VanVN.Net - Nhiều thập niên trước đây, nhân dân ta có thói quen “đọc báo, nghe đài, làm theo báo, đài” vì báo chí được khẳng định là công cụ của Đảng, tiếng nói của nhân dân. Báo chí đã nêu lên việc nào là việc ấy đúng trăm phần trăm. Nhà báo nói không đúng sự thật, lập tức bị treo bút. Thực tế, báo chí đã góp phần quan trọng trong đời sống xã hội như hướng dẫn dư luận, hướng dẫn cách làm ăn theo các điển hình tiên tiến, cổ vũ “người tốt, việc tốt”...
Điều ấy đọng lại khá đậm trong tâm trí mỗi người dân chúng ta. Nhưng từ khi bước vào thời buổi kinh tế thị trường, phương tiện thông tin đại chúng bung ra đủ các loại, nhất là mạng thông tin điện tử, thì các nguồn thông tin trở nên hỗn loạn, người dân đọc báo, nghe đài, xem truyền hình thấy có nhiều điều không thể không phân vân, nghi hoặc. Chưa kể trên báo, trên truyền hình mà nhất là trên các trang báo điện tử đăng nhan nhản những hình ảnh hở hang, những vụ đâm chém nhau... trong khi đó, nhân dân cần có những tin, những bài về các vấn đề trọng đại của đất nước, của đời sống xã hội, thì chỉ đưa tin có tính chất công báo, thiếu những bình luận, phân tích, sắc sảo và khoa học.
Trong khi đó, riêng về mục quảng cáo thì càng rối rắm hơn, không biết đâu là thật, đâu là giả. Chỉ một loại mặt hàng đã có rất nhiều hãng quảng cáo, mà quảng cáo nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Ai cũng hiểu rằng trong cơ chế thị trường cạnh tranh thì phải như thế. Nhưng trong một chương trình truyền hình 30 phút mà quảng cáo nhiều lần cho một sản phẩm thì quả là không chấp nhận được. Đã thế, sản phẩm ấy lại hầu như được quảng cáo ở rất nhiều chương trình. Xem truyền hình bị quảng cáo cắt vụn ra nhiều quá, có người nói: mấy mặt hàng này chắc ế ẩm lắm nên mới phải quảng cáo nhiều như thế, nếu đắt khách thì làm gì ngày nào cũng phải bỏ ra một đống tiền để hô hoán lên thế. Nhưng người dân ngại nhất là việc quảng cáo các lọai thuốc chữa bệnh, thuốc bổ. Nhân dân ta chưa thành thói quen hễ có bệnh là phải đến cơ sở y tế khám bệnh, dùng thuốc và bán thuốc theo đơn của bác sĩ. Thực tế thì mỗi lần đi khám bệnh là một ngày lao động quá vất vả vì chen chúc, chờ đợi, rồi bị hoạnh họe, bị moi tiền; đi khám ở các phòng mạch tư nhân tuy dịch vụ có vẻ tốt hơn, nhưng lại vô cùng tốn. Các bác sĩ cho đơn toàn táng những loại thuốc hảo hạng, không phải ai cũng kham nổi. Vì thế, người dân, nhất là dân nghèo, hễ mắc bệnh, nghe quảng cáo thấy có loại thuốc nào phù hợp với bệnh của mình thì đều đi tìm mua về dùng. Cũng có người dùng thấy bệnh thuyên giảm, nhưng có người thì “tiền mất, tật mang”, thậm chí có người bệnh càng nặng hơn, hoặc sinh ra bệnh khác... Không biết đấy có phải là do cơ địa của người dùng thuốc hay do thuốc không đảm bảo chất lượng?... Song nói gì thì nói, việc bán thuốc, quảng cáo thuốc tràn lan dẫn đến dùng thuốc tùy tiện như vậy là việc không thể thả nổi được... Đó là chưa kể đến việc những kẻ vô lương tâm đã lợi dụng điều này để kiếm chác trên sức khỏe của người dân. Ngày nay cái gì cũng làm giả được thì việc làm thuốc giả có gì mà không thể, bao bì bắt mắt, các hàng chữ Tây thật nổi, quảng cáo thật kêu... thế là đem ra bán, dân có biết mô tê gì đâu, mua đại, dùng đại!
Việc quảng cáo các loại sản phẩm trong cơ chế thị trường là việc đương nhiên, nhưng riêng việc quảng cáo các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thì không thể tùy tiện được. Sau lương thực, thực phẩm thì dược phẩm là loại hàng hóa can hệ trực tiếp đến đời sống người dân, và nguy hiểm hơn là tác động trực tiếp vào người đang có bệnh. Bởi thế, mọi loại dược phẩm đưa ra quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phải có cơ chế kiểm tra, quản lý cụ thể, chặt chẽ và nghiêm khắc hơn so với các loại sản phẩm khác.
Người dân chỉ mong tất cả những gì được đưa ra trên báo, trên đài là đúng 100%, vì đấy là bản chất của báo chí cách mạng, đừng để thật, giả lẫn lộn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Cùng với trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các loại thuốc, các cơ quan thông tin đại chúng cũng cần nêu cao trách nhiệm khi quảng cáo các loại sản phẩm này. Nhà báo, nhà đài cần phải có tiền để hoạt động, quảng cáo là một nguồn thu đáng kể, nhưng không vì thế mà quảng cáo vô tội vạ và thiếu trách nhiệm với độc giả, khán giả của mình.
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net - Nhiều thập niên trước đây, nhân dân ta có thói quen “đọc báo, nghe đài, làm theo báo, đài” vì báo chí được khẳng định là công cụ của Đảng, tiếng nói của nhân dân. Báo chí đã nêu lên việc nào là việc ấy đúng trăm phần trăm. Nhà báo nói không đúng sự thật, lập tức bị treo bút. Thực tế, báo chí đã góp phần quan trọng trong đời sống xã hội như hướng dẫn dư luận, hướng dẫn cách làm ăn theo các điển hình tiên tiến, cổ vũ “người tốt, việc tốt”...
Điều ấy đọng lại khá đậm trong tâm trí mỗi người dân chúng ta. Nhưng từ khi bước vào thời buổi kinh tế thị trường, phương tiện thông tin đại chúng bung ra đủ các loại, nhất là mạng thông tin điện tử, thì các nguồn thông tin trở nên hỗn loạn, người dân đọc báo, nghe đài, xem truyền hình thấy có nhiều điều không thể không phân vân, nghi hoặc. Chưa kể trên báo, trên truyền hình mà nhất là trên các trang báo điện tử đăng nhan nhản những hình ảnh hở hang, những vụ đâm chém nhau... trong khi đó, nhân dân cần có những tin, những bài về các vấn đề trọng đại của đất nước, của đời sống xã hội, thì chỉ đưa tin có tính chất công báo, thiếu những bình luận, phân tích, sắc sảo và khoa học.
Trong khi đó, riêng về mục quảng cáo thì càng rối rắm hơn, không biết đâu là thật, đâu là giả. Chỉ một loại mặt hàng đã có rất nhiều hãng quảng cáo, mà quảng cáo nào cũng hay, cũng hấp dẫn. Ai cũng hiểu rằng trong cơ chế thị trường cạnh tranh thì phải như thế. Nhưng trong một chương trình truyền hình 30 phút mà quảng cáo nhiều lần cho một sản phẩm thì quả là không chấp nhận được. Đã thế, sản phẩm ấy lại hầu như được quảng cáo ở rất nhiều chương trình. Xem truyền hình bị quảng cáo cắt vụn ra nhiều quá, có người nói: mấy mặt hàng này chắc ế ẩm lắm nên mới phải quảng cáo nhiều như thế, nếu đắt khách thì làm gì ngày nào cũng phải bỏ ra một đống tiền để hô hoán lên thế. Nhưng người dân ngại nhất là việc quảng cáo các lọai thuốc chữa bệnh, thuốc bổ. Nhân dân ta chưa thành thói quen hễ có bệnh là phải đến cơ sở y tế khám bệnh, dùng thuốc và bán thuốc theo đơn của bác sĩ. Thực tế thì mỗi lần đi khám bệnh là một ngày lao động quá vất vả vì chen chúc, chờ đợi, rồi bị hoạnh họe, bị moi tiền; đi khám ở các phòng mạch tư nhân tuy dịch vụ có vẻ tốt hơn, nhưng lại vô cùng tốn. Các bác sĩ cho đơn toàn táng những loại thuốc hảo hạng, không phải ai cũng kham nổi. Vì thế, người dân, nhất là dân nghèo, hễ mắc bệnh, nghe quảng cáo thấy có loại thuốc nào phù hợp với bệnh của mình thì đều đi tìm mua về dùng. Cũng có người dùng thấy bệnh thuyên giảm, nhưng có người thì “tiền mất, tật mang”, thậm chí có người bệnh càng nặng hơn, hoặc sinh ra bệnh khác... Không biết đấy có phải là do cơ địa của người dùng thuốc hay do thuốc không đảm bảo chất lượng?... Song nói gì thì nói, việc bán thuốc, quảng cáo thuốc tràn lan dẫn đến dùng thuốc tùy tiện như vậy là việc không thể thả nổi được... Đó là chưa kể đến việc những kẻ vô lương tâm đã lợi dụng điều này để kiếm chác trên sức khỏe của người dân. Ngày nay cái gì cũng làm giả được thì việc làm thuốc giả có gì mà không thể, bao bì bắt mắt, các hàng chữ Tây thật nổi, quảng cáo thật kêu... thế là đem ra bán, dân có biết mô tê gì đâu, mua đại, dùng đại!
Việc quảng cáo các loại sản phẩm trong cơ chế thị trường là việc đương nhiên, nhưng riêng việc quảng cáo các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, thì không thể tùy tiện được. Sau lương thực, thực phẩm thì dược phẩm là loại hàng hóa can hệ trực tiếp đến đời sống người dân, và nguy hiểm hơn là tác động trực tiếp vào người đang có bệnh. Bởi thế, mọi loại dược phẩm đưa ra quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cần phải có cơ chế kiểm tra, quản lý cụ thể, chặt chẽ và nghiêm khắc hơn so với các loại sản phẩm khác.
Người dân chỉ mong tất cả những gì được đưa ra trên báo, trên đài là đúng 100%, vì đấy là bản chất của báo chí cách mạng, đừng để thật, giả lẫn lộn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Cùng với trách nhiệm của các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các loại thuốc, các cơ quan thông tin đại chúng cũng cần nêu cao trách nhiệm khi quảng cáo các loại sản phẩm này. Nhà báo, nhà đài cần phải có tiền để hoạt động, quảng cáo là một nguồn thu đáng kể, nhưng không vì thế mà quảng cáo vô tội vạ và thiếu trách nhiệm với độc giả, khán giả của mình.
(Nguồn Văn Nghệ)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn