VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt cho công tác ngoại giao trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, song rất đỗi hào hùng của dân tộc. Ðồng chí đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một nhà ngoại giao tầm cỡ chiến lược trong cuộc hòa đàm lịch sử kéo dài gần năm năm ở Pa-ri (1968 - 1973).
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ (thứ ba từ trái) và Tiến sĩ H.Kissinger (đầu bên phải), Trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ, tại một phiên họp của Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, năm 1972. (Ảnh: Tư liệu)
Tháng 4-1968, Bác Hồ và Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Lê Ðức Thọ đặc trách chỉ đạo đàm phán Pa-ri với vai trò công khai là Cố vấn đặc biệt của Ðoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH). Bác Hồ đã chọn đồng chí "Cố vấn đặc biệt" cho đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam DCCH với đoàn đàm phán Chính phủ Mỹ, vì Bác hiểu rõ: Ðàm phán với các chính khách lão luyện và cơ mưu của Mỹ - một siêu cường, trong lịch sử cận đại chưa từng thua cuộc chiến tranh nào, có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự so với Việt Nam, là vô cùng khó khăn, phức tạp. Ðây là cuộc đấu trí, đấu lý hết sức cam go ở một trung tâm của phương Tây, xa Trung ương, nên người lãnh đạo đàm phán trực tiếp không những cần tinh thần cách mạng tiến công và ý thức kỷ luật, mà còn phải có tầm tư duy chiến lược, bản lĩnh vững vàng và phương pháp đàm phán sáng tạo, khôn khéo.
Trong suốt quá trình chỉ đạo và trực tiếp tham gia đàm phán với đại diện của Mỹ ở Pa-ri, đồng chí luôn quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Từ tấm gương của đồng chí Lê Ðức Thọ, cùng những kinh nghiệm phong phú của cuộc đàm phán ngoại giao trường kỳ nhất, có thể rút ra một số bài học quý báu cho thế hệ ngoại giao Việt Nam hôm nay và mai sau:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng trong công tác ngoại giao nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia.
Là Ủy viên Bộ Chính trị, được đồng chí Lê Duẩn ủy quyền là "Tư lệnh chiến trường" có "toàn quyền" ở mặt trận đàm phán Pa-ri, nhưng đồng chí Lê Ðức Thọ luôn quán triệt sâu sắc và giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách, duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Trung ương Ðảng ở Hà Nội, trực tiếp báo cáo tình hình cuộc đàm phán, nêu lên các đề xuất, sáng kiến và tiếp nhận những chỉ thị của Bộ Chính trị để tiến hành đàm phán. Trong trường hợp có sự chưa thống nhất về một nhận định đánh giá hay về một kiến nghị cụ thể nào đó giữa "Pa-ri" với "Hà Nội", đồng chí luôn chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ của Ðảng.
Hai là, nâng tầm tư duy chiến lược và tập trung trí tuệ tập thể vào công tác nghiên cứu chiến lược để xây dựng các luận cứ khoa học cho các sáng kiến, kiến nghị và giải pháp trong quá trình đàm phán.
Tư duy chiến lược của đồng chí Lê Ðức Thọ đã được đào luyện và phát triển trong quá trình tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong quá trình chỉ đạo đàm phán ở Pa-ri, đồng chí luôn kết hợp phát huy tối đa trí tuệ tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân.
Với kinh nghiệm những tháng năm lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ ác liệt, đồng chí đã đề ra những yêu cầu rất cao về thu thập và xử lý thông tin, để có đánh giá khách quan nhất về đối phương. Tổ quân sự trong Phái đoàn phải liên lạc thường xuyên với "Nhà" để nắm tình hình mới nhất, Bộ Tổng Tham mưu đã phải huy động mọi khả năng có thể để đáp ứng yêu cầu của Ðoàn đàm phán. Sớm thấy sự lợi hại của làng báo Pa-ri, đối với công tác báo chí, đồng chí Lê Ðức Thọ chỉ thị: Nhiệm vụ chính ở Pa-ri là tiếp xúc các nhà báo quốc tế để thu thập, khai thác tin tức, tình hình. Tuy là người lãnh đạo cao nhất của ta trong đàm phán, có bản lĩnh vững vàng, tính quyết đoán cao, nhưng đồng chí Lê Ðức Thọ không bao giờ võ đoán. Làm việc gì, đồng chí đều bắt đầu từ sự phân tích tỉ mỉ tình hình, rút ra những kết luận cần thiết rồi xử lý một cách linh hoạt.
Ba là, khôn khéo giữ vững độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.
Một trong những khó khăn lớn đối với đàm phán của ta ở Pa-ri là sự khác biệt về quan điểm của một số nước anh em đối với đàm phán. Vào thời gian đó, trên thế giới có tâm lý ngại Mỹ và sợ Mỹ. Trong những chuyến đi về Hà Nội, khi qua Mát-xcơ-va và Bắc Kinh, đồng chí Lê Ðức Thọ đã thông báo lãnh đạo từng nước về cuộc đấu tranh ngoại giao của ta, tranh thủ, thuyết phục hai nước anh em đồng tình các chủ trương đối ngoại của ta. Năm 1972, khi đàm phán đang đi tới hồi kết, ta cũng phải đối mặt với thách thức lớn: hòa hoãn Mỹ-Xô, Mỹ-Trung. Tinh thần độc lập tự chủ, chủ động tiến công của cả Ðoàn đàm phán trên toàn mặt trận ngoại giao ở Pa-ri đã góp phần tạo ra sức mạnh đoàn kết quốc tế to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và buộc đối phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đàm phán nghiêm chỉnh với ta ở Pa-ri.
Bốn là, quán triệt sâu sắc phương châm "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong xác định mục tiêu cụ thể, biện pháp và hình thức đấu tranh ngoại giao.
"Mỹ phải ra, còn quân ta ở lại" là vấn đề hóc búa nhất trong quá trình đàm phán. Ta đã kiên trì và quyết tâm đấu tranh hàng năm để đạt được sự thỏa thuận đó. Ðồng chí Lê Ðức Thọ đứng mũi chịu sào về vấn đề này. Chính tài chèo lái của đồng chí tại bàn đàm phán đã đưa đến kết quả là Mỹ rút quân mà không nhắc đến sự có mặt của quân đội miền bắc tại miền nam và không đòi hai bên cùng rút nữa. Trong các cuộc đấu trí quyết liệt với các nhà thương lượng Mỹ, Cố vấn Lê Ðức Thọ rất giữ vững nguyên tắc, kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, không lùi bước trước bất cứ sức ép nào, không nao núng trước bất cứ sự đe dọa nào từ đối phương. Ðối với những vấn đề không thuộc về nguyên tắc, đồng chí luôn linh hoạt, ứng biến uyển chuyển theo lời dạy của Bác Hồ: "dùng lối nói chuyện thì phải nhân nhượng nhau đúng mức".
Năm là,kết hợp uyển chuyển giữa đàm với đánh trong bối cảnh ngoại giao đã trở thành một mặt trận, nhằm tạo dựng và nắm bắt thời cơ để có thể xoay chuyển cục diện đánh-đàm sao cho có lợi nhất cho ta, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ kinh nghiệm đúc kết trong quá trình đàm phán Hiệp định Giơ-ne-vơ và từ chiến trường Nam Bộ trực tiếp đánh Mỹ - tới thẳng Pa-ri để "nói chuyện" với Mỹ, đồng chí Lê Ðức Thọ thấu hiểu sâu sắc vai trò và mối quan hệ giữa "đánh" và "đàm" trong bối cảnh mới. Với tư duy chiến lược sắc sảo và sự am hiểu chiến trường miền nam từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Lê Ðức Thọ luôn chỉ đạo sát sao để đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền nam, cũng như tình hình nội bộ đối phương.
Khác với Hội nghị Giơ-ne-vơ, khi ta chỉ là một thành phần tham gia với tiếng nói hạn chế, lần này ta đã chủ động mở rộng mặt trận ngoại giao có các "binh chủng" khác nhau, kết hợp đàm phán với chiến trường và quốc tế, đàm phán với đấu tranh dư luận. Từ bàn đàm phán Pa-ri, Ðoàn ta đã góp phần quan trọng kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Ta cũng đã phối hợp nhịp nhàng giữa hai đoàn Việt Nam DCCH và Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam, tuy "hai mà một" và tuy "một mà hai". Những sáng kiến về giải pháp quan trọng nhất đưa ra trước diễn đàn công khai ở Pa-ri, đều được dành cho đoàn miền Nam để khẳng định địa vị pháp lý quốc tế của Chính phủ Cách mạng lâm thời và tranh thủ rộng rãi dư luận và sự ủng hộ quốc tế.
* Trọn đời tận tụy phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đồng chí Lê Ðức Thọ không mưu cầu lợi ích cá nhân, vì hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước là mục tiêu đồng chí luôn toàn tâm, toàn ý phấn đấu. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, tên tuổi của đồng chí, sự nghiệp cao cả và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Ðảng, với dân tộc vẫn mãi trường tồn. Lịch sử ngoại giao, với những trang vàng chói lọi của cuộc đàm phán lịch sử Pa-ri, luôn ghi công đồng chí - một nhà ngoại giao chiến lược tài ba, mưu lược và khôn khéo.
(Nguồn nhandan.org.vn)
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt cho công tác ngoại giao trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go, song rất đỗi hào hùng của dân tộc. Ðồng chí đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một nhà ngoại giao tầm cỡ chiến lược trong cuộc hòa đàm lịch sử kéo dài gần năm năm ở Pa-ri (1968 - 1973).
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ (thứ ba từ trái) và Tiến sĩ H.Kissinger (đầu bên phải), Trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ, tại một phiên họp của Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, năm 1972. (Ảnh: Tư liệu)
Tháng 4-1968, Bác Hồ và Bộ Chính trị đã phân công đồng chí Lê Ðức Thọ đặc trách chỉ đạo đàm phán Pa-ri với vai trò công khai là Cố vấn đặc biệt của Ðoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH). Bác Hồ đã chọn đồng chí "Cố vấn đặc biệt" cho đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam DCCH với đoàn đàm phán Chính phủ Mỹ, vì Bác hiểu rõ: Ðàm phán với các chính khách lão luyện và cơ mưu của Mỹ - một siêu cường, trong lịch sử cận đại chưa từng thua cuộc chiến tranh nào, có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự so với Việt Nam, là vô cùng khó khăn, phức tạp. Ðây là cuộc đấu trí, đấu lý hết sức cam go ở một trung tâm của phương Tây, xa Trung ương, nên người lãnh đạo đàm phán trực tiếp không những cần tinh thần cách mạng tiến công và ý thức kỷ luật, mà còn phải có tầm tư duy chiến lược, bản lĩnh vững vàng và phương pháp đàm phán sáng tạo, khôn khéo.
Trong suốt quá trình chỉ đạo và trực tiếp tham gia đàm phán với đại diện của Mỹ ở Pa-ri, đồng chí luôn quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Từ tấm gương của đồng chí Lê Ðức Thọ, cùng những kinh nghiệm phong phú của cuộc đàm phán ngoại giao trường kỳ nhất, có thể rút ra một số bài học quý báu cho thế hệ ngoại giao Việt Nam hôm nay và mai sau:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng trong công tác ngoại giao nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia.
Là Ủy viên Bộ Chính trị, được đồng chí Lê Duẩn ủy quyền là "Tư lệnh chiến trường" có "toàn quyền" ở mặt trận đàm phán Pa-ri, nhưng đồng chí Lê Ðức Thọ luôn quán triệt sâu sắc và giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách, duy trì mối liên hệ chặt chẽ với Trung ương Ðảng ở Hà Nội, trực tiếp báo cáo tình hình cuộc đàm phán, nêu lên các đề xuất, sáng kiến và tiếp nhận những chỉ thị của Bộ Chính trị để tiến hành đàm phán. Trong trường hợp có sự chưa thống nhất về một nhận định đánh giá hay về một kiến nghị cụ thể nào đó giữa "Pa-ri" với "Hà Nội", đồng chí luôn chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ của Ðảng.
Hai là, nâng tầm tư duy chiến lược và tập trung trí tuệ tập thể vào công tác nghiên cứu chiến lược để xây dựng các luận cứ khoa học cho các sáng kiến, kiến nghị và giải pháp trong quá trình đàm phán.
Tư duy chiến lược của đồng chí Lê Ðức Thọ đã được đào luyện và phát triển trong quá trình tham gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong quá trình chỉ đạo đàm phán ở Pa-ri, đồng chí luôn kết hợp phát huy tối đa trí tuệ tập thể với trách nhiệm của từng cá nhân.
Với kinh nghiệm những tháng năm lăn lộn ở chiến trường Nam Bộ ác liệt, đồng chí đã đề ra những yêu cầu rất cao về thu thập và xử lý thông tin, để có đánh giá khách quan nhất về đối phương. Tổ quân sự trong Phái đoàn phải liên lạc thường xuyên với "Nhà" để nắm tình hình mới nhất, Bộ Tổng Tham mưu đã phải huy động mọi khả năng có thể để đáp ứng yêu cầu của Ðoàn đàm phán. Sớm thấy sự lợi hại của làng báo Pa-ri, đối với công tác báo chí, đồng chí Lê Ðức Thọ chỉ thị: Nhiệm vụ chính ở Pa-ri là tiếp xúc các nhà báo quốc tế để thu thập, khai thác tin tức, tình hình. Tuy là người lãnh đạo cao nhất của ta trong đàm phán, có bản lĩnh vững vàng, tính quyết đoán cao, nhưng đồng chí Lê Ðức Thọ không bao giờ võ đoán. Làm việc gì, đồng chí đều bắt đầu từ sự phân tích tỉ mỉ tình hình, rút ra những kết luận cần thiết rồi xử lý một cách linh hoạt.
Ba là, khôn khéo giữ vững độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế.
Một trong những khó khăn lớn đối với đàm phán của ta ở Pa-ri là sự khác biệt về quan điểm của một số nước anh em đối với đàm phán. Vào thời gian đó, trên thế giới có tâm lý ngại Mỹ và sợ Mỹ. Trong những chuyến đi về Hà Nội, khi qua Mát-xcơ-va và Bắc Kinh, đồng chí Lê Ðức Thọ đã thông báo lãnh đạo từng nước về cuộc đấu tranh ngoại giao của ta, tranh thủ, thuyết phục hai nước anh em đồng tình các chủ trương đối ngoại của ta. Năm 1972, khi đàm phán đang đi tới hồi kết, ta cũng phải đối mặt với thách thức lớn: hòa hoãn Mỹ-Xô, Mỹ-Trung. Tinh thần độc lập tự chủ, chủ động tiến công của cả Ðoàn đàm phán trên toàn mặt trận ngoại giao ở Pa-ri đã góp phần tạo ra sức mạnh đoàn kết quốc tế to lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam và buộc đối phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đàm phán nghiêm chỉnh với ta ở Pa-ri.
Bốn là, quán triệt sâu sắc phương châm "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" trong xác định mục tiêu cụ thể, biện pháp và hình thức đấu tranh ngoại giao.
"Mỹ phải ra, còn quân ta ở lại" là vấn đề hóc búa nhất trong quá trình đàm phán. Ta đã kiên trì và quyết tâm đấu tranh hàng năm để đạt được sự thỏa thuận đó. Ðồng chí Lê Ðức Thọ đứng mũi chịu sào về vấn đề này. Chính tài chèo lái của đồng chí tại bàn đàm phán đã đưa đến kết quả là Mỹ rút quân mà không nhắc đến sự có mặt của quân đội miền bắc tại miền nam và không đòi hai bên cùng rút nữa. Trong các cuộc đấu trí quyết liệt với các nhà thương lượng Mỹ, Cố vấn Lê Ðức Thọ rất giữ vững nguyên tắc, kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình, không lùi bước trước bất cứ sức ép nào, không nao núng trước bất cứ sự đe dọa nào từ đối phương. Ðối với những vấn đề không thuộc về nguyên tắc, đồng chí luôn linh hoạt, ứng biến uyển chuyển theo lời dạy của Bác Hồ: "dùng lối nói chuyện thì phải nhân nhượng nhau đúng mức".
Năm là,kết hợp uyển chuyển giữa đàm với đánh trong bối cảnh ngoại giao đã trở thành một mặt trận, nhằm tạo dựng và nắm bắt thời cơ để có thể xoay chuyển cục diện đánh-đàm sao cho có lợi nhất cho ta, thực hiện phương châm giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ kinh nghiệm đúc kết trong quá trình đàm phán Hiệp định Giơ-ne-vơ và từ chiến trường Nam Bộ trực tiếp đánh Mỹ - tới thẳng Pa-ri để "nói chuyện" với Mỹ, đồng chí Lê Ðức Thọ thấu hiểu sâu sắc vai trò và mối quan hệ giữa "đánh" và "đàm" trong bối cảnh mới. Với tư duy chiến lược sắc sảo và sự am hiểu chiến trường miền nam từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Lê Ðức Thọ luôn chỉ đạo sát sao để đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường miền nam, cũng như tình hình nội bộ đối phương.
Khác với Hội nghị Giơ-ne-vơ, khi ta chỉ là một thành phần tham gia với tiếng nói hạn chế, lần này ta đã chủ động mở rộng mặt trận ngoại giao có các "binh chủng" khác nhau, kết hợp đàm phán với chiến trường và quốc tế, đàm phán với đấu tranh dư luận. Từ bàn đàm phán Pa-ri, Ðoàn ta đã góp phần quan trọng kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Ta cũng đã phối hợp nhịp nhàng giữa hai đoàn Việt Nam DCCH và Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMN Việt Nam, tuy "hai mà một" và tuy "một mà hai". Những sáng kiến về giải pháp quan trọng nhất đưa ra trước diễn đàn công khai ở Pa-ri, đều được dành cho đoàn miền Nam để khẳng định địa vị pháp lý quốc tế của Chính phủ Cách mạng lâm thời và tranh thủ rộng rãi dư luận và sự ủng hộ quốc tế.
* Trọn đời tận tụy phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc, đồng chí Lê Ðức Thọ không mưu cầu lợi ích cá nhân, vì hòa bình, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước là mục tiêu đồng chí luôn toàn tâm, toàn ý phấn đấu. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, tên tuổi của đồng chí, sự nghiệp cao cả và những cống hiến to lớn của đồng chí đối với Ðảng, với dân tộc vẫn mãi trường tồn. Lịch sử ngoại giao, với những trang vàng chói lọi của cuộc đàm phán lịch sử Pa-ri, luôn ghi công đồng chí - một nhà ngoại giao chiến lược tài ba, mưu lược và khôn khéo.
(Nguồn nhandan.org.vn)
VanVN.Net - Sáng 27/2, Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí ...
VanVN.Net - Cùng bạn đọc: Hơn 3 năm qua, nhà văn Văn Chinh phục vụ tại vanvn.net; ông cùng các cộng sự đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên trang web này. Đến nay, ông đã xin nghỉ ...
VanVN.Net - Với mười ba bút ký, “Trôi dạt cõi người” phản ánh những hiện thực phong phú, sinh động được khơi dậy từ thế giới của “đại giác”.
VanVN.Net – 14h chiều nay, 05/2/2012, tại sân Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học cho 11 tác giả có tác phẩm đạt giải trong hai năm: 2010, 2011; trao ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn