Chế Lan Viên: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa (…) Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây/ Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?/ Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ/ Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Gửi thư    Bản in

Đọc sách Văn học là một kiểu viễn du

Lưu Đào (Trung Quốc) - 16-08-2011 09:33:34 AM

VanVN.Net - Đọc xong tác phẩm của các tác giả bậc thầy, rồi gấp sách lại, đợi cho thần chí từ trong những văn tự thần thánh ấy tỉnh táo lại, mới cảm thấy đọc sách là một cuộc viễn du.

Mặc dầu đó là suy tưởng kiểu chủ nghĩa thần bí của Marced Proust. Và Benjamin cũng bình luận tương tự như thế: “Câu của ông ấy kéo dài bất tuyệt, tựa hồ như dòng sông Nile của ngôn ngữ, nó dâng lên tràn trề.” 

Sở dĩ họ muốn nói như vậy, là vì từ tình cảm, chúng ta tiếp thụ lần đọc sách ấy, tiếp thụ một cuộc viễn du về tinh thần. 

Thomas Moore tưởng tượng ra một hòn đảo hình trăng non – Utopia. Hòn đảo thần thánh này ở giữa Sri Lanka và châu Mỹ. Louis Marin nói: “Nó vừa không ở trong một thời khắc nào đó trong lịch sử, lại không phải là một bộ phận nào trên bản đồ… Vừa không phải là thế giới bên kia, mà cũng không phải là một thế giới mới, mà chỉ là một thế giới khác.”

Tình hình đại loại như vậy còn có rất nhiều, trong thi ca, Emily Bronte hư cấu ra một địa phương gọi là “Gandre”, ở đấy bà tha hồ giãi bày nỗi thống khổ về tình cảm của mình, về văn phong cũng tràn đầy sắc thái thần bí chủ nghĩa, khiến cho nhà văn Anh Samerset Maughan phải kinh ngạc thốt lên: “Bà chưa từng đọc một tác phẩm thần bí chủ nghĩa nào, song sự miêu tả thể nghiệm thần bí của bà trong những tác phẩm thi ca của  mình, khiến chúng ta không thể không tin.”

Thực ra, mỗi một nhà văn đều dựa vào kinh nghiệm và ký ức, hư cấu ra những hoàn cảnh địa lý, những địa danh ấy có lẽ căn bản là bịa ra. Hoặc sử dụng một địa danh chân thực khác, những dù có như thế nào, trong thế giới hiện tại bạn cũng vĩnh viễn không tài nào tìm ra được cái địa phương miêu tả trong tiểu thuyết, mà như Marin từng nói: Chúng thuộc “một thế giới khác”. 

Nếu như đem những địa danh mà mỗi nhà văn hư cấu liên kết với những vị trí có thể tìm thấy, thì sẽ có thể vẽ thành một tấm bản đồ, thì đó sẽ là bản đồ của một thế giới khác. 

Vì vậy, văn học và viễn du cũng như đọc sách và viễn du đều trở thành một số mệnh chung. Có lẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, các nhà văn suốt đời đều sống trong những cuộc bôn ba đó đây, cũng như Rilke từng nói: “Tôi không thể có một ngôi nhà nhỏ, không thể an cư, điều tôi cần làm là mạn du và chờ đợi.” 

Một nhà thơ lãng du ngâm ngợi của xứ Anglo Saacson, vào cuối thế kỷ thứ 6, tên ông là “Wadesize” có nghĩa gốc là “du lịch rộng rãi”. 

Vì thế, mở sách ra chính là bạn phải đối thoại với những người viễn du trong thế giới tinh thần, hoặc lắng nghe, hoặc biện bác, dù thế nào chăng nữa, bạn đều sẽ bị những  văn tự ấy dẫn vào một thế giới của những người viễn du, mặc dầu về căn bản bạn muốn phủ định thế giới ấy. 

Rất nhiều nhà văn đều đang suy ngẫm khảo sát mối quan hệ giữa văn bản và thế giới, mà học giả người Anh Ande Road Bennett nói một câu ly kỳ nhất: “Trong mấy thế kỷ trước… quan hệ giữa văn bản và thế giới giống như mối quan hệ giữa ma quỷ không bao giờ ngơi nghỉ với đối tượng mê hoặc của nó.” 

Văn học khiến cho khái niệm về thế giới bắt đầu dao động, khiến cho thế giới chân thực xa rời với con người chân thực, mở cuốn sách ra, thường vẫn có một người đang dẫn lối chỉ đường cho bạn. Ông ta hoặc những người như Dante và Beatrice trong “Thần khúc” dẫn bạn đi vào thiên quốc, hoặc như một linh hồn cô độc phiêu bạt  trong “Odyssey”. 

Ở trong văn bản, thế giới là một giả thiết, thế giới mà bạn đi theo tác giả du lịch là những cảnh tượng huyền ảo, nó chưa từng tồn tại qua. 

Bạn cần phải tin tưởng tác giả, hư cấu chỉ là xuất phát từ bản năng, hoặc là phản xạ có điều kiện. Bởi vì trong hiện thực luôn luôn có rất nhiều nhân tố không thể nói ra thành lời, hoặc giả nói hiện thực chưa từng có khả năng biểu đạt 100% đúng nhu cầu.

Hơn nữa trong một tác phẩm văn học, chưa từng có hiện thực chân chính, hiện thực chỉ là một phương thức để chúng ta tiến vào văn học, cũng chính từ ý nghĩa này mà nói: Mọi hoạt động đọc đều có khả năng mù quáng, cũng giống như viết lách là mù quáng. 

Mọi tâm kế, nguỵ biện xảo trá, giảo hoạt trong sáng tác văn học đều không có căn cứ, không có chỗ dựa, không có chứng cứ. Mà người đọc một khi đi theo họ lên đường, thìsẽ như Don Quixote cưỡi chú ngựa gầy nhom đi vào thế giới không hoàn chỉnh.

 

Vũ Phong Tạo dịch (Theo www.cflac.org.cn, 15-6-2011)

 

 

Lên đầu trang

Tiêu đề

Hiện tại không có bình luận nào.

Viết bình luận của bạn


Thư giãn  

Câu đối trúng tâm tư

VanVN.Net - Nhà văn Xuân Thiều ăn mừng tân gia. Sau bao nhiêu năm ăn ở chật chội trong khu tập thể, bây giờ khi tuổi đã cao nhà văn mới có được một ngôi nhà riêng. Nhà ba tầng. Đẹp ...

Nhà văn đọc sách  

Đất bỏng – bộ tiểu thuyết sử thi về vùng mỏ Cẩm Phả

VanVN.Net - "Đất bỏng" thực sự là một cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi hấp dẫn người đọc. Cái bỏng rát của vùng đất đó không chỉ dừng lại ở sự bỏng rát của thời tiết vùng mỏ vỗn dĩ ...

Tư liệu  

Hoài Thanh với văn chương và hành động

VanVN.Net - Trong lịch sử văn học nước nhà chưa từng thấy một ai ngoài Hoài Thanh cùng một lúc phát hiện hơn 40 gương mặt thi ca và liền đó định hình họ trên thi đàn. Hơn 40 gương mặt ...