi này sẽ được xây dựng thành một khu dân cư cho loài người ở. Cái tin ấy nhanh chóng lan truyền, các gia đình chim muông lục đục kéo nhau từng đàn bay đi nơi khác, cả cánh đồng xao xác hẳn đi, anh Thạch Sành về đêm ca thán nghe eo óc cả một vùng. Cha tôi gọi cả gia đình lại bàn bạc, tất cả quây quần bên nhau mà chẳng ai vui. Nơi đây kể từ thời cụ tổ nhà tôi chọn là quê hương, mọi gốc rạ, ụ đất đều đã rất thân quen, bạn bè đông vui, những lúc tối lửa tắt đèn kề cận giúp đỡ lẫn nhau, bây giờ phải chuyển đi thì buồn lắm.
Cứ thế, gia đình và xóm giềng cứ bịn rịn, nấn ná với nhau mãi, thật khó khăn khi phải dời khỏi quê hương, dời khỏi mảnh đất đã gắn bó thân thương này… Cho đến một hôm, tất cả choàng tỉnh bởi những tiếng gầm rú, tôi bật dậy lao ra cửa hang, một cái gì đó đang phun khói đen xì, nó có cái càng to lớn khủng khiếp, cái càng đó ngoạm từng vạt đất khổng lồ rồi nâng lên rất nhẹ nhàng - mẹ tôi hớt hải gọi con í ới, cha thì bình tĩnh hơn, nói:
- Đó là cái xe máy ủi của loài người, vậy là chúng ta không thể nấn ná thêm ở đây nữa rồi.
Gia đình tôi tay sách nách mang kéo nhau đi. Dọc đường, từng đàn côn trùng cũng hối hả, những anh Châu Chấu, chị Cào Cào bay rợp cả bầu trời. Cái xe máy ủi ấy hung dữ quá, chỉ trong thoáng chốc, đã san bằng tất cả những gì gắn bó với chúng tôi bấy lâu nay. Trước cảnh vật trở nên hoang tàn, tôi thấy mắt cha nhìn xa xót, bỗng một ụ đất từ chiếc máy ủi đổ ầm xuống, may mà gia đình tôi nhanh chân thoát được, nhưng bác Bổ Củi già chậm chạp nên bị kẹt lại, một hòn đất rất to đang đè lên người bác, thoáng thấy thế tôi vội lao lại, cố hết sức đẩy cục đất, bác Bổ Củi sợ đến xanh cả người, nằm ngửa thở hổn hển rồi bật mấy cái, nhưng do tuổi già sức yếu không thể nào lật thân hình lên được, vừa lúc đó dế Lửa đến kịp, hai đứa hì hục đỡ bác dậy rồi cùng nhau dìu bác đi - khi chúng tôi vừa đi được một đoạn thì chiếc máy ủi hung dữ ấy lại đổ ụp xuống một khối đất khổng lồ nữa vào ngay chỗ bác Bổ Củi vừa bị kẹt lại. Thật hú vía! Cha vỗ vai hai đứa chúng tôi khen:
- Các con vừa làm được một điều rất tốt!
Tôi và dế Lửa nhìn nhau mỉm cười rồi lại vội vã theo chân cha mẹ, cả đoàn đi mãi, đi mãi, trên đường đi chúng tôi hàn huyên với nhau bao nhiêu là chuyện. Chưa bao giờ được đi xa đến thế, nên đi đến đâu cảnh vật mang đến cho chúng tôi sự ngạc nhiên đến đó. Tự dưng tôi sực nhớ lại ý muốn về cuộc chu du thiên hạ, bèn nói với dế Lửa:
- Dế Lửa ạ, anh em ta từ bé chẳng được đi đâu, hay là nhân dịp chuyển nhà này, tớ và cậu cùng nhau đi chu du thiên hạ một chuyến xem sao?
Dế Lửa tỏ vẻ ưu tư lắm:
- Thật tình, tớ cũng rất muốn đi với cậu, nhưng nếu đi, cha mẹ già chưa có chỗ ở như thế này, ai sẽ chăm sóc đây?
Nghe dế Lửa nói thế tôi chợt trắc ẩn, tự nhủ, tại sao mình không nghĩ được như dế Lửa nhỉ? Cha mẹ mình cũng già rồi, em thì còn bé dại, chỉ có mỗi mình tôi trong gia đình là có sức khỏe, trong lúc đang rối bời vì phải từ giã quê hương, rất cần tôi đỡ đần đào hang làm tổ, vậy mà tôi nỡ chỉ biết đến riêng mình… Nghĩ đến đó, cảm thấy xấu hổ với dế Lửa về tính ích kỷ của mình, tôi lẳng lặng bước đi mà không nói thêm gì nữa.
Chúng tôi đi mãi, không biết bao nhiêu lần ông mặt trời mọc lên rồi lặn xuống, đói thì dừng lại ăn cỏ, khát thì tìm những chiếc lá còn đọng sương đêm mà uống. Một ngày kia, trời mưa to lắm, tất cả phải dừng lại để trú mưa trong một hốc cây mục. Cơn mưa kéo dài, mẹ tôi sau bao ngày đường xa, sức khỏe đã yếu đi nhiều. Cha lo lắng bảo chúng tôi đứng gần lại bên mẹ để hơi ấm làm mẹ đỡ lạnh hơn. Cơn mưa vẫn kéo dài, bỗng cha tôi giương râu lên lo lắng, hình như cha đang linh cảm thấy một điều gì đó sắp xảy ra, ông nói:
- Các con hãy dựa sát vào nhau nhé, có thể một cơn lũ sắp ập đến đấy!
Cha vừa dứt lời, thì một cây nước ào đến, cuốn phăng thân cây gỗ mục mà hai gia đình dế chúng tôi đang ẩn nấp ra giữa dòng. Cha tôi vội vàng giữ chặt lấy mẹ, tôi thì giữ chặt lấy em gái, tập bơi từ nhỏ nên tôi bơi rất giỏi nhưng em tôi lại không biết bơi, nhìn em sợ hãi cứ run lên cầm cập giữa tiếng mưa gió gầm gào, nước cuốn xối xả, tôi chợt ân hận vì mình ham chơi quá không chịu quan tâm đến em gái, mỗi lần đi bơi, không bao giờ rủ em đi cùng, giá như ngày trước, tôi chịu khó tập bơi cho em thì giữa mênh mông sóng nước như thế này đã không quá nguy hiểm cho em tôi.
Cơn lũ đổ xuống từ đầu nguồn, nên nước càng lúc càng chảy mạnh hơn, giữa dòng nước lũ cuồn cuộn, khúc gỗ mục chở chúng tôi trở nên bé nhỏ, mong manh. Một thân cây rất to không chịu nổi sức nước, bật gốc, đổ ập xuống cản hướng trôi của khúc gỗ mục. Cú va đập quá mạnh làm tôi lảo đảo, em gái tôi ngã văng ra khỏi khúc gỗ, hoảng hồn, không cần suy nghĩ, tôi nhào ngay xuống dòng nước đang cuồn cuộn để cứu em…
Vật lộn với dòng nước lũ, cố ngoi lên để thấy hướng em gái, đến lúc gần như kiệt sức thì khoảng cách giữa tôi và em gái ngắn gần, tôi cố níu lấy em mình rồi bơi về hướng thanh gỗ mục, một cơn sóng đã giúp đẩy dạt chúng tôi về phía khúc gỗ, cha hốt hoảng kéo em gái tôi lên, khi em tôi vừa được cha kéo lên thì tôi đuối hẳn, buông tay… trong mê man tôi thấy mình bị dòng nước cuốn phăng đi, chìm dần... Không biết dòng nước lũ đã cuốn tôi đi bao xa, có lẽ xa lắm. Khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên một triền cát hoang vắng, không còn ai bên cạnh. Trong biến cố đầu tiên của đời mình, tôi đã lạc mất cha mẹ và em gái thân thương.
Cố bò lên một đụn cát cao nằm dưỡng sức, nằm thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy cũng khỏe lại phần nào. Lòng nôn nao, thương nhớ cha mẹ và em gái, lo lắng không biết sau cơn lũ thảm khốc đó, gia đình tôi lúc này ra sao. Từ bé, đã quen sống trong yêu thương của mọi người, có khi quên khuấy mất gia đình quan trọng với mình đến mức nào. Lúc này lạc mất nhau, mới cảm thấy hoang mang vô cùng, giữa mênh mông đất trời thế này, biết tìm cha mẹ, em gái ở đâu đây?
Vừa suy nghĩ thơ thẩn vừa đi mãi mà không biết mình đi đâu, cho đến lúc tôi gặp một con đường nhựa giống như cái đại lộ ở quê tôi ngày xưa, một chiếc xe ô tô dừng lại, mọi người trên xe kéo xuống bên vệ đường nghỉ ngơi. Tôi nghĩ: chiếc xe này đang chạy về hướng ngược lại dòng chảy mà đã cuốn tôi đến đây, hay là mình leo lên, biết đâu nó sẽ chở mình về với cha mẹ và em gái. Không kịp suy nghĩ nhiều, tôi nhảy ngay lên cái càng xe, tìm một chỗ an toàn, bám vào.
Chiếc xe chở tôi đi rất lâu, hai bên đường những hàng cây như chạy lùi lại, những cánh đồng thấp thoáng xa dần, càng đi các ngôi nhà to xuất hiện càng nhiều, giống như những gì mà anh ong Mật đã kể về các tòa nhà chọc trời của loài người, nơi mà họ gọi là thành phố.
Tôi chợt lo lắng, vậy là đã không như hy vọng, chuyến xe này đã không đưa tôi về gặp cha mẹ, mà đã dẫn đến một thành phố với những cảnh vật xa lạ, những âm thanh cũng xa lạ, không như sự yên ả của làng quê. Thành phố này ầm ĩ tiếng còi xe, tiếng gầm rú của những cỗ máy, tiếng người cười nói rầm rì, tiếng chó sủa ông ổng bên trong những cánh cửa khép kín, không giống như tiếng sủa hiền lành của bác chó Vện quê tôi...
Cuộc phiêu lưu đầy thử thách trong cuộc đời tôi đã bắt đầu một cách tình cờ như thế, vừa như đi tìm những kỳ thú, vừa như cuộc hành trình với rất nhiều những gian nan, để tìm về với gia đình thân yêu và đầm ấm của tôi.
II. Một tình bạn mới.
Rồi cũng đến lúc chiếc xe dừng lại, tôi nghe mọi người nói là đã đến bến xe, họ lục đục lấy hành lý. Tôi thì dáo dác không biết phải làm sao giữa cái nơi lạ lẫm này, không bè bạn côn trùng, không hàng xóm láng giềng. Sau biến cố đầu đời từ cơn lũ, đây là lần thứ hai tôi cảm thấy sợ hãi, một thứ sợ hãi đến từ những khuôn mặt người xa lạ, họ trắng trẻo hơn những người hay ra đồng làm ruộng ở quê tôi và cũng ít cười ít nói hơn. Sự trầm ngâm của họ khiến tôi hoang mang lắm. Tôi quan sát và thấy trong những người đó có một chú bé là có vẻ mặt hiền lành nhất, nên tạm yên tâm chui vào trong ngách túi ba-lô đeo trên lưng chú bé. Khi đã đến nước này, đành phải đến đâu hay đến đấy vậy, chứ biết làm sao đây…
Chú bé đưa tôi về một ngôi nhà ở tít trên cao, sau khi đi qua một cái hộp bằng sắt mà con người gọi là thang máy. Cha mẹ đón chú với một vẻ ân cần, làm tôi chạnh nhớ về gia đình mình. Đợi khi mọi người yên giấc tôi rón rén bò ra, ở đây nền nhà trơn láng làm chân tôi cứ trợt hì hoạch, đi loanh quanh một lúc tôi cảm thấy đói, định tìm chút cỏ ăn lót dạ nhưng tìm mãi không thấy, chỉ thấy một bó rau trong cái tủ chưa đóng kín cửa, tôi ngó trước ngó sau rồi chui vào, bên trong tủ hơi lạnh phả ra làm tôi run cầm cập, cố chịu lạnh, tôi tìm lấy một nhánh lá non nhất ăn ngon lành. Khi đã no căng, như thói quen từ ngày còn được ở cánh đồng quê hương thơm ngát hương lúa, tôi liền đi tìm những giọt sương trong để uống. Nhưng sực nhớ, trong căn nhà như cái hộp khổng lồ này làm gì mà có sương đọng. Khát quá, quên lời mẹ dặn không được uống nước đục, tôi vục xuống vũng nước đọng uống một hơi ngon lành. Chỉ một lát sau một cơn đau âm ỷ lan dần trong bụng, cơn đau càng lúc càng dữ dội. Tôi mệt đừ, chui vào một kẽ tường nằm thở thoi thóp, rồi thiếp ngủ đi. Trong giấc ngủ chập chờn tôi cảm thấy như ai đang chọc vào người mình liền bật dậy, thì ra một chú gián khoảng bằng tuổi tôi, đang đang lấy cặp râu khều khều tôi và thì thầm:
- Này, tớ là gián Nhép, cậu muốn chết à? Tớ theo dõi cậu từ nãy đến giờ, đúng là thứ nhà quê lên tỉnh. Đi theo tớ ngay kẻo bọn Thằn lằn mà biết được là toi đấy!
Tôi đứng im quan sát, nhớ lời mẹ dặn không được tin ngay những ai lần đầu gặp, gián Nhép có cái vẻ lúc nào cũng hoang mang sợ sệt, cộng với một chút láu cá trên một khuôn mặt tối tăm, chẳng có chút nào là nhuệ khí. Thân người dẹp lép, bẩn thỉu, lúc nào cũng sát rạt dưới đất, chẳng giống như dòng họ dế nhà tôi, bất cứ lúc nào cũng ngạo nghễ, kiêu hãnh. Tôi coi thường gián Nhép ta mặt, mặc dù rất lo lắng trong lòng nhưng vẫn sĩ diện, kiêu ngạo trả lời:
- Tớ là dế Mèn, tớ có chút việc nên ghé qua đây. Chú mày yên tâm, đây chả sợ mấy cái đứa Thằn Lằn vớ vẩn đâu.
Tuy thế, nhưng vì muốn tìm hiểu nơi này nên tôi vẫn đi theo gián Nhép, khi chui vào nơi ở ẩm ướt bẩn thỉu của nó, tôi tỏ vẻ khó chịu:
- Này, tớ không ở được ở cái chỗ bẩn thỉu này của cậu đâu.
Nói xong tôi quay ra ngay, vừa bò ra được một đoạn bỗng một con Thằn Lằn béo ú không biết ở đâu nhào tới. Đang bị cơn đau bụng hành hạ, sức yếu, các cơ bắp rũ rượi nên phản xạ của tôi chậm chạp hẳn, trong tích tắc hàm răng nhọn hoắt của Thằn Lằn đã chực táp vào tôi…
Khoảng khắc ấy tôi cảm thấy bất lực, nhắm mắt chờ chết, dù vẫn kịp tự nhủ: chẳng lẽ cuộc đời dế Mèn này chấm dứt nơi xó nhà bẩn thỉu này ư, hình ảnh cha mẹ và em gái chợt vụt hiện trong tâm trí… Nhưng, bỗng tôi thấy thân người mình bị hất sang một bên, cú táp của Thằn Lằn hụt vào khoảng không, còn chưa biết chuyện gì xảy ra thì gián Nhép đã đẩy tuột tôi vào kẽ tường, tôi thoát khỏi Thằn Lằn hung tợn, nhưng gián Nhép vào sau chưa kịp hết thân mình nên bị Thằn Lằn vung tiếp một cú táp thứ hai trúng ngay vào chân, Thằn Lằn lôi gián Nhép ra từ từ, tôi hốt hoảng kéo lại. Hai bên giằng có nhau rất lâu, cho tới khi một khúc chân gián nhép đứt lìa.
Thoát nạn, nhưng gián Nhép đã bị mất một phần chân. Hai đứa nằm thở hổn hển, lát sau, biết tôi bị đau bụng, gián Nhép cố bò đi lấy một viên bột trăng trắng đưa tôi:
- Cậu hãy nhấm một tí viên thuốc này, sẽ hết đau bụng ngay thôi. Đó là thuốc kháng sinh của con người dùng để chữa bệnh đấy.
Tôi xúc động, nhận lấy thuốc mà trong lòng day dứt. Gián Nhép đã liều mình cứu tôi đến nỗi phải tàn tật, vậy mà lúc đầu tôi đã khinh khi, coi thường thân phận gián Nhép ra mặt. Từ lâu tôi vẫn có cái tính thích bạn bè phong lưu, hôm nay gián Nhép đã khiến tôi sáng mắt, xúc động trước lòng tốt bên trong một hình hài bẩn thỉu - tôi tự nhủ - từ nay sẽ xem gián Nhép là bạn. Đêm đó, chúng tôi trò chuyện với nhau rất nhiều, tôi kể về quê hương yên ả, thanh bình, kể về cơn lũ đã khiến tôi lạc cha mẹ và chuyến xe đã dẫn tôi đến đây. Gián Nhép tính tình vui nhộn, lém lỉnh, bắt đầu kể cho tôi nghe về thành thị, về những mối nguy hiểm của cuộc sống nơi đây, chúng tôi tỉ tê với nhau đến quá nửa đêm rồi ngủ thiếp đi, trong giấc mơ tôi thấy mình được trở về với cha mẹ và em gái, về với bạn bè dế Lửa, dế Than…
Sau khi gián Nhép bị Thằn lằn tấn công, nhìn một phần chân bị đứt lìa của cậu ta tôi lo lắng lắm. Nhưng gián Nhép thì cứ tỉnh bơ như không, lại còn nói rằng:
- Cậu yên tâm, sức sống của dòng họ gián nhà tớ rất mãnh liệt, bọn tớ vẫn sống nhởn nhơ ở vùng từng nổ bom nguyên tử đầy các chất phóng xạ đấy! Chỉ có loài gián nhà tớ là chịu đựng giỏi nhất ở nơi độc hại đó thôi đấy nhé.
Tôi ngơ ngác, chẳng biết “bom nguyên tử” là cái gì, gián Nhép lại phải giải thích:
- Tớ nghe trên ti- vi nói, đó là một loại bom mà con người làm ra để tàn sát lẫn nhau, loại bom ấy có thể giết chết cả thành phố trong tích tắc đấy cậu ạ!
Gián Nhép còn tưng tửng nói đùa:
- Nếu cắt đầu tớ, tớ vẫn thở, vẫn ngọ nguậy, nghĩa là tớ vẫn sống, he he… vài ngày sau mới chịu về với ông bà ông vải.
Rồi gián Nhép trầm ngâm hẳn đi, khi kể về những nỗi buồn của dòng họ mình. Nghe cậu ta kể tôi mới biết, tuy không sang trọng, nhưng các cụ tổ của gián Nhép đã có mặt trên trái đất này từ thủa xa xưa, nghe đâu cùng lúc với loài khủng long, và khi loài khủng long to lớn là thế mà cũng không thể chịu đựng được những khó khăn, thì loài gián vẫn vẫn biết sống để vượt qua những thời khắc đen tối nhất, khắc nghiệt nhất, khổ đau nhất và cả nhục nhã nhất… Tôi chợt tự nhủ, trong lúc khó khăn, lạc mẹ cha, xa quê hương này, chẳng cần học đâu xa, chỉ cần học nghị lực và sự chịu đựng ở gián Nhép, chắc chắn sẽ tìm về được với cha mẹ, tôi sẽ phải cố gắng sống đầy nghị lực như loài gián kia…
Cuộc sống thành thị không mấy dễ dàng. May cho tôi là đã có gián Nhép chỉ vẽ. Cậu ta cẩn thận dặn tôi không được thò râu vào các ổ cắm điện, vì trong đó có một sức mạnh khủng khiếp nhưng vô hình sẽ làm tê liệt toàn thân, có khi còn bị chết cháy. Rồi là, không được được ăn các loại thức ăn đã lên nấm mốc sẽ bị ngộ độc. Và còn rất nhiều điều khác nữa… Tôi hiểu ra mình còn tậm tịt lắm, từ đó biết khiêm tốn hơn mà bớt đi mấy phần kênh kiệu.
Gián Nhép sống ở thành thị từ bé nên rất láu lỉnh, nhưng vì cái tính ăn ở bẩn thỉu mà cậu ta bị con người ghét cay ghét đắng, họ làm ra một loại bình xịt tỏa ra một làn hơi rất độc, nếu không kịp chui sâu vào những nơi kín đáo nấp, là sẽ bị chết ngạt ngay. Gián Nhép vốn tính láu cá và có trí nhớ tốt nên nhiều lúc đoán biết trước được, chỉ cần nghe tiếng con người lắc bình xịt là lôi tôi đi trốn ngay. Sau những lần như thế, cậu ta thường tìm cách trả đũa bằng cách chui vào tủ quần áo của loài người nhấm thủng lỗ chỗ, rồi cười hỉ hả. Làm bạn với gián Nhép một thời gian tôi mới hiểu hết tính nết của cậu ta vừa tốt vừa xấu. Nhưng vẫn tự nhủ: chả lẽ làm bạn bè với nhau mà chỉ chọn lấy phần tốt mà chơi thì cái phần xấu kia biết để đi đâu.
Gián Nhép thì có vẻ tự hào lắm vì được làm bạn với tôi, mỗi lần bướm Vàng ghé chơi đậu bên cửa sổ là cậu ta vội vàng chạy ra khoe. Có lẽ, từ trước đến giờ ai cũng khinh thường, chẳng ai thèm làm bạn với gián Nhép. Nên khi có tôi làm bạn, cậu ta cảm thấy đỡ tủi thân. Có lần, gián Nhép ấm ức nói:
- Cậu biết không? Các cụ bảo rằng: vì dòng họ nhà tớ thường sống trong các nơi mất vệ sinh, có nhiều loại vi khuẩn, nên chúng tớ đã biết tiến hóa để thích nghi và bảo vệ chính mình, nhờ vậy mà các nhà khoa học trong thế giới loài người đã lợi dụng vào đó, họ lấy trong não của dòng họ nhà tớ một loại chất kháng sinh, để làm được một thứ thuốc rất quí cho họ.
Tôi chạnh nghĩ, ai cũng thế thôi, cũng vừa tốt vừa xấu, chẳng mấy ai toàn diện được cả. Tính xấu của gián thì ai cũng biết rồi, nhưng dòng họ gián vẫn có nhiều ích lợi mà ít ai biết. Kể ra, loài gián cũng phải chịu quá nhiều thị phi, chạnh lòng, tôi động viên gián Nhép:
- Thôi, cậu đừng buồn nữa, có lẽ cái thân phận nhà gián của cậu phải chịu sự khinh khi, ghét bỏ. Thôi cố gắng lên vậy, nhé!
Gián Nhép vẫn còn ấm ức:
- Như cô ả bướm kia thì ai cũng khen, nào là xinh đẹp, nào là có công đi thụ phấn cho muôn hoa, chẳng mấy ai nhắc đến lúc bướm là sâu thì cũng phá phách chẳng kém…
Tôi ngắt lời:
- Thôi bạn ạ, hãy cứ nghĩ, nếu không có em bướm Vàng kia, biết lấy ai để cậu khoe những niềm vui?
Nghe tôi nói thế gián Nhép lại vui ngay, rủ tôi đi lang thang ra ngoài. Sống ở ngôi nhà này được một thời gian, tôi đã quen với mọi thứ ở đây, nên cũng phần nào nguôi ngoai nỗi nhớ cha mẹ và em gái. Tự nhủ, một lúc nào đó thuận tiện. sẽ nghĩ cách tìm về. Đang vẩn vơ suy nghĩ, không chú ý đến mọi thứ xung quanh. Bỗng tôi thấy trời đất tối sầm lại và tiếng reo của cậu bé chủ nhà:
- Bé Na ơi! Anh bắt được một chú dế nè…
(còn tiếp)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn