VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng khẩn cấp quy mô vùng (1981), Người thổi kèn thạch cao (2008),… cảnh báo về hệ thống công vụ làm con người tha hóa.
Hai mươi năm trước lịch sử của quốc gia to lớn và hùng mạnh nhất thế giới– Liên Xô– đã chấm dứt. Ngày 12/6/1991, Tổng thống Liên bang Nga đầu tiên được bầu ra. Kể từ đó, đất nước kỷ niệm Ngày nước Nga. Vậy mà đa số công dân Nga không coi đó là ngày lễ thực sự, khi suy tư và phân tích quá khứ cùng hiện tại.
Những người không hài lòng với cuộc sống hiện tại đôi khi lại hỏi: “Anh (chị) có muốn về với Liên Xô trước đây?”. Người đang làm trong ngân hàng thủ đô hay “bám hút” vào dầu khí thì không muốn làm ở những nơi khiêm tốn dưới thời Xôviết. Song nếu là người không có lương ở làng quê trước đây từng là nông trang thịnh vượng, nay đang điêu tàn, hay là người bị quăng ra khỏi nhà máy trên đà phá sản, chắc chắn sẽ hài lòng trở về với Liên Xô. Chế độ thay đổi– ai được, ai mất? Hai phía được và mất – phía nào đông hơn?...
Đến nay, ngay cả những kẻ đã trực tiếp tham gia hủy hoại Liên Xô cũng ngộ ra: đó là thảm họa. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Những người Bônxêvích đã phạm sai lầm đó... Không có Putin lên cầm quyền, không thay đổi triệt để đường lối phá hoại của Eltxin, chắc không còn nước Nga.
May thay cuộc sống phát triển theo chu kỳ, qua suy đến thịnh. Nếu trong nước đang tiến hành chính sách chống Xôviết, thì ở vòng xoáy tiếp theo của lịch sử người ta sẽ có thái độ tỉnh táo hơn về thời kỳ đó và có đánh giá nghiêm khắc giai đoạn hiện nay.
Năm 1991 đã trở thành ranh giới giữa hai thời đại– xã hội chủ nghĩa và tư sản mới. Từ năm đó hệ thống công chức đã thay đổi rõ rệt. Đất nước bị thu nhỏ! Người ta tung hê văn minh Xôviết bằng chiêu bài “Đấu tranh với tệ quan liêu trong đảng”. Bất cứ công chức nào có cương vị trong tổ chức đảng đều bị coi là kẻ quan liêu… Song so với chính quyền Xôviết, bộ máy công chức hiện nay cồng kềnh hơn rất nhiều (1,9 triệu so với 700 nghìn). Vậy tại sao chúng ta đã tung hê một xã hội có số công chức ít hơn nhưng đã hoàn thành những nhiệm vụ tương tự?
Khi xảy ra đột biến mang tính cách mạng trong xã hội, chính quyền mới thường tuyển dụng những nhân viên thừa hành mới không chỉ có trình độ chuyên môn, mà chủ yếu theo nguyên tắc trung thành chính trị. Họ ngốc, nhưng là người của mình! Thật đáng sợ, có bao “kẻ ngốc của mình” trong đám thân cận Eltxin?
Tôi còn nhớ khi tôi đề cập vấn đề ở “Văn báo” với một quan chức, ông ta chẳng hiểu gì cả. Trao đổi một hồi mới rõ, ông ta vốn trước đây là dân tiểu thương, sau có bạn bè đưa vào làm thủ trưởng, rồi đưa về bộ.
Dưới thời Xôviết, không có thói gia đình chủ nghĩa như thế, bởi có những cơ quan rất nghiêm chỉnh lo công tác cán bộ. Người ta không bao giờ bổ nhiệm người chưa qua công tác quản lý nông nghiệp, nông thôn làm công chức. Còn bây giờ người chưa từng quản lý nông trường, thậm chí chưa bao giờ dính dáng đến nông nghiệp cũng có thể lãnh đạo ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tôi chọn lĩnh vực nông nghiệp làm ví dụ đơn giản, nhưng điển hình…
Vào những năm 80, thậm chí một quan chức đắc chí nhất của thời Xôviết cũng gắn sự thăng tiến của mình trong nấc thang công vụ với lợi ích và số phận của đất nước, không đặt danh vọng cao hơn lợi ích quốc gia. Còn bây giờ chúng ta đang có cả thế hệ dân công vụ chỉ coi con đường công danh của mình theo phương diện vật chất. Họ hoàn toàn không quan tâm tới quốc gia, cho dù quốc gia tạo cho họ danh phận đó. Đó là triệu chứng nguy hiểm nhất.
Chúng ta hay mỉa mai cán bộ lãnh đạo Xôviết, và tôi cũng từng “sai lầm” trong chuyện này. Nhưng đừng quên rằng khi đó, trước khi lãnh đạo một bộ, ngành, làm cán bộ to, quan chức đó phải trải qua những thang bậc nhất định hoặc trong đoàn thanh niên, hoặc công đoàn. Và không ai có thể nhảy qua 2, 3, 4 bậc, cho dù đã cưới con gái bộ trưởng. Có thể lên nhanh, song không thể bỏ qua nấc thang nào.
Còn nhiều chuyện lớn hơn đang làm cho bộ máy công quyền hiện nay trở nên thực sự khó điều hành vì lợi ích quốc gia. Tôi đã viết nhiều về tệ quan liêu trong đảng dưới thời Xôviết khi nhiều người đang im lặng ươn hèn, nên tôi có quyền nói đến điều này.
Bộ máy công chức Xôviết tuy thiếu về số lượng, nhưng thực sự chuyên nghiệp và công chức dù muốn hay không đều thực sự gắn bó lợi ích của mình với số phận của đất nước. Bộ máy công chức hiện nay không như vậy. Đối với một bộ phận lớn công chức, thời gian công tác trong các cơ quan nhà nước chỉ đơn giản là cơ hội bảo đảm lương hưu khi về già, lo cho con cháu và những người cùng lợi ích. Họ chỉ lo vun vén thiên đường riêng cho gia đình mình.
Trước đây, công nhân, thanh niên nông thôn được tuyển vào công chức, được học hành, tin tưởng vào ý thức giai cấp. Nhưng đến thế hệ sau thì niềm tin đó bị tiêu tan. Còn vào những năm 1990, các con buôn thành quan chức, họ đem nguyên tắc kiếm chác bằng mọi giá vào thế giới công quyền. Những kiểu kiếm lợi đó không cần cho công vụ. Vụ lợi trong công vụ - đó là tội phạm. Khi hệ thống này thâm nhập vào giáo dục hay văn hóa, mọi nguyên tắc đều bị xâm phạm… Đất nước thực sự bị tước đi sức sáng tạo của nhân dân. Các nhà hát giờ đây phải chuyển sang chế độ tự tồn tại, và ai cũng rõ kết cục đó ra sao…
Xã hội Xôviết nghiêm khắc hơn hiện nay rất nhiều. Đơn giản chỉ là con người được “chăm sóc” cộng với chủ nghĩa yêu nước, ý thức quốc gia. Nhà trường, mà chủ yếu là gia đình, giáo dục con người, sau đến đài phát thanh, truyền hình và sách báo. Còn bây giờ, sau hai mươi năm, con người thực sự được truyền thụ tinh thần khinh rẻ những giá trị cơ bản, đốt đuốc giữa ban ngày cũng không tìm thấy những người có lòng tự trọng. Không thể để những kẻ thiếu phẩm chất phụng sự quốc gia. Họ có thể buôn bán, diễn mốt, tùy thích – chứ đừng tham gia chính quyền.
Văn hóa, từ một lĩnh vực tinh thần quan trọng của quốc gia đã bị biến thành kẻ ăn xin khó chịu. Trong nước không có đạo luật về hoạt động sáng tác và các hiệp hội sáng tác. Hội nhà văn và hội họa sĩ hưởng quy chế bình đẳng với hội những người yêu heo biển. Chính quyền coi nghệ thuật như lĩnh vực giải trí, thiết chế văn hóa là “dịch vụ văn hóa” cho dân chúng!
Truyền hình, sân khấu, văn hóa âm nhạc quần chúng bị suy thoái rõ rệt. Dẫn đến sự xuất hiện của thế hệ những công dân có trình độ văn hóa thấp kém. Chúng ta sẽ hiện đại hóa đất nước cùng những người như vậy sao? Song đây lại là vấn đề mà những kẻ mang tâm lý buôn bán không quan tâm. Chúng có những tiêu chí và giá trị khác.
Thái độ vụ lợi đang hoành hành trong bệnh viện như thế nào? Có bác sĩ trưởng nói: Tiền cấp dưỡng cho bệnh nhân chỉ chừng đó rúp. Nếu tỷ lệ chết cao hơn, ta sẽ tiết kiệm được tiền cấp dưỡng. Với ai đó là nghịch lý, với họ thì không!
Thái độ vụ lợi cũng thâm nhập vào quân đội. Chỉ huy trưởng cùng cấp phó một đơn vị đã cưỡng đoạt tiền thưởng của các sĩ quan 13-15 nghìn rúp. Các sĩ quan chấp thuận cống nộp, cho đến khi một thượng sĩ gửi đơn lên Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng. Sĩ quan không phải là doanh nhân, họ tốt nghiệp trường sĩ quan để bảo vệ Tổ quốc, mà thế đấy!
Riêng chuyện: mọi vấn đề giải quyết ở tòa án, xung đột trong cộng đồng các nhà văn mất nhiều năm vẫn chưa ngã ngũ. Nếu Tòa án Tối cao xử sự với những nhà văn nổi tiếng (Daniil Granin, Evgeni Evtusenko, Andrey Bitov…) như thế, liệu thường dân nghèo có đòi nổi quyền bình đẳng không? Tôi lo họ không sao đòi được công bằng. Chúng ta đang sống trong một xã hội chứa chất vô vàn bất công xã hội…
Hiện vẫn có những con người thực sự vì dân vì nước, nhưng họ không thể đấu lại thói trộm cắp và vô đạo! Công chức không chỉ đông hơn trước, mà lòng tham của họ cũng lớn hơn hàng trăm lần! Trong môi trường công chức có rất nhiều người trọng danh dự, song cũng có những kẻ khi vào guồng thì đánh mất danh dự. Vấn đề là lối sống của chúng ta hiện nay không phân định nổi người tốt, kẻ xấu.
Trong mọi cuộc cách mạng đều có sự tàn bạo và kỷ cương xã hội tạm thời suy giảm. Những người đã giành chính quyền vào năm 1917 phải tới giữa những năm 20 mới hiểu: đã đến lúc thiết lập trật tự, nhanh chóng khôi phục các cơ cấu xã hội, kỷ luật, trách nhiệm. Đó cũng là khởi nguồn của những cuộc thanh trừng, chứ không phải do sự loạn trí của lãnh tụ. Còn từ những năm 90, ta đã mất hai mươi năm rồi.
Trong lịch sử của bất cứ nước nào đều có những trang vẻ vang và những trang tủi nhục. Nếu ở những trang tủi nhục, chúng ta và quốc gia suy sụp, thì năm mươi năm sau chúng ta sẽ không còn. Nếu ở những trang vẻ vang, chúng ta và con cháu được giáo dục như ở Mỹ, Pháp, Anh, Italia – cho dù họ có nhiều trang tủi nhục hơn chúng ta – mọi sự sẽ trở lại bình thường. Chúng ta cần một dự án quốc gia để lành mạnh hóa tinh thần xã hội.
Trong phần ba, cuốn tiểu thuyết Người thổi kèn thạch cao chỉ ra tất cả những thiếu sót xấu xa trong giới công chức hiện nay. Chính quyền hiện vẫn có thái độ coi thường ảnh hưởng của văn học và của báo chí nói chung. Họ cho rằng đã có truyền hình, phát thanh, internet giải quyết mọi chuyện. Họ không nghĩ rằng một tác phẩm văn học có số lượng ấn bản không lớn lắm (mà các sách của tôi được xuất bản tới hàng trăm ngàn cuốn), nếu diễn tả chính xác hơi thở của thời đại, sẽ in sâu vào tâm trí bạn đọc hơn bất cứ cái gì khác. Để rồi sau đó các chính khách bất ngờ giãi bày những suy nghĩ mà mới trước đó chưa có trong đầu họ. Suy nghĩ đó ở đâu ra? Từ chúng ta, từ các nhà văn. Nó thẩm thấu, lan truyền, gây chấn động…
Trước đây câu châm ngôn “Phần lớn những tài sản kếch xù do bất lương mà có” được xem là câu đùa đắt giá, bởi trong đó luôn có phần sự thật, còn bây giờ nó là tiên đề hoàn toàn nghiêm túc. Thường dân sao có thể theo kịp các doanh nhân – thay vì tài trợ thể thao đất nước, họ tài trợ cho nước ngoài? Những đồng tiền đầu tư cho người ngoài lẽ ra (và thậm chí nên) có thể làm lợi cho đất nước mình. Thật ngây thơ khi nghĩ rằng có thể bầu những kẻ “đã khoắng sạch những gì họ muốn, họ sẽ không trộm cắp nữa”! Tiền không bao giờ là nhiều – đó là cách diễn đạt của chính những kẻ giàu có. Thu nhập tăng – nhu cầu tăng. Tiền đâu đủ cho “các kiểu đú”?
Tại sao ở mọi nước văn minh phần chủ yếu của lợi nhuận từ tài nguyên (từ dầu, khí) được dành cho văn hóa, y tế, giáo dục, cho xã hội phát triển bền vững, còn ở ta lại chảy vào túi một nhóm nhỏ để họ công khai đầu tư ra nước ngoài? Báo đăng: trong một tháng, dòng tư bản từ Nga lên tới 22 tỷ USD. Đúng là thảm họa. Vậy ai sẽ bầu và theo những kẻ như thế?
Đầu năm 2011, Tổng thống D. Medvedev ra sắc lệnh đến năm 2013 cắt giảm tối thiểu 20% số công chức. Biện pháp này cho phép tăng lương cho những người còn lại từ 27 nghìn đến 35 nghìn rúp, đồng thời quốc gia tiết kiệm được 43 tỷ rúp!
Trong thời gian phát sóng trực tiếp, Đài Sự thật Kômxômôn nêu câu hỏi: “Theo bạn, bộ máy công vụ nào tốt hơn – Xôviết hay hiện nay?”. Kết quả: 80% cuộc điện thoại gọi đến cho rằng Xôviết tốt hơn.
Viện Xã hội học Viện hàn lâm khoa học Nga khẳng định: 3/4 dân Nga tin rằng các công chức hiện nay không chỉ thiếu năng lực trong giải quyết công vụ và giúp đất nước phát triển hiệu quả, mà chủ yếu họ cản trở sự nghiệp đó.
-------
(Theo “Trribuna” và “Sự thật Kômxômôn”)
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Nhà văn I. M. Poliakov, Tổng biên tập Văn báo, ủy viên ủy ban Văn hóa phủ Tổng thống, ủy viên Đoàn chủ tịch Hội nhà báo Matxcơva, tác giả nhiều tiểu thuyết chống quan liêu như Tình trạng khẩn cấp quy mô vùng (1981), Người thổi kèn thạch cao (2008),… cảnh báo về hệ thống công vụ làm con người tha hóa.
Hai mươi năm trước lịch sử của quốc gia to lớn và hùng mạnh nhất thế giới– Liên Xô– đã chấm dứt. Ngày 12/6/1991, Tổng thống Liên bang Nga đầu tiên được bầu ra. Kể từ đó, đất nước kỷ niệm Ngày nước Nga. Vậy mà đa số công dân Nga không coi đó là ngày lễ thực sự, khi suy tư và phân tích quá khứ cùng hiện tại.
Những người không hài lòng với cuộc sống hiện tại đôi khi lại hỏi: “Anh (chị) có muốn về với Liên Xô trước đây?”. Người đang làm trong ngân hàng thủ đô hay “bám hút” vào dầu khí thì không muốn làm ở những nơi khiêm tốn dưới thời Xôviết. Song nếu là người không có lương ở làng quê trước đây từng là nông trang thịnh vượng, nay đang điêu tàn, hay là người bị quăng ra khỏi nhà máy trên đà phá sản, chắc chắn sẽ hài lòng trở về với Liên Xô. Chế độ thay đổi– ai được, ai mất? Hai phía được và mất – phía nào đông hơn?...
Đến nay, ngay cả những kẻ đã trực tiếp tham gia hủy hoại Liên Xô cũng ngộ ra: đó là thảm họa. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Những người Bônxêvích đã phạm sai lầm đó... Không có Putin lên cầm quyền, không thay đổi triệt để đường lối phá hoại của Eltxin, chắc không còn nước Nga.
May thay cuộc sống phát triển theo chu kỳ, qua suy đến thịnh. Nếu trong nước đang tiến hành chính sách chống Xôviết, thì ở vòng xoáy tiếp theo của lịch sử người ta sẽ có thái độ tỉnh táo hơn về thời kỳ đó và có đánh giá nghiêm khắc giai đoạn hiện nay.
Năm 1991 đã trở thành ranh giới giữa hai thời đại– xã hội chủ nghĩa và tư sản mới. Từ năm đó hệ thống công chức đã thay đổi rõ rệt. Đất nước bị thu nhỏ! Người ta tung hê văn minh Xôviết bằng chiêu bài “Đấu tranh với tệ quan liêu trong đảng”. Bất cứ công chức nào có cương vị trong tổ chức đảng đều bị coi là kẻ quan liêu… Song so với chính quyền Xôviết, bộ máy công chức hiện nay cồng kềnh hơn rất nhiều (1,9 triệu so với 700 nghìn). Vậy tại sao chúng ta đã tung hê một xã hội có số công chức ít hơn nhưng đã hoàn thành những nhiệm vụ tương tự?
Khi xảy ra đột biến mang tính cách mạng trong xã hội, chính quyền mới thường tuyển dụng những nhân viên thừa hành mới không chỉ có trình độ chuyên môn, mà chủ yếu theo nguyên tắc trung thành chính trị. Họ ngốc, nhưng là người của mình! Thật đáng sợ, có bao “kẻ ngốc của mình” trong đám thân cận Eltxin?
Tôi còn nhớ khi tôi đề cập vấn đề ở “Văn báo” với một quan chức, ông ta chẳng hiểu gì cả. Trao đổi một hồi mới rõ, ông ta vốn trước đây là dân tiểu thương, sau có bạn bè đưa vào làm thủ trưởng, rồi đưa về bộ.
Dưới thời Xôviết, không có thói gia đình chủ nghĩa như thế, bởi có những cơ quan rất nghiêm chỉnh lo công tác cán bộ. Người ta không bao giờ bổ nhiệm người chưa qua công tác quản lý nông nghiệp, nông thôn làm công chức. Còn bây giờ người chưa từng quản lý nông trường, thậm chí chưa bao giờ dính dáng đến nông nghiệp cũng có thể lãnh đạo ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tôi chọn lĩnh vực nông nghiệp làm ví dụ đơn giản, nhưng điển hình…
Vào những năm 80, thậm chí một quan chức đắc chí nhất của thời Xôviết cũng gắn sự thăng tiến của mình trong nấc thang công vụ với lợi ích và số phận của đất nước, không đặt danh vọng cao hơn lợi ích quốc gia. Còn bây giờ chúng ta đang có cả thế hệ dân công vụ chỉ coi con đường công danh của mình theo phương diện vật chất. Họ hoàn toàn không quan tâm tới quốc gia, cho dù quốc gia tạo cho họ danh phận đó. Đó là triệu chứng nguy hiểm nhất.
Chúng ta hay mỉa mai cán bộ lãnh đạo Xôviết, và tôi cũng từng “sai lầm” trong chuyện này. Nhưng đừng quên rằng khi đó, trước khi lãnh đạo một bộ, ngành, làm cán bộ to, quan chức đó phải trải qua những thang bậc nhất định hoặc trong đoàn thanh niên, hoặc công đoàn. Và không ai có thể nhảy qua 2, 3, 4 bậc, cho dù đã cưới con gái bộ trưởng. Có thể lên nhanh, song không thể bỏ qua nấc thang nào.
Còn nhiều chuyện lớn hơn đang làm cho bộ máy công quyền hiện nay trở nên thực sự khó điều hành vì lợi ích quốc gia. Tôi đã viết nhiều về tệ quan liêu trong đảng dưới thời Xôviết khi nhiều người đang im lặng ươn hèn, nên tôi có quyền nói đến điều này.
Bộ máy công chức Xôviết tuy thiếu về số lượng, nhưng thực sự chuyên nghiệp và công chức dù muốn hay không đều thực sự gắn bó lợi ích của mình với số phận của đất nước. Bộ máy công chức hiện nay không như vậy. Đối với một bộ phận lớn công chức, thời gian công tác trong các cơ quan nhà nước chỉ đơn giản là cơ hội bảo đảm lương hưu khi về già, lo cho con cháu và những người cùng lợi ích. Họ chỉ lo vun vén thiên đường riêng cho gia đình mình.
Trước đây, công nhân, thanh niên nông thôn được tuyển vào công chức, được học hành, tin tưởng vào ý thức giai cấp. Nhưng đến thế hệ sau thì niềm tin đó bị tiêu tan. Còn vào những năm 1990, các con buôn thành quan chức, họ đem nguyên tắc kiếm chác bằng mọi giá vào thế giới công quyền. Những kiểu kiếm lợi đó không cần cho công vụ. Vụ lợi trong công vụ - đó là tội phạm. Khi hệ thống này thâm nhập vào giáo dục hay văn hóa, mọi nguyên tắc đều bị xâm phạm… Đất nước thực sự bị tước đi sức sáng tạo của nhân dân. Các nhà hát giờ đây phải chuyển sang chế độ tự tồn tại, và ai cũng rõ kết cục đó ra sao…
Xã hội Xôviết nghiêm khắc hơn hiện nay rất nhiều. Đơn giản chỉ là con người được “chăm sóc” cộng với chủ nghĩa yêu nước, ý thức quốc gia. Nhà trường, mà chủ yếu là gia đình, giáo dục con người, sau đến đài phát thanh, truyền hình và sách báo. Còn bây giờ, sau hai mươi năm, con người thực sự được truyền thụ tinh thần khinh rẻ những giá trị cơ bản, đốt đuốc giữa ban ngày cũng không tìm thấy những người có lòng tự trọng. Không thể để những kẻ thiếu phẩm chất phụng sự quốc gia. Họ có thể buôn bán, diễn mốt, tùy thích – chứ đừng tham gia chính quyền.
Văn hóa, từ một lĩnh vực tinh thần quan trọng của quốc gia đã bị biến thành kẻ ăn xin khó chịu. Trong nước không có đạo luật về hoạt động sáng tác và các hiệp hội sáng tác. Hội nhà văn và hội họa sĩ hưởng quy chế bình đẳng với hội những người yêu heo biển. Chính quyền coi nghệ thuật như lĩnh vực giải trí, thiết chế văn hóa là “dịch vụ văn hóa” cho dân chúng!
Truyền hình, sân khấu, văn hóa âm nhạc quần chúng bị suy thoái rõ rệt. Dẫn đến sự xuất hiện của thế hệ những công dân có trình độ văn hóa thấp kém. Chúng ta sẽ hiện đại hóa đất nước cùng những người như vậy sao? Song đây lại là vấn đề mà những kẻ mang tâm lý buôn bán không quan tâm. Chúng có những tiêu chí và giá trị khác.
Thái độ vụ lợi đang hoành hành trong bệnh viện như thế nào? Có bác sĩ trưởng nói: Tiền cấp dưỡng cho bệnh nhân chỉ chừng đó rúp. Nếu tỷ lệ chết cao hơn, ta sẽ tiết kiệm được tiền cấp dưỡng. Với ai đó là nghịch lý, với họ thì không!
Thái độ vụ lợi cũng thâm nhập vào quân đội. Chỉ huy trưởng cùng cấp phó một đơn vị đã cưỡng đoạt tiền thưởng của các sĩ quan 13-15 nghìn rúp. Các sĩ quan chấp thuận cống nộp, cho đến khi một thượng sĩ gửi đơn lên Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng. Sĩ quan không phải là doanh nhân, họ tốt nghiệp trường sĩ quan để bảo vệ Tổ quốc, mà thế đấy!
Riêng chuyện: mọi vấn đề giải quyết ở tòa án, xung đột trong cộng đồng các nhà văn mất nhiều năm vẫn chưa ngã ngũ. Nếu Tòa án Tối cao xử sự với những nhà văn nổi tiếng (Daniil Granin, Evgeni Evtusenko, Andrey Bitov…) như thế, liệu thường dân nghèo có đòi nổi quyền bình đẳng không? Tôi lo họ không sao đòi được công bằng. Chúng ta đang sống trong một xã hội chứa chất vô vàn bất công xã hội…
Hiện vẫn có những con người thực sự vì dân vì nước, nhưng họ không thể đấu lại thói trộm cắp và vô đạo! Công chức không chỉ đông hơn trước, mà lòng tham của họ cũng lớn hơn hàng trăm lần! Trong môi trường công chức có rất nhiều người trọng danh dự, song cũng có những kẻ khi vào guồng thì đánh mất danh dự. Vấn đề là lối sống của chúng ta hiện nay không phân định nổi người tốt, kẻ xấu.
Trong mọi cuộc cách mạng đều có sự tàn bạo và kỷ cương xã hội tạm thời suy giảm. Những người đã giành chính quyền vào năm 1917 phải tới giữa những năm 20 mới hiểu: đã đến lúc thiết lập trật tự, nhanh chóng khôi phục các cơ cấu xã hội, kỷ luật, trách nhiệm. Đó cũng là khởi nguồn của những cuộc thanh trừng, chứ không phải do sự loạn trí của lãnh tụ. Còn từ những năm 90, ta đã mất hai mươi năm rồi.
Trong lịch sử của bất cứ nước nào đều có những trang vẻ vang và những trang tủi nhục. Nếu ở những trang tủi nhục, chúng ta và quốc gia suy sụp, thì năm mươi năm sau chúng ta sẽ không còn. Nếu ở những trang vẻ vang, chúng ta và con cháu được giáo dục như ở Mỹ, Pháp, Anh, Italia – cho dù họ có nhiều trang tủi nhục hơn chúng ta – mọi sự sẽ trở lại bình thường. Chúng ta cần một dự án quốc gia để lành mạnh hóa tinh thần xã hội.
Trong phần ba, cuốn tiểu thuyết Người thổi kèn thạch cao chỉ ra tất cả những thiếu sót xấu xa trong giới công chức hiện nay. Chính quyền hiện vẫn có thái độ coi thường ảnh hưởng của văn học và của báo chí nói chung. Họ cho rằng đã có truyền hình, phát thanh, internet giải quyết mọi chuyện. Họ không nghĩ rằng một tác phẩm văn học có số lượng ấn bản không lớn lắm (mà các sách của tôi được xuất bản tới hàng trăm ngàn cuốn), nếu diễn tả chính xác hơi thở của thời đại, sẽ in sâu vào tâm trí bạn đọc hơn bất cứ cái gì khác. Để rồi sau đó các chính khách bất ngờ giãi bày những suy nghĩ mà mới trước đó chưa có trong đầu họ. Suy nghĩ đó ở đâu ra? Từ chúng ta, từ các nhà văn. Nó thẩm thấu, lan truyền, gây chấn động…
Trước đây câu châm ngôn “Phần lớn những tài sản kếch xù do bất lương mà có” được xem là câu đùa đắt giá, bởi trong đó luôn có phần sự thật, còn bây giờ nó là tiên đề hoàn toàn nghiêm túc. Thường dân sao có thể theo kịp các doanh nhân – thay vì tài trợ thể thao đất nước, họ tài trợ cho nước ngoài? Những đồng tiền đầu tư cho người ngoài lẽ ra (và thậm chí nên) có thể làm lợi cho đất nước mình. Thật ngây thơ khi nghĩ rằng có thể bầu những kẻ “đã khoắng sạch những gì họ muốn, họ sẽ không trộm cắp nữa”! Tiền không bao giờ là nhiều – đó là cách diễn đạt của chính những kẻ giàu có. Thu nhập tăng – nhu cầu tăng. Tiền đâu đủ cho “các kiểu đú”?
Tại sao ở mọi nước văn minh phần chủ yếu của lợi nhuận từ tài nguyên (từ dầu, khí) được dành cho văn hóa, y tế, giáo dục, cho xã hội phát triển bền vững, còn ở ta lại chảy vào túi một nhóm nhỏ để họ công khai đầu tư ra nước ngoài? Báo đăng: trong một tháng, dòng tư bản từ Nga lên tới 22 tỷ USD. Đúng là thảm họa. Vậy ai sẽ bầu và theo những kẻ như thế?
Đầu năm 2011, Tổng thống D. Medvedev ra sắc lệnh đến năm 2013 cắt giảm tối thiểu 20% số công chức. Biện pháp này cho phép tăng lương cho những người còn lại từ 27 nghìn đến 35 nghìn rúp, đồng thời quốc gia tiết kiệm được 43 tỷ rúp!
Trong thời gian phát sóng trực tiếp, Đài Sự thật Kômxômôn nêu câu hỏi: “Theo bạn, bộ máy công vụ nào tốt hơn – Xôviết hay hiện nay?”. Kết quả: 80% cuộc điện thoại gọi đến cho rằng Xôviết tốt hơn.
Viện Xã hội học Viện hàn lâm khoa học Nga khẳng định: 3/4 dân Nga tin rằng các công chức hiện nay không chỉ thiếu năng lực trong giải quyết công vụ và giúp đất nước phát triển hiệu quả, mà chủ yếu họ cản trở sự nghiệp đó.
-------
(Theo “Trribuna” và “Sự thật Kômxômôn”)
(Nguồn Văn nghệ)
VanVN.Net - Sáng 27/2, Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí ...
VanVN.Net - Cùng bạn đọc: Hơn 3 năm qua, nhà văn Văn Chinh phục vụ tại vanvn.net; ông cùng các cộng sự đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên trang web này. Đến nay, ông đã xin nghỉ ...
VanVN.Net - Với mười ba bút ký, “Trôi dạt cõi người” phản ánh những hiện thực phong phú, sinh động được khơi dậy từ thế giới của “đại giác”.
VanVN.Net – 14h chiều nay, 05/2/2012, tại sân Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng văn học cho 11 tác giả có tác phẩm đạt giải trong hai năm: 2010, 2011; trao ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn