VanVN.Net - Những ngày thu vàng “nắng mật ong” này, có một nhà thơ không thích vui với cuộc đời, bạn bè, mà lặng lẽ “trốn” vào nằm bệnh viện với chăn đệm trắng toát, thuốc men lỉnh kỉnh, dây dợ nhằng nhịt, vợ con bơ phờ đi nhẹ nói khẽ… Ấy là Nhà thơ Đỗ Quý Bông, tác giả của những câu thơ lục bát chắc như nắm cơm, mà tình thì bay tung tỏa: Chiều nay bầu bí bốc thăm/ Một nên đũa ngọc, hai nằm đẩu đâu… Nhà văn Lã Thanh Tùng viết bài này gửi đăng trên VanVN.Net để các cơ quan đoàn thể, anh em bè bạn xa gần cùng biết trước khi quá muộn.
Nhà thơ Đỗ Quý Bông
Nhà thơ Đỗ Quý Bông hiện bị Rối loạn chức năng Máu (Cụ thể: không sản sinh được tiểu cầu). Trước đấy anh từng bị tai biến tim mạch, mổ hai lần, nối ba bốn động mạch vành, mổ động mạch cảnh… Hàng ngày chị Quý vợ anh luôn phải túc trực và quản lý số điện thoại của anh (0912016791) tại tầng 8 (phòng 822), các bác sĩ Trung tâm Huyết học và Truyền máu Quốc gia (gần Bến xe Mỹ Đình) cứ phải theo dõi từng giờ từng phút.
Anh sinh ngày Ba tháng Bảy năm Bốn Bảy (3/7/1947). Quê anh là xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, nghĩa là cùng xã với Nhà văn Ngô Ngọc Bội, cùng huyện với Nhà thơ Bút Tre, cùng tỉnh với… Vua Hùng! Rồi anh đi bộ đội, vào Đoàn văn công Quân chủng Phòng không Không quân, chơi đàn bầu, hát chèo, kéo nhị. Giặc tan, anh học Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa III, rồi về Nhà máy Bao bì xuất khẩu gần mộ Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trên đê Phú Thượng. Cuối cùng, điểm dừng chân trước khi về hưu của anh là Báo Bưa điện Việt Nam.
Anh đã ra 4 tập thơ:
- Gửi sông Thao – Nxb Văn học, 2000
- Tự khúc tháng Tư – Nxb Hội Nhà văn, 2001
- Ru ngoài vành nôi – Nxb Hội Nhà văn, 2005
- Đấu giá bốn mùa – Nxb Văn học, 2009
Anh là Hội viên của các hội: Hội Nhà văn Việt Nam (2006). Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Hội Nhà văn Hà Nội (2004), Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.
Bạn bè yêu thơ hẳn còn nhớ những câu lục bát tình tứ của anh:
Cái vầng trăng khuyết, trăng tròn/ Em mang đi mất lại còn trong anh/ Cái mùa hoa bưởi, hoa chanh/ Vườn anh không có vẫn dành phần em/ Cái màu mực quánh mây đen/ Nét mờ nét tỏ ngấm men đêm dài/ Cái đêm trăng hóa quan tài/ Tặng anh, thì chợt tiếng ai bảo: Đừng!
Hay:
Người thêm dăm bẩy mùa hoa/ Người thêm mảnh đất, căn nhà tầng cao?/ Người thêm ngách kẻ ra vào/ Người thêm thuyền bến cắm sào đợi trông/ Người thêm cơn Bắc cơn Đông/ Người thêm cả những mình không thấy mình/ Tôi thêm lần nữa trắng tinh/ Tay vôi quét tắp đội hình nghĩa trang
Hay:
Thế là trời đã sang thu
Và tôi lại được trùng tu lá vàng
Hay:
Chẳng lo sương muối, gió lùa/ Tôi đi trong tiếng lá khua xạc xào/ Một mình bước thấp bước cao/ Theo đường hào kiệt lẽ nào chùn chân/ Côn Sơn thanh khiết vô ngần/ Lá thông đặc sản rơi gần rơi xa/ Hoa mẫu đơn chẳng thướt tha/ Tiêu dao từng đốm đỏ xa đỏ gần/ "Côn Sơn có đá tần vần"/ Thơ như tiếng nợ phong trần- Ức Trai/ Côn Sơn thoáng một nét mai/ Bên trong rớm máu, bên ngoài cười mơ/ Côn Sơn xạm mặt bàn cờ/ Tiên xưa chắc hóa mẹ giờ bán khoai?/ Chõng tre siêu nước nguôi ngoai/ Oan khiên người trước có ngoài người sau?/ Côn Sơn thắp một nét đau/ Chưa siêu thoát được hai màu trắng đen
……….
Chả biết mệnh hệ anh kỳ này thế nào, tôi nhìn mà không dám nghĩ tiếp.
VanVN.Net - Những ngày thu vàng “nắng mật ong” này, có một nhà thơ không thích vui với cuộc đời, bạn bè, mà lặng lẽ “trốn” vào nằm bệnh viện với chăn đệm trắng toát, thuốc men lỉnh kỉnh, dây dợ nhằng nhịt, vợ con bơ phờ đi nhẹ nói khẽ… Ấy là Nhà thơ Đỗ Quý Bông, tác giả của những câu thơ lục bát chắc như nắm cơm, mà tình thì bay tung tỏa: Chiều nay bầu bí bốc thăm/ Một nên đũa ngọc, hai nằm đẩu đâu… Nhà văn Lã Thanh Tùng viết bài này gửi đăng trên VanVN.Net để các cơ quan đoàn thể, anh em bè bạn xa gần cùng biết trước khi quá muộn.
Nhà thơ Đỗ Quý Bông
Nhà thơ Đỗ Quý Bông hiện bị Rối loạn chức năng Máu (Cụ thể: không sản sinh được tiểu cầu). Trước đấy anh từng bị tai biến tim mạch, mổ hai lần, nối ba bốn động mạch vành, mổ động mạch cảnh… Hàng ngày chị Quý vợ anh luôn phải túc trực và quản lý số điện thoại của anh (0912016791) tại tầng 8 (phòng 822), các bác sĩ Trung tâm Huyết học và Truyền máu Quốc gia (gần Bến xe Mỹ Đình) cứ phải theo dõi từng giờ từng phút.
Anh sinh ngày Ba tháng Bảy năm Bốn Bảy (3/7/1947). Quê anh là xã Phú Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, nghĩa là cùng xã với Nhà văn Ngô Ngọc Bội, cùng huyện với Nhà thơ Bút Tre, cùng tỉnh với… Vua Hùng! Rồi anh đi bộ đội, vào Đoàn văn công Quân chủng Phòng không Không quân, chơi đàn bầu, hát chèo, kéo nhị. Giặc tan, anh học Trường Viết văn Nguyễn Du, khóa III, rồi về Nhà máy Bao bì xuất khẩu gần mộ Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm trên đê Phú Thượng. Cuối cùng, điểm dừng chân trước khi về hưu của anh là Báo Bưa điện Việt Nam.
Anh đã ra 4 tập thơ:
- Gửi sông Thao – Nxb Văn học, 2000
- Tự khúc tháng Tư – Nxb Hội Nhà văn, 2001
- Ru ngoài vành nôi – Nxb Hội Nhà văn, 2005
- Đấu giá bốn mùa – Nxb Văn học, 2009
Anh là Hội viên của các hội: Hội Nhà văn Việt Nam (2006). Hội Nhà báo Việt Nam (1998), Hội Nhà văn Hà Nội (2004), Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.
Bạn bè yêu thơ hẳn còn nhớ những câu lục bát tình tứ của anh:
Cái vầng trăng khuyết, trăng tròn/ Em mang đi mất lại còn trong anh/ Cái mùa hoa bưởi, hoa chanh/ Vườn anh không có vẫn dành phần em/ Cái màu mực quánh mây đen/ Nét mờ nét tỏ ngấm men đêm dài/ Cái đêm trăng hóa quan tài/ Tặng anh, thì chợt tiếng ai bảo: Đừng!
Hay:
Người thêm dăm bẩy mùa hoa/ Người thêm mảnh đất, căn nhà tầng cao?/ Người thêm ngách kẻ ra vào/ Người thêm thuyền bến cắm sào đợi trông/ Người thêm cơn Bắc cơn Đông/ Người thêm cả những mình không thấy mình/ Tôi thêm lần nữa trắng tinh/ Tay vôi quét tắp đội hình nghĩa trang
Hay:
Thế là trời đã sang thu
Và tôi lại được trùng tu lá vàng
Hay:
Chẳng lo sương muối, gió lùa/ Tôi đi trong tiếng lá khua xạc xào/ Một mình bước thấp bước cao/ Theo đường hào kiệt lẽ nào chùn chân/ Côn Sơn thanh khiết vô ngần/ Lá thông đặc sản rơi gần rơi xa/ Hoa mẫu đơn chẳng thướt tha/ Tiêu dao từng đốm đỏ xa đỏ gần/ "Côn Sơn có đá tần vần"/ Thơ như tiếng nợ phong trần- Ức Trai/ Côn Sơn thoáng một nét mai/ Bên trong rớm máu, bên ngoài cười mơ/ Côn Sơn xạm mặt bàn cờ/ Tiên xưa chắc hóa mẹ giờ bán khoai?/ Chõng tre siêu nước nguôi ngoai/ Oan khiên người trước có ngoài người sau?/ Côn Sơn thắp một nét đau/ Chưa siêu thoát được hai màu trắng đen
……….
Chả biết mệnh hệ anh kỳ này thế nào, tôi nhìn mà không dám nghĩ tiếp.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn