VanVN.Net - Thường thường sau các lần bầu cử, việc bố trí, sắp xếp cán bộ ở các cấp, các ngành, các đơn vị, các địa phương… có nhiều thay đổi. Đó là chuyện rất bình thường không có gì phải nói.
Nhưng lại có một việc cần phải nói là các sếp mới sau khi được cất nhắc, đề bạt vào các chức danh lãnh đạo mới như giám đốc sở này, sở nọ, trưởng ban ngành này, ngành khác; Chủ tịch địa phương nọ, địa phương kia… họ liền thực hiện ngay 3 thay đổi như sau:
Một là, thay phòng. Không biết có phải tân sếp nghĩ rằng, sếp trước làm ăn không ra trò trống gì nên mới bị phế truất. Do vậy, không thể ngồi làm việc ở cái phòng đó được, cho nên phải thay đổi ngay phòng làm việc khác.
Hai là, thay bàn ghế. Khi đã có phòng làm việc mới rồi thì phòng hành chính phải thay đổi ngay bộ bàn ghế cũ của sếp cũ, để mua ngay một bộ bàn ghế mới cho sếp mới. Ngay chiếc ghế ở Hội trường mà sếp cũ thường ngồi họp cũng phải cho vào nhà kho, để mua một chiếc ghế mới thay thế.
Ba là, thay lái xe. Những người chức quyền thật to, khi nhận chức mới thì họ thay ngay cả xe ôtô và người lái xe. Nhưng thông thường các sếp mới cỡ vừa vừa thì chỉ thay người lái xe thôi. Ai cũng biết người lái xe ôtô cho sếp phải là người vô cùng “tâm đầu ý hợp” của sếp. Một là, họ thường chọn người thân trong gia đình, người thân của bạn bè đã từng sống chết có nhau. Hai là người lái xe đó đã từng trung thành tận tuỵ phục vụ sếp trong nhiều năm, được sếp tin yêu, đi đâu cũng dẫn theo để tiếp tục phục vụ cho sếp.
Đó là 3 trong nhiều sự thay đổi gần như trở thành phổ biến trong hàng ngũ các sếp mới. Thực ra, thực hiện 3 thay đổi đó không chỉ tốn kém và lãng phí công quỹ mà còn, thể hiện rõ nét một điều là đạo đức và lối sống của một số cán bộ đảng viên ở cương vị lãnh đạo đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Khi đang viết bài này thì tôi nhận được một thông tin khá kỳ lạ của một đồng nghiệp từ tỉnh bạn gọi điện thoại đến. Anh bạn cho biết ở tỉnh của anh vừa rồi có một sếp, giám đốc một Sở của tỉnh làm ăn vô trách nhiệm nên bị tỉnh uỷ thi hành kỷ luật. Anh ta đi xem thầy địa lý, thầy phán rằng: “Trên đầu nhà phòng làm việc của ông, cây đòn dông bị người ta ếm bùa. Ông phải dỡ cây đòn dông đó vứt đi thì mới hết bị xui xẻo…”. Thế là sếp đó thực hiện ngay. Cái hôm thực hiện việc đó, ông còn bảo vợ làm một mâm cỗ thật ấn tượng đem đến cơ quan để cúng thần linh...
Lại nhớ tới tấm gương cần kiệm, liêm chính của Bác Hồ. Ngẫm ra, học tập Bác Hồ thì dễ nhưng làm theo Bác thật khó lắm thay!
VanVN.Net - Thường thường sau các lần bầu cử, việc bố trí, sắp xếp cán bộ ở các cấp, các ngành, các đơn vị, các địa phương… có nhiều thay đổi. Đó là chuyện rất bình thường không có gì phải nói.
Nhưng lại có một việc cần phải nói là các sếp mới sau khi được cất nhắc, đề bạt vào các chức danh lãnh đạo mới như giám đốc sở này, sở nọ, trưởng ban ngành này, ngành khác; Chủ tịch địa phương nọ, địa phương kia… họ liền thực hiện ngay 3 thay đổi như sau:
Một là, thay phòng. Không biết có phải tân sếp nghĩ rằng, sếp trước làm ăn không ra trò trống gì nên mới bị phế truất. Do vậy, không thể ngồi làm việc ở cái phòng đó được, cho nên phải thay đổi ngay phòng làm việc khác.
Hai là, thay bàn ghế. Khi đã có phòng làm việc mới rồi thì phòng hành chính phải thay đổi ngay bộ bàn ghế cũ của sếp cũ, để mua ngay một bộ bàn ghế mới cho sếp mới. Ngay chiếc ghế ở Hội trường mà sếp cũ thường ngồi họp cũng phải cho vào nhà kho, để mua một chiếc ghế mới thay thế.
Ba là, thay lái xe. Những người chức quyền thật to, khi nhận chức mới thì họ thay ngay cả xe ôtô và người lái xe. Nhưng thông thường các sếp mới cỡ vừa vừa thì chỉ thay người lái xe thôi. Ai cũng biết người lái xe ôtô cho sếp phải là người vô cùng “tâm đầu ý hợp” của sếp. Một là, họ thường chọn người thân trong gia đình, người thân của bạn bè đã từng sống chết có nhau. Hai là người lái xe đó đã từng trung thành tận tuỵ phục vụ sếp trong nhiều năm, được sếp tin yêu, đi đâu cũng dẫn theo để tiếp tục phục vụ cho sếp.
Đó là 3 trong nhiều sự thay đổi gần như trở thành phổ biến trong hàng ngũ các sếp mới. Thực ra, thực hiện 3 thay đổi đó không chỉ tốn kém và lãng phí công quỹ mà còn, thể hiện rõ nét một điều là đạo đức và lối sống của một số cán bộ đảng viên ở cương vị lãnh đạo đang xuống cấp một cách nghiêm trọng.
Khi đang viết bài này thì tôi nhận được một thông tin khá kỳ lạ của một đồng nghiệp từ tỉnh bạn gọi điện thoại đến. Anh bạn cho biết ở tỉnh của anh vừa rồi có một sếp, giám đốc một Sở của tỉnh làm ăn vô trách nhiệm nên bị tỉnh uỷ thi hành kỷ luật. Anh ta đi xem thầy địa lý, thầy phán rằng: “Trên đầu nhà phòng làm việc của ông, cây đòn dông bị người ta ếm bùa. Ông phải dỡ cây đòn dông đó vứt đi thì mới hết bị xui xẻo…”. Thế là sếp đó thực hiện ngay. Cái hôm thực hiện việc đó, ông còn bảo vợ làm một mâm cỗ thật ấn tượng đem đến cơ quan để cúng thần linh...
Lại nhớ tới tấm gương cần kiệm, liêm chính của Bác Hồ. Ngẫm ra, học tập Bác Hồ thì dễ nhưng làm theo Bác thật khó lắm thay!
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn