VanVN.Net - Tròn 90 ngày trở về đất liền từ Trường Sa, nhà giàn DK1 và thềm lục địa phía Nam, những kỷ niệm thân thương về Trường Sa, về những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo dường như vẫn in đậm trong ký ức mỗi cán bộ của đoàn công tác số 9. Là một chiến sĩ của đoàn, đau đáu một ước nguyện “link” những tấm lòng hướng về biển đảo, về Trường Sa, ông Đỗ Hồng Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bạch Đằng (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội các nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm “Trường Sa trong mỗi chúng ta”.
Mặc cho cơn mưa tầm tã làm đường phố Hà Nội tắc nghẽn, nhưng Hội trường dường như không đủ chỗ cho những người yêu mến Trường Sa đến dự. Ngoài những đại biểu của các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo quân chủng Hải quân Việt Nam là cán bộ Công ty cổ phần Bạch Đằng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nhân, cùng các thành viên Đoàn công tác số 9 vừa có chuyến thăm Trường Sa, nhà giàn DK trở về, đặc biệt là sự có mặt của Nguyễn Bá Vinh – sỹ quan hải quân vừa được nghỉ phép về đất liền sau 13 tháng 15 ngày gắn bó với nhà giàn DK1.
Không nghi lễ cầu kỳ, lời mở đầu của Chủ tịch Hội các nhà Quản trị Doanh Nghiệp Việt Nam Hàn Mạnh Tiến thật ấm áp, ân tình. Chủ đề “Trường Sa trong mỗi ta” nối kết những tấm lòng hướng về biển đảo, về 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Đỗ Hồng Khanh - người khởi xướng ý tưởng này báo cáo chuyến công tác của đoàn bằng những hình ảnh chân thật, bình dị về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió trên các đảo Trường Sa Lớn, Tốc Tan, Núi Le, Thuyền Chài, An Bang, nhà giàn DK1… Một điều khiến mọi người đều rất khâm phục là người chiến sĩ hải quân đi đến đâu cũng làm cuộc sống nơi biển đảo tươi xanh, dâng tràn sức sống, dẫu nơi đảo xa khó khăn gấp nhiều nhiều lần đất liền. Đó là những giàn su su, giàn bầu trĩu quả; là những ô rau xanh đủ loại trồng trong hộp xốp mang từ đất liền ra mà vẫn mơn mởn, rời rợi xanh dẫu sóng gió và muối biển quất táp; là những chú chó ngộ nghĩnh, dễ thương; là cả những chú heo nuôi trên tàu, trên đảo cung cấp nguồn thực phẩm tươi cho chiến sĩ... Hình ảnh cuối cùng khép lại, ông Khanh dường như vẫn xúc động “9 ngày đêm trên biển thực sự là những tháng ngày quý giá đối với tôi, quý giá cho cảm xúc công dân, cho lòng tự hào, lòng yêu nước. Trở về đất liền, chúng tôi khát khao được sẻ chia những trải nghiệm ấy”. Những hình ảnh quý giá và hết sức sinh động ấy cho chúng ta hiểu thêm những phẩm chất người lính kiên cường, dũng cảm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Mỗi người có mặt trong khán phòng dù đã đến, hay chưa đến Trường Sa đều rất xúc động.
Phần hai của Tọa đàm là những ý kiến, lời chia sẻ của khách mời. Chương trình trở nên sâu lắng hơn bởi những tâm sự, những nỗi lòng của những người dân đất Việt yêu mến biển đảo Trường Sa. Nhiều ý kiến tập trung khẳng định cơ sở pháp lý về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này là không thể tranh cãi. Đó là tinh thần yêu nước của dân tộc vốn đã trở thành truyền thống, là di sản quý báu. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước tự thấy trọng trách của mình với đất nước. Trong đó giới trí thức và văn nghệ sĩ đã nêu lên một thông điệp: Biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… như một phần cơ thể không thể tách rời của Đất Mẹ, qua hàng loạt tác phẩm viết về biển đảo (Tổ quốc đường chân trời, Tổ quốc nhìn từ biển, Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, Trường Sa, cháu vẽ…). Đó còn là sự đồng thuận của cả dân tộc quyết tâm giữ vững chủ quyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo “Tạo một tiếng nói đồng thuận trong cộng đồng người Việt Nam, không phân biệt thành phần sắc tộc, tôn giáo, nơi sống… là căn cốt để bảo vệ chủ quyền” như Đại tá Đỗ Minh Thái – Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 9 khẳng định. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều chung những tâm sự, niềm cảm thông, khâm phục đầy xúc động về những chiến sĩ hải quân, những cán bộ thủy sản, khí tượng thủy văn, hộ dân sống... nơi biển đảo Tổ quốc. Cùng với đó là tình yêu quê hương đất nước; là tinh thần đất liền luôn hướng về Trường Sa trong sự sẻ chia tình yêu từ nguồn mạch Tổ quốc...
Buổi Tọa đàm nối liền biển bờ qua giao lưu trực tuyến với Trung tá Phạm Văn Hưng - Thuyền trưởng HQ 957, thuộc Hải đội 5, Lữ đoàn M25 và Trạm trưởng Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa Hoàng Văn Minh. Tàu HQ 957 - tiền thân của đoàn tàu không số anh hùng với 2/3 thời gian trong năm gắn với biển, với đảo, với bão tố, với sóng gió vẫn miệt mài như con thoi trên biển vừa làm nhiệm vụ cứu hộ, vừa đưa những đoàn công tác ra Trường Sa an toàn, mang hơi ấm từ đất liền đến đảo, đến nhà giàn… Đặc biệt vị Thuyền trưởng này chính là một chiến sĩ trên tàu HQ505 đã tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa ngày 13/3/1988. Lạc quan, kiên định, trung thực, vui tính là những phẩm chất mà mỗi người trong khán phòng đều nhận ra được qua cuộc đối thoại trực tiếp với Thuyền trưởng. Cả khán phòng lặng đi, nghe như nuốt từng lời của những người đang trực tiếp ngày đêm bám trụ nơi biển đảo, gìn giữ từng tấc đất máu thịt của Tổ quốc. Ở nơi đảo xa ấy, những con người kiên trung ấy vẫn tha thiết một nỗi niềm thương nhớ Đất Mẹ và họ hiểu hơn ai hết trọng trách đối với Tổ quốc Việt Nam.
Đặc biệt và bất ngờ nhất là sự xuất hiện của anh Nguyễn Bá Vinh, chiến sỹ hải quân nhà giàn DK1 tại buổi tọa đàm. Được biết trong cuộc gặp gỡ tại nhà giàn DK1, anh đã nhận cô Lê Thị Bích Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương là mẹ. Vợ chồng anh và cậu con trai có mặt tại buổi Tọa đàm, trở thành vị khách mời đặc biệt hôm nay là nhờ mẹ Hồng đón ra thăm Hà Nội. Kể về cuộc sống và sinh hoạt ở nhà giàn, về anh em, đồng đội, về cậu con trai gần hơn 2 tuổi mới chỉ vài lần gặp mặt bố, chàng lính biển rắn rỏi, chững chạc là thế mà cứ ấp úng, nghẹn ngào, làm nhiều người trong khán phòng ứa nước mắt. Anh chia sẻ : “Trở về đất liền lần này, tôi là người may mắn và hạnh phúc nhất. Tôi được về thăm quê hương, gia đình, có thêm một gia đình, có người mẹ thứ hai và lần đầu tiên biết Hà Nội. Mẹ Hồng đã đưa vợ chồng tôi và bé Vinh Quang thăm Thủ đô, viếng Lăng Bác, thăm Nhà sàn Bác Hồ, dạo quanh Hồ Gươm, thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây, bún ốc cổ Hà Nội… Đầu tháng 8 này, tôi lại tiếp tục nhận nhiệm vụ ở Trường Sa. Tôi sẽ mang theo hình ảnh Hà Nội, tình cảm ấp áp của đất liền, của mẹ ra Trường Sa…”.
Đã gần 1 giờ chiều mà chương trình vẫn nối kết những tấm lòng. Quên mệt mỏi, quên cả đói, quên cả thời gian, không một ai rời khán phòng. Chủ tọa phải “cắt” chương trình trong niềm tiếc nuối. Dẫu vậy, như chủ đề nó hướng tới, “Tổ quốc nhìn từ biển” (Nguyễn Việt Chiến), Trường Sa vẫn trong trái tim mỗi người: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo/ Lạc Long cha nay chưa thấy trở về/ Lời cha dặn phải giữ từng thước đất/ Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi… Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi…”.
VanVN.Net - Tròn 90 ngày trở về đất liền từ Trường Sa, nhà giàn DK1 và thềm lục địa phía Nam, những kỷ niệm thân thương về Trường Sa, về những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo dường như vẫn in đậm trong ký ức mỗi cán bộ của đoàn công tác số 9. Là một chiến sĩ của đoàn, đau đáu một ước nguyện “link” những tấm lòng hướng về biển đảo, về Trường Sa, ông Đỗ Hồng Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bạch Đằng (Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội các nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Tọa đàm “Trường Sa trong mỗi chúng ta”.
Mặc cho cơn mưa tầm tã làm đường phố Hà Nội tắc nghẽn, nhưng Hội trường dường như không đủ chỗ cho những người yêu mến Trường Sa đến dự. Ngoài những đại biểu của các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo quân chủng Hải quân Việt Nam là cán bộ Công ty cổ phần Bạch Đằng, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Hội các nhà quản trị Doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nhân, cùng các thành viên Đoàn công tác số 9 vừa có chuyến thăm Trường Sa, nhà giàn DK trở về, đặc biệt là sự có mặt của Nguyễn Bá Vinh – sỹ quan hải quân vừa được nghỉ phép về đất liền sau 13 tháng 15 ngày gắn bó với nhà giàn DK1.
Không nghi lễ cầu kỳ, lời mở đầu của Chủ tịch Hội các nhà Quản trị Doanh Nghiệp Việt Nam Hàn Mạnh Tiến thật ấm áp, ân tình. Chủ đề “Trường Sa trong mỗi ta” nối kết những tấm lòng hướng về biển đảo, về 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Ông Đỗ Hồng Khanh - người khởi xướng ý tưởng này báo cáo chuyến công tác của đoàn bằng những hình ảnh chân thật, bình dị về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng ngọn gió trên các đảo Trường Sa Lớn, Tốc Tan, Núi Le, Thuyền Chài, An Bang, nhà giàn DK1… Một điều khiến mọi người đều rất khâm phục là người chiến sĩ hải quân đi đến đâu cũng làm cuộc sống nơi biển đảo tươi xanh, dâng tràn sức sống, dẫu nơi đảo xa khó khăn gấp nhiều nhiều lần đất liền. Đó là những giàn su su, giàn bầu trĩu quả; là những ô rau xanh đủ loại trồng trong hộp xốp mang từ đất liền ra mà vẫn mơn mởn, rời rợi xanh dẫu sóng gió và muối biển quất táp; là những chú chó ngộ nghĩnh, dễ thương; là cả những chú heo nuôi trên tàu, trên đảo cung cấp nguồn thực phẩm tươi cho chiến sĩ... Hình ảnh cuối cùng khép lại, ông Khanh dường như vẫn xúc động “9 ngày đêm trên biển thực sự là những tháng ngày quý giá đối với tôi, quý giá cho cảm xúc công dân, cho lòng tự hào, lòng yêu nước. Trở về đất liền, chúng tôi khát khao được sẻ chia những trải nghiệm ấy”. Những hình ảnh quý giá và hết sức sinh động ấy cho chúng ta hiểu thêm những phẩm chất người lính kiên cường, dũng cảm, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Mỗi người có mặt trong khán phòng dù đã đến, hay chưa đến Trường Sa đều rất xúc động.
Phần hai của Tọa đàm là những ý kiến, lời chia sẻ của khách mời. Chương trình trở nên sâu lắng hơn bởi những tâm sự, những nỗi lòng của những người dân đất Việt yêu mến biển đảo Trường Sa. Nhiều ý kiến tập trung khẳng định cơ sở pháp lý về vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa. Chủ quyền này là không thể tranh cãi. Đó là tinh thần yêu nước của dân tộc vốn đã trở thành truyền thống, là di sản quý báu. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước tự thấy trọng trách của mình với đất nước. Trong đó giới trí thức và văn nghệ sĩ đã nêu lên một thông điệp: Biển đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… như một phần cơ thể không thể tách rời của Đất Mẹ, qua hàng loạt tác phẩm viết về biển đảo (Tổ quốc đường chân trời, Tổ quốc nhìn từ biển, Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa, Trường Sa, cháu vẽ…). Đó còn là sự đồng thuận của cả dân tộc quyết tâm giữ vững chủ quyền, bảo vệ chủ quyền biển đảo “Tạo một tiếng nói đồng thuận trong cộng đồng người Việt Nam, không phân biệt thành phần sắc tộc, tôn giáo, nơi sống… là căn cốt để bảo vệ chủ quyền” như Đại tá Đỗ Minh Thái – Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 9 khẳng định. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều chung những tâm sự, niềm cảm thông, khâm phục đầy xúc động về những chiến sĩ hải quân, những cán bộ thủy sản, khí tượng thủy văn, hộ dân sống... nơi biển đảo Tổ quốc. Cùng với đó là tình yêu quê hương đất nước; là tinh thần đất liền luôn hướng về Trường Sa trong sự sẻ chia tình yêu từ nguồn mạch Tổ quốc...
Buổi Tọa đàm nối liền biển bờ qua giao lưu trực tuyến với Trung tá Phạm Văn Hưng - Thuyền trưởng HQ 957, thuộc Hải đội 5, Lữ đoàn M25 và Trạm trưởng Trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa Hoàng Văn Minh. Tàu HQ 957 - tiền thân của đoàn tàu không số anh hùng với 2/3 thời gian trong năm gắn với biển, với đảo, với bão tố, với sóng gió vẫn miệt mài như con thoi trên biển vừa làm nhiệm vụ cứu hộ, vừa đưa những đoàn công tác ra Trường Sa an toàn, mang hơi ấm từ đất liền đến đảo, đến nhà giàn… Đặc biệt vị Thuyền trưởng này chính là một chiến sĩ trên tàu HQ505 đã tham gia chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo Trường Sa ngày 13/3/1988. Lạc quan, kiên định, trung thực, vui tính là những phẩm chất mà mỗi người trong khán phòng đều nhận ra được qua cuộc đối thoại trực tiếp với Thuyền trưởng. Cả khán phòng lặng đi, nghe như nuốt từng lời của những người đang trực tiếp ngày đêm bám trụ nơi biển đảo, gìn giữ từng tấc đất máu thịt của Tổ quốc. Ở nơi đảo xa ấy, những con người kiên trung ấy vẫn tha thiết một nỗi niềm thương nhớ Đất Mẹ và họ hiểu hơn ai hết trọng trách đối với Tổ quốc Việt Nam.
Đặc biệt và bất ngờ nhất là sự xuất hiện của anh Nguyễn Bá Vinh, chiến sỹ hải quân nhà giàn DK1 tại buổi tọa đàm. Được biết trong cuộc gặp gỡ tại nhà giàn DK1, anh đã nhận cô Lê Thị Bích Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương là mẹ. Vợ chồng anh và cậu con trai có mặt tại buổi Tọa đàm, trở thành vị khách mời đặc biệt hôm nay là nhờ mẹ Hồng đón ra thăm Hà Nội. Kể về cuộc sống và sinh hoạt ở nhà giàn, về anh em, đồng đội, về cậu con trai gần hơn 2 tuổi mới chỉ vài lần gặp mặt bố, chàng lính biển rắn rỏi, chững chạc là thế mà cứ ấp úng, nghẹn ngào, làm nhiều người trong khán phòng ứa nước mắt. Anh chia sẻ : “Trở về đất liền lần này, tôi là người may mắn và hạnh phúc nhất. Tôi được về thăm quê hương, gia đình, có thêm một gia đình, có người mẹ thứ hai và lần đầu tiên biết Hà Nội. Mẹ Hồng đã đưa vợ chồng tôi và bé Vinh Quang thăm Thủ đô, viếng Lăng Bác, thăm Nhà sàn Bác Hồ, dạo quanh Hồ Gươm, thưởng thức món bánh tôm Hồ Tây, bún ốc cổ Hà Nội… Đầu tháng 8 này, tôi lại tiếp tục nhận nhiệm vụ ở Trường Sa. Tôi sẽ mang theo hình ảnh Hà Nội, tình cảm ấp áp của đất liền, của mẹ ra Trường Sa…”.
Đã gần 1 giờ chiều mà chương trình vẫn nối kết những tấm lòng. Quên mệt mỏi, quên cả đói, quên cả thời gian, không một ai rời khán phòng. Chủ tọa phải “cắt” chương trình trong niềm tiếc nuối. Dẫu vậy, như chủ đề nó hướng tới, “Tổ quốc nhìn từ biển” (Nguyễn Việt Chiến), Trường Sa vẫn trong trái tim mỗi người: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo/ Lạc Long cha nay chưa thấy trở về/ Lời cha dặn phải giữ từng thước đất/ Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi… Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi…”.
VanVN.Net – Như tin đã đưa, ngày 20/10/2011, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Đỗ Hàn, được sự ủy quyền của nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã ...
VanVN.Net – Như tin VanVN.Net đã đưa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Nguyễn Hoàng Ca (tức nhà văn Nguyễn Thi, Nguyễn ...
VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...
VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...
VanVN.Net – Sáng nay, 06/12/2011, tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng – Hà Nội), cuộc tọa đàm văn học tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ được tổ ...
VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...
Tiêu đề
Viết bình luận của bạn