VanVN.Net - Ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến thật gần, đây là dịp mỗi người trong chúng ta dành những tình cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô giáo đã, đang và sẽ để lại dấu ấn trong cuộc đời mình. Tác giả Nguyễn Mậu Hùng Kiệt đã gửi tới bài bình tác phẩm "Thầy tôi" của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, "Như một lời sám hối" phải chăng cũng chính là nỗi niềm của một người đã từng là học trò và nay đang là thầy giáo...
Thầy tôi
Nguyễn Thúy Quỳnh
Một đời tích nghĩa nhân
Thầy đóng đò đưa người qua sông Chữ.
Kẻ thất học đi qua
sau một năm
cầm rìu chặt đò làm đôi
thầy ngậm ngùi đóng con đò mới.
Kẻ tiểu nhân đi qua
sau mười năm
vung búa chặt đò làm ba
thầy dằn lòng đóng con đò mới.
Người tâm phúc đi qua
sau ba mươi năm
trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
Tôi về tìm thầy
có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực.
Sông Chữ ngầu ngầu khóc
- Thầy ơi...
Thầy giáo trẻ (Ảnh: Vũ Thị Tịnh)
Tôi hay bị dị ứng với những bài thơ viết về người thầy có hình ảnh dòng sông, con đò, người đưa đò – những hình ảnh quen thuộc đến mức gần như đã thành ước lệ. Thế nhưng tình cờ bắt gặp bài thơ Thầy tôi của Nguyễn Thúy Quỳnh trên nguyenthuyquynh.vnweblog.com, cũng với những hình ảnh ấy, tôi lại có cảm tình ngay khi lần đầu đọc được.
Nguyễn Thúy Quỳnh đã rất khéo khi mượn chuyện thế thái nhân tình để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Trên không gian của “sông Chữ”, chị đã tạo dựng được những hình tượng nghệ thuật – khách thể tinh thần - mang nhiều sắc thái biểu cảm. Không luận bàn những vất vả, lo toan khó nhọc của người đưa đò trên hành trình “đưa người qua sông Chữ”, người thơ chỉ nói chuyện nghĩa nhân thông qua những đối tượng đã từng lên con đò của thầy – con đò được thầy đóng bằng “ngân quỹ” của “một đời tích nghĩa nhân” – qua sông Chữ.
Họ là ai? Một “kẻ thất học”, “một kẻ tiểu nhân”, “một người tâm phúc”, vân vân và vân vân. Ai mà chẳng từng lên con đò của thầy. Bao thế hệ học trò được thầy dạy bảo nào biết sau này ai có nghĩa, có nhân. Chính lẽ đó mà vấn đề Nguyễn Thúy Quỳnh nêu lên, đặt ra lại khiến ta suy ngẫm.
Nhận chân một con người không phải là chuyện dễ. “Kẻ thất học đi qua/ sau một năm/ cầm rìu chặt đò làm đôi”, “Kẻ tiểu nhân đi qua/ sau mười năm/ vung búa chặt đò làm ba”, “Người tâm phúc đi qua/ sau ba mươi năm/ trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh”… Với một kết cấu lặp, chị đã cho ta một hình dung về sự thay lòng, đổi dạ, tráo trở - một thực tế đau lòng của nhân thế. Kẻ thất học, người tiểu nhân trở mặt quay lại phản thầy là chuyện thường tình. Còn người tâm phúc sao lại “trở bút”? Chị đã gắn cho từng đối tượng một khoảng thời gian, một hành động tương ứng. Thời gian một năm, mười năm, ba mươi năm chỉ là những con số có tính phỏng đoán nhưng cũng là khoảng thời gian vừa đủ để những con người ấy bộc lộ bản chất và cũng vừa đủ để ta nhận mặt kẻ bất nghĩa.
Hình ảnh con đò bị chặt làm đôi, làm ba, tan thành trăm mảnh là hình ảnh có sức gợi về sự tàn phá ghê gớm của sự tráo trở. Con đò được đóng bằng lòng nhân nghĩa thế mà bị băm vằm thành khúc, thành mảnh làm sao lòng thầy không tan nát. Nỗi đau ấy đã được người thơ diễn tả thành những bức tranh tâm trạng. Với tấm lòng bao dung, độ lượng của một người thầy, thầy có thể “ngậm ngùi”, có thể “dằn lòng” đóng con đò mới khi kẻ thất học, kẻ tiểu nhân “cầm rìu chặt đò làm đôi”, “vung búa chặt đò làm ba”. Nhưng đến lúc người tâm phúc “trở bút” thì chẳng còn gì để nói. Tất cả gần như sụp đổ, vụn vỡ. Thúy Quỳnh đã có dụng ý tạo ra khoảng lặng giữa lời khi để cho khổ thơ thứ tư “khuyết” đi một câu – dẫu cũng được lặp cấu trúc. Phải chăng người tâm phúc sau ba mươi năm “trở bút” đã không còn là “cú đánh” bên ngoài mà là “cú đánh” bên trong quật ngã thầy không còn khả năng gượng dậy đóng con đò mới?
Cứ ngỡ Nguyễn Thúy Quỳnh tách cái “tôi’ trữ tình ra khỏi câu chuyện thơ hay nói đúng hơn “một cái gì tách biệt với mình” (Aristole) để trần thuật một vấn đề thế sự, thể hiện một triết lý nhân sinh. Nào ngờ, sau bao biến cố của thầy với rất nhiều nỗi niềm, cái “tôi” hiển lộ tìm về. Một sự trở về muộn mằn nhưng cần thiết để làm bật lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Và đến đây bài thơ được mở theo một chiều kích khác: thơ hơn, tình hơn, người hơn và đời hơn!
Tôi về tìm thầy
Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
Hình ảnh con sông đã được người thơ biến hóa một cách kỳ ảo và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Đó không chỉ là con sông “dù nhỏ cũng đôi bờ” để những kẻ tầm thường “qua cầu rút ván” hay sông Chữ với “biển học vô bờ” mà người học trò bất nghĩa “trở mặt quay lưng” mà còn là dòng sông Ngân hư ảo, vĩnh hằng vắt ngang trời mây trắng. Tất cả mờ nhòe đi trong niềm xúc động của người học trò cũ. Tìm về đứng trước sông Chữ, đối mặt với thực tế phủ phàng, nghĩ về nhân tình thế thái mà xót, mà đau:
Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi!
Nhân vật “tôi” tự vấn thấy mình như người học trò có lỗi. Câu thơ sắc nhọn “những mảnh vỡ” của một cõi lòng tan nát. “Găm” đau đến mức làm bật tiếng gọi “Thầy ơi!” Vâng, như một lời sám hối “Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc” trong thơ của chị Nguyễn Thúy Quỳnh!
VanVN.Net - Ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến thật gần, đây là dịp mỗi người trong chúng ta dành những tình cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới thầy cô giáo đã, đang và sẽ để lại dấu ấn trong cuộc đời mình. Tác giả Nguyễn Mậu Hùng Kiệt đã gửi tới bài bình tác phẩm "Thầy tôi" của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh, "Như một lời sám hối" phải chăng cũng chính là nỗi niềm của một người đã từng là học trò và nay đang là thầy giáo...
Thầy tôi
Nguyễn Thúy Quỳnh
Một đời tích nghĩa nhân
Thầy đóng đò đưa người qua sông Chữ.
Kẻ thất học đi qua
sau một năm
cầm rìu chặt đò làm đôi
thầy ngậm ngùi đóng con đò mới.
Kẻ tiểu nhân đi qua
sau mười năm
vung búa chặt đò làm ba
thầy dằn lòng đóng con đò mới.
Người tâm phúc đi qua
sau ba mươi năm
trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh.
Tôi về tìm thầy
có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực.
Sông Chữ ngầu ngầu khóc
- Thầy ơi...
Thầy giáo trẻ (Ảnh: Vũ Thị Tịnh)
Tôi hay bị dị ứng với những bài thơ viết về người thầy có hình ảnh dòng sông, con đò, người đưa đò – những hình ảnh quen thuộc đến mức gần như đã thành ước lệ. Thế nhưng tình cờ bắt gặp bài thơ Thầy tôi của Nguyễn Thúy Quỳnh trên nguyenthuyquynh.vnweblog.com, cũng với những hình ảnh ấy, tôi lại có cảm tình ngay khi lần đầu đọc được.
Nguyễn Thúy Quỳnh đã rất khéo khi mượn chuyện thế thái nhân tình để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Trên không gian của “sông Chữ”, chị đã tạo dựng được những hình tượng nghệ thuật – khách thể tinh thần - mang nhiều sắc thái biểu cảm. Không luận bàn những vất vả, lo toan khó nhọc của người đưa đò trên hành trình “đưa người qua sông Chữ”, người thơ chỉ nói chuyện nghĩa nhân thông qua những đối tượng đã từng lên con đò của thầy – con đò được thầy đóng bằng “ngân quỹ” của “một đời tích nghĩa nhân” – qua sông Chữ.
Họ là ai? Một “kẻ thất học”, “một kẻ tiểu nhân”, “một người tâm phúc”, vân vân và vân vân. Ai mà chẳng từng lên con đò của thầy. Bao thế hệ học trò được thầy dạy bảo nào biết sau này ai có nghĩa, có nhân. Chính lẽ đó mà vấn đề Nguyễn Thúy Quỳnh nêu lên, đặt ra lại khiến ta suy ngẫm.
Nhận chân một con người không phải là chuyện dễ. “Kẻ thất học đi qua/ sau một năm/ cầm rìu chặt đò làm đôi”, “Kẻ tiểu nhân đi qua/ sau mười năm/ vung búa chặt đò làm ba”, “Người tâm phúc đi qua/ sau ba mươi năm/ trở bút một lần mà đò tan vạn mảnh”… Với một kết cấu lặp, chị đã cho ta một hình dung về sự thay lòng, đổi dạ, tráo trở - một thực tế đau lòng của nhân thế. Kẻ thất học, người tiểu nhân trở mặt quay lại phản thầy là chuyện thường tình. Còn người tâm phúc sao lại “trở bút”? Chị đã gắn cho từng đối tượng một khoảng thời gian, một hành động tương ứng. Thời gian một năm, mười năm, ba mươi năm chỉ là những con số có tính phỏng đoán nhưng cũng là khoảng thời gian vừa đủ để những con người ấy bộc lộ bản chất và cũng vừa đủ để ta nhận mặt kẻ bất nghĩa.
Hình ảnh con đò bị chặt làm đôi, làm ba, tan thành trăm mảnh là hình ảnh có sức gợi về sự tàn phá ghê gớm của sự tráo trở. Con đò được đóng bằng lòng nhân nghĩa thế mà bị băm vằm thành khúc, thành mảnh làm sao lòng thầy không tan nát. Nỗi đau ấy đã được người thơ diễn tả thành những bức tranh tâm trạng. Với tấm lòng bao dung, độ lượng của một người thầy, thầy có thể “ngậm ngùi”, có thể “dằn lòng” đóng con đò mới khi kẻ thất học, kẻ tiểu nhân “cầm rìu chặt đò làm đôi”, “vung búa chặt đò làm ba”. Nhưng đến lúc người tâm phúc “trở bút” thì chẳng còn gì để nói. Tất cả gần như sụp đổ, vụn vỡ. Thúy Quỳnh đã có dụng ý tạo ra khoảng lặng giữa lời khi để cho khổ thơ thứ tư “khuyết” đi một câu – dẫu cũng được lặp cấu trúc. Phải chăng người tâm phúc sau ba mươi năm “trở bút” đã không còn là “cú đánh” bên ngoài mà là “cú đánh” bên trong quật ngã thầy không còn khả năng gượng dậy đóng con đò mới?
Cứ ngỡ Nguyễn Thúy Quỳnh tách cái “tôi’ trữ tình ra khỏi câu chuyện thơ hay nói đúng hơn “một cái gì tách biệt với mình” (Aristole) để trần thuật một vấn đề thế sự, thể hiện một triết lý nhân sinh. Nào ngờ, sau bao biến cố của thầy với rất nhiều nỗi niềm, cái “tôi” hiển lộ tìm về. Một sự trở về muộn mằn nhưng cần thiết để làm bật lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Và đến đây bài thơ được mở theo một chiều kích khác: thơ hơn, tình hơn, người hơn và đời hơn!
Tôi về tìm thầy
Có người bảo lên sông Ngân mà hỏi,
Có người bảo thầy vẫn chèo đò đưa thiên hạ qua sông
Hình ảnh con sông đã được người thơ biến hóa một cách kỳ ảo và mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Đó không chỉ là con sông “dù nhỏ cũng đôi bờ” để những kẻ tầm thường “qua cầu rút ván” hay sông Chữ với “biển học vô bờ” mà người học trò bất nghĩa “trở mặt quay lưng” mà còn là dòng sông Ngân hư ảo, vĩnh hằng vắt ngang trời mây trắng. Tất cả mờ nhòe đi trong niềm xúc động của người học trò cũ. Tìm về đứng trước sông Chữ, đối mặt với thực tế phủ phàng, nghĩ về nhân tình thế thái mà xót, mà đau:
Những mảnh vỡ lặng câm
găm trong ngực
Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc
- Thầy ơi!
Nhân vật “tôi” tự vấn thấy mình như người học trò có lỗi. Câu thơ sắc nhọn “những mảnh vỡ” của một cõi lòng tan nát. “Găm” đau đến mức làm bật tiếng gọi “Thầy ơi!” Vâng, như một lời sám hối “Sông Chữ ngầu ngầu đang khóc” trong thơ của chị Nguyễn Thúy Quỳnh!
VanVN.Net – Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phê bình văn học” được tổ chức trong một ngày. Buổi sáng, hội thảo khai mạc với sự có mặt của hơn 100 đại ...
VanVN.Net - Cụ Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) đỗ Hoàng giáp năm Đinh Mùi (1907) khi tròn 18 tuổi; trẻ thứ nhì trong lịch sử khoa cử Việt Nam, sau Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Khi vua Thành Thái mời các ...
VanVN.Net – Sáng 05/4/2012, tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Ban Nhà văn trẻ đã có buổi chuẩn bị cho tiết mục trình diễn thơ và văn xuôi ...
VanVN.Net - Từ trước đến nay, nhiều người (trong đó có tôi) vẫn cho rằng, không kể cuốn gia phả lịch sử viết dưới dạng tiểu thuyết chương hồi Hoan châu ký (cuối thế kỷ XVII, không rõ tác giả), thì ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn