VanVn.Net - Sáng nay, 29/9/2011, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội), Hội NVVN và Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tổ chức giới thiệu ký sự "Huyền thoại tàu không số" của nhà văn Đình Kính và 10 tập phim tài liệu cùng tên do nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên thực hiện.
Đến dự buổi ra mắt có Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; ông Trần Văn Hữu - Chủ tịch Hội Truyền thống Đường HCM trên biển; ông Đào Hồng Tuyển – Phó Chủ tịch và một số cựu chiến binh của đoàn tàu không số; Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh cùng các ủy viên BCH Hội, nghệ sỹ ưu tú Đặng Hồng Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân cùng hơn 40 nhà báo đã đến dự và đưa tin.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu
Chủ tịch Hội truyền thống Đường HCM Trần Văn Hữu trong lời phát biểu khai mạc đã nói: “Hôm nay chúng tôi vô cùng xúc động được giới thiệu với các vị khách quý và các nhà báo hai tác phẩm quan trọng viết về những chiến công thầm lặng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đặc biệt là của cán bộ chiến sĩ đoàn tàu không số và nhân dân các địa phương đã cùng làm nên kì tích này. Việc tổ chức cho nhà văn Đình Kính, nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên sưu tầm tư liệu viết thiên ký sự và làm phim tài liệu Huyền thoại tầu không số nằm trong chương trình hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày ra đời con đường huyền thoại (23/10/1961 – 23/10 /2011) của Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển…”
Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh trong lời chào mừng đã nhấn mạnh: “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là một sáng tạo vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng vì những lý do đảm bảo bí mật tuyệt đối cho con đường HCM trên biển, đoàn tàu không số không hề được tuyên truyền trong suốt cuộc chiến tranh và ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc nhiều vấn đề, sự kiện , con người liên quan đến con đường huyền thoại này vẫn đang còn nằm trong khu vực được coi là nhạy cảm. Cùng với thời gian, sự vĩ đại của con đường huyền thoại này ngày càng được sáng tỏ khiến không chỉ nhân dân ta mà cả bạn bè quốc tế cũng phải kinh ngạc và thán phục. Sự hy sinh thầm lặng của họ gợi nhớ câu thơ của nhà thơ Chính Hữu: Việc ta làm mà chính ta kinh ngạc. Rất may mắn là ngay trong những năm chiến tranh, quân đội ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhà văn, đã tạo điều kiện cho các nhà văn có mặt trên nhiều chiến trường, “cài cắm” các nhà văn trong các quân binh chủng, anh Đình Kính được sống, chiến đấu và làm việc trong Quân chủng Hải quân nhiều năm cùng với các nhà văn khác như: Lê Hoài Nam, Trần Đăng Khoa. Chính vì vậy, từ rất lâu chúng ta đã có những tác phẩm làm phát lộ một phần sự vĩ đại của con đường huyền thoại này. Đến ngay hôm nay, với 2 tác phẩm văn học và điện ảnh này, chúng ta đã góp phần làm sống lại một huyền thoại. Có thể nói, nhà văn Đình Kính là “người đánh bắt xa bờ” của Hội NVVN về đề tài này. Nhưng những tác giả thật sự của sự nghiệp anh hùng này là những chiến sỹ trên con tàu không số, trong đó có một số cựu chiến binh hôm nay có mặt tại đây. Các anh mới chính là những người tạo cảm hứng cho hai tác giả Đình Kính và Minh Chuyên làm nên bộ đôi tác phẩm này. Việc Đảng và Nhà nước ta có chủ trương kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển vào thời điểm này là vô cùng ý nghĩa, nó khích lệ tinh thần yêu nước, tinh thần sáng tạo của quân dân cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước ta…”
Nhà thơ Hữu Thỉnh gắn kỷ niệm chương cho ông Đào Hồng Tuyển
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao quyết định cho ông Đào Hồng Tuyển
Trong dịp này, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thay mặt Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Phát triển Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho ông Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Tuần Châu Việt Nam, Phó chủ tịch Hội truyền thống Đường HCM trên biển vì những đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Từ trái sang phải: ông Đào Hồng Tuyển, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Đình Kính
Sau khi nhận kỷ niệm chương, ông Đào Hồng Tuyển xúc động nói: “Chiến công của đoàn tàu không số đến ngày hôm nay đã được Nhà nước chính thức tôn vinh nhưng tôi buộc phải nói rằng 80% các cựu chiến binh của Đoàn tàu không số còn sống nghèo khổ. Trong chiến tranh chúng tôi đã chấp nhận những hy sinh rất to lớn, có những người lính 10 năm trời không được liên lạc với gia đình, bản thân tôi thì 4 năm biệt vô âm tín, nhiều người đã hy sinh trong thầm lặng không được biết đến. Sau chiến tranh, vì nhiều lý do, họ cũng còn phải im lặng rất lâu, trong đó có lý do phải tiếp tục bảo vệ bí mật của con đường, của phương thức vận tải chiến lược độc đáo này vì có thể chúng ta sẽ còn phải sử dụng lại. Hầu hết chúng tôi không được hưởng chế độ chính sách. Bởi theo cơ chế, phải có liên tục 6 tháng ở chiến trường chúng tôi mới đủ điều kiện để được hưởng chế độ. Nhưng người chiến sĩ của đoàn tàu không số, nếu thành công thì chỉ nửa tháng là trở về hậu phương. Nếu thất bại thì vĩnh viễn nằm lại đâu đó trên biển khơi. Những chuyến đi của chúng tôi đều xuất phát từ những ngày mưa bão để tạo yếu tố bất ngờ che mắt quân thù. Có đồng chí đi qua nhà nhìn thấy vợ con mà cũng không được về… Ngày nay, những chiến công của đồng đội chúng tôi đã dần dần được đưa ra ánh sáng mà hôm nay là một cơ hội như vậy. Nhân đây, chúng tôi được cám ơn ngàn lần, triệu lần tới Đảng, Nhân dân, đặc biệt cảm ơn Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhiều năm gắn bó chia ngọt sẻ bùi với anh em cán bộ chiến sĩ đoàn tàu không số. Tôi cũng xin cảm ơn các nhà văn, nhà báo đã quan tâm tới đề tài này, nhất là hai tác giả Đình Kính và Minh Chuyên."
Nhà văn Đình Kính chia sẻ: Có lẽ ít người trong số chúng ta biết rằng cả một chiến công vĩ đại, một con đường đã trở thành huyền thoại như thế mà chỉ mới có 4 người được phong Anh hùng. Trong khi mỗi chiến sỹ của đoàn tàu không số đều xứng đáng là một anh hùng. Tôi xin kể thêm một chi tiết: Để xây dựng cảng đón tầu ở Cà Mau, chúng ta phải đề ra những quy chế để giữ bí mật tuyệt đối, nội bất xuất ngoại bất nhập. Có anh nhớ vợ quá, đang đêm trốn về với vợ. Thủ trưởng đơn vị cho quân đuổi theo với mệnh lệnh, không vận động được chiến sĩ đó quay lại được thì phải “xử lý” và các đồng đội đã buộc phải thi hành mệnh lệnh cuối cùng. Sự mất mát là vô bờ. Sau cái đêm định mệnh đó, người chỉ huy đã bạc trắng cả mái đầu vì đau đớn. Những câu chuyện tôi góp nhặt trong quá trình đi thực tế tìm hiểu còn rất nhiều, một số chi tiết đã được đưa vào cuốn sách này. Khi được phối hợp với đạo diễn Minh Chuyên để làm bộ phim cùng tên tôi cảm thấy vô cùng may mắn, nhưng may mắn hơn nữa là đã được Hội Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển nhiệt thành ủng hộ. Nay bộ phim đã hoàn thành và sẽ được phát sóng trong khung giờ vàng trên kênh truyền hình VTV1 từ ngày 3/10 tới đây.
Đạo diễn Minh Chuyên (bên phải)
Đạo diễn Minh Chuyên: Tôi là người có duyên với mảng đề tài chiến tranh, nhất là những vấn đề sau chiến tranh. Ý định làm một bộ phim về đoàn tàu không số xuất hiện trong tôi từ năm 2008, khi tôi sưu tầm được một số tài liệu về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Rất may, gặp được anh Đình Kính là người có chung ý tưởng, đang thực hiện một tác phẩm văn học. Chúng tôi đã kết hợp với nhau một cách ăn ý để có kết quả hôm nay. Trong quá trình khảo sát để làm phim, từ chỗ dự định gặp gỡ phỏng vấn và ghi hình 50 nhân vật có trong kịch bản, nhưng cuối cùng chúng tôi đã có tới 100 nhân vật, 100 câu chuyện sinh động. Đó cũng là một sự phát triển tự nhiên, vì bản thân những sự kiện liên quan đến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là rất rộng lớn, có hàng vạn người trên khắp đất nước đã tham gia. Mỗi người trong số họ đều có thể kể cho chúng ta nghe những câu chuyện rất thú vị. Chúng tôi hy vọng sẽ còn được tiếp tục sáng tạo trên nguồn chất liệu vô tận này.
Các Cựu chiến binh đoàn tàu không số
Từ trái sang phải: nhà thơ Hữu Thỉnh, Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Nguyên TBT Lê Khả Phiêu xem phim "Huyền thoại tàu không số"
Kết thúc buổi gặp mặt, Ban tổ chức đã mời các vị khách quý và các nhà báo xem tập 6 của bộ phim “Huyền thoại tàu không số” có tựa đề “Sự kiện Vũng Rô”.
(Ảnh trong bài: PV VanVn.Net)
VanVn.Net - Sáng nay, 29/9/2011, tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội), Hội NVVN và Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển đã tổ chức giới thiệu ký sự "Huyền thoại tàu không số" của nhà văn Đình Kính và 10 tập phim tài liệu cùng tên do nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên thực hiện.
Đến dự buổi ra mắt có Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; ông Trần Văn Hữu - Chủ tịch Hội Truyền thống Đường HCM trên biển; ông Đào Hồng Tuyển – Phó Chủ tịch và một số cựu chiến binh của đoàn tàu không số; Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh cùng các ủy viên BCH Hội, nghệ sỹ ưu tú Đặng Hồng Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam; Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên - Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân cùng hơn 40 nhà báo đã đến dự và đưa tin.
Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu phát biểu
Chủ tịch Hội truyền thống Đường HCM Trần Văn Hữu trong lời phát biểu khai mạc đã nói: “Hôm nay chúng tôi vô cùng xúc động được giới thiệu với các vị khách quý và các nhà báo hai tác phẩm quan trọng viết về những chiến công thầm lặng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đặc biệt là của cán bộ chiến sĩ đoàn tàu không số và nhân dân các địa phương đã cùng làm nên kì tích này. Việc tổ chức cho nhà văn Đình Kính, nhà văn, đạo diễn Minh Chuyên sưu tầm tư liệu viết thiên ký sự và làm phim tài liệu Huyền thoại tầu không số nằm trong chương trình hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày ra đời con đường huyền thoại (23/10/1961 – 23/10 /2011) của Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển…”
Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh trong lời chào mừng đã nhấn mạnh: “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là một sáng tạo vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhưng vì những lý do đảm bảo bí mật tuyệt đối cho con đường HCM trên biển, đoàn tàu không số không hề được tuyên truyền trong suốt cuộc chiến tranh và ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc nhiều vấn đề, sự kiện , con người liên quan đến con đường huyền thoại này vẫn đang còn nằm trong khu vực được coi là nhạy cảm. Cùng với thời gian, sự vĩ đại của con đường huyền thoại này ngày càng được sáng tỏ khiến không chỉ nhân dân ta mà cả bạn bè quốc tế cũng phải kinh ngạc và thán phục. Sự hy sinh thầm lặng của họ gợi nhớ câu thơ của nhà thơ Chính Hữu: Việc ta làm mà chính ta kinh ngạc. Rất may mắn là ngay trong những năm chiến tranh, quân đội ta đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho nhà văn, đã tạo điều kiện cho các nhà văn có mặt trên nhiều chiến trường, “cài cắm” các nhà văn trong các quân binh chủng, anh Đình Kính được sống, chiến đấu và làm việc trong Quân chủng Hải quân nhiều năm cùng với các nhà văn khác như: Lê Hoài Nam, Trần Đăng Khoa. Chính vì vậy, từ rất lâu chúng ta đã có những tác phẩm làm phát lộ một phần sự vĩ đại của con đường huyền thoại này. Đến ngay hôm nay, với 2 tác phẩm văn học và điện ảnh này, chúng ta đã góp phần làm sống lại một huyền thoại. Có thể nói, nhà văn Đình Kính là “người đánh bắt xa bờ” của Hội NVVN về đề tài này. Nhưng những tác giả thật sự của sự nghiệp anh hùng này là những chiến sỹ trên con tàu không số, trong đó có một số cựu chiến binh hôm nay có mặt tại đây. Các anh mới chính là những người tạo cảm hứng cho hai tác giả Đình Kính và Minh Chuyên làm nên bộ đôi tác phẩm này. Việc Đảng và Nhà nước ta có chủ trương kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển vào thời điểm này là vô cùng ý nghĩa, nó khích lệ tinh thần yêu nước, tinh thần sáng tạo của quân dân cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước ta…”
Nhà thơ Hữu Thỉnh gắn kỷ niệm chương cho ông Đào Hồng Tuyển
Nhà thơ Hữu Thỉnh trao quyết định cho ông Đào Hồng Tuyển
Trong dịp này, nhà thơ Hữu Thỉnh đã thay mặt Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Phát triển Văn học nghệ thuật Việt Nam” cho ông Đào Hồng Tuyển - Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Tuần Châu Việt Nam, Phó chủ tịch Hội truyền thống Đường HCM trên biển vì những đóng góp cho sự nghiệp phát triển của Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Từ trái sang phải: ông Đào Hồng Tuyển, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Đình Kính
Sau khi nhận kỷ niệm chương, ông Đào Hồng Tuyển xúc động nói: “Chiến công của đoàn tàu không số đến ngày hôm nay đã được Nhà nước chính thức tôn vinh nhưng tôi buộc phải nói rằng 80% các cựu chiến binh của Đoàn tàu không số còn sống nghèo khổ. Trong chiến tranh chúng tôi đã chấp nhận những hy sinh rất to lớn, có những người lính 10 năm trời không được liên lạc với gia đình, bản thân tôi thì 4 năm biệt vô âm tín, nhiều người đã hy sinh trong thầm lặng không được biết đến. Sau chiến tranh, vì nhiều lý do, họ cũng còn phải im lặng rất lâu, trong đó có lý do phải tiếp tục bảo vệ bí mật của con đường, của phương thức vận tải chiến lược độc đáo này vì có thể chúng ta sẽ còn phải sử dụng lại. Hầu hết chúng tôi không được hưởng chế độ chính sách. Bởi theo cơ chế, phải có liên tục 6 tháng ở chiến trường chúng tôi mới đủ điều kiện để được hưởng chế độ. Nhưng người chiến sĩ của đoàn tàu không số, nếu thành công thì chỉ nửa tháng là trở về hậu phương. Nếu thất bại thì vĩnh viễn nằm lại đâu đó trên biển khơi. Những chuyến đi của chúng tôi đều xuất phát từ những ngày mưa bão để tạo yếu tố bất ngờ che mắt quân thù. Có đồng chí đi qua nhà nhìn thấy vợ con mà cũng không được về… Ngày nay, những chiến công của đồng đội chúng tôi đã dần dần được đưa ra ánh sáng mà hôm nay là một cơ hội như vậy. Nhân đây, chúng tôi được cám ơn ngàn lần, triệu lần tới Đảng, Nhân dân, đặc biệt cảm ơn Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhiều năm gắn bó chia ngọt sẻ bùi với anh em cán bộ chiến sĩ đoàn tàu không số. Tôi cũng xin cảm ơn các nhà văn, nhà báo đã quan tâm tới đề tài này, nhất là hai tác giả Đình Kính và Minh Chuyên."
Nhà văn Đình Kính chia sẻ: Có lẽ ít người trong số chúng ta biết rằng cả một chiến công vĩ đại, một con đường đã trở thành huyền thoại như thế mà chỉ mới có 4 người được phong Anh hùng. Trong khi mỗi chiến sỹ của đoàn tàu không số đều xứng đáng là một anh hùng. Tôi xin kể thêm một chi tiết: Để xây dựng cảng đón tầu ở Cà Mau, chúng ta phải đề ra những quy chế để giữ bí mật tuyệt đối, nội bất xuất ngoại bất nhập. Có anh nhớ vợ quá, đang đêm trốn về với vợ. Thủ trưởng đơn vị cho quân đuổi theo với mệnh lệnh, không vận động được chiến sĩ đó quay lại được thì phải “xử lý” và các đồng đội đã buộc phải thi hành mệnh lệnh cuối cùng. Sự mất mát là vô bờ. Sau cái đêm định mệnh đó, người chỉ huy đã bạc trắng cả mái đầu vì đau đớn. Những câu chuyện tôi góp nhặt trong quá trình đi thực tế tìm hiểu còn rất nhiều, một số chi tiết đã được đưa vào cuốn sách này. Khi được phối hợp với đạo diễn Minh Chuyên để làm bộ phim cùng tên tôi cảm thấy vô cùng may mắn, nhưng may mắn hơn nữa là đã được Hội Truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển nhiệt thành ủng hộ. Nay bộ phim đã hoàn thành và sẽ được phát sóng trong khung giờ vàng trên kênh truyền hình VTV1 từ ngày 3/10 tới đây.
Đạo diễn Minh Chuyên (bên phải)
Đạo diễn Minh Chuyên: Tôi là người có duyên với mảng đề tài chiến tranh, nhất là những vấn đề sau chiến tranh. Ý định làm một bộ phim về đoàn tàu không số xuất hiện trong tôi từ năm 2008, khi tôi sưu tầm được một số tài liệu về đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Rất may, gặp được anh Đình Kính là người có chung ý tưởng, đang thực hiện một tác phẩm văn học. Chúng tôi đã kết hợp với nhau một cách ăn ý để có kết quả hôm nay. Trong quá trình khảo sát để làm phim, từ chỗ dự định gặp gỡ phỏng vấn và ghi hình 50 nhân vật có trong kịch bản, nhưng cuối cùng chúng tôi đã có tới 100 nhân vật, 100 câu chuyện sinh động. Đó cũng là một sự phát triển tự nhiên, vì bản thân những sự kiện liên quan đến đường mòn Hồ Chí Minh trên biển là rất rộng lớn, có hàng vạn người trên khắp đất nước đã tham gia. Mỗi người trong số họ đều có thể kể cho chúng ta nghe những câu chuyện rất thú vị. Chúng tôi hy vọng sẽ còn được tiếp tục sáng tạo trên nguồn chất liệu vô tận này.
Các Cựu chiến binh đoàn tàu không số
Từ trái sang phải: nhà thơ Hữu Thỉnh, Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên, Nguyên TBT Lê Khả Phiêu xem phim "Huyền thoại tàu không số"
Kết thúc buổi gặp mặt, Ban tổ chức đã mời các vị khách quý và các nhà báo xem tập 6 của bộ phim “Huyền thoại tàu không số” có tựa đề “Sự kiện Vũng Rô”.
(Ảnh trong bài: PV VanVn.Net)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn