VanVn.Net - Đây là tập thơ song ngữ Việt - Anh và là tập thơ thứ ba của tác giả. Hơn một nửa (ba mươi bài) lấy lại những bài thơ đã in trong "Cởi gió", tập thơ được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Và hơn hai mươi bài thơ mới viết sau "Cởi gió". Sự xuất hiện của Nguyễn Phan Quế Mai như thế là may mắn và thuận lợi.
Quả thật, trong số những cây bút nữ mới nổi, Nguyễn Phan Quế Mai tạo được một ấn tượng tốt trong bạn đọc. Ấn tượng ấy, theo tôi trước hết là sự chân thành và hồn nhiên, trong trẻo của người viết. Không ồn ào hay gồng mình để tạo sự chú ý, Quế Mai nhỏ nhẹ chân thành kể về cuộc sống của mình. Đấy cũng là cuộc sống của một thế hệ mới trong vòng xoáy cuộc đời:
Sấp mặt vào ngày
Ngày cuốn em đi bằng email, điện thoại
Những con chữ chạy
Đuổi theo em, theo em
Sấp mặt vào đêm
Cơn mê chập chờn mộng mị
Tiếng thở thời gian thúc giục sợi tóc lại non, cho những lo toan lại chìm xuống đáy
Ngày mới
Chuông điện thoại đuổi theo em theo em
Hổn hển việc không tên, không hình thù
(Vòng xoáy)
Một người bị cuốn vào vòng xoáy như vậy, nếu không có một nội lực mạnh mẽ, một sức trẻ dạt dào thì chắc chắn sẽ dễ dàng bị nhấn chìm. Nhưng may thay, Quế Mai tuy còn trẻ nhưng đã từng trải nghiệm, có thể gọi là bôn ba lăn lóc trong cuộc đời. Từ Ninh Bình, cô đã theo cha mẹ di cư vào Bạc Liêu, nỗ lực dành học bổng sang Úc học tập, rồi do công việc, từng đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều người trên thế giới từ xứ tuyết đến mặt trời. Cuộc sống ấy đã thử thách, tôi rèn, đã lấy đi và cũng bù đắp nhiều vô tận cho người con gái nhỏ bé:
Ta đã qua bao sân ga
Ga khổ đau, ga cô đơn, ga sẻ chia, ga vui sướng
Nghe thời gian lao về ánh sáng
Bỏ sau lưng những ga đỗ cuộc đời
Bỏ lại tuổi thơ lên hai
(Chuyến tàu người)
Một người từng trải như vậy có thể trở thành nhà tiểu thuyết hay nhà thơ chắc không có gì là lạ. Nhưng Nguyễn Phan Quế Mai đã chọn thơ. Tôi nghĩ đó là một sự lựa chọn phù hợp. Bởi lẽ một người giàu tình cảm, một người nặng lòng với quê hương, với quá khứ, không thể không tìm đến thơ. Trong chuyến tàu lao đi trên ánh sáng, bỏ lại phía sau một vầng trăng mười tám, một hoàng hôn biếc nụ hôn đầu, người khách ấy luôn ngoái lại và không ít lần trở về sân ga cũ.
Không chịu cuốn vào vòng xoáy một cách thụ động; ngay trong vòng xoáy của cuộc sống căng thẳng, hối hả, người phụ nữ nhỏ bé ấy đã giành thế chủ động, đã biết làm cho sợi tóc lại non, cho những lo toan lại chìm xuống đáy và khi ấy thơ đến với người. Thơ giúp cô cân bằng cuộc sống; thơ giúp khám phá, nâng niu và trân trọng cuộc đời, thơ giúp tìm thấy rạng ngời hạnh phúc từ những điều giản dị, nhỏ bé, với gia đình, với các con:
Tóc con rẽ ngôi
Chỉ mẹ quay về thời thơ ấu
Hàng hàng ngô khoai xanh như tóc con
Bạt ngàn lúa lúa thơm như tóc con
(Nói cùng con)
Nhà thơ tự thuật:
Tôi du ca qua những sa mạc đời người khô cát sỏi
(Mây)
Càng đi nhiều, càng đi xa, càng đi qua những sa mạc đời người khô cát sỏi như thế, trái tim nhân hậu của người phụ nữ càng rộng mở để đón nhận những ước vọng mây; hạnh phúc một lần òa vỡ; những mùa thu chưa từng sống; một phía trời nghiêng nắng long lanh; màu sắc Việt, Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa…
Hình như càng đi xa, con người càng thương nhớ những gì gần gũi. Quế Mai cũng vậy. Nhà thơ thường nhớ về vùng quê nội nghèo khó có người cha cần cù “chiếc áo sờn bình dị/ Những yêu thương chảy nghẹn trái tim người” :
Dốc làng cheo leo bao mùa thất bát
Dáng người còng lưng miệt mài gieo hạt
Cánh đồng nứt nẻ hốc hác tia nhìn
Cha ta vẫn tin vẫn cày vẫn cuốc
(Quê nội)
Và hình ảnh người mẹ nhẫn nại đợi chờ cô trở về:
Tôi vượt không gian trở về ngày xưa
Mẹ tiễn tôi đi trời sụt sùi mưa
Nhóm bếp lửa hồng mẹ ngồi, mẹ đợi
Một bước chân đi nghìn trùng vời vợi
(Mẹ)
Và đây, hình ảnh của quê hương thứ hai, sông nước miền Tây:
Sóng sánh dâng câu vọng cổ chiều
Một bóng đò ngược tóc hoàng hôn
Người nón trắng che nụ cười rất trắng
(Miền Tây)
Và có thể là một hình ảnh thân quen đâu đó mà ta thân thương gọi bằng quê hương, với người xa xứ như Mai là quê Việt:
Mái đình cong trăng khuyết
Triền sông mướt câu hò
Đường làng rơm thơm vào trí nhớ
…
…cánh đồng lúa chín
Rặng tre nghiêng chiều
Bến nước nghiêng trăng
(Là Việt)
Nguyễn Phan Quế Mai là người phụ nữ nhạy cảm, dễ xúc động, dễ đắm say, đặc biệt là trước những vẻ đẹp bình dị:
Hoa tay nở hoa gốm
Em cười lung linh hoa
Trắng xanh trắng xanh bốn mùa trải lụa
(Nhịp gốm)
Và đây, bất chợt những vẻ đẹp Hà Nội:
Hồ Gươm Hồ Tây Hồ Ngọc Khánh những mặt hồ sóng sánh đổ vào tôi ánh sáng
Di cư vào tôi những đỏ trắng tím hồng của hoa phượng, loa kèn, bằng lăng, sen ngát
Du mục vào tôi chợ hoa đêm Quảng Bá những vầng nón lá sáng vầng trăng
…
Những chiều đổ lá xõa thu về
Dáng người gồng gánh vơi mỏng triền đê
(Hà Nội)
Từng thấm thía cái nghèo nơi quê nội, cả nơi mảnh đất miền Tây, và có lẽ cả sự chắt chiu những ngày du học, nên Nguyễn Phan Quế Mai trân trọng thành quả lao động . Bưng bát cơm trên tay, nhà thơ thấu thị “dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” (ca dao) theo cách mới:
Nâng bát cơm trên tay, tôi đếm từng hạt gạo
Từng hạt óng ánh mồ hôi của những người thân tôi còng lưng gieo gặt
Từng hạt óng ánh thơm lời ru của bà tôi
đơm lên từ lòng đất
(Bài thơ chưa thể đặt tên)
Không chỉ là với người thân thiết, ruột thịt, mà với tất cả những người lao động, những người cần lao, Nguyễn Phan Quế Mai đều trân trọng. Bài thơ xúc động là tên cho cả tập thơ: Những ngôi sao hình quang gánh là một minh chứng cho điều đó.
Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ
Đồng bạc lặng lẽ
Thấm đẫm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi
…
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi
Bao tia nhìn mang hình dấu hỏi ấy người đời đâu dễ nhận ra. Chỉ có nhà thơ, với sự nhạy cảm cộng với thiên chức phụ nữ mới có thể nhìn thấy chúng và trăn trở. Và cũng chỉ có nhà thơ ấy mới thấy câu hỏi dài hơn 35 năm, sâu hơn 12.775 ngày của những Mái tóc đen không nghĩ bằng tiếng Việt:
Lật 12.775 tờ lịch bằng nước mắt
Đi qua 35 năm bằng nỗi đau
Những câu hỏi vẫn trừng trừng mở mắt
(Babylift)
Tôi không ấn tượng lắm với bài thơ Cởi gió, mặc dù nó đã từng mang tên của tập thơ trước. Bởi vì tôi bảo thủ chăng? Trong khi Xuân Diệu từng buộc gió:
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Vậy thì có gì là ghê gớm, khi cô gái ngày nay cởi gió?
Mặt khác, trước khi cởi gió, thì cũng vẫn phải nương vào gió đã. Phải nhờ gió nâng mình lên cao. Rồi tiếp theo. Cũng phải nhờ gió trao đôi cánh. Rồi từ đấy mới cởi gió ra và bay trên ý nghĩ. Theo suy nghĩ thông thường thì tôi cho rằng đây có thể là mong muốn, ước vọng của Nguyễn Phan Quế Mai. Nhưng về nghệ thuật diễn đạt của bài thơ thì không thật nổi trội. Mà tôi cũng không muốn cắt nghĩa lập tức rằng đó là khát vọng tự do, khát vọng bay, khát vọng vượt qua “những mốc giới hạn mỹ cảm đã được sắp đặt”. Còn quá sớm để khẳng định rằng đây là tuyên ngôn nghệ thuật. Nguyễn Phan Quế Mai có thừa thông minh và khiêm tốn để vừa nương vào cái chung, vừa chiêm nghiệm, vừa thong thả tạo ra được cái riêng. Sự nôn nóng cách tân không phải là bản chất của nhà thơ nữ mới xuất hiện này, mặc dù Nguyễn Phan Quế Mai đã lặng lẽ dần hình thành một giọng điệu thơ trong trẻo, hồn hậu và có chiều sâu trí tuệ.
Nếu so sánh với Trái cấm, tập thơ đầu tay của Nguyễn Phan Quế Mai thì Những ngôi sao hình quang gánh, đặc biệt là hơn hai chục bài viết sau Cởi gió cho thấy sự nỗ lực hoàn thiện và bắt đầu chín của một cây bút giàu nội lực. Càng ngày, thơ của Nguyễn Phan Quế Mai càng khẳng định sự tìm tòi hướng về những người bình dị, những cuộc đời bình thường với cảm nhận tinh tế và lấp lánh trí tuệ. Trên những triều vua đã đổ,Mồ hôi người vươn lên xanh tươi (Người làm vườn trong Đại nội), trận đói năm bốn lăm, làng tôi đói mồ chôn xác chết (Bài thơ chưa thể đặt tên), người đàn bà dép lê đang góp nhặt từng đồng từ bún đậu mắm tôm (Hai phạm trù sự thật), những người phụ nữ ngồi, Nhặt nhạnh chắp vá đời mình từ rác vụn (Lời của rác) là những hình ảnh thơ giàu sức ám ảnh bạn đọc.
Thật là ngạc nhiên, một người sinh ra mới hai tuổi thì đất nước đã hòa bình thống nhất, nhưng lại có nhận thức khá sâu về chiến tranh:
Chiến tranh chưa bao giờ bị bỏ quên
Chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt
(Với một cựu binh Mỹ)
Bằng nhận thức ấy, Nguyễn Phan Quế Mai đã viết những bài thơ về chiến tranh thật xúc động, thấm thía với các bài thơ: Quảng Trị, Với một cựu binh Mỹ, Hai nẻo trời và đất, Babylift, Bức tường chiến tranh Việt Nam…(Và mới đây là bài thơ Đồng Lộc).
Những bài thơ viết sau Cởi gió trong tập Những ngôi sao hình quang gánh cho thấy Nguyễn Phan Quế Mai vẫn đang quẫy đạp, tìm tòi và bứt phá để định nghĩa mình bằng một chấm xanh!
Hà Nội, cuối tháng 7/2011
VanVn.Net - Đây là tập thơ song ngữ Việt - Anh và là tập thơ thứ ba của tác giả. Hơn một nửa (ba mươi bài) lấy lại những bài thơ đã in trong "Cởi gió", tập thơ được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Và hơn hai mươi bài thơ mới viết sau "Cởi gió". Sự xuất hiện của Nguyễn Phan Quế Mai như thế là may mắn và thuận lợi.
Quả thật, trong số những cây bút nữ mới nổi, Nguyễn Phan Quế Mai tạo được một ấn tượng tốt trong bạn đọc. Ấn tượng ấy, theo tôi trước hết là sự chân thành và hồn nhiên, trong trẻo của người viết. Không ồn ào hay gồng mình để tạo sự chú ý, Quế Mai nhỏ nhẹ chân thành kể về cuộc sống của mình. Đấy cũng là cuộc sống của một thế hệ mới trong vòng xoáy cuộc đời:
Sấp mặt vào ngày
Ngày cuốn em đi bằng email, điện thoại
Những con chữ chạy
Đuổi theo em, theo em
Sấp mặt vào đêm
Cơn mê chập chờn mộng mị
Tiếng thở thời gian thúc giục sợi tóc lại non, cho những lo toan lại chìm xuống đáy
Ngày mới
Chuông điện thoại đuổi theo em theo em
Hổn hển việc không tên, không hình thù
(Vòng xoáy)
Một người bị cuốn vào vòng xoáy như vậy, nếu không có một nội lực mạnh mẽ, một sức trẻ dạt dào thì chắc chắn sẽ dễ dàng bị nhấn chìm. Nhưng may thay, Quế Mai tuy còn trẻ nhưng đã từng trải nghiệm, có thể gọi là bôn ba lăn lóc trong cuộc đời. Từ Ninh Bình, cô đã theo cha mẹ di cư vào Bạc Liêu, nỗ lực dành học bổng sang Úc học tập, rồi do công việc, từng đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều người trên thế giới từ xứ tuyết đến mặt trời. Cuộc sống ấy đã thử thách, tôi rèn, đã lấy đi và cũng bù đắp nhiều vô tận cho người con gái nhỏ bé:
Ta đã qua bao sân ga
Ga khổ đau, ga cô đơn, ga sẻ chia, ga vui sướng
Nghe thời gian lao về ánh sáng
Bỏ sau lưng những ga đỗ cuộc đời
Bỏ lại tuổi thơ lên hai
(Chuyến tàu người)
Một người từng trải như vậy có thể trở thành nhà tiểu thuyết hay nhà thơ chắc không có gì là lạ. Nhưng Nguyễn Phan Quế Mai đã chọn thơ. Tôi nghĩ đó là một sự lựa chọn phù hợp. Bởi lẽ một người giàu tình cảm, một người nặng lòng với quê hương, với quá khứ, không thể không tìm đến thơ. Trong chuyến tàu lao đi trên ánh sáng, bỏ lại phía sau một vầng trăng mười tám, một hoàng hôn biếc nụ hôn đầu, người khách ấy luôn ngoái lại và không ít lần trở về sân ga cũ.
Không chịu cuốn vào vòng xoáy một cách thụ động; ngay trong vòng xoáy của cuộc sống căng thẳng, hối hả, người phụ nữ nhỏ bé ấy đã giành thế chủ động, đã biết làm cho sợi tóc lại non, cho những lo toan lại chìm xuống đáy và khi ấy thơ đến với người. Thơ giúp cô cân bằng cuộc sống; thơ giúp khám phá, nâng niu và trân trọng cuộc đời, thơ giúp tìm thấy rạng ngời hạnh phúc từ những điều giản dị, nhỏ bé, với gia đình, với các con:
Tóc con rẽ ngôi
Chỉ mẹ quay về thời thơ ấu
Hàng hàng ngô khoai xanh như tóc con
Bạt ngàn lúa lúa thơm như tóc con
(Nói cùng con)
Nhà thơ tự thuật:
Tôi du ca qua những sa mạc đời người khô cát sỏi
(Mây)
Càng đi nhiều, càng đi xa, càng đi qua những sa mạc đời người khô cát sỏi như thế, trái tim nhân hậu của người phụ nữ càng rộng mở để đón nhận những ước vọng mây; hạnh phúc một lần òa vỡ; những mùa thu chưa từng sống; một phía trời nghiêng nắng long lanh; màu sắc Việt, Luôn dâng đầy muôn nẻo bến bờ xa…
Hình như càng đi xa, con người càng thương nhớ những gì gần gũi. Quế Mai cũng vậy. Nhà thơ thường nhớ về vùng quê nội nghèo khó có người cha cần cù “chiếc áo sờn bình dị/ Những yêu thương chảy nghẹn trái tim người” :
Dốc làng cheo leo bao mùa thất bát
Dáng người còng lưng miệt mài gieo hạt
Cánh đồng nứt nẻ hốc hác tia nhìn
Cha ta vẫn tin vẫn cày vẫn cuốc
(Quê nội)
Và hình ảnh người mẹ nhẫn nại đợi chờ cô trở về:
Tôi vượt không gian trở về ngày xưa
Mẹ tiễn tôi đi trời sụt sùi mưa
Nhóm bếp lửa hồng mẹ ngồi, mẹ đợi
Một bước chân đi nghìn trùng vời vợi
(Mẹ)
Và đây, hình ảnh của quê hương thứ hai, sông nước miền Tây:
Sóng sánh dâng câu vọng cổ chiều
Một bóng đò ngược tóc hoàng hôn
Người nón trắng che nụ cười rất trắng
(Miền Tây)
Và có thể là một hình ảnh thân quen đâu đó mà ta thân thương gọi bằng quê hương, với người xa xứ như Mai là quê Việt:
Mái đình cong trăng khuyết
Triền sông mướt câu hò
Đường làng rơm thơm vào trí nhớ
…
…cánh đồng lúa chín
Rặng tre nghiêng chiều
Bến nước nghiêng trăng
(Là Việt)
Nguyễn Phan Quế Mai là người phụ nữ nhạy cảm, dễ xúc động, dễ đắm say, đặc biệt là trước những vẻ đẹp bình dị:
Hoa tay nở hoa gốm
Em cười lung linh hoa
Trắng xanh trắng xanh bốn mùa trải lụa
(Nhịp gốm)
Và đây, bất chợt những vẻ đẹp Hà Nội:
Hồ Gươm Hồ Tây Hồ Ngọc Khánh những mặt hồ sóng sánh đổ vào tôi ánh sáng
Di cư vào tôi những đỏ trắng tím hồng của hoa phượng, loa kèn, bằng lăng, sen ngát
Du mục vào tôi chợ hoa đêm Quảng Bá những vầng nón lá sáng vầng trăng
…
Những chiều đổ lá xõa thu về
Dáng người gồng gánh vơi mỏng triền đê
(Hà Nội)
Từng thấm thía cái nghèo nơi quê nội, cả nơi mảnh đất miền Tây, và có lẽ cả sự chắt chiu những ngày du học, nên Nguyễn Phan Quế Mai trân trọng thành quả lao động . Bưng bát cơm trên tay, nhà thơ thấu thị “dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” (ca dao) theo cách mới:
Nâng bát cơm trên tay, tôi đếm từng hạt gạo
Từng hạt óng ánh mồ hôi của những người thân tôi còng lưng gieo gặt
Từng hạt óng ánh thơm lời ru của bà tôi
đơm lên từ lòng đất
(Bài thơ chưa thể đặt tên)
Không chỉ là với người thân thiết, ruột thịt, mà với tất cả những người lao động, những người cần lao, Nguyễn Phan Quế Mai đều trân trọng. Bài thơ xúc động là tên cho cả tập thơ: Những ngôi sao hình quang gánh là một minh chứng cho điều đó.
Tôi mua được mùa ổi mùa sen bằng đồng bạc lẻ
Đồng bạc lặng lẽ
Thấm đẫm sương đêm, thấm đẫm mồ hôi
…
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi
Bao tia nhìn mang hình dấu hỏi ấy người đời đâu dễ nhận ra. Chỉ có nhà thơ, với sự nhạy cảm cộng với thiên chức phụ nữ mới có thể nhìn thấy chúng và trăn trở. Và cũng chỉ có nhà thơ ấy mới thấy câu hỏi dài hơn 35 năm, sâu hơn 12.775 ngày của những Mái tóc đen không nghĩ bằng tiếng Việt:
Lật 12.775 tờ lịch bằng nước mắt
Đi qua 35 năm bằng nỗi đau
Những câu hỏi vẫn trừng trừng mở mắt
(Babylift)
Tôi không ấn tượng lắm với bài thơ Cởi gió, mặc dù nó đã từng mang tên của tập thơ trước. Bởi vì tôi bảo thủ chăng? Trong khi Xuân Diệu từng buộc gió:
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Vậy thì có gì là ghê gớm, khi cô gái ngày nay cởi gió?
Mặt khác, trước khi cởi gió, thì cũng vẫn phải nương vào gió đã. Phải nhờ gió nâng mình lên cao. Rồi tiếp theo. Cũng phải nhờ gió trao đôi cánh. Rồi từ đấy mới cởi gió ra và bay trên ý nghĩ. Theo suy nghĩ thông thường thì tôi cho rằng đây có thể là mong muốn, ước vọng của Nguyễn Phan Quế Mai. Nhưng về nghệ thuật diễn đạt của bài thơ thì không thật nổi trội. Mà tôi cũng không muốn cắt nghĩa lập tức rằng đó là khát vọng tự do, khát vọng bay, khát vọng vượt qua “những mốc giới hạn mỹ cảm đã được sắp đặt”. Còn quá sớm để khẳng định rằng đây là tuyên ngôn nghệ thuật. Nguyễn Phan Quế Mai có thừa thông minh và khiêm tốn để vừa nương vào cái chung, vừa chiêm nghiệm, vừa thong thả tạo ra được cái riêng. Sự nôn nóng cách tân không phải là bản chất của nhà thơ nữ mới xuất hiện này, mặc dù Nguyễn Phan Quế Mai đã lặng lẽ dần hình thành một giọng điệu thơ trong trẻo, hồn hậu và có chiều sâu trí tuệ.
Nếu so sánh với Trái cấm, tập thơ đầu tay của Nguyễn Phan Quế Mai thì Những ngôi sao hình quang gánh, đặc biệt là hơn hai chục bài viết sau Cởi gió cho thấy sự nỗ lực hoàn thiện và bắt đầu chín của một cây bút giàu nội lực. Càng ngày, thơ của Nguyễn Phan Quế Mai càng khẳng định sự tìm tòi hướng về những người bình dị, những cuộc đời bình thường với cảm nhận tinh tế và lấp lánh trí tuệ. Trên những triều vua đã đổ,Mồ hôi người vươn lên xanh tươi (Người làm vườn trong Đại nội), trận đói năm bốn lăm, làng tôi đói mồ chôn xác chết (Bài thơ chưa thể đặt tên), người đàn bà dép lê đang góp nhặt từng đồng từ bún đậu mắm tôm (Hai phạm trù sự thật), những người phụ nữ ngồi, Nhặt nhạnh chắp vá đời mình từ rác vụn (Lời của rác) là những hình ảnh thơ giàu sức ám ảnh bạn đọc.
Thật là ngạc nhiên, một người sinh ra mới hai tuổi thì đất nước đã hòa bình thống nhất, nhưng lại có nhận thức khá sâu về chiến tranh:
Chiến tranh chưa bao giờ bị bỏ quên
Chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt
(Với một cựu binh Mỹ)
Bằng nhận thức ấy, Nguyễn Phan Quế Mai đã viết những bài thơ về chiến tranh thật xúc động, thấm thía với các bài thơ: Quảng Trị, Với một cựu binh Mỹ, Hai nẻo trời và đất, Babylift, Bức tường chiến tranh Việt Nam…(Và mới đây là bài thơ Đồng Lộc).
Những bài thơ viết sau Cởi gió trong tập Những ngôi sao hình quang gánh cho thấy Nguyễn Phan Quế Mai vẫn đang quẫy đạp, tìm tòi và bứt phá để định nghĩa mình bằng một chấm xanh!
Hà Nội, cuối tháng 7/2011
VanVN.Net - Tối ngày 8-10-2011 trong khuôn khổ Hội thảo thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung, các nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận phê bình văn học về dự hội thảo đã có cuộc gặp gỡ và ...
VanVN.Net - Ðồng chí Lê Ðức Thọ, nhà lãnh đạo tiền bối của Ðảng, "một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng", đặc biệt ...
VanVn.Net - Chàng hẹn nàng đến, thần sắc của chàng tỏ ra nghiêm trang, chàng nói: “Anh có việc quan trọng muốn nói với em!” Nàng rất hiểu chàng, nhìn thấy vẻ mặt chàng nghiêm túc, nàng bỗng bật cười, nàng ...
VanVn.Net - Bắt đầu hành trình một ngày mới, vạn vật phải chịu đựng những cơn đau thoát xác để đón nhận/khai mở những nguồn ánh sáng mới. Con đường ấy là con đường chung mà tất thảy vạn vật phải ...
VanVn.Net - Chiều nay, 12/10/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới, trong đó có Vịnh Hạ Long (Việt Nam). Chương trình bầu chọn này có sự phối ...
VanVN.Net - Nửa đầu thế kỷ XIX là sự bắt đầu vương triều Nguyễn với cuộc lên ngôi của Gia Long vào 1802. Tôi muốn gọi đó là một thời “khó sống” khi viết về Nguyễn Công Trứ và Cao Bá
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn