NHỮNG HÌNH ẢNH ÁI TÌNH CỦA THI CA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
Hai truyền thống ấy đã sử dụng ngôn ngữ và phương tiện biểu đạt khác nhau, giải quyết các vấn đề khác nhau, và tất nhiên, độc giả đón nhận cũng khác. Thơ ca cung đình dựa trên các quy luật thơ ca Trung Quốc, và để có thể thâm nhập vào hình ảnh và biểu tượng (hoặc ít nhất là chỉ đọc những gì đã được viết!), cần một người có giáo dục sâu sắc và nghiên cứu hàng ngàn chữ tượng hình. Ngược lại, thơ ca dân gian được liên kết tại các làng quê ca hát, nơi phát triển nhờ những truyền thuyết và tín ngưỡng tôn giáo, các thể loại ca nhạc, các mẩu truyện tích xưa và những lời thơ ngắn. Để đánh giá được vẻ đẹp của loại hình văn học như vậy, không cần gì nhiều ngoài đôi tai và một trái tim nông dân thuần túy.
Nữ thi sĩ Việt Nam Hồ Xuân Hương (khoảng năm 1775, năm 1820) đã dũng cảm làm cuộc cách mạng thi ca thực sự, khi kết hợp văn hóa cao cấp của giới thượng lưu với những nét đẹp của làng quê Việt Nam mà bấy lâu bị chối bỏ, không được công nhận bởi giới cầm quyền.
Trong các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, lời bài hát mang đậm tính hình tượng, rất đặc trưng của các nhà thơ Trung Quốc và Việt Nam, chiếm một vị trí quan trọng. Nhưng những phác họa cảnh quan này cũng khá bất thường. Các miêu tả mỹ miều về các cảnh quan hùng vĩ như bị xâm biếm bởi những hình ảnh mang tính gợi dục xác thịt. Nữ thi sĩ tạo ra những bài thơ hai mặt, trong đó, cùng với phong cảnh, một hình ảnh kỳ lạ của cơ thể con người xuất hiện, hòa quyện với đất trời, với những chỗ căng lên và lõm xuống. Để đạt được điều này phải nhờ các tính năng của tiếng Việt qua một số lượng lớn từ đồng âm, từ đa nghĩa, và hệ thống âm điệu. Nhà thơ thường sử dụng các biểu tượng màu sắc truyền thống. Đối với thơ ái tình của Trung Quốc và Việt Nam các hình ảnh đặc trưng được sử dụng, được xây dựng trên sự kết hợp của màu đỏ và màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây, bên cạnh việc kết hợp với thảm thực vật, còn thể hiện nhân cách hóa yếu tố nước và tính nữ. Màu đỏ tượng trưng cho da thịt con người, sự tán tỉnh, việc bước vào tuổi kết hôn, lễ cưới. Trong bài thơ “Đèo Ba Dọi” cũng xuất hiện hình ảnh hợp nhất giữa rêu xanh bao phủ lối vào hang động đỏ tươi.
Đèo Ba Dọi
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Tiếc là, dù dịch như thế nào chăng nữa cũng vẫn làm nghèo đi ý thơ, điều này dường như đúng gấp đôi lần đối với bản dịch tác phẩm văn học Việt Nam,. Những từ của tiếng Nga thường dài và không đa nghĩa như vậy, chúng hầu như đã phơi bày những gì mà nữ thi sĩ có thể ẩn giấu đằng sau những gợi ý tinh tế.
Hồ Xuân Hương đã sáng tác nhiều bài thơ tôn vinh sự giản dị, rất đơn thuần, thoạt nhìn, như những hình ảnh đời sống bình dị. Nhưng ở đây cũng vậy, đằng sau sự mô tả đời sống sinh hoạt hàng ngày là cả một bộ phim về số phận, cảm xúc và cảnh đời của người phụ nữ.
Bánh trôi nước
Thân em thời trắng phận em tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son
Một nữ sinh lớp tám của trường phổ thông Việt Nam L.A. giải thích ý nghĩa của bài thơ như sau: Ở đây nhân vật nữ của bài thơ nói về gánh nặng của chính mình. Bánh trôi tất nhiên là một phụ nữ, rất hấp dẫn. Ngày xưa, cơ thể đầy đặn mềm mại được coi là đẹp. Ý nghĩa của bài thơ, trên thực tế, thật đáng sợ. Một người phụ nữ nói rằng cô ấy đang nổi lên, đuối nước, nghĩa là bị buộc phải trao thân cho những người đàn ông không phải người mình yêu. Nhưng trong trái tim cô ấy luôn dành tình cảm cho một người duy nhất. Và chúng ta thậm chí có thể cho rằng, chính anh ta là người khiến cô ấy làm trò tiêu khiển cho các vị khách trong một nơi vui vẻ, và cô ấy dù sao chăng nữa vẫn yêu anh ta.
Những bài thơ của Hồ Xuân Hương được đưa vào trong chương trình giảng dạy văn học từ lớp 8 - 10, nhưng chúng được kèm theo những bình luận sâu rộng và giải thích chi tiết của các giáo viên. Ngôn ngữ của nữ thi sĩ thường khó hiểu đối với người đọc hiện đại, trẻ em phải học từ mới theo nghĩa đen. Vào đầu thế kỷ trước, Việt Nam đã từ bỏ hệ thống chữ viết tượng hình để chuyển sang chữ viết theo ký tự La-tinh, giúp đơn giản hóa rất nhiều cho người học, nhưng lại có thể đọc được từ không hề có nghĩa thâm nhập vào ý nghĩa của văn bản.
Theo Hồ Xuân Hương, các nhà thơ Việt Nam bắt đầu kết hợp các hình thức thơ truyền thống với giản lược nghĩa bóng, và ngôn ngữ dần được sử dụng giản dị, giúp mở rộng độc giả. Theo thời gian, người ta dần chuyển thể thành văn bản ngay cả những bài hát và bài thơ dân gian, được cách điệu, điều mà ngày xưa không dễ làm được.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, tình yêu và ca từ gợi tình của Việt Nam mang đặc trưng bởi hình ảnh phức tạp, không hề tầm thường, liên tưởng đến các biểu tượng tự nhiên, tiếp thu các phương pháp của thơ ca xưa. Dưới đây tôi trình bày bản dịch bài thơ của riêng tôi, được viết bởi nhà thơ Việt Nam hiện đại Mai Văn Phấn (sinh năm 1955 ~) “Ngậm em trong miệng”. Bài thơ được viết theo thể tự do (những câu thơ tự do), không vần điệu, số lượng âm tiết và âm điệu trong một câu thơ không theo quy định như thơ truyền thống. Tuy nhiên, chính hình ảnh xây dựng thành bài thơ, và chính cái cất giữ trong miệng đã được đề cập trong thơ ca cổ Việt Nam. Đây là một loại ẩn dụ, nhờ đó có thể mô tả một thái độ nâng niu những cảm xúc thầm kín nhất. Trong miệng, trên lưỡi hoặc dưới lưỡi gìn giữ một cách thân thương và vững bền tình yêu và ký ức về những người thân yêu là thứ quý giá và quan trọng nhất, được lưu trữ nhẹ nhàng và an toàn. Ở đây, tác giả dường như kết hợp cảm giác thân thể với xúc cảm tâm hồn, rất phổ quát, toàn diện đến mức biến việc miêu tả hành động yêu thương thành một tuyên ngôn chung thủy và khao khát đến đớn đau cho sự thoát xác.
Ngậm em trong miệng
Luôn tin có em trong miệng anh
Nơi không chiến tranh, dịch hạch
Mũi tên bắn lén tẩm độc
Thị phi, cạm bẫy, lọc lừa
Lối em đi không còn gai nhọn
Bão tràn qua anh dựng tường ngăn
Bình yên trong miệng anh
Em thúc nhẹ bờ vai
Vòm ngực, ngón chân vào má
Huyên thuyên và hát thầm
Hồn nhiên cho lưỡi và răng anh chạm vào cơ thể
Anh là con cá miệng giàn giụa trăng
Rời bỏ bầy đàn quẫy vào biển động
Y.D. Minina
_________________
* Y.D. Minina, là giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Lịch sử Châu Á, thuộc Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông- Liên bang Nga.