VanVn.Net - 14h00 ngày 18/9/2011, Lễ bế mạc trại sáng tác khu vực Bắc miền Trung được tổ chức tại Nhà sáng tác Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Thời gian trại diễn ra từ 05 đến 18/9/2011, với 10 nhà thơ và 5 nhà văn (là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) đến từ các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế… Đặc biệt, có hội viên lần đầu tiên đi dự trại sáng tác: nhà thơ Vũ Thị Khương, nhà thơ Huy Trụ (Thanh Hóa).
Đến dự Lễ bế mạc, về phía Hội NVVN có Nhà văn Đình Kính và Nhà thơ Nguyễn Hoa – 2 Ủy viên Ban chấp hành Hội, về phía tỉnh Vĩnh Phúc có Nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà văn Nguyễn Thanh Vĩnh - Phó phòng Văn nghệ đài PTTH Vĩnh Phúc, Nhà thơ Cảnh Tuấn, Nhà thơ Trần Khoái, Nhà thơ Phạm Thanh Bình.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Nhà văn Nguyễn Quang Hà – Trưởng trại sáng tác đọc báo cáo tổng kết: “…Đến Tam Đảo, với nhiều nhà văn lần đầu tiên được tới địa chỉ du lịch, nghỉ mát này nên đến nơi, anh em đi tham quan ngay nơi mình trú chân và lập tức hàng loạt bài thơ về Tam Đảo được ra đời đầy cảm hứng. Kết quả của trại trong 15 ngày sáng tác: Nhà văn Hồng Nhu: 3 truyện ngắn “Lễ thần”, “Cái chết của con trâu đầu đàn”, “Bữa tiệc đôi tình nhân”; Từ Nguyên Tĩnh: truyện ngắn “Chú khách”; Nguyễn Ngọc Lợi 3 truyện ngắn; Nguyễn Thế Tường: 1 truyện ngắn; Vũ Thị Khương: 2 truyện ngắn, 3 bài thơ; Nguyễn Quang Hà: 3 truyện ngắn, hoàn thiện tiểu thuyết “Mỹ nữ Mộng Huyền”; Vũ Hoàng Thuật: 8 bài thơ; Huy Trụ: 6 bài thơ; Võ Quê: 6 bài thơ, Thạch Quỳ: 3 bài thơ; Tùng Bách: 6 bài thơ; Dương Huy: 5 bài thơ; Mai Văn Hoan: 5 bài thơ, Quang Thanh: 4 bài thơ; Quốc Bình: 3 bài thơ… Như vậy, tổng cộng trại sáng tác Tam Đảo của các nhà văn Bắc miền Trung đã hoàn thành bản thảo 49 bài thơ, 17 truyện ngắn, tiểu phẩm và 4 tập truyện ngắn, truyện ký, tạp văn, tiểu thuyết… Đối với anh chị em nhà văn, các trại sáng tác rất quan trọng, cần thiết, là điều kiện tốt cho các tác phẩm tâm huyết ra đời. Thay mặt trại, xin cảm ơn nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN và Ban chấp hành Hội đã quan tâm, tạo điều kiện cho hội viên địa phương có được khoảng thoài gian và không gian tốt cho công việc sáng tác của mình.”
Nhà văn Đình Kính phát biểu tổng kết: “Đây là một trại viết thành công rực rỡ, thu được số lượng tác phẩm đạt chất lượng tốt… Nhân đây tôi thông báo thêm 1 số vấn đề của Hội NVVN: Vừa qua Hội tổ chức thành công Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần VIII, Hội nghị được đánh giá tốt, rất văn hóa và đậm chất văn chương. Vấn đề thứ 2 là bình chọn các tác phẩm tham gia giải ASEAN (tiểu thuyết “Tiếng khóc của nàng Út”, tác giả Nguyễn Chí Trung đã được chọn). Vấn đề thứ 3: Hội NVVN tổ chức hội thảo thơ khu vực Bắc miền Trung tại Thanh Hóa trong tháng 10 (đề nghị các nhà văn gửi tham luận trước 25/9). Thành phần hội thảo gồm tất cả các hội viên Hội NVVN từ miền Trung và Tây Nguyên, ngoài ra có các nhà lý luận phê bình (dự tính khoảng 180 người). Chương trình Hội thảo cụ thể sẽ được gửi tới từng hội viên. Từ nay đến cuối năm, còn có nhiều công việc phải giải quyết: vấn đề tài trợ sáng tác đang được xét; ưu tiên cho những tác giả có những tác phẩm tốt; xét giải thưởng hàng năm (xét 2 năm 2010 và 2011): năm 2010 có 5 tập thơ và 5 tập văn xuôi, 2 tập lý luận phê bình. Thay mặt BCH Hội NVVN cảm ơn ông Lương Cao Bằng – giám đốc nhà sáng tác, ông Nguyễn Ngọc Tung đã tạo điều kiện cho anh chị em trại viên đi thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.”
Nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung: “Thay mặt lãnh đạo Hội VHNT Vĩnh Phúc, xin chúc mừng các anh chị trại viên đã có khoảng thời gian tuy ngắn nhưng đã thu được nhiều thành quả tốt, chúng tôi rất vui mừng trước tình cảm của các nhà văn, nhà thơ dành cho Vĩnh Phúc. Chúng tôi có lời mời trân trọng với các văn nghệ sỹ trong cả nước đi qua, đến thăm và nghỉ lại Hội VHNT Vĩnh Phúc. Chúc các anh chị lên đường may mắn.”
Nhà thơ Nguyễn Hoa
Nhà thơ Nguyễn Hoa – Ban công tác hội viên: “ Tôi xin sơ kết về công tác kết nạp hội viên, năm nay Hội NVVN sẽ hướng về các cơ sở, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để xét kết nạp hội viên để có được đội ngũ kế tục hùng hậu hơn nữa. Nhìn lại con đường vào văn học mấy chục năm nay, mỗi người hãy tự đánh giá quá trình sáng tác để thực hiện được khát vọng của đời mình. Giải thưởng cũng quý, danh hiệu cũng quý, nhưng quý hơn tất cả, đối với nhà văn là sự sống của con chữ, còn con chữ là còn nhà văn. Hằng số cuối cùng là lòng yêu nước, cho dù có sự biến động nào thì giá trị nghệ thuật vẫn trường tồn.”
Đình Kính phát biểu: “Điều “nóng” nhất của Hội vào cuối năm luôn là xét giải thưởng và xét kết nạp, đề nghị các chi hội cần phải làm kỹ lưỡng hơn nữa trong việc giới thiệu hội viên, tác phẩm để Ban công tác có cơ sở đánh giá.”
Nhà thơ Huy Trụ
Nhà thơ Huy Trụ - Thanh Hóa: “Tôi đi dự trại lần đầu tiên, thấy rất vui, học hỏi được nhiều điều về công việc lao động nghệ thuật. Đề nghị Hội NVVN tạo điều kiện mở nhiều trại viết ở những vùng miền khác nhau để các nhà văn có điều kiện thâm nhập thực tế tại các vùng đất mới…”
Nhà văn Từ Nguyên Tĩnh: “Đề nghị BCH có hội đồng nghệ thuật đánh giá sáng tác của anh em hội viên, để có thể khích lệ, giúp đỡ, đồng thời theo sát quá trình, chất lượng tác phẩm của họ…”
Lế bế mạc kết thúc vào 17h00.
Sáng mai, các trại viên sẽ có buổi gặp mặt, chia tay với Chủ tịch Hội NVVN, nhà thơ Hữu Thỉnh tại trụ sở Hội Nhà văn VN số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
VanVn.Net - 14h00 ngày 18/9/2011, Lễ bế mạc trại sáng tác khu vực Bắc miền Trung được tổ chức tại Nhà sáng tác Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc). Thời gian trại diễn ra từ 05 đến 18/9/2011, với 10 nhà thơ và 5 nhà văn (là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) đến từ các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế… Đặc biệt, có hội viên lần đầu tiên đi dự trại sáng tác: nhà thơ Vũ Thị Khương, nhà thơ Huy Trụ (Thanh Hóa).
Đến dự Lễ bế mạc, về phía Hội NVVN có Nhà văn Đình Kính và Nhà thơ Nguyễn Hoa – 2 Ủy viên Ban chấp hành Hội, về phía tỉnh Vĩnh Phúc có Nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà văn Nguyễn Thanh Vĩnh - Phó phòng Văn nghệ đài PTTH Vĩnh Phúc, Nhà thơ Cảnh Tuấn, Nhà thơ Trần Khoái, Nhà thơ Phạm Thanh Bình.
Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Nhà văn Nguyễn Quang Hà – Trưởng trại sáng tác đọc báo cáo tổng kết: “…Đến Tam Đảo, với nhiều nhà văn lần đầu tiên được tới địa chỉ du lịch, nghỉ mát này nên đến nơi, anh em đi tham quan ngay nơi mình trú chân và lập tức hàng loạt bài thơ về Tam Đảo được ra đời đầy cảm hứng. Kết quả của trại trong 15 ngày sáng tác: Nhà văn Hồng Nhu: 3 truyện ngắn “Lễ thần”, “Cái chết của con trâu đầu đàn”, “Bữa tiệc đôi tình nhân”; Từ Nguyên Tĩnh: truyện ngắn “Chú khách”; Nguyễn Ngọc Lợi 3 truyện ngắn; Nguyễn Thế Tường: 1 truyện ngắn; Vũ Thị Khương: 2 truyện ngắn, 3 bài thơ; Nguyễn Quang Hà: 3 truyện ngắn, hoàn thiện tiểu thuyết “Mỹ nữ Mộng Huyền”; Vũ Hoàng Thuật: 8 bài thơ; Huy Trụ: 6 bài thơ; Võ Quê: 6 bài thơ, Thạch Quỳ: 3 bài thơ; Tùng Bách: 6 bài thơ; Dương Huy: 5 bài thơ; Mai Văn Hoan: 5 bài thơ, Quang Thanh: 4 bài thơ; Quốc Bình: 3 bài thơ… Như vậy, tổng cộng trại sáng tác Tam Đảo của các nhà văn Bắc miền Trung đã hoàn thành bản thảo 49 bài thơ, 17 truyện ngắn, tiểu phẩm và 4 tập truyện ngắn, truyện ký, tạp văn, tiểu thuyết… Đối với anh chị em nhà văn, các trại sáng tác rất quan trọng, cần thiết, là điều kiện tốt cho các tác phẩm tâm huyết ra đời. Thay mặt trại, xin cảm ơn nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN và Ban chấp hành Hội đã quan tâm, tạo điều kiện cho hội viên địa phương có được khoảng thoài gian và không gian tốt cho công việc sáng tác của mình.”
Nhà văn Đình Kính phát biểu tổng kết: “Đây là một trại viết thành công rực rỡ, thu được số lượng tác phẩm đạt chất lượng tốt… Nhân đây tôi thông báo thêm 1 số vấn đề của Hội NVVN: Vừa qua Hội tổ chức thành công Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần VIII, Hội nghị được đánh giá tốt, rất văn hóa và đậm chất văn chương. Vấn đề thứ 2 là bình chọn các tác phẩm tham gia giải ASEAN (tiểu thuyết “Tiếng khóc của nàng Út”, tác giả Nguyễn Chí Trung đã được chọn). Vấn đề thứ 3: Hội NVVN tổ chức hội thảo thơ khu vực Bắc miền Trung tại Thanh Hóa trong tháng 10 (đề nghị các nhà văn gửi tham luận trước 25/9). Thành phần hội thảo gồm tất cả các hội viên Hội NVVN từ miền Trung và Tây Nguyên, ngoài ra có các nhà lý luận phê bình (dự tính khoảng 180 người). Chương trình Hội thảo cụ thể sẽ được gửi tới từng hội viên. Từ nay đến cuối năm, còn có nhiều công việc phải giải quyết: vấn đề tài trợ sáng tác đang được xét; ưu tiên cho những tác giả có những tác phẩm tốt; xét giải thưởng hàng năm (xét 2 năm 2010 và 2011): năm 2010 có 5 tập thơ và 5 tập văn xuôi, 2 tập lý luận phê bình. Thay mặt BCH Hội NVVN cảm ơn ông Lương Cao Bằng – giám đốc nhà sáng tác, ông Nguyễn Ngọc Tung đã tạo điều kiện cho anh chị em trại viên đi thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.”
Nhà thơ Nguyễn Ngọc Tung: “Thay mặt lãnh đạo Hội VHNT Vĩnh Phúc, xin chúc mừng các anh chị trại viên đã có khoảng thời gian tuy ngắn nhưng đã thu được nhiều thành quả tốt, chúng tôi rất vui mừng trước tình cảm của các nhà văn, nhà thơ dành cho Vĩnh Phúc. Chúng tôi có lời mời trân trọng với các văn nghệ sỹ trong cả nước đi qua, đến thăm và nghỉ lại Hội VHNT Vĩnh Phúc. Chúc các anh chị lên đường may mắn.”
Nhà thơ Nguyễn Hoa
Nhà thơ Nguyễn Hoa – Ban công tác hội viên: “ Tôi xin sơ kết về công tác kết nạp hội viên, năm nay Hội NVVN sẽ hướng về các cơ sở, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để xét kết nạp hội viên để có được đội ngũ kế tục hùng hậu hơn nữa. Nhìn lại con đường vào văn học mấy chục năm nay, mỗi người hãy tự đánh giá quá trình sáng tác để thực hiện được khát vọng của đời mình. Giải thưởng cũng quý, danh hiệu cũng quý, nhưng quý hơn tất cả, đối với nhà văn là sự sống của con chữ, còn con chữ là còn nhà văn. Hằng số cuối cùng là lòng yêu nước, cho dù có sự biến động nào thì giá trị nghệ thuật vẫn trường tồn.”
Đình Kính phát biểu: “Điều “nóng” nhất của Hội vào cuối năm luôn là xét giải thưởng và xét kết nạp, đề nghị các chi hội cần phải làm kỹ lưỡng hơn nữa trong việc giới thiệu hội viên, tác phẩm để Ban công tác có cơ sở đánh giá.”
Nhà thơ Huy Trụ
Nhà thơ Huy Trụ - Thanh Hóa: “Tôi đi dự trại lần đầu tiên, thấy rất vui, học hỏi được nhiều điều về công việc lao động nghệ thuật. Đề nghị Hội NVVN tạo điều kiện mở nhiều trại viết ở những vùng miền khác nhau để các nhà văn có điều kiện thâm nhập thực tế tại các vùng đất mới…”
Nhà văn Từ Nguyên Tĩnh: “Đề nghị BCH có hội đồng nghệ thuật đánh giá sáng tác của anh em hội viên, để có thể khích lệ, giúp đỡ, đồng thời theo sát quá trình, chất lượng tác phẩm của họ…”
Lế bế mạc kết thúc vào 17h00.
Sáng mai, các trại viên sẽ có buổi gặp mặt, chia tay với Chủ tịch Hội NVVN, nhà thơ Hữu Thỉnh tại trụ sở Hội Nhà văn VN số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội.
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn