VanVN.Net - Bằng lối phê bình tri âm, trong lời giới thiệu thi phẩm Những kỷ niệm tưởng tượng [1], nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã gọi tên một cách khá chính xác thơ Trương Đăng Dung: thơ - thời - gian. Có thể nói, ám ảnh thời gian là nỗi ám ảnh xuyên trùm, chi phối kiến trúc nghệ thuật thế giới tập thơ này: "thời gian đi trên những lối mòn không thể thấy" (Thành phố phía chân trời); "thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời/ về kiếp người ngắn ngủi" (Anh không thấy thời gian trôi)...
Cũng như các thi nhân hiện đại, Trương Đăng Dung quan niệm thời gian tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi là vĩnh viễn thuộc về quá khứ, con người bất khả cầm giữ, bất lực nhìn vạn vật phôi pha, cái chết nhỡn tiền: "sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được", "những gương mặt những nụ cười mới gặp/ chưa kịp thân đã thấy khác đi rồi" (Anh không thấy thời gian trôi); "nay hai màu tóc đan nhau/ ai biết được/ còn bao nhiêu năm tháng nữa trên đầu", "thời gian rơi/ qua từng kẽ ngón tay em vất vả/ không giữ được đâu em/ anh nghe ngày một gần hơn tiếng lũ quạ" (Anh không còn gì ngoài em); "răng mẹ rụng lúc nào không biết nữa" (Có một thời); "tóc bà bạc xóa" (Ảo ảnh); "thôi em đừng khóc/ rồi sẽ qua đi kiếp người ngắn ngủi/ một ngày kia hết mọi buồn vui/ chui xuống cỏ ta sẽ nằm dưới cỏ/ bàn tay ta bất động giữa đất dày/ bàn tay ta thôi tìm nhau run rẩy" (Ảo ảnh)... Để tô đậm tính chất vô thủy vô chung, vô hồi vô hạn của thời gian, tính chất nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người, Trương Đăng Dung đã sử dụng nhiều cách nói phiếm chỉ về thời gian, kiến tạo thứ thời gian "tưởng tượng": "có thể em quên rằng anh đã gặp em/ hai mươi ba ngàn năm về trước/ ở một bến sông/ (...) anh cảm nhận thời gian qua từng giọt nước/ hai mươi ba ngàn năm trong giọt nước mắt này/ giọt nước của ngày xưa còn lại đến hôm nay/ (...) anh không biết dòng sông trôi về đâu/ bốn mươi sáu ngàn năm nữa" (Có thể); "em chưa đến ngày chưa tỏa sáng/ sông mênh mang nỗi nhớ một con đò/ núi lặng lẽ đứng chờ bóng đổ/ ba mươi năm hay ba triệu năm rồi/ (...) thăm thẳm trời cao đất rộng/ ba mươi năm hay ba triệu năm rồi// xao xuyến những mùa thu gió thổi" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi); "tôi không thể quên một ngày tháng Năm năm 1054/ tôi với anh đã nhìn thấy mặt trời" (Những kỷ niệm tưởng tượng)... Tuy nhiên, như phát hiện khá thú vị của Đỗ Lai Thúy, nếu thời - gian - Thơ - Mới, dù chi phối con người một cách rốt ráo, vẫn cứ là thời - gian - khách - thể, thì thời - gian - thơ - Trương - Đăng - Dung còn là thứ thời gian đã được chủ - thể - hóa cao độ: "anh không thấy thời gian trôi/ thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ trong dáng em đi nghiêng nghiêng..." (Anh không thấy thời gian trôi). Từ Thơ Mới đến thơ Trương Đăng Dung là một quá trình.
Thời gian trôi nhanh, "kiếp người ngắn ngủi". Sự thực nghiệt ngã đó con người không những không biết cách hóa giải mà còn vô minh tự lưu đày mình trong kiếp nạn trăm năm. Con người "chuẩn bị sống từ lúc sinh ra", "mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành", "nhàu nát mưu sinh", thứ gọi là "hạnh phúc trên đời" cơ hồ không tồn tại: "anh hỏi dòng sông về hạnh phúc trên đời/ sông trả lời anh sông chỉ biết trôi/ anh hỏi ngọn núi/ núi trả lời anh núi chỉ biết ngồi/ anh hỏi con người/ người trả lời anh bằng nước mắt rơi!" (Ảo ảnh). Vũ trụ thì hồn nhiên, vô vi: "sông thanh thản kéo trời/ trôi theo mình lặng lẽ" (Trên đồi Vọng Cảnh), "sông vẫn bình yên hát khúc vô tư/ trời vẫn xanh như thế tự bao giờ" (Có thể), trong khi đó con người lại cuồng phí quỹ thời gian sống hạn hữu cho "trò chơi" bắn giết: "ở đâu đó đang gầm lên tiếng súng/ ở đâu đó bao người ngã xuống/ mắt nhắm rồi chưa một bữa ăn no" (Anh không còn gì ngoài em); "anh đã thấy những người dị dạng/ dang tay đòi hái mặt trời/ những bóng ma thọt chân, lang thang/ đòi trở về quê cũ/ và những đội quân không mũ/ tay súng, tay đao chân bước thụt lùi" (Chân trời); "những chuyến tàu chở đầy ắp vũ khí/ trên nóc toa là trẻ nhỏ người già", "những cánh tay trẻ thơ bom hất lên cành cây vắt vẻo/ bên loa phóng thanh đang hát điệu à ơi" (Những kỷ niệm tưởng tượng); "những xác người được tìm thấy/ trong lớp đất bom vùi/ ...những đứa con chết/ mặt úp vào ngực mẹ" (Tôi lại nhìn thấy họ); "bom nổ ở một Thánh đường Hồi giáo/ máu người nhuộm đỏ sách Kinh/ bom nổ ở một chợ Bagdad/ thịt người trộn vào rau quả/ những người đàn bà choàng khăn đen lăn lộn" (Ghi chép hè 2009). "Thượng đế đã chết" (Nietzsche). "Chúa đã ra đi". Tội ác ngang nhiên, mặc nhiên hoành hành. Bể khổ đời cứ "dâng triều, sóng cồn lên sôi động". Con người quáng mù cuồng tín "trong những bình minh không có mặt trời/ trong những lâu đài chỉ có cánh dơi" (Ảo ảnh), "những bàn chân/ càng bước càng lún sâu vào đất" (Giấc mơ của Kafka). Mùa - tuyệt - diệt đang ở rất gần: "khi những cánh rừng già châu Phi bốc cháy/ voi chạy về châu Âu chết cóng giữa mùa đông/ khi hàng triệu con chim rời xứ lạnh bay về xứ nóng/ kiệt sức rồi phải lao xuống biển sâu" (Viết cho con); "em ở lại/ một lần nữa cùng anh giữa mùa trăng sắp lụi/ ta cùng nghe tiếng muôn loài hấp hối" (Ảo ảnh); "đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ/ cười nói huyên thuyên trên những bức tường" (Những bức tường)...
Trong chuỗi ám ảnh về kiếp nạn cuộc người, Trương Đăng Dung đặc biệt ám ảnh về thân kiếp "những người đàn bà". Đó là những người vợ mập mọ chợ búa mưu sinh giữa lúc "những người đàn ông đang ngủ": "họ đi hàng dọc/ gương mặt không trang điểm/ như được vớt lên từ đáy giếng/ đêm qua/ những con nhện biết rằng/ có người đã úp mặt vào tường/ úp mặt vào gối/ úp mặt vào bóng đêm nức nở" (Những người đàn bà); "những người vợ suốt đêm vá lưới/ mắt quầng thâm nhìn chồng" (Tôi lại nhìn thấy họ); "người đàn bà đẩy chiếc xe lăn/ lần thứ mười ba đưa chồng vào bệnh viện/ đêm dài hơn ngày/ ngày dài hơn con đường đã đi/ nỗi buồn của chị/ cũ hơn tháng ngày" (Ghi chép hè 2009). Đó là những nữ y tá "kinh nguyệt chảy màu máu còn tươi rói/ không có bông, họ lấy áo choàng lau vội"; những "gái điếm ngủ dọc bờ sông đầu gục xuống" (Những kỷ niệm tưởng tượng). Bằng cảm hứng tụng ca, Trương Đăng Dung đã tạc dựng hình tượng những người phụ nữ tận thiện tận mỹ. Đó là những người mẹ với cao cả đức hy sinh: "người mẹ bị thương ruột lòi ra/ vẫn ôm con nhảy xuống hầm tranh nhau chỗ ngồi với rắn" (Những kỷ niệm tưởng tượng); "những người mẹ/ chết vẫn ôm con" (Tôi đã nhìn thấy họ). Đó là "Em" rạng rỡ, cao khiết, sáng trong: "em đã đến/ đẹp như ánh trăng" (Chân trời); "ánh sáng này từ mắt em/ ánh sáng này từ môi em/ ánh sáng này từ ngực em" (Ánh sáng này); "em tỏa sáng giữa đời anh lặng lẽ" (Có thể); "em đã đến thổi màu vào ngọn lửa" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi); "em nói trời xanh anh chỉ thấy mắt em/ em nói mùa xuân anh chỉ thấy môi em" (Không đề)... Những câu thơ như "một trưa tháng Năm cua bò cả lên bờ/ gió Lào thổi vô hồi rát bỏng/ mẹ rũ tóc che người tôi khỏi nóng/ mái tóc người đen nhánh giữa trời cao" (Chúa đã ra đi) hay "anh không còn gì ngoài bàn tay em/ vuốt lên tóc anh trước cả ánh mặt trời" (Anh không còn gì ngoài em) có thể liệt vào hàng những câu thơ đẹp nhất, ám ảnh nhất viết về người phụ nữ. Người phụ nữ và vũ trụ tương đồng tầm vóc. Vọng ngân trong thơ Trương Đăng Dung âm - hưởng - nữ - quyền nhân văn nhân bản.
Những kỷ niệm tưởng tượng hiện diện một cái tôi nghệ sỹ "cô đơn như ngọn gió": "hơn nửa thế kỷ đi lại trên mặt đất này/ tôi không còn nhiều bạn/ cây gạo đầu làng cũng bị chặt mất rồi/ tôi không còn ký ức/ những giọt máu cuối trời tuổi thơ" (Ghi chép hè 2009). Ta bắt gặp trong thi tập những thi liệu xuất hiện trở đi trở lại với tần số cao mang tính chất mã hóa. Bên cạnh "quạ" (mã hóa cho nỗi ám ảnh về mùa tuyệt diệt), ta còn gặp những biểu tượng khác như "chân trời" (7 lần), "mặt trời" (9 lần). "Chân trời", "mặt trời" mã hóa nỗi ám ảnh về những khát vọng, khao khát bất khả, bất thành. Cái tôi trữ tình khát cháy được thăng vượt những "quẩn quanh", những tủn mủn, vô nghĩa của thực tại để thực hiện lý tưởng, tìm gặp cái tuyệt mỹ, cái "vô biên và tuyệt đích" (từ dùng của Xuân Diệu), sở hữu ý nghĩa đích thực của cuộc tồn sinh ngắn ngủi: "khao khát một thứ gì nồng cháy như mặt trời" (Chân trời); "anh đi không một phút bình yên/ chân trời dấu những điều không đến" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi). Nếu Trần Dần từng "khóc những chân trời không có người bay/ lại khóc những người bay không có chân trời" thì cái tôi trữ tình trong thơ Trương Đăng Dung khóc cho người - bay - không - đến - được - chân - trời bởi những quái đản vô hình bủa vây ngáng trở: "khi ta nghĩ đến những miền xa/ phía trước ta đã có những bức tường// những bức tường, những bức tường, những bức tường/ có mặt khắp nơi/ (...) những bức tường không thể phá" (Những bức tường).
Không thể cầm giữ thời gian, không thể kháng cự sức hủy diệt của thời gian, chỉ có cách thực tế nhất là bàn chân mình "để dấu muôn nơi" đóng con dấu hữu hạn đời mình lên càn khôn vô hạn, là "diệu huyền" hóa, vật chất hóa từng milimet hiện sinh:
"em đừng xếp lại chăn
em đừng chải lại tóc
em đừng tô lại môi
cứ để nguyên áo quần trên ghế
cứ để nguyên hiện trạng căn phòng
anh cần vật chứng
trước thời gian"
(Vật chứng)
là tận hiến:
"anh chiếm chỗ bóng đêm
anh gom ánh sáng bằng sức lực đàn ông
có tự ngàn đời
để cho em rạng rỡ"
(Anh chiếm chỗ bóng đêm)
và "nổi loạn": "ngôi nhà muốn bay/ con đường muốn trôi/ dòng sông muốn dựng ngược/ các sự vật muốn được gọi tên/ các sự việc muốn có đời sống mới" (Thỏa thuận).
Trình tự sắp xếp không phải ngẫu nhiên giữa các bài thơ làm nên kiến trúc chỉnh thể của thi tập, phát lộ một "ý nghĩa thỏa thuận": Con đường khả dĩ hóa giải bi kịch mà con người cần khai phóng trước hết là khai minh, phát quang những bản năng u tối. Và chỉ có tình - yêu - thương may ra đủ sức mạnh cứu rỗi.
Đọc Những kỷ niệm tưởng tượng, cứ đầy lên trong tôi xác tín: "Không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây" (Thạch Lam), cứ là mình, cứ để cho những trải nghiệm, chiêm ngẫm, "những ý nghĩ lang thang trong lồng ngực" mình bốc cháy thành thi hứng, cứ đi tận cùng hoàn cảnh đương đại, cứ giữ trái tim mình "đừng bao giờ lạc lõng/ trước mọi vui buồn bất hạnh" thời mình sống, cứ hồn nhiên viết như những gì mình thấy, mình cảm, thì thơ sẽ đủ sức thuyết phục. Nếu quan niệm yếu tính của thơ là tính tư tưởng thì yếu tính của nhà thơ phải là phông nền văn hóa, nói như Bảo Ninh, "tầm văn hóa càng sâu rộng, tác phẩm của anh ta càng đạt được tới gần hơn nỗi niềm và tiếng lòng của nhân dân thời đại mình" [2]. Thơ Trương Đăng Dung là thứ thơ có khả năng làm đầy nơi người đọc những cảm - giác - sống, tâm - tình - thời - đại. Cái gọi là cảm quan/tâm thức hậu hiện đại mà người ta nói nhiều những năm đầu thế kỷ XXI thì ra đã hiển lộ nơi những bài thơ được Trương Đăng Dung viết và công bố cách đây độ ba mươi năm về trước (Chúa đã ra đi, Tôi lại nhìn thấy họ, Những kỷ niệm tưởng tượng...). Thơ Trương Đăng Dung tươi mới. Và riêng khác.
Với tinh thần tôn trọng người đọc, bằng "ngôn từ kết nối/ phân chia" đạt đến độ cô nén, ám gợi: "người nghe tự hiểu/ người nói tự im", Những kỷ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung "tự do tạo nghĩa" nơi những chủ thể đồng sáng tạo. Nếu "mỗi văn bản là một liên văn bản" (J. Kristeva) và "văn chương như là quá trình dụng điển" (Ngô Tự Lập) thì quá trình tiếp nhận thơ Trương Đăng Dung sẽ trở nên đặc biệt lý tưởng khi người đọc thực hiện cuộc kết nối những gì mình đọc với vốn "điển" có sẵn trong khung văn hóa của mình về Kinh Thánh, về triết học hiện sinh của Nietzsche, triết học ngôn ngữ của Martin Heidegger, triết học hiện tượng luận của Husserl... Thơ Trương Đăng Dung khơi vẫy những cuộc đối thoại tư tưởng, đối thoại văn hóa trong "hoàn cảnh hậu hiện đại", nơi/khi chân lý không có bản gốc, chỉ hiện tồn vô vàn "dị bản":
"thế giới bấp bênh
những ý nghĩa thỏa thuận"
(Thỏa thuận)
-----------------------------------
[1] Trương Đăng Dung, Những kỷ niệm tưởng tượng (Thơ), NXB Thế giới, 2011.
[2] Bảo Ninh: "Văn học Việt Nam rất đáng đọc" (Hoàng Kim Anh thực hiện), Báo điện tử Văn học quê nhà.
(Bài đã đăng Tạp chí Thơ số tháng 8.2011)
VanVN.Net - Bằng lối phê bình tri âm, trong lời giới thiệu thi phẩm Những kỷ niệm tưởng tượng [1], nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã gọi tên một cách khá chính xác thơ Trương Đăng Dung: thơ - thời - gian. Có thể nói, ám ảnh thời gian là nỗi ám ảnh xuyên trùm, chi phối kiến trúc nghệ thuật thế giới tập thơ này: "thời gian đi trên những lối mòn không thể thấy" (Thành phố phía chân trời); "thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ trong dáng em đi nghiêng nghiêng như đang viết lên mặt đất thành lời/ về kiếp người ngắn ngủi" (Anh không thấy thời gian trôi)...
Cũng như các thi nhân hiện đại, Trương Đăng Dung quan niệm thời gian tuyến tính, mỗi khoảnh khắc qua đi là vĩnh viễn thuộc về quá khứ, con người bất khả cầm giữ, bất lực nhìn vạn vật phôi pha, cái chết nhỡn tiền: "sợi tóc rụng bàn tay nào giữ được", "những gương mặt những nụ cười mới gặp/ chưa kịp thân đã thấy khác đi rồi" (Anh không thấy thời gian trôi); "nay hai màu tóc đan nhau/ ai biết được/ còn bao nhiêu năm tháng nữa trên đầu", "thời gian rơi/ qua từng kẽ ngón tay em vất vả/ không giữ được đâu em/ anh nghe ngày một gần hơn tiếng lũ quạ" (Anh không còn gì ngoài em); "răng mẹ rụng lúc nào không biết nữa" (Có một thời); "tóc bà bạc xóa" (Ảo ảnh); "thôi em đừng khóc/ rồi sẽ qua đi kiếp người ngắn ngủi/ một ngày kia hết mọi buồn vui/ chui xuống cỏ ta sẽ nằm dưới cỏ/ bàn tay ta bất động giữa đất dày/ bàn tay ta thôi tìm nhau run rẩy" (Ảo ảnh)... Để tô đậm tính chất vô thủy vô chung, vô hồi vô hạn của thời gian, tính chất nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người, Trương Đăng Dung đã sử dụng nhiều cách nói phiếm chỉ về thời gian, kiến tạo thứ thời gian "tưởng tượng": "có thể em quên rằng anh đã gặp em/ hai mươi ba ngàn năm về trước/ ở một bến sông/ (...) anh cảm nhận thời gian qua từng giọt nước/ hai mươi ba ngàn năm trong giọt nước mắt này/ giọt nước của ngày xưa còn lại đến hôm nay/ (...) anh không biết dòng sông trôi về đâu/ bốn mươi sáu ngàn năm nữa" (Có thể); "em chưa đến ngày chưa tỏa sáng/ sông mênh mang nỗi nhớ một con đò/ núi lặng lẽ đứng chờ bóng đổ/ ba mươi năm hay ba triệu năm rồi/ (...) thăm thẳm trời cao đất rộng/ ba mươi năm hay ba triệu năm rồi// xao xuyến những mùa thu gió thổi" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi); "tôi không thể quên một ngày tháng Năm năm 1054/ tôi với anh đã nhìn thấy mặt trời" (Những kỷ niệm tưởng tượng)... Tuy nhiên, như phát hiện khá thú vị của Đỗ Lai Thúy, nếu thời - gian - Thơ - Mới, dù chi phối con người một cách rốt ráo, vẫn cứ là thời - gian - khách - thể, thì thời - gian - thơ - Trương - Đăng - Dung còn là thứ thời gian đã được chủ - thể - hóa cao độ: "anh không thấy thời gian trôi/ thời gian ở trong máu, không lời/ ẩn mình trong khóe mắt, làn môi/ trong dáng em đi nghiêng nghiêng..." (Anh không thấy thời gian trôi). Từ Thơ Mới đến thơ Trương Đăng Dung là một quá trình.
Thời gian trôi nhanh, "kiếp người ngắn ngủi". Sự thực nghiệt ngã đó con người không những không biết cách hóa giải mà còn vô minh tự lưu đày mình trong kiếp nạn trăm năm. Con người "chuẩn bị sống từ lúc sinh ra", "mỗi ban mai khắc khoải việc chưa thành", "nhàu nát mưu sinh", thứ gọi là "hạnh phúc trên đời" cơ hồ không tồn tại: "anh hỏi dòng sông về hạnh phúc trên đời/ sông trả lời anh sông chỉ biết trôi/ anh hỏi ngọn núi/ núi trả lời anh núi chỉ biết ngồi/ anh hỏi con người/ người trả lời anh bằng nước mắt rơi!" (Ảo ảnh). Vũ trụ thì hồn nhiên, vô vi: "sông thanh thản kéo trời/ trôi theo mình lặng lẽ" (Trên đồi Vọng Cảnh), "sông vẫn bình yên hát khúc vô tư/ trời vẫn xanh như thế tự bao giờ" (Có thể), trong khi đó con người lại cuồng phí quỹ thời gian sống hạn hữu cho "trò chơi" bắn giết: "ở đâu đó đang gầm lên tiếng súng/ ở đâu đó bao người ngã xuống/ mắt nhắm rồi chưa một bữa ăn no" (Anh không còn gì ngoài em); "anh đã thấy những người dị dạng/ dang tay đòi hái mặt trời/ những bóng ma thọt chân, lang thang/ đòi trở về quê cũ/ và những đội quân không mũ/ tay súng, tay đao chân bước thụt lùi" (Chân trời); "những chuyến tàu chở đầy ắp vũ khí/ trên nóc toa là trẻ nhỏ người già", "những cánh tay trẻ thơ bom hất lên cành cây vắt vẻo/ bên loa phóng thanh đang hát điệu à ơi" (Những kỷ niệm tưởng tượng); "những xác người được tìm thấy/ trong lớp đất bom vùi/ ...những đứa con chết/ mặt úp vào ngực mẹ" (Tôi lại nhìn thấy họ); "bom nổ ở một Thánh đường Hồi giáo/ máu người nhuộm đỏ sách Kinh/ bom nổ ở một chợ Bagdad/ thịt người trộn vào rau quả/ những người đàn bà choàng khăn đen lăn lộn" (Ghi chép hè 2009). "Thượng đế đã chết" (Nietzsche). "Chúa đã ra đi". Tội ác ngang nhiên, mặc nhiên hoành hành. Bể khổ đời cứ "dâng triều, sóng cồn lên sôi động". Con người quáng mù cuồng tín "trong những bình minh không có mặt trời/ trong những lâu đài chỉ có cánh dơi" (Ảo ảnh), "những bàn chân/ càng bước càng lún sâu vào đất" (Giấc mơ của Kafka). Mùa - tuyệt - diệt đang ở rất gần: "khi những cánh rừng già châu Phi bốc cháy/ voi chạy về châu Âu chết cóng giữa mùa đông/ khi hàng triệu con chim rời xứ lạnh bay về xứ nóng/ kiệt sức rồi phải lao xuống biển sâu" (Viết cho con); "em ở lại/ một lần nữa cùng anh giữa mùa trăng sắp lụi/ ta cùng nghe tiếng muôn loài hấp hối" (Ảo ảnh); "đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ/ cười nói huyên thuyên trên những bức tường" (Những bức tường)...
Trong chuỗi ám ảnh về kiếp nạn cuộc người, Trương Đăng Dung đặc biệt ám ảnh về thân kiếp "những người đàn bà". Đó là những người vợ mập mọ chợ búa mưu sinh giữa lúc "những người đàn ông đang ngủ": "họ đi hàng dọc/ gương mặt không trang điểm/ như được vớt lên từ đáy giếng/ đêm qua/ những con nhện biết rằng/ có người đã úp mặt vào tường/ úp mặt vào gối/ úp mặt vào bóng đêm nức nở" (Những người đàn bà); "những người vợ suốt đêm vá lưới/ mắt quầng thâm nhìn chồng" (Tôi lại nhìn thấy họ); "người đàn bà đẩy chiếc xe lăn/ lần thứ mười ba đưa chồng vào bệnh viện/ đêm dài hơn ngày/ ngày dài hơn con đường đã đi/ nỗi buồn của chị/ cũ hơn tháng ngày" (Ghi chép hè 2009). Đó là những nữ y tá "kinh nguyệt chảy màu máu còn tươi rói/ không có bông, họ lấy áo choàng lau vội"; những "gái điếm ngủ dọc bờ sông đầu gục xuống" (Những kỷ niệm tưởng tượng). Bằng cảm hứng tụng ca, Trương Đăng Dung đã tạc dựng hình tượng những người phụ nữ tận thiện tận mỹ. Đó là những người mẹ với cao cả đức hy sinh: "người mẹ bị thương ruột lòi ra/ vẫn ôm con nhảy xuống hầm tranh nhau chỗ ngồi với rắn" (Những kỷ niệm tưởng tượng); "những người mẹ/ chết vẫn ôm con" (Tôi đã nhìn thấy họ). Đó là "Em" rạng rỡ, cao khiết, sáng trong: "em đã đến/ đẹp như ánh trăng" (Chân trời); "ánh sáng này từ mắt em/ ánh sáng này từ môi em/ ánh sáng này từ ngực em" (Ánh sáng này); "em tỏa sáng giữa đời anh lặng lẽ" (Có thể); "em đã đến thổi màu vào ngọn lửa" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi); "em nói trời xanh anh chỉ thấy mắt em/ em nói mùa xuân anh chỉ thấy môi em" (Không đề)... Những câu thơ như "một trưa tháng Năm cua bò cả lên bờ/ gió Lào thổi vô hồi rát bỏng/ mẹ rũ tóc che người tôi khỏi nóng/ mái tóc người đen nhánh giữa trời cao" (Chúa đã ra đi) hay "anh không còn gì ngoài bàn tay em/ vuốt lên tóc anh trước cả ánh mặt trời" (Anh không còn gì ngoài em) có thể liệt vào hàng những câu thơ đẹp nhất, ám ảnh nhất viết về người phụ nữ. Người phụ nữ và vũ trụ tương đồng tầm vóc. Vọng ngân trong thơ Trương Đăng Dung âm - hưởng - nữ - quyền nhân văn nhân bản.
Những kỷ niệm tưởng tượng hiện diện một cái tôi nghệ sỹ "cô đơn như ngọn gió": "hơn nửa thế kỷ đi lại trên mặt đất này/ tôi không còn nhiều bạn/ cây gạo đầu làng cũng bị chặt mất rồi/ tôi không còn ký ức/ những giọt máu cuối trời tuổi thơ" (Ghi chép hè 2009). Ta bắt gặp trong thi tập những thi liệu xuất hiện trở đi trở lại với tần số cao mang tính chất mã hóa. Bên cạnh "quạ" (mã hóa cho nỗi ám ảnh về mùa tuyệt diệt), ta còn gặp những biểu tượng khác như "chân trời" (7 lần), "mặt trời" (9 lần). "Chân trời", "mặt trời" mã hóa nỗi ám ảnh về những khát vọng, khao khát bất khả, bất thành. Cái tôi trữ tình khát cháy được thăng vượt những "quẩn quanh", những tủn mủn, vô nghĩa của thực tại để thực hiện lý tưởng, tìm gặp cái tuyệt mỹ, cái "vô biên và tuyệt đích" (từ dùng của Xuân Diệu), sở hữu ý nghĩa đích thực của cuộc tồn sinh ngắn ngủi: "khao khát một thứ gì nồng cháy như mặt trời" (Chân trời); "anh đi không một phút bình yên/ chân trời dấu những điều không đến" (Ba mươi năm hay ba triệu năm rồi). Nếu Trần Dần từng "khóc những chân trời không có người bay/ lại khóc những người bay không có chân trời" thì cái tôi trữ tình trong thơ Trương Đăng Dung khóc cho người - bay - không - đến - được - chân - trời bởi những quái đản vô hình bủa vây ngáng trở: "khi ta nghĩ đến những miền xa/ phía trước ta đã có những bức tường// những bức tường, những bức tường, những bức tường/ có mặt khắp nơi/ (...) những bức tường không thể phá" (Những bức tường).
Không thể cầm giữ thời gian, không thể kháng cự sức hủy diệt của thời gian, chỉ có cách thực tế nhất là bàn chân mình "để dấu muôn nơi" đóng con dấu hữu hạn đời mình lên càn khôn vô hạn, là "diệu huyền" hóa, vật chất hóa từng milimet hiện sinh:
"em đừng xếp lại chăn
em đừng chải lại tóc
em đừng tô lại môi
cứ để nguyên áo quần trên ghế
cứ để nguyên hiện trạng căn phòng
anh cần vật chứng
trước thời gian"
(Vật chứng)
là tận hiến:
"anh chiếm chỗ bóng đêm
anh gom ánh sáng bằng sức lực đàn ông
có tự ngàn đời
để cho em rạng rỡ"
(Anh chiếm chỗ bóng đêm)
và "nổi loạn": "ngôi nhà muốn bay/ con đường muốn trôi/ dòng sông muốn dựng ngược/ các sự vật muốn được gọi tên/ các sự việc muốn có đời sống mới" (Thỏa thuận).
Trình tự sắp xếp không phải ngẫu nhiên giữa các bài thơ làm nên kiến trúc chỉnh thể của thi tập, phát lộ một "ý nghĩa thỏa thuận": Con đường khả dĩ hóa giải bi kịch mà con người cần khai phóng trước hết là khai minh, phát quang những bản năng u tối. Và chỉ có tình - yêu - thương may ra đủ sức mạnh cứu rỗi.
Đọc Những kỷ niệm tưởng tượng, cứ đầy lên trong tôi xác tín: "Không bắt chước Tàu, không bắt chước Tây" (Thạch Lam), cứ là mình, cứ để cho những trải nghiệm, chiêm ngẫm, "những ý nghĩ lang thang trong lồng ngực" mình bốc cháy thành thi hứng, cứ đi tận cùng hoàn cảnh đương đại, cứ giữ trái tim mình "đừng bao giờ lạc lõng/ trước mọi vui buồn bất hạnh" thời mình sống, cứ hồn nhiên viết như những gì mình thấy, mình cảm, thì thơ sẽ đủ sức thuyết phục. Nếu quan niệm yếu tính của thơ là tính tư tưởng thì yếu tính của nhà thơ phải là phông nền văn hóa, nói như Bảo Ninh, "tầm văn hóa càng sâu rộng, tác phẩm của anh ta càng đạt được tới gần hơn nỗi niềm và tiếng lòng của nhân dân thời đại mình" [2]. Thơ Trương Đăng Dung là thứ thơ có khả năng làm đầy nơi người đọc những cảm - giác - sống, tâm - tình - thời - đại. Cái gọi là cảm quan/tâm thức hậu hiện đại mà người ta nói nhiều những năm đầu thế kỷ XXI thì ra đã hiển lộ nơi những bài thơ được Trương Đăng Dung viết và công bố cách đây độ ba mươi năm về trước (Chúa đã ra đi, Tôi lại nhìn thấy họ, Những kỷ niệm tưởng tượng...). Thơ Trương Đăng Dung tươi mới. Và riêng khác.
Với tinh thần tôn trọng người đọc, bằng "ngôn từ kết nối/ phân chia" đạt đến độ cô nén, ám gợi: "người nghe tự hiểu/ người nói tự im", Những kỷ niệm tưởng tượng của Trương Đăng Dung "tự do tạo nghĩa" nơi những chủ thể đồng sáng tạo. Nếu "mỗi văn bản là một liên văn bản" (J. Kristeva) và "văn chương như là quá trình dụng điển" (Ngô Tự Lập) thì quá trình tiếp nhận thơ Trương Đăng Dung sẽ trở nên đặc biệt lý tưởng khi người đọc thực hiện cuộc kết nối những gì mình đọc với vốn "điển" có sẵn trong khung văn hóa của mình về Kinh Thánh, về triết học hiện sinh của Nietzsche, triết học ngôn ngữ của Martin Heidegger, triết học hiện tượng luận của Husserl... Thơ Trương Đăng Dung khơi vẫy những cuộc đối thoại tư tưởng, đối thoại văn hóa trong "hoàn cảnh hậu hiện đại", nơi/khi chân lý không có bản gốc, chỉ hiện tồn vô vàn "dị bản":
"thế giới bấp bênh
những ý nghĩa thỏa thuận"
(Thỏa thuận)
-----------------------------------
[1] Trương Đăng Dung, Những kỷ niệm tưởng tượng (Thơ), NXB Thế giới, 2011.
[2] Bảo Ninh: "Văn học Việt Nam rất đáng đọc" (Hoàng Kim Anh thực hiện), Báo điện tử Văn học quê nhà.
(Bài đã đăng Tạp chí Thơ số tháng 8.2011)
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn