Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Muốn cao thì ngồi xuống

Nhà thơ Lê Duy Phương - 13-10-2011 10:19:54 AM

VanVN.Net - Ông Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh những năm 70 của thế kỷ trước, khi tôi được nhận nhiệm vụ giám đốc sở, ông gặp tôi trao đổi một số việc, cuối cùng ông bảo: “Phương ơi, muốn cao thì ngồi xuống”.

Hơn hai mươi năm rồi, câu nói đó vẫn nhắc nhở tôi hằng ngày. Hằng ngày tôi vẫn thấy nhiều người tuy không được nghe câu nói đó, nhưng họ vẫn ý thức được trong lời nói việc làm và cách ứng xử.

Đã từ rất lâu trong lịch sử quân sự nước ta, Bác Hồ ký phong tướng cho đại tướng Võ Nguyên Giáp và một số tướng lĩnh khác, trong đó có Nguyễn Sơn được phong thiếu tướng. Khi nhận quyết định, Nguyễn Sơn còn ở khu bốn, không gặp được Bác. Ông viết thư cho Bác đề nghị Bác phong những đồng chí khác trước đã. Nhận được thư, Bác viết vào thiếp mấy dòng chữ Hán xưng Nguyễn Sơn là đệ coi như anh em, đánh giá Nguyễn Sơn rất xứng đáng và đề nghị Nguyễn Sơn vui lòng nhận nhiệm vụ, rồi Bác đưa cho bác sỹ Phạm Ngọc Thạch lúc bấy giờ là người chăm sóc sức khỏe cho Bác chuyển lá thiếp đến tận tay Nguyễn Sơn.

Nhận được thiếp của Bác, Nguyễn Sơn chấp hành và đã trở thành một thiếu tướng quân đội Nhân dân Việt Nam.

Còn mới đây nhất, nhà thơ Việt Phương nổi tiếng nhưng mới vào Hội nhà văn Việt Nam ở tuổi trên 80. Trong buổi lễ mừng ông do câu lạc bộ thơ Nguyễn Công Trứ tổ chức, ông đã phát biểu: “Anh ruột tôi là nhà văn Từ Bích Hoàng có dặn tôi khi nào em thấy đủ tiêu chuẩn thì hãy làm đơn xin vào hội. Tôi tự thấy tôi đã đủ tiêu chuẩn nên tôi đã viết đơn vào hội”

Một vị bộ trưởng ủy viên Trung ương Đảng về dự hội trường cấp III (nay là PTTH) được người ta đón tiếp, mời ngồi đầu cạnh phó thủ tướng và bí thư tỉnh ủy. Bộ trưởng nói: “Thưa thầy, tôi về đây là học sinh cũ xin nhường những dãy ghế đầu cho các đại biểu và các thầy” Thế rồi vị bộ trưởng ra sau ngồi, tôi cũng thấy nhiều vị quan to khác ở cấp bộ và cấp tỉnh – là học sinh cũ, cũng kéo nhau ra sau ngồi và mời các thầy cũ về hội trường lên ngồi ở những dãy ghế đầu.

Có một vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, mỗi lần về xã tiếp xúc cử tri đều yêu cầu xã cứ thông báo lên bản tin ai đi được thì đi, chứ không để các xóm cử, đông quá thì thêm ghế vào. Vị ấy nói: - Tôi cần nghe nhiều người nói, tôi biết để mọi người nói và biết nghe mọi người nói thì mình mới làm tròn trách nhiệm đại biểu của dân. 

Gần đây ông Tổng bí thư đi cơ sở không cho người ta giăng biển: “Nhiệt liệt chào mừng…”. Được mọi người hoan nghênh.

Một vị bí thư tỉnh ủy nọ khi làm nhân sự về đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. Ban thường vụ tỉnh ủy đề nghị ông: Đã là ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy thì kiêm luôn chủ tịch Hội đồng nhân dân, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội. Thật là có lý và cũng là đủ tín nhiệm để làm tất cả những việc đó, nhưng ông từ chối với lý do để tôi tập trung cao cho công tác Đảng. Và ông đề nghị chủ tịch Hội đồng nhân dân, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội để đồng chí khác.

Nhiều nhiều lắm những ý thức, việc làm, lời nói không những thể hiện cao trách nhiệm, tính khiêm tốn mà còn là đạo đức cách mạng nữa. Nhất là khi chúng ta đang học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Các tin mới hơn

Thư giãn  

Câu đối trúng tâm tư

VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...

Nhà văn đọc sách  

Đất bỏng – bộ tiểu thuyết sử thi về vùng mỏ Cẩm Phả

VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...

Tư liệu  

Hoài Thanh với văn chương và hành động

VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...