VanVN.Net - Hơn 20 năm trước, khi Quảng Ngãi và Bình Định còn chung một tỉnh thì Lý Sơn là "người anh em ruột thịt" với Cù Lao Xanh. Hai hòn đảo ở hai đầu tỉnh Nghĩa Bình cũ, mắc lên chiếc đòn gánh của quê hương mà đi lên từ biển. Và một sự trùng hợp khá đặc biệt là cả hai đều lưu danh một cách rõ nét trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thành Long với Lý Sơn mùa tỏi, và Chuyện tình trên Cù Lao Xanh. Đó là chuyện của ngày xưa, của hơn 20 năm cũ. Còn bây giờ, cũng như Cù Lao Xanh, người anh em Lý Sơn đang từng ngày đối mặt với sóng, với gió để đi lên từ biển.
Làm đất trồng tỏi ở Lý Sơn
Tỏi và những chủ nhân của tỏi
Trong mấy ngày ở Lý Sơn, đi đâu chúng tôi cũng thấy tỏi. Tỏi trên bàn nhậu, trong quán cà phê, điểm tham quan du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng, và nhiều nhất là nơi hiên nhà của các thợ lặn, những ngư dân hơn hai phần ba cuộc đời sống ngoài biển cả. Tỏi được trồng bởi bàn tay những người mẹ, người vợ của ngư dân. Sau những lần ngắn ngủi đón những chuyến biển giã trở về, những người phụ nữ Lý Sơn lại ngày ngày chắt chiu từng hạt cát, từng xẻng đất mà chăm cho tỏi. Củ tỏi trắng phau làm nên từ nắng, từ cát; vị tỏi thơm nồng mùi hương rất lạ làm bởi chất đất đỏ ba-dan của mấy ngọn núi lửa xưa nằm ngay trên huyện đảo, và cả bởi những giọt mồ hôi trong nắng chiều nóng hổi của bao người phụ nữ làm ráng đợi chồng về. Nhà thơ Văn Công Hùng, người cùng đi với chúng tôi cho rằng, sở dĩ tỏi Lý Sơn có một thương hiệu lâu đời là bởi nó khó trồng, khó chăm, và phải chịu nhiều yếu tố khắc nghiệt của thời tiết. Mà phàm cái gì càng khó thì lại càng quí, càng ngon, càng đặc biệt.
Có lẽ nhận xét ấy là đúng, vì những ngày ở Lý Sơn, chúng tôi cứ thắc mắc là vì sao lại có những đống đất đỏ, xen với cát trắng, rồi cả đống rong biển đổ dọc ven đường. Hỏi ra thì mới biết, cứ sau một vài vụ, nông dân phải làm đất mới cho cây tỏi. Người ta phải tải lớp đất đỏ mới, trộn với phân bón làm từ rong biển. Sau khi trồng những tép tỏi giống thì phủ một lớp cát trắng phau để chống nóng cho cây tỏi, vì cát còn có tác dụng giúp nước rút nhanh, tránh cho tỏi khỏi bị bệnh mà thối rữa. Cát thì phải hút bằng máy từ ngoài biển chở về, đất đỏ thì phải đào từ trên núi cao, còn phân bón làm bằng rong biển thì phải đi lặn, hái từ khơi xa… Tất cả những công việc ấy thật nặng nhọc và cực khổ hơn nghề trồng lúa ở đất liền rất nhiều.
Theo số liệu của chị Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, thì hiện nay, toàn huyện đảo có gần 290 hec ta đất trồng tỏi, năng suất bình quân đạt khoảng 42 tạ trên một hec ta. Với giá tỏi từ 70.000đ/kg đến 320.000đ/kg tùy theo loại, hàng năm những người trồng tỏi mang về cho huyện đảo những con số đáng kể. Nhưng đáng kể nhất là họ đã giữ được một thương hiệu khá độc đáo mà bao đời cha ông đã gây dựng.
Hôm đổ bộ lên đảo Lý Sơn, đón chúng tôi là một cầu cảng dù còn tạm bợ, nhưng tấp nập tàu thuyền, hàng hóa, chủ yếu là hành, tỏi, dưa, đậu… những sản vật của Lý Sơn đang chờ tàu vào đất liền để “đổi” dầu, gạo và các nhu yếu phẩm khác. Trên chuyến tàu ra Lý Sơn hôm ấy, còn có một số học sinh vừa hoàn thành kỳ thi đại học trở về. Nhiều em lần đầu ra khỏi đảo nên gương mặt còn chưa hết vẻ háo hức sau chuyến đi xa. Ngồi cạnh tôi là em Nguyễn Văn Danh, người xã An Hải, Lý Sơn, cũng vừa từ Quy Nhơn thi đại học trở về. Em Danh cho biết đây là lần thứ hai em được ra khỏi đảo. Lần đầu là năm em thi đậu vào lớp 10, ba mẹ thưởng cho một chuyến vào đất liền thăm bà con, và lần thứ hai này thì được cho hẳn 5 triệu đồng để đi thi hai trường đại học ở Quy Nhơn và Đà Nẵng. Em Danh khoe, làm bài cũng tốt và hy vọng rằng năm nay sẽ được đi học đại học như hai người chị của mình đang học năm thứ ba ở Đà Nẵng.
Trong những ngày ở Lý Sơn, tôi còn gặp nhiều nữa những gương mặt còn rất trẻ và tràn đầy nhiệt huyết, như các em: Lê Văn Nhiều, Nguyễn Hữu Chí, Trần Thị Châu, Lương Cao Phát… vừa tốt nghiệp các trường Đại học và Cao đẳng trở về huyện đảo. Có em đã được bố trí công tác ngay, có em còn đang hợp đồng thử việc, nhưng tất cả đều rất nhiệt tình, và đều rất rành về cây tỏi, bởi, như các em giải thích vì đó là… thương hiệu của quê hương. Những em Danh, Nhiều, Châu, Chí, Phát… chắc chắn sẽ là những chủ nhân trụ cột của huyện đảo, cũng như cây tỏi, các em đã được trui rèn từ nắng, gió của Lý Sơn mà lớn lên, đi cóp nhặt kiến thức về xây dựng quê hương.
Phòng đọc sách duy nhất ở Lý Sơn
Nước và nỗi niềm từ đảo Bé
Cũng như nhiều hòn đảo khác, vấn đề nan giải của Lý Sơn là nước, đặt biệt là ở xã An Bình hay còn gọi là đảo Bé. Nước để sinh hoạt, nước để tưới cây, trồng tỏi. Trước hôm chúng tôi ra Lý Sơn chừng một tháng, UBND huyện đã phải chỉ đạo UBND xã An Bình xuất "kho" dự trữ nước ngọt để cứu khát cho bà con trong xã. Ở hai xã An Vĩnh và An Hải thì còn có nguồn nước ngầm trong lòng đất mà khoan giếng, bơm nước, còn ở xã An Bình thì hoàn toàn không có nguồn nước nào, ngoài nguồn nước mưa mỗi năm chỉ có một mùa từ tháng 9 tháng 10 đến gần tháng Chạp. Vì thế trên toàn xã đảo, nhà nào cũng xây nhiều bể nước ngầm, hoặc nhiều chum to để dự trữ nước sinh hoạt cho cả năm. Nếu tháng nào có giỗ quảy, cưới hỏi nhiều, nguồn nước dự trữ hết thì phải dong thuyền sang đảo Lớn mua từ 150.000đ đến 200.000đ một khối.
Nước sinh hoạt khan hiếm là thế, cho nên việc trồng trọt cũng chỉ quẩn quanh trong ba, bốn tháng mưa của năm, còn lại thì đất đai và con người đều không biết làm gì cho hết ngày đoạn tháng. Cho nên hầu hết lao động chính của xã An Bình đều đi làm ăn xa ở đảo Lớn, hoặc đất liền, chỉ còn lại những người không đủ điều kiện đi xa thì dùng thúng, dùng mủng bơi ven bờ mà đánh cá, bắt ốc, bởi quanh bờ của đảo Bé sóng lừng rất lớn, tàu thuyền neo đậu sẽ bị đánh vỡ.
Đảo Bé là hòn đảo nhỏ, cách đảo Lớn (trung tâm huyện đảo Lý Sơn) 2 hải lý về phía Bắc, nhưng phải mất 45 phút tàu chạy, vì phải đi vòng, tránh luồng sóng ngang rất dữ. Trước kia đảo Bé chỉ là một thôn của xã An Vĩnh, nhưng để tiện cho công tác hành chính của địa phương, mới đây, UBND huyện đã đề xuất nâng lên thành xã An Bình. Xã An Bình có 69 ha, trong đó có 13 ha là đất trồng trọt, còn lại là đồi núi. Cả xã chỉ có 502 nhân khẩu với 112 hộ dân, nhưng đã có 74 hộ nghèo, chiếm 66,8% toàn xã.
Anh Lê Đại, trưởng ban Ban Văn hóa xã hội, kiêm xã Đội phó của xã cho biết đời sống người dân trên đảo Bé còn hết sức khó khăn. Cả xã chỉ có một trường cấp I, với 5 thầy, 3 cô, nhưng năm ngoái, một cô đã mất vì tai nạn chìm tàu khi đi từ đảo Lớn sang dạy học. Mà các em muốn học lên cấp II, cấp III thì cũng phải đi tàu sang đảo Lớn trọ học, cho nên số em học sinh của đảo Bé lên được đến cấp III là rất hiếm.
Trong chuyến vượt biển sang đảo Bé, chúng tôi còn đến thăm một số gia đình thuộc diện khó khăn nhất của xã, như ông Nguyễn Mân 72 tuổi và Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, bị liệt hai chân vì tai biến; hay bà Võ Thị Tề 83 tuổi bị mù hơn chục năm qua... Họ từng là những lao động chính, nuôi sống cả gia đình, nhưng giờ trở thành tàn phế không giúp gì được cho con cháu, vốn đã rất nghèo nơi xã đảo.
Trong thời gian ở đảo Bé, gây ấn tượng mạnh cho chúng tôi là hình ảnh chàng thanh niên ngồi trên xe lăn có hai chú chó kéo. Chàng trai ấy là Bùi Huệ 35 tuổi bị liệt hai chân do tai nạn từ lặn biển. Anh Huệ cho biết, trong chuyến đi biển 9 năm trước ở Hoàng Sa, do lặn xuống nhanh quá, đến 40 mét nước thì bị khó thở, anh vội níu dây, báo hiệu đồng đội kéo lên. Lên đến mặt nước thì anh Huệ hôn mê, nhưng nhờ được cấp cứu, đưa tàu vào bờ kịp thời nên may là không tử vong, nhưng từ đó đến nay đôi chân anh không còn cử động được mà ngày một teo tóp. Khi tàu chúng tôi cập bến đảo Bé, đã thấy anh Huệ ngồi trên chiếc xe lăn cũ, nhờ hai con chó kéo ra đón người mẹ đã trên 70 tuổi đi chợ từ bên đảo Lớn về. Quà cho Huệ là một chiếc radio nhỏ, dăm túm cước để may vá lưới, và mấy quả cà, một ít rau xanh đã rũ lá. Hiện anh Huệ chỉ còn biết nương tựa vào đôi vai già còm của người cha gần 80 tuổi và đôi bàn tay khẳng khiu của bà mẹ lấy nghề đan lưới nuôi cả gia đình. Hỏi mỗi tháng mẹ đan lưới được bao nhiêu tiền. Mẹ cười bảo chỉ làm cho vui, chứ bán chả được bao nhiêu. Dân ở đây không đi biển, vì do sóng ngang, không neo đậu tàu thuyền được.
Anh Huệ còn rất trẻ. Ngày ngày nếu không ra bến tàu, anh đứng tựa hai chân vào một chiếc thang buộc chắc chắn dưới hiên nhà kề bên bể nước mà trông ra biển. Mắt thì buồn mà khóe miệng lại cười rất tươi, như thể chúng tôi là niềm vui mà anh trông đợi đã từ lâu lắm. Quẩn bên chân anh là hai con chó - hai người bạn luôn sẵn sàng giúp anh tuần du khắp đảo bằng chiếc xe lăn cũ kỹ, xộc xệch.
Anh Huệ cứ đứng đó, mà mắt thì tiễn theo chúng tôi cho đến khuất nẻo đường. Cái nhìn của anh cứ đăm đắm, buồn buồn. Không biết rồi mai này, khi ba mẹ già không còn nữa, anh sẽ nương tựa vào đâu nơi cái xã đảo có đến hơn 2/3 hộ nghèo, nhà nước luôn phải cứu đói, cứu khát.
Công trình cầu cảng Lý Sơn
Những chuyển động từ huyện đảo
Trong buổi làm việc với UBND huyện đảo Lý Sơn, chúng tôi có trao đổi về những giải pháp tháo gỡ tình hình khó khăn của huyện đảo, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho huyện đảo. Hàng loạt công trình, dự án phục vụ dân sinh đã và đang được thi công, như: Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn, Hồ chứa nước Thới Lới, hệ thống đường cơ động, kè bảo vệ, đê chắn sóng… Riêng đảo Bé thì đã vận động cho 28 hộ được trang bị thiết bị sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời, và tháng 6.2011 vừa qua, Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina (Khu kinh tế Dung Quất) cũng đã khảo sát để lắp đặt hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân đảo Bé.
Công trình hồ chứa nước Thới Lới được đầu tư 30 tỉ đồng xây trên miệng núi lửa, có dung tích hơn 1 triệu mét khối nước, dự kiến cuối năm 2011 hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho một nửa dân số trên huyện đảo và phục vụ tưới tiêu cho nghề trồng tỏi. Hôm tham quan Lý Sơn, chúng tôi còn được giới thiệu nhiều đoạn kè bảo vệ, chắn sóng và công trình cầu cảng đang được thi công suốt ngày đêm ầm ĩ tiếng xe, tiếng máy. Riêng kinh phí đầu tư xây kè bảo vệ đã lên hơn 700 tỉ đồng, ấy là chưa kể dự án đê chắn sóng dài 5,4 km dọc suốt từ An Hải sang An Vĩnh ở phía tây bắc của đảo với kinh phí đầu tư cũng gần 700 tỉ đồng. Trong vài ba năm tới, khi những công trình, dự án trên hoàn thành, chắc chắn Lý Sơn sẽ có một bộ mặt khác, an toàn hơn, bền vững hơn. Và đời sống của những ngư dân nơi huyện đảo cũng sẽ no đủ, an bình, như cái tên của quê hương chàng thanh niên Bùi Huệ, người nhẫn nại kéo hết tuổi thanh niên của mình trên chiếc xe lăn vì rủi ro của nghề lặn biển.
Ngày 30 tháng 7 năm 2011
VanVN.Net - Hơn 20 năm trước, khi Quảng Ngãi và Bình Định còn chung một tỉnh thì Lý Sơn là "người anh em ruột thịt" với Cù Lao Xanh. Hai hòn đảo ở hai đầu tỉnh Nghĩa Bình cũ, mắc lên chiếc đòn gánh của quê hương mà đi lên từ biển. Và một sự trùng hợp khá đặc biệt là cả hai đều lưu danh một cách rõ nét trong tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thành Long với Lý Sơn mùa tỏi, và Chuyện tình trên Cù Lao Xanh. Đó là chuyện của ngày xưa, của hơn 20 năm cũ. Còn bây giờ, cũng như Cù Lao Xanh, người anh em Lý Sơn đang từng ngày đối mặt với sóng, với gió để đi lên từ biển.
Làm đất trồng tỏi ở Lý Sơn
Tỏi và những chủ nhân của tỏi
Trong mấy ngày ở Lý Sơn, đi đâu chúng tôi cũng thấy tỏi. Tỏi trên bàn nhậu, trong quán cà phê, điểm tham quan du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng, và nhiều nhất là nơi hiên nhà của các thợ lặn, những ngư dân hơn hai phần ba cuộc đời sống ngoài biển cả. Tỏi được trồng bởi bàn tay những người mẹ, người vợ của ngư dân. Sau những lần ngắn ngủi đón những chuyến biển giã trở về, những người phụ nữ Lý Sơn lại ngày ngày chắt chiu từng hạt cát, từng xẻng đất mà chăm cho tỏi. Củ tỏi trắng phau làm nên từ nắng, từ cát; vị tỏi thơm nồng mùi hương rất lạ làm bởi chất đất đỏ ba-dan của mấy ngọn núi lửa xưa nằm ngay trên huyện đảo, và cả bởi những giọt mồ hôi trong nắng chiều nóng hổi của bao người phụ nữ làm ráng đợi chồng về. Nhà thơ Văn Công Hùng, người cùng đi với chúng tôi cho rằng, sở dĩ tỏi Lý Sơn có một thương hiệu lâu đời là bởi nó khó trồng, khó chăm, và phải chịu nhiều yếu tố khắc nghiệt của thời tiết. Mà phàm cái gì càng khó thì lại càng quí, càng ngon, càng đặc biệt.
Có lẽ nhận xét ấy là đúng, vì những ngày ở Lý Sơn, chúng tôi cứ thắc mắc là vì sao lại có những đống đất đỏ, xen với cát trắng, rồi cả đống rong biển đổ dọc ven đường. Hỏi ra thì mới biết, cứ sau một vài vụ, nông dân phải làm đất mới cho cây tỏi. Người ta phải tải lớp đất đỏ mới, trộn với phân bón làm từ rong biển. Sau khi trồng những tép tỏi giống thì phủ một lớp cát trắng phau để chống nóng cho cây tỏi, vì cát còn có tác dụng giúp nước rút nhanh, tránh cho tỏi khỏi bị bệnh mà thối rữa. Cát thì phải hút bằng máy từ ngoài biển chở về, đất đỏ thì phải đào từ trên núi cao, còn phân bón làm bằng rong biển thì phải đi lặn, hái từ khơi xa… Tất cả những công việc ấy thật nặng nhọc và cực khổ hơn nghề trồng lúa ở đất liền rất nhiều.
Theo số liệu của chị Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, thì hiện nay, toàn huyện đảo có gần 290 hec ta đất trồng tỏi, năng suất bình quân đạt khoảng 42 tạ trên một hec ta. Với giá tỏi từ 70.000đ/kg đến 320.000đ/kg tùy theo loại, hàng năm những người trồng tỏi mang về cho huyện đảo những con số đáng kể. Nhưng đáng kể nhất là họ đã giữ được một thương hiệu khá độc đáo mà bao đời cha ông đã gây dựng.
Hôm đổ bộ lên đảo Lý Sơn, đón chúng tôi là một cầu cảng dù còn tạm bợ, nhưng tấp nập tàu thuyền, hàng hóa, chủ yếu là hành, tỏi, dưa, đậu… những sản vật của Lý Sơn đang chờ tàu vào đất liền để “đổi” dầu, gạo và các nhu yếu phẩm khác. Trên chuyến tàu ra Lý Sơn hôm ấy, còn có một số học sinh vừa hoàn thành kỳ thi đại học trở về. Nhiều em lần đầu ra khỏi đảo nên gương mặt còn chưa hết vẻ háo hức sau chuyến đi xa. Ngồi cạnh tôi là em Nguyễn Văn Danh, người xã An Hải, Lý Sơn, cũng vừa từ Quy Nhơn thi đại học trở về. Em Danh cho biết đây là lần thứ hai em được ra khỏi đảo. Lần đầu là năm em thi đậu vào lớp 10, ba mẹ thưởng cho một chuyến vào đất liền thăm bà con, và lần thứ hai này thì được cho hẳn 5 triệu đồng để đi thi hai trường đại học ở Quy Nhơn và Đà Nẵng. Em Danh khoe, làm bài cũng tốt và hy vọng rằng năm nay sẽ được đi học đại học như hai người chị của mình đang học năm thứ ba ở Đà Nẵng.
Trong những ngày ở Lý Sơn, tôi còn gặp nhiều nữa những gương mặt còn rất trẻ và tràn đầy nhiệt huyết, như các em: Lê Văn Nhiều, Nguyễn Hữu Chí, Trần Thị Châu, Lương Cao Phát… vừa tốt nghiệp các trường Đại học và Cao đẳng trở về huyện đảo. Có em đã được bố trí công tác ngay, có em còn đang hợp đồng thử việc, nhưng tất cả đều rất nhiệt tình, và đều rất rành về cây tỏi, bởi, như các em giải thích vì đó là… thương hiệu của quê hương. Những em Danh, Nhiều, Châu, Chí, Phát… chắc chắn sẽ là những chủ nhân trụ cột của huyện đảo, cũng như cây tỏi, các em đã được trui rèn từ nắng, gió của Lý Sơn mà lớn lên, đi cóp nhặt kiến thức về xây dựng quê hương.
Phòng đọc sách duy nhất ở Lý Sơn
Nước và nỗi niềm từ đảo Bé
Cũng như nhiều hòn đảo khác, vấn đề nan giải của Lý Sơn là nước, đặt biệt là ở xã An Bình hay còn gọi là đảo Bé. Nước để sinh hoạt, nước để tưới cây, trồng tỏi. Trước hôm chúng tôi ra Lý Sơn chừng một tháng, UBND huyện đã phải chỉ đạo UBND xã An Bình xuất "kho" dự trữ nước ngọt để cứu khát cho bà con trong xã. Ở hai xã An Vĩnh và An Hải thì còn có nguồn nước ngầm trong lòng đất mà khoan giếng, bơm nước, còn ở xã An Bình thì hoàn toàn không có nguồn nước nào, ngoài nguồn nước mưa mỗi năm chỉ có một mùa từ tháng 9 tháng 10 đến gần tháng Chạp. Vì thế trên toàn xã đảo, nhà nào cũng xây nhiều bể nước ngầm, hoặc nhiều chum to để dự trữ nước sinh hoạt cho cả năm. Nếu tháng nào có giỗ quảy, cưới hỏi nhiều, nguồn nước dự trữ hết thì phải dong thuyền sang đảo Lớn mua từ 150.000đ đến 200.000đ một khối.
Nước sinh hoạt khan hiếm là thế, cho nên việc trồng trọt cũng chỉ quẩn quanh trong ba, bốn tháng mưa của năm, còn lại thì đất đai và con người đều không biết làm gì cho hết ngày đoạn tháng. Cho nên hầu hết lao động chính của xã An Bình đều đi làm ăn xa ở đảo Lớn, hoặc đất liền, chỉ còn lại những người không đủ điều kiện đi xa thì dùng thúng, dùng mủng bơi ven bờ mà đánh cá, bắt ốc, bởi quanh bờ của đảo Bé sóng lừng rất lớn, tàu thuyền neo đậu sẽ bị đánh vỡ.
Đảo Bé là hòn đảo nhỏ, cách đảo Lớn (trung tâm huyện đảo Lý Sơn) 2 hải lý về phía Bắc, nhưng phải mất 45 phút tàu chạy, vì phải đi vòng, tránh luồng sóng ngang rất dữ. Trước kia đảo Bé chỉ là một thôn của xã An Vĩnh, nhưng để tiện cho công tác hành chính của địa phương, mới đây, UBND huyện đã đề xuất nâng lên thành xã An Bình. Xã An Bình có 69 ha, trong đó có 13 ha là đất trồng trọt, còn lại là đồi núi. Cả xã chỉ có 502 nhân khẩu với 112 hộ dân, nhưng đã có 74 hộ nghèo, chiếm 66,8% toàn xã.
Anh Lê Đại, trưởng ban Ban Văn hóa xã hội, kiêm xã Đội phó của xã cho biết đời sống người dân trên đảo Bé còn hết sức khó khăn. Cả xã chỉ có một trường cấp I, với 5 thầy, 3 cô, nhưng năm ngoái, một cô đã mất vì tai nạn chìm tàu khi đi từ đảo Lớn sang dạy học. Mà các em muốn học lên cấp II, cấp III thì cũng phải đi tàu sang đảo Lớn trọ học, cho nên số em học sinh của đảo Bé lên được đến cấp III là rất hiếm.
Trong chuyến vượt biển sang đảo Bé, chúng tôi còn đến thăm một số gia đình thuộc diện khó khăn nhất của xã, như ông Nguyễn Mân 72 tuổi và Nguyễn Hữu Thọ 48 tuổi, bị liệt hai chân vì tai biến; hay bà Võ Thị Tề 83 tuổi bị mù hơn chục năm qua... Họ từng là những lao động chính, nuôi sống cả gia đình, nhưng giờ trở thành tàn phế không giúp gì được cho con cháu, vốn đã rất nghèo nơi xã đảo.
Trong thời gian ở đảo Bé, gây ấn tượng mạnh cho chúng tôi là hình ảnh chàng thanh niên ngồi trên xe lăn có hai chú chó kéo. Chàng trai ấy là Bùi Huệ 35 tuổi bị liệt hai chân do tai nạn từ lặn biển. Anh Huệ cho biết, trong chuyến đi biển 9 năm trước ở Hoàng Sa, do lặn xuống nhanh quá, đến 40 mét nước thì bị khó thở, anh vội níu dây, báo hiệu đồng đội kéo lên. Lên đến mặt nước thì anh Huệ hôn mê, nhưng nhờ được cấp cứu, đưa tàu vào bờ kịp thời nên may là không tử vong, nhưng từ đó đến nay đôi chân anh không còn cử động được mà ngày một teo tóp. Khi tàu chúng tôi cập bến đảo Bé, đã thấy anh Huệ ngồi trên chiếc xe lăn cũ, nhờ hai con chó kéo ra đón người mẹ đã trên 70 tuổi đi chợ từ bên đảo Lớn về. Quà cho Huệ là một chiếc radio nhỏ, dăm túm cước để may vá lưới, và mấy quả cà, một ít rau xanh đã rũ lá. Hiện anh Huệ chỉ còn biết nương tựa vào đôi vai già còm của người cha gần 80 tuổi và đôi bàn tay khẳng khiu của bà mẹ lấy nghề đan lưới nuôi cả gia đình. Hỏi mỗi tháng mẹ đan lưới được bao nhiêu tiền. Mẹ cười bảo chỉ làm cho vui, chứ bán chả được bao nhiêu. Dân ở đây không đi biển, vì do sóng ngang, không neo đậu tàu thuyền được.
Anh Huệ còn rất trẻ. Ngày ngày nếu không ra bến tàu, anh đứng tựa hai chân vào một chiếc thang buộc chắc chắn dưới hiên nhà kề bên bể nước mà trông ra biển. Mắt thì buồn mà khóe miệng lại cười rất tươi, như thể chúng tôi là niềm vui mà anh trông đợi đã từ lâu lắm. Quẩn bên chân anh là hai con chó - hai người bạn luôn sẵn sàng giúp anh tuần du khắp đảo bằng chiếc xe lăn cũ kỹ, xộc xệch.
Anh Huệ cứ đứng đó, mà mắt thì tiễn theo chúng tôi cho đến khuất nẻo đường. Cái nhìn của anh cứ đăm đắm, buồn buồn. Không biết rồi mai này, khi ba mẹ già không còn nữa, anh sẽ nương tựa vào đâu nơi cái xã đảo có đến hơn 2/3 hộ nghèo, nhà nước luôn phải cứu đói, cứu khát.
Công trình cầu cảng Lý Sơn
Những chuyển động từ huyện đảo
Trong buổi làm việc với UBND huyện đảo Lý Sơn, chúng tôi có trao đổi về những giải pháp tháo gỡ tình hình khó khăn của huyện đảo, bà Phạm Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho huyện đảo. Hàng loạt công trình, dự án phục vụ dân sinh đã và đang được thi công, như: Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn, Hồ chứa nước Thới Lới, hệ thống đường cơ động, kè bảo vệ, đê chắn sóng… Riêng đảo Bé thì đã vận động cho 28 hộ được trang bị thiết bị sử dụng điện bằng năng lượng mặt trời, và tháng 6.2011 vừa qua, Công ty Công nghiệp nặng Doosan Vina (Khu kinh tế Dung Quất) cũng đã khảo sát để lắp đặt hệ thống xử lý nước mặn thành nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân đảo Bé.
Công trình hồ chứa nước Thới Lới được đầu tư 30 tỉ đồng xây trên miệng núi lửa, có dung tích hơn 1 triệu mét khối nước, dự kiến cuối năm 2011 hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho một nửa dân số trên huyện đảo và phục vụ tưới tiêu cho nghề trồng tỏi. Hôm tham quan Lý Sơn, chúng tôi còn được giới thiệu nhiều đoạn kè bảo vệ, chắn sóng và công trình cầu cảng đang được thi công suốt ngày đêm ầm ĩ tiếng xe, tiếng máy. Riêng kinh phí đầu tư xây kè bảo vệ đã lên hơn 700 tỉ đồng, ấy là chưa kể dự án đê chắn sóng dài 5,4 km dọc suốt từ An Hải sang An Vĩnh ở phía tây bắc của đảo với kinh phí đầu tư cũng gần 700 tỉ đồng. Trong vài ba năm tới, khi những công trình, dự án trên hoàn thành, chắc chắn Lý Sơn sẽ có một bộ mặt khác, an toàn hơn, bền vững hơn. Và đời sống của những ngư dân nơi huyện đảo cũng sẽ no đủ, an bình, như cái tên của quê hương chàng thanh niên Bùi Huệ, người nhẫn nại kéo hết tuổi thanh niên của mình trên chiếc xe lăn vì rủi ro của nghề lặn biển.
Ngày 30 tháng 7 năm 2011
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn