VanVN.Net - Bản tráng ca về tuổi 20 của thế hệ Nguyễn Văn Thạc đã lấy được nước mắt và sự đồng cảm của khán giả nhiều thế hệ trong buổi ra mắt tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Được đặc cách tham dự LHP VN lần thứ 17, Mùi cỏ cháy được nhiều người xem đánh giá là một xuất "nặng ký".
Cảnh phim "Mùi cỏ cháy"
Khán giả đến tham dự buổi công chiếu đông bất ngờ. Không có đủ chỗ cho tất cả, rất nhiều người phải đứng dọc lối đi. Nhiều người ngậm ngùi ra về vì không còn chỗ… đứng. Không khó để nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của khán giả dành cho Mùi cỏ cháy - bộ phim về những chàng trai Hà Nội tuổi đôi mươi mơ mộng, xếp bút nghiên bước vào cuộc chiến tranh khốc liệt.
Kịch bản phim được nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm lấy cảm hứng từ nhật ký của các liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm..., truyện ngắn Bức tượng (Đoàn Tuấn) và cả thời trai trẻ của chính mình. Ý định viết một kịch bản về 81 ngày đêm bi tráng ở thành cổ Quảng Trị đã xuất hiện ngay sau khi Hoàng Nhuận Cầm đọc xong Mãi mãi tuổi 20 - “viết để trả nợ cho một thế hệ, cũng là để trả nợ chính mình”- nhà biên kịch chia sẻ. Hoàng, một trong bốn nhân vật chính của phim, có tài đàn hát, thơ ca chính là bóng dáng thời trai trẻ của Hoàng Nhuận Cầm. Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là nguyên mẫu cho nhân vật Thăng.
Câu chuyện của Mùi cỏ cháy xoay quanh bốn chàng trai trẻ: Hoàng, Thành, Thăng, Long rời giảng đường đại học để nhập ngũ theo lệnh tổng động viên cho mặt trận Quảng Trị năm 1971. Phim khá tươi mới với những tình tiết dung dị và rất con người.
Bốn nhân vật chính trong phim "Mùi cỏ cháy"
Các nhà làm phim đã lấy được nước mắt của nhiều khán giả bởi những chi tiết rất đời thường, như nỗi đau đồng đội, nỗi nhớ nhà, sự lo lắng về số phận mong manh của con người dưới bom đạn khắc nghiệt.
Ở nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau không đầy gang tấc, những chàng trai tuổi đôi mươi vẫn giữ được niềm vui sống bằng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn giữa giờ “địch nghỉ ăn cơm”.
Đây thực sự là một chi tiết các nhà làm phim đã thành công trong việc "đánh mạnh" vào lòng người. "Cối xay thịt" thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm không thể xay nổi niềm khao khát được sống cho ra sống của con người.
Phim sử dụng khá nhiều kỹ xảo để tái hiện sự khốc liệt của chiến trường thành cổ. Nhà quay phim Phạm Thanh Hà cho biết: “Chúng tôi sử dụng kỹ thuật vẽ tại chỗ để tái hiện các cảnh chiến tranh tương đối hiệu quả.
Phim không sử dụng nhiều kỹ thuật 3D, tốn kém mà nhiều khi trông lại giả”. Các diễn viên “hình nộm” của họa sĩ Hoàng Chí Long cũng đóng một vai trò đáng kể trong các cảnh quay chiến sĩ trúng bom đạn ở chiến hào hay lúc vượt sông.
Chia sẻ về hậu trường làm phim, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười nói vui: “Có vẻ như sự khắc nghiệt của 81 ngày đêm cũng vận vào phim. Cứ đoàn làm phim lên đường là y như rằng mưa dầm dề, đến nỗi anh em có thơ vui: “Hết bão rồi lại mưa ngâu/ Đoàn “Mùi cỏ cháy” còn lâu mới về”.
Thế nhưng mà đúng đến ngày cần mưa thì lại nắng gắt đến 40 độ, mà nắng Sơn Tây thì biết rồi đấy”. Phần lớn bối cảnh của Mùi cỏ cháy được dựng ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN, Đồng Mô, Hà Nội.
Cảnh trong phim
Chỉ riêng dựng bối cảnh thành cổ Quảng Trị cũng đã lấy mất của đoàn làm phim 4 tháng trời. Những hôm trời mưa, đường vào khu bối cảnh lầy lội đến mức các thành viên đoàn làm phim vừa đi vừa phải đặt từng viên gạch để lấy chỗ mà bước tiếp.
Lúc quay đã vậy, đến cả thời gian làm hậu kì cũng bị trục trặc do Thái Lan lụt lội. Mùi cỏ cháy tưởng chừng đã lỗi hẹn với LHP VN 17 nhưng lại được đặc cách sau khi BTC LHP xem bản nháp.
“Gian khổ vậy thôi, nhưng trong gần 2 năm làm phim, tôi luôn cảm thấy chúng tôi được một sự ủng hộ bí ẩn nào đó, khó lí giải. Khó khăn đến mấy, nhưng đến phút cuối cùng lại có được sự hỗ trợ bất ngờ”- đạo diễn Nguyễn Hữu Mười chia sẻ. Lí giải về việc phim nói không với ngôi sao, đạo diễn cho rằng: “Tôi không chủ ý. Có lẽ tự bản thân câu chuyện phim đã không có chỗ cho ngôi sao rồi. Vì các chàng trai đều tuổi đôi mươi, trẻ quá! Ở tuổi đó, diễn viên VN hình như chưa kịp trở thành ngôi sao”.
Bốn diễn viên chính vào vai Hoàng, Thành, Thăng, Long đều là những gương mặt mới toanh. Một trong số đó đang là sinh viên khoa Vật lý của Đại học Khoa học Tự nhiên, chàng trai đang có ý định từ bỏ Vật lý để trở thành diễn viên chuyên nghiệp.
(Nguồn: Văn Hóa Online)
VanVN.Net - Bản tráng ca về tuổi 20 của thế hệ Nguyễn Văn Thạc đã lấy được nước mắt và sự đồng cảm của khán giả nhiều thế hệ trong buổi ra mắt tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia. Được đặc cách tham dự LHP VN lần thứ 17, Mùi cỏ cháy được nhiều người xem đánh giá là một xuất "nặng ký".
Cảnh phim "Mùi cỏ cháy"
Khán giả đến tham dự buổi công chiếu đông bất ngờ. Không có đủ chỗ cho tất cả, rất nhiều người phải đứng dọc lối đi. Nhiều người ngậm ngùi ra về vì không còn chỗ… đứng. Không khó để nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của khán giả dành cho Mùi cỏ cháy - bộ phim về những chàng trai Hà Nội tuổi đôi mươi mơ mộng, xếp bút nghiên bước vào cuộc chiến tranh khốc liệt.
Kịch bản phim được nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm lấy cảm hứng từ nhật ký của các liệt sĩ: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm..., truyện ngắn Bức tượng (Đoàn Tuấn) và cả thời trai trẻ của chính mình. Ý định viết một kịch bản về 81 ngày đêm bi tráng ở thành cổ Quảng Trị đã xuất hiện ngay sau khi Hoàng Nhuận Cầm đọc xong Mãi mãi tuổi 20 - “viết để trả nợ cho một thế hệ, cũng là để trả nợ chính mình”- nhà biên kịch chia sẻ. Hoàng, một trong bốn nhân vật chính của phim, có tài đàn hát, thơ ca chính là bóng dáng thời trai trẻ của Hoàng Nhuận Cầm. Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc là nguyên mẫu cho nhân vật Thăng.
Câu chuyện của Mùi cỏ cháy xoay quanh bốn chàng trai trẻ: Hoàng, Thành, Thăng, Long rời giảng đường đại học để nhập ngũ theo lệnh tổng động viên cho mặt trận Quảng Trị năm 1971. Phim khá tươi mới với những tình tiết dung dị và rất con người.
Bốn nhân vật chính trong phim "Mùi cỏ cháy"
Các nhà làm phim đã lấy được nước mắt của nhiều khán giả bởi những chi tiết rất đời thường, như nỗi đau đồng đội, nỗi nhớ nhà, sự lo lắng về số phận mong manh của con người dưới bom đạn khắc nghiệt.
Ở nơi cái sống và cái chết chỉ cách nhau không đầy gang tấc, những chàng trai tuổi đôi mươi vẫn giữ được niềm vui sống bằng những tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn giữa giờ “địch nghỉ ăn cơm”.
Đây thực sự là một chi tiết các nhà làm phim đã thành công trong việc "đánh mạnh" vào lòng người. "Cối xay thịt" thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm không thể xay nổi niềm khao khát được sống cho ra sống của con người.
Phim sử dụng khá nhiều kỹ xảo để tái hiện sự khốc liệt của chiến trường thành cổ. Nhà quay phim Phạm Thanh Hà cho biết: “Chúng tôi sử dụng kỹ thuật vẽ tại chỗ để tái hiện các cảnh chiến tranh tương đối hiệu quả.
Phim không sử dụng nhiều kỹ thuật 3D, tốn kém mà nhiều khi trông lại giả”. Các diễn viên “hình nộm” của họa sĩ Hoàng Chí Long cũng đóng một vai trò đáng kể trong các cảnh quay chiến sĩ trúng bom đạn ở chiến hào hay lúc vượt sông.
Chia sẻ về hậu trường làm phim, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười nói vui: “Có vẻ như sự khắc nghiệt của 81 ngày đêm cũng vận vào phim. Cứ đoàn làm phim lên đường là y như rằng mưa dầm dề, đến nỗi anh em có thơ vui: “Hết bão rồi lại mưa ngâu/ Đoàn “Mùi cỏ cháy” còn lâu mới về”.
Thế nhưng mà đúng đến ngày cần mưa thì lại nắng gắt đến 40 độ, mà nắng Sơn Tây thì biết rồi đấy”. Phần lớn bối cảnh của Mùi cỏ cháy được dựng ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc VN, Đồng Mô, Hà Nội.
Cảnh trong phim
Chỉ riêng dựng bối cảnh thành cổ Quảng Trị cũng đã lấy mất của đoàn làm phim 4 tháng trời. Những hôm trời mưa, đường vào khu bối cảnh lầy lội đến mức các thành viên đoàn làm phim vừa đi vừa phải đặt từng viên gạch để lấy chỗ mà bước tiếp.
Lúc quay đã vậy, đến cả thời gian làm hậu kì cũng bị trục trặc do Thái Lan lụt lội. Mùi cỏ cháy tưởng chừng đã lỗi hẹn với LHP VN 17 nhưng lại được đặc cách sau khi BTC LHP xem bản nháp.
“Gian khổ vậy thôi, nhưng trong gần 2 năm làm phim, tôi luôn cảm thấy chúng tôi được một sự ủng hộ bí ẩn nào đó, khó lí giải. Khó khăn đến mấy, nhưng đến phút cuối cùng lại có được sự hỗ trợ bất ngờ”- đạo diễn Nguyễn Hữu Mười chia sẻ. Lí giải về việc phim nói không với ngôi sao, đạo diễn cho rằng: “Tôi không chủ ý. Có lẽ tự bản thân câu chuyện phim đã không có chỗ cho ngôi sao rồi. Vì các chàng trai đều tuổi đôi mươi, trẻ quá! Ở tuổi đó, diễn viên VN hình như chưa kịp trở thành ngôi sao”.
Bốn diễn viên chính vào vai Hoàng, Thành, Thăng, Long đều là những gương mặt mới toanh. Một trong số đó đang là sinh viên khoa Vật lý của Đại học Khoa học Tự nhiên, chàng trai đang có ý định từ bỏ Vật lý để trở thành diễn viên chuyên nghiệp.
(Nguồn: Văn Hóa Online)
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn