VanVN.Net - Nhà thơ Lê Đạt từng cho rằng giữa các thế hệ, tài năng không hề có sự cao, thấp mà chỉ có sự khác nhau. Đúng vậy, và không chỉ ở những tài năng mà còn ở toàn bộ nền văn học, mỗi thời kỳ có những đặc điểm khác với thời kỳ trước, không giống với thời kỳ sau, mang đậm dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó. Nhưng sự khác nhau này không mang tính phủ định, mà là như một cuộc tiếp sức, làm nên dòng chảy liên tục của văn học, làm nên đời sống tinh thần của dân tộc.
Những tinh túy của văn học thời kỳ trước dường như không bao giờ biến mất, ngược lại luôn luôn được nhắc lại, tiếp biến dưới nhiều dạng thức khác nhau, có khi như là vô thức, trong sáng tác của các thế hệ sau. Chẳng hạn, những phẩm chất của thơ Đường thấm đẫm trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, âm hưởng lục bát Truyện Kiều phảng phất trong lục bát của Tố Hữu, chất triết lý thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...trong thơ Chế Lan Viên; giọng điệu thơ mới trong một số sáng tác của các nhà thơ chống Pháp, chống Mỹ...
Từ cách nhìn như trên của Lê Đạt, có thể thấy văn học đương đại của ta cũng có những khác nhau như vậy. Trong tiến trình tiếp biến của văn học, các thế hệ cầm bút luôn luôn xuất hiện trong thế đan xen, không hề có một loạt tác giả biến mất trong khi một loạt tác giả đồng thời xuất hiện. Nền văn học đương đại Việt Nam nếu lấy thời điểm năm 1986 để phân định, có thể thấy rõ trên dòng chảy chung, có những khác biệt giữa những người cầm bút trước và sau cái mốc thời gian ước lệ ấy.
Những tác giả trưởng thành trước năm 1986 hiện nay đang cầm bút là những nhà văn, nhà thơ chống Mỹ. Họ cũng đang ở độ tuổi trong ngoài 60, là những người trực tiếp làm nên một thời kỳ văn học sử thi gắn bó với cuộc kháng chiến của dân tộc, phần lớn là những tác giả hình thành từ cuộc chiến tranh, viết trực diện về chiến tranh, làm nên cả một nền văn học mang dấu ấn sâu sắc của thời kỳ chiến tranh. Lý do thì ai cũng rõ, họ chịu nhiều thiệt thòi về kiến thức chuyên môn, về trình độ ngoại ngữ, tin học..., nếu so với những tác giả xuất hiện sau năn 1975 và nhất là sau năm 1986. Nhưng có thể khẳng định, họ hết sức yêu văn chương, sống chết cùng văn chương, sáng tạo với một tâm huyết nghề nghiệp đặc biệt. Rất ít, hoăc hầu như không có một ví dụ nào cho những người giữa đường rẽ cương sang một lối khác. Thành tích có thể cao thấp khác nhau nhưng tình yêu văn chương, khát vọng sáng tạo tinh thần ở họ hình như mang tính phổ biến. Có thể viết dưới hầm tránh bom, giữa hai trận đánh, trong cơn sốt cao, giữa mùa mưa đói khát cách cái chết chỉ trong gang tấc.Họ viết về cuộc chiến tranh một cách trung thực theo quan niệm về sự trung thực mà văn học thời đại yêu cầu. Nguyễn Thi, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Lê Anh Xuân và nhiều tác giả khác nữa là những nhà văn, nhà thơ như vậy.
Nhưng ở họ - những nhà văn, nhà thơ chống Mỹ có một đặc điểm chung dễ nhận thấy và dễ phân biệt với những tác giả trẻ hôm nay. Đó là sự khiêm tốn và giản dị. Ngày đó dù yêu văn chương đến mấy, dù đang có hàng trăm bài thơ, hàng chục truyện ngắn, thậm chí có những cây bút đang ấp ủ tiểu thuyết, nhưng họ thường ngại ngùng xuất hiện trước đám đông, ở các tòa soạn, trước mặt những bậc đàn anh nổi tiếng. Không ít người thường giấu nhẹm những mơ ước của mình, có khi còn xấu hổ lúng túng nếu bị người khác phát hiện. Một sự rụt rè phổ biến mang tính thời đại nhưng ẩn chứa những khát khao cháy bỏng. Hình như văn chương với họ quá đỗi thiêng liêng, không phải là câu chuyện của những tuyên ngôn ầm ĩ mà là sự nung nấu, sôi sục bên trong và thản nhiên, yên lặng bề ngoài?
Thế còn những cây bút trẻ hôm nay? Những năm gần đây, với sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Danh Lam, Lê Thiếu Nhơn,Trần Nhã Thuỵ, Nguyễn Văn Học, Dương Thuỵ...Văn học nước nhà đang đạt đến những chiều kích mới về tính chân thực nghệ thuật. Nó không còn là tính trung thực như thực của văn học thời chống Mỹ nữa. Trong hình tượng nghệ thuật, tính chân thực đã được soi chiếu ở nhiều góc độ mới, đã khắc phục được cách nhìn cuộc sống một chiều, đơn giản vốn không phải là bản chất của cuộc sống. Đọc Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ ở tận đồng bằng sông Cửu Long rồi kế đó đọc Phạm Duy Nghĩa, nhà văn chuyên viết về vùng rừng núi cực bắc của tổ quốc, sẽ thấy rõ hai giọng điệu văn xuôi thật đẹp, hai phong cách hết sức khác nhau, nhưng họ đều tung thả tự do trên một nền tảng chung là chủ nghĩa nhân văn của những con người bình thường và nỗi khát khao hoàn thiện mình của của những con người bình thường ấy. Người đọc nhận ra nét mới mẻ từ giọng văn, từ cách kể chuyện, từ quan niệm vế bản chất con người với tư cách là nhân vật văn học, từ phương pháp nghệ thuật đan xen những nét hiện đại, và hoàn toàn bị chinh phục bởi cái thiện, cái đẹp mà không hề bị gây sốc, mà vẫn nhận ra nét đẹp của văn chương truyền thống, của ngôn ngữ Việt.
Thế giới phẳng đã mang lại những kiến thức cập nhật về các loại lý thuyết văn chương, tiếp nhận trực tiếp qua kênh ngôn ngữ, internet, và các loại truyền thông khác. Nhiều cây bút trẻ đã nhiệt tình nhập khẩu những lý thuyết hiện đại của những phương pháp sáng tác từ các nền văn học khác. Từ lý thuyết hiện sinh, phân tâm học, dòng ý thức, hiện thực huyền ảo, các loại lý thuyết của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, những thủ pháp của chủ nghĩa hình thức...đều ít nhiều tham gia vào quá trình sáng tạo của họ. Một số tác phẩm bước đầu gây được những ấn tượng khác lạ, mặc dù không ít những rắc rối trong quá trình tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên cũng xuất hiện các tác phẩm làm phân hóa ý kiến, gây ra những nghi ngờ, nhất là thơ. Người thì cho đó là những sáng tạo mang tính hiện đại, người thì nói đó là những sản phẩm ú ớ, dớ dẩn khác xa những vẻ đẹp truyền thống của thơ Việt. Cuối cùng thì những kiểu sáng tác như vậy cũng biến mất theo cách tự biến mất và phải đến vài thập kỷ nay không thấy ai hào hứng nữa! Cũng vậy, trong văn xuôi một số tác giả trẻ mấy năm trước say sưa với đề tài đồng tính và sau đó là sex. Nhưng hình như cho đến vụ Lê Kiều Như với Sợi xích thì những đề tài sốc như thế đã không còn hấp dẫn người đọc nữa. Cái gì vượt quá độ cũng sẽ dẫn đến nhàm chán.Thực tế cho thấy, nếu quá nhấn mạnh tính giải trí, bỏ qua ý nghĩa xã hội của văn học, bỏ qua những vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt, chạy theo những cái khác lạ... không phải là cách làm đáng tin cậy. Văn học vốn mang tính đào thải. Những gì làm xúc động trái tim con người thì dù thiêu đốt đến đâu người đời cũng tìm cách nhớ lại, còn nếu xem sáng tác là một thứ trò chơi thì dù hà hơi thổi ngạt bao nhiêu nó cũng phải ra đi. Có nhiều cách lý giải về sự ra đi của những kiểu sáng tác mà ta đã nói, có thể là không phù hợp với tâm lý của người tiếp nhận, có thể đã lỗi thời, không làm người đọc còn thấy hứng thú, nhưng trước hết phải chăng những kiểu bắt chước các sáng tác nước ngoài như vậy không mang nhiều ý nghĩa sáng tạo văn chương đích thực?
Không phải tất cả nhưng dễ nhận thấy ở một số tác giả trẻ hôm nay đang không ngại ngần tìm cách quảng cáo, tiếp thị cho sáng tác của mình bằng rất nhiều hình thức, và đôi khi khá lộ liễu. Một số người viết phê bình văn học vì nhiều lý do, trong đó có một quan niệm khá mang tính nhân văn là thông cảm với lao động nặng nhọc của tác giả nên khen quá một chút cũng không sao. Thế là xuất hiện những bài phê bình, đọc sách mang tính quảng cáo, đề cao một cách quá đáng những cuốn sách mà giá trị của chúng không đến mức như thế. Ngày trước những bài viết của Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Xuân Diệu... nếu khen ai các ông cũng không quá lời như vậy, và quan trọng là hầu hết những ai được các ông ấy khen đều trở thành những nhà văn, nhà thơ không ngừng phát triển tài năng của mình.Bây giờ có nhiều cây viết được khen nồng nhiệt hôm nay, ngày mai đã không còn viết nữa. Có thể ảo tưởng một phần bắt đầu từ những lời khen quá đáng kia. Quả là yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau! Tôi muốn nhắc lại mà không sợ lặp điều đã nói, hình như văn chương có một vẻ đẹp lặng lẽ, để buộc người khác yêu phải là hay thực sự, sâu sắc thực sự, ngoài ra không có cách nào khác!
Ai cũng hiểu rằng nếu không biết đi từ đâu thì sẽ không biết đi tới đâu. Văn học cũng vậy, là một dòng chảy từ nguồn chung, tôi chỉ muốn nêu vài ba sự khác nhau trong văn đời sống văn học hôm nay và hôm qua không phải để phê phán, chê trách một ai, mà là góp thêm một suy nghĩ nhân Hội nghị những người viết trẻ lần này.
VanVN.Net - Nhà thơ Lê Đạt từng cho rằng giữa các thế hệ, tài năng không hề có sự cao, thấp mà chỉ có sự khác nhau. Đúng vậy, và không chỉ ở những tài năng mà còn ở toàn bộ nền văn học, mỗi thời kỳ có những đặc điểm khác với thời kỳ trước, không giống với thời kỳ sau, mang đậm dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó. Nhưng sự khác nhau này không mang tính phủ định, mà là như một cuộc tiếp sức, làm nên dòng chảy liên tục của văn học, làm nên đời sống tinh thần của dân tộc.
Những tinh túy của văn học thời kỳ trước dường như không bao giờ biến mất, ngược lại luôn luôn được nhắc lại, tiếp biến dưới nhiều dạng thức khác nhau, có khi như là vô thức, trong sáng tác của các thế hệ sau. Chẳng hạn, những phẩm chất của thơ Đường thấm đẫm trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, âm hưởng lục bát Truyện Kiều phảng phất trong lục bát của Tố Hữu, chất triết lý thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm...trong thơ Chế Lan Viên; giọng điệu thơ mới trong một số sáng tác của các nhà thơ chống Pháp, chống Mỹ...
Từ cách nhìn như trên của Lê Đạt, có thể thấy văn học đương đại của ta cũng có những khác nhau như vậy. Trong tiến trình tiếp biến của văn học, các thế hệ cầm bút luôn luôn xuất hiện trong thế đan xen, không hề có một loạt tác giả biến mất trong khi một loạt tác giả đồng thời xuất hiện. Nền văn học đương đại Việt Nam nếu lấy thời điểm năm 1986 để phân định, có thể thấy rõ trên dòng chảy chung, có những khác biệt giữa những người cầm bút trước và sau cái mốc thời gian ước lệ ấy.
Những tác giả trưởng thành trước năm 1986 hiện nay đang cầm bút là những nhà văn, nhà thơ chống Mỹ. Họ cũng đang ở độ tuổi trong ngoài 60, là những người trực tiếp làm nên một thời kỳ văn học sử thi gắn bó với cuộc kháng chiến của dân tộc, phần lớn là những tác giả hình thành từ cuộc chiến tranh, viết trực diện về chiến tranh, làm nên cả một nền văn học mang dấu ấn sâu sắc của thời kỳ chiến tranh. Lý do thì ai cũng rõ, họ chịu nhiều thiệt thòi về kiến thức chuyên môn, về trình độ ngoại ngữ, tin học..., nếu so với những tác giả xuất hiện sau năn 1975 và nhất là sau năm 1986. Nhưng có thể khẳng định, họ hết sức yêu văn chương, sống chết cùng văn chương, sáng tạo với một tâm huyết nghề nghiệp đặc biệt. Rất ít, hoăc hầu như không có một ví dụ nào cho những người giữa đường rẽ cương sang một lối khác. Thành tích có thể cao thấp khác nhau nhưng tình yêu văn chương, khát vọng sáng tạo tinh thần ở họ hình như mang tính phổ biến. Có thể viết dưới hầm tránh bom, giữa hai trận đánh, trong cơn sốt cao, giữa mùa mưa đói khát cách cái chết chỉ trong gang tấc.Họ viết về cuộc chiến tranh một cách trung thực theo quan niệm về sự trung thực mà văn học thời đại yêu cầu. Nguyễn Thi, Chu Cẩm Phong, Dương Thị Xuân Quý, Lê Anh Xuân và nhiều tác giả khác nữa là những nhà văn, nhà thơ như vậy.
Nhưng ở họ - những nhà văn, nhà thơ chống Mỹ có một đặc điểm chung dễ nhận thấy và dễ phân biệt với những tác giả trẻ hôm nay. Đó là sự khiêm tốn và giản dị. Ngày đó dù yêu văn chương đến mấy, dù đang có hàng trăm bài thơ, hàng chục truyện ngắn, thậm chí có những cây bút đang ấp ủ tiểu thuyết, nhưng họ thường ngại ngùng xuất hiện trước đám đông, ở các tòa soạn, trước mặt những bậc đàn anh nổi tiếng. Không ít người thường giấu nhẹm những mơ ước của mình, có khi còn xấu hổ lúng túng nếu bị người khác phát hiện. Một sự rụt rè phổ biến mang tính thời đại nhưng ẩn chứa những khát khao cháy bỏng. Hình như văn chương với họ quá đỗi thiêng liêng, không phải là câu chuyện của những tuyên ngôn ầm ĩ mà là sự nung nấu, sôi sục bên trong và thản nhiên, yên lặng bề ngoài?
Thế còn những cây bút trẻ hôm nay? Những năm gần đây, với sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Danh Lam, Lê Thiếu Nhơn,Trần Nhã Thuỵ, Nguyễn Văn Học, Dương Thuỵ...Văn học nước nhà đang đạt đến những chiều kích mới về tính chân thực nghệ thuật. Nó không còn là tính trung thực như thực của văn học thời chống Mỹ nữa. Trong hình tượng nghệ thuật, tính chân thực đã được soi chiếu ở nhiều góc độ mới, đã khắc phục được cách nhìn cuộc sống một chiều, đơn giản vốn không phải là bản chất của cuộc sống. Đọc Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ ở tận đồng bằng sông Cửu Long rồi kế đó đọc Phạm Duy Nghĩa, nhà văn chuyên viết về vùng rừng núi cực bắc của tổ quốc, sẽ thấy rõ hai giọng điệu văn xuôi thật đẹp, hai phong cách hết sức khác nhau, nhưng họ đều tung thả tự do trên một nền tảng chung là chủ nghĩa nhân văn của những con người bình thường và nỗi khát khao hoàn thiện mình của của những con người bình thường ấy. Người đọc nhận ra nét mới mẻ từ giọng văn, từ cách kể chuyện, từ quan niệm vế bản chất con người với tư cách là nhân vật văn học, từ phương pháp nghệ thuật đan xen những nét hiện đại, và hoàn toàn bị chinh phục bởi cái thiện, cái đẹp mà không hề bị gây sốc, mà vẫn nhận ra nét đẹp của văn chương truyền thống, của ngôn ngữ Việt.
Thế giới phẳng đã mang lại những kiến thức cập nhật về các loại lý thuyết văn chương, tiếp nhận trực tiếp qua kênh ngôn ngữ, internet, và các loại truyền thông khác. Nhiều cây bút trẻ đã nhiệt tình nhập khẩu những lý thuyết hiện đại của những phương pháp sáng tác từ các nền văn học khác. Từ lý thuyết hiện sinh, phân tâm học, dòng ý thức, hiện thực huyền ảo, các loại lý thuyết của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, những thủ pháp của chủ nghĩa hình thức...đều ít nhiều tham gia vào quá trình sáng tạo của họ. Một số tác phẩm bước đầu gây được những ấn tượng khác lạ, mặc dù không ít những rắc rối trong quá trình tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên cũng xuất hiện các tác phẩm làm phân hóa ý kiến, gây ra những nghi ngờ, nhất là thơ. Người thì cho đó là những sáng tạo mang tính hiện đại, người thì nói đó là những sản phẩm ú ớ, dớ dẩn khác xa những vẻ đẹp truyền thống của thơ Việt. Cuối cùng thì những kiểu sáng tác như vậy cũng biến mất theo cách tự biến mất và phải đến vài thập kỷ nay không thấy ai hào hứng nữa! Cũng vậy, trong văn xuôi một số tác giả trẻ mấy năm trước say sưa với đề tài đồng tính và sau đó là sex. Nhưng hình như cho đến vụ Lê Kiều Như với Sợi xích thì những đề tài sốc như thế đã không còn hấp dẫn người đọc nữa. Cái gì vượt quá độ cũng sẽ dẫn đến nhàm chán.Thực tế cho thấy, nếu quá nhấn mạnh tính giải trí, bỏ qua ý nghĩa xã hội của văn học, bỏ qua những vẻ đẹp của ngôn ngữ Việt, chạy theo những cái khác lạ... không phải là cách làm đáng tin cậy. Văn học vốn mang tính đào thải. Những gì làm xúc động trái tim con người thì dù thiêu đốt đến đâu người đời cũng tìm cách nhớ lại, còn nếu xem sáng tác là một thứ trò chơi thì dù hà hơi thổi ngạt bao nhiêu nó cũng phải ra đi. Có nhiều cách lý giải về sự ra đi của những kiểu sáng tác mà ta đã nói, có thể là không phù hợp với tâm lý của người tiếp nhận, có thể đã lỗi thời, không làm người đọc còn thấy hứng thú, nhưng trước hết phải chăng những kiểu bắt chước các sáng tác nước ngoài như vậy không mang nhiều ý nghĩa sáng tạo văn chương đích thực?
Không phải tất cả nhưng dễ nhận thấy ở một số tác giả trẻ hôm nay đang không ngại ngần tìm cách quảng cáo, tiếp thị cho sáng tác của mình bằng rất nhiều hình thức, và đôi khi khá lộ liễu. Một số người viết phê bình văn học vì nhiều lý do, trong đó có một quan niệm khá mang tính nhân văn là thông cảm với lao động nặng nhọc của tác giả nên khen quá một chút cũng không sao. Thế là xuất hiện những bài phê bình, đọc sách mang tính quảng cáo, đề cao một cách quá đáng những cuốn sách mà giá trị của chúng không đến mức như thế. Ngày trước những bài viết của Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Xuân Diệu... nếu khen ai các ông cũng không quá lời như vậy, và quan trọng là hầu hết những ai được các ông ấy khen đều trở thành những nhà văn, nhà thơ không ngừng phát triển tài năng của mình.Bây giờ có nhiều cây viết được khen nồng nhiệt hôm nay, ngày mai đã không còn viết nữa. Có thể ảo tưởng một phần bắt đầu từ những lời khen quá đáng kia. Quả là yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau! Tôi muốn nhắc lại mà không sợ lặp điều đã nói, hình như văn chương có một vẻ đẹp lặng lẽ, để buộc người khác yêu phải là hay thực sự, sâu sắc thực sự, ngoài ra không có cách nào khác!
Ai cũng hiểu rằng nếu không biết đi từ đâu thì sẽ không biết đi tới đâu. Văn học cũng vậy, là một dòng chảy từ nguồn chung, tôi chỉ muốn nêu vài ba sự khác nhau trong văn đời sống văn học hôm nay và hôm qua không phải để phê phán, chê trách một ai, mà là góp thêm một suy nghĩ nhân Hội nghị những người viết trẻ lần này.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn